intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

46
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm xây dựng nội dung ngoại khóa phù hợp cho sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Thông qua đó, nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ----------------------- ĐỖ NGỌC QUANG XÂY DỰNG NỘI DUNG NGOẠI KHÓA NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU THỂ DỤC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ----------------------- ĐỖ NGỌC QUANG XÂY DỰNG NỘI DUNG NGOẠI KHÓA NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU THỂ DỤC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG Tên ngành : Giáo dục học Mã số : 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS ĐỒNG VĂN TRIỆU 2. TS. PHẠM QUANG KHÁNH Hà Nội – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đỗ Ngọc Quang
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Giáo dục đại học ở nƣớc ta. 5 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục đại học. 5 1.1.2. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đến đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên, huấn luyện viên và hoạt động tập luyện ngoại khóa Thể dục thể thao cho đối tƣợng học sinh, sinh viên các cấp. 7 1.1.3. Chất lƣợng đào tạo đại học. 8 1.1.4. Đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ. 10 1.2. Tự học. 12 1.2.1. Quan điểm về tự học. 12 1.2.2. Tự học trong giáo dục đại học. 15 1.3. Chƣơng trình đào tạo đại học. 17 1.3.1. Những quy định chung về chƣơng trình đào tạo. 17 1.3.2. Chƣơng trình đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ. 19 1.4. Các khái niệm liên quan. 21 1.4.1. Khái niệm ngoại khóa Thể dục thể thao. 21 1.4.2. Khái niệm về trình độ chuyên môn. 28 1.5. Đào tạo môn chuyên sâu Thể dục tại Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng. 29 1.5.1. Đặc điểm môn chuyên sâu Thể dục. 29 1.5.2. Phân loại Thể dục. 30 1.5.3. Đặc điểm cơ bản hoạt động ngoại khóa của sinh viên chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng. 33 1.5.4. Những yêu cầu chung khi xây dựng nội dung tập luyện
  5. ngoại khóa cho Sinh viên CSTD Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng. 34 1.5.5. Cơ sở lý luận lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục. 38 1.6. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 39 1.6.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài. 39 1.6.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc. 43 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 50 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 50 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 50 2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 50 2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn, tọa đàm. 51 2.2.3. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm. 51 2.2.4. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm. 52 2.2.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm. 55 2.2.6. Phƣơng pháp toán học thống kê. 56 2.3. Tổ chức nghiên cứu. 58 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu. 58 2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 58 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 59 3.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng. 59 3.1.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến trình độ chuyên môn của sinh viên chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng. 59 3.1.2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên CSTD. 70 3.1.3. Đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn của sinh viên
  6. chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng. 76 3.1.4. Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với sinh viên môn chuyên sâu Thể dục. 79 3.1.5. Sự cần thiết của việc tổ chức tập luyện ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục. 86 3.1.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1. 88 3.2. Xây dựng nội dung tập luyện ngoại khóa cho sinh viên chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng. 96 3.2.1. Cơ sở xây dựng nội dung tập luyện ngoại khóa cho sinh viên chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng. 96 3.2.2. Xây dựng nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục. 103 3.2.3. Xây dựng chƣơng trình ngoại khóa cho sinh viên chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng. 105 3.2.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu của mục tiêu 2. 106 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung ngoại khóa đã xây dựng cho sinh viên CSTD Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng. 112 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm. 112 3.3.2. Đánh giá hiệu quả nội dung tập luyện ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên CSTD 114 3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu của mục tiêu 3. 129 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131 1. Kết luận. 131 2. Kiến nghị. 132 3. Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án. 4. Tài liệu tham khảo.
  7. DANH MỤC BIỂU BẢNG STT NỘI DUNG TRANG Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Thể dục Trường 3.1 59 Đại học TDTT Đà Nẵng Ý kiến phản hồi của sinh viên về công tác giảng dạy môn 3.2 61 chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Số lượng, giới tính sinh viên chuyên sâu Thể dục 3.3 62 Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Thang điểm đánh giá nội dung môn chuyên sâu Thể dục tại 3.4 65 Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Chương trình đào tạo cho sinh viên chuyên sâu Thể dục 3.5 66 Trường Đại học TDTT Đà Nẵng theo niên chế Chương trình đào tạo cho sinh viên chuyên sâu Thể dục 3.6 67 Trường Đại học TDTT Đà Nẵng theo hệ thống tín chỉ Ý kiến phản hồi của sinh viên về nội dung, chương trình môn 3.7 68 chuyên sâu Thể dục 3.8 Thực trạng cơ sở vật chất dành cho môn Thể dục 69 Kết quả quan sát thời điểm, thời gian sinh viên chuyên sâu Thể 3.9 71 dục ngoại khóa Kết quả quan sát nội dung sinh viên chuyên sâu Thể dục 3.10 72 Trường Đại học TDTT Đà Nẵng ngoại khóa Thực trạng nhận thức về vai trò, tác dụng của việc tập luyện 3.11 ngoại khóa môn chuyên sâu Thể dục đối với việc nâng cao 73 trình độ chuyên môn Ý kiến phản hồi của sinh viên chuyên sâu Thể dục về hứng thú, 3.12 74 mức độ, thời gian, thời điểm và địa điểm ngoại khóa
  8. Ý kiến phản hồi của sinh viên về nhu cầu tập luyện ngoại khóa 3.13 74 nâng cao trình độ môn chuyên sâu Thể dục Ý kiến phản hồi của sinh viên chuyên sâu Thể dục về hình thức 3.14 75 tập luyện ngoại khóa Kết quả học tập môn chuyên sâu Thể dục của sinh viên khóa 3.15 76 Đại học 7 trong 4 học kỳ Kết quả học tập môn chuyên sâu của sinh viên chuyên sâu Thể 3.16 77 dục khóa Đại học 8 trong 4 học kỳ Kết quả học tập môn chuyên sâu của sinh viên chuyên sâu Thể 3.17 77 dục khóa Đại học 9 trong 2 học kỳ Năng lực tổ chức giờ học và triển khai phương pháp giảng dạy 3.18 78 của sinh viên chuyên sâu Thể dục năm thứ 3 Ý kiến phản hồi của cựu sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường 3.19 80 Đại học TDTT Đà Nẵng sau khi tốt nghiệp Ý kiến phản hồi của đơn vị cựu sinh viên chuyên sâu Thể dục 3.20 81 công tác Ý kiến phản hồi về lĩnh vực công tác của sinh viên chuyên sâu 3.21 82 Thể dục sau tốt nghiệp Ý kiến phản hồi nội dung chuyên sâu được sử dụng trong công 3.22 83 tác sau tốt nghiệp của sinh viên Ý kiến phản hồi của đơn vị tuyển dụng của đơn vị tuyển dụng 3.23 85 về các nội dung Thể dục cụ thể Ý kiến phản hồi của sinh viên về sự cần thiết của việc tổ chức 3.24 87 tập luyện ngoại khóa môn chuyên sâu Thể dục Kết qủa phỏng vấn lần 1 lựa chọn nội dung xây dựng chương 3.25 trình ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho nam sinh 105 viên chuyên sâu Thể dục
  9. Kết qủa phỏng vấn lần 1 lựa chọn nội dung xây dựng chương 3.26 trình ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho nữ sinh 105 viên chuyên sâu Thể dục Kết qủa phỏng vấn lần 2 lựa chọn nội dung xây dựng chương 3.27 trình ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho nam sinh 105 viên chuyên sâu Thể dục Kết qủa phỏng vấn lần 2 lựa chọn nội dung xây dựng chương 3.28 trình ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho nữ sinh 105 viên chuyên sâu Thể dục Kết qủa phỏng vấn lần 1 lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả 3.29 nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh 115 viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Kết qủa phỏng vấn lần 2 lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả 3.30 nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh 115 viên viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nam sinh viên 3.31 119 chuyên sâu Thể dục trước thực nghiệm sư phạm Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nữ sinh viên chuyên 3.32 121 sâu Thể dục trước thực nghiệm sư phạm Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nam sinh viên 3.33 123 chuyên sâu Thể dục sau 6 tháng thực nghiệm sư phạm Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nữ sinh viên chuyên 3.34 124 sâu Thể dục sau 6 tháng thực nghiệm sư phạm Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nam sinh viên 3.35 125 chuyên sâu Thể dục sau 12 tháng thực nghiệm sư phạm Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nữ sinh viên chuyên 3.36 127 sâu Thể dục sau 12 tháng thực nghiệm sư phạm
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT NỘI DUNG TRANG Kết quả kiểm tra năng lực vận động chuyên môn của hai 3.1 119 nhóm trước thực nghiệm sư phạm Kết quả kiểm tra năng lực tổ chức giờ học và triển khai 3.2 phương pháp giảng dạy - kết quả học tập của hai nhóm 120 trước thực nghiệm 3.3 Kết quả kiểm tra năng lực vận động chuyên môn của nam 125 sinh viên chuyên sâu Thể dục sau 12 tháng thực nghiệm Kết quả kiểm tra năng lực tổ chức giờ học và triển khai 3.4 phương pháp giảng dạy của hai nhóm sau 12 tháng thực 126 nghiệm Kết quả kiểm tra năng lực vận động chuyên môn của nữ 3.5 127 sinh viên chuyên sâu Thể dục sau 12 tháng thực nghiệm Kết quả kiểm tra năng lực tổ chức giờ học và triển khai 3.6 phương pháp giảng dạy - kết quả học tập của nữ sinh viên 128 chuyên sâu Thể dục sau 12 tháng thực nghiệm DANH MỤC SƠ ĐỒ STT NỘI DUNG TRANG Các bước tiến hành thực nghiệm ứng dụng nội dung tập 3.1 114 luyện ngoại khóa môn chuyên sâu Thể dục
  11. DANH MỤC VIẾT TẮT CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CLB: Câu lạc bộ CTĐT: Chương trình đào tạo CSTD: Chuyên sâu Thể dục GD: Giáo dục GD – ĐT: Giáo dục và Đào tạo GDTC: Giáo dục thể chất GV: Giảng viên HLV : Huấn luyện viên KNKX : Kỹ năng kỹ xảo NĐC: Nhóm đối chứng NTN: Nhóm thực nghiệm SL: Số lượng SV: Sinh viên TDTT: Thể dục thể thao TD: Thể dục VĐV: Vận động viên
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục là nền tảng cơ bản để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Bất cứ quốc gia nào muốn đạt được các mục tiêu đề ra cần phải phát triển giáo dục, bởi vì giáo dục gắn với việc đào tạo con người, nhân tố quan trọng nhất trong các nguồn lực để phát triển đất nước. Trong các bậc học ở nước ta, giáo dục đại học không chỉ giúp người học lĩnh hội tri thức ở mức độ cao nhất, sự trưởng thành về kiến thức mà còn là cơ hội để họ đạt được các mục tiêu nghề nghiệp cá nhân. Hơn nữa, giáo dục đại học còn đào tạo ra những người lao động có giá trị làm việc, giá trị kinh tế, mức độ cống hiến, đóng góp…lớn nhất cho xã hội. Chính vì vậy, giáo dục đại học rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng đầu tư. Giáo dục đại học trên thế giới đã khẳng định đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một trong những phương thức có nhiều ưu thế so với phương thức đào tạo truyền thống, bởi việc tự học, tự nghiên cứu của người học được coi trọng-người học là trung tâm, độ linh hoạt của CTĐT giúp cho họ chọn được những môn học phù hợp, phát huy mạnh mẽ khả năng sáng tạo, tự chủ. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở nước ta đang được thực hiện ở bậc giáo dục đại học nhưng nhiều SV còn bỡ ngỡ và chưa thay đổi kịp với hình thức đào tạo này do không còn sự kiểm soát chặt chẽ của người dạy. SV còn xa lạ với việc tự hoạch định nội dung và quản lý quá trình tự học của mình. Chất lượng đào tạo của từng môn học trong nhà trường phụ thuộc nhiều vào sự quản lý, điều hành trong việc xây dựng chương trình, tổ chức hoạt động giảng dạy và sự nhiệt tình của GV các môn học và tính tích cực tự giác của SV. Thực hiện chủ trương của Chính phủ và quy định của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm 2013. Đào tạo theo hình thức này, thời lượng các môn học nói chung và môn CSTD
  13. 2 được rút ngắn. Để đáp ứng yêu cầu của CTĐT, có kết quả học tập tốt cũng như nâng cao trình độ chuyên môn SV cần phải tích cực, chủ động ngoại khóa. Tuy nhiên, để ngoại khóa có hiệu quả thì cần có một nội dung phù hợp và được tổ chức chặt chẽ, bài bản. Các môn thực hành nói chung và môn chuyên sâu Thể dục (CSTD) nói riêng của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng được tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đào tạo theo hình thức này sinh viên CSTD phải tích cực tự học, ngoại khóa và giảng viên cần giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm thì mới đạt hiệu quả cao, tuy nhiên khai thác triệt để hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ hay tuyên truyền, khuyến khích SV tự học, ngoại khóa chưa được chú ý quan tâm đầy đủ. Vì vậy, việc tập luyện ngoại khóa để nâng cao trình độ chuyên môn của sinh viên CSTD chỉ mang tính tự phát, chưa phát triển thành phong trào sâu rộng, hơn nữa việc chưa có một nội dung ngoại khóa phù hợp, khoa học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập luyện. Trong quá trình nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ thống lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo liên quan đến giờ học không chính khóa, đã có sự đóng góp rất đáng trân trọng của nhiều giảng viên, nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý TDTT có kinh nghiệm như tác giả Mai Thị Thu Hà (2014) “Nghiên cứu hiệu quả tập luyện và thi đấu Thể dục Aerobic trong hoạt động ngoại khoá đối với học sinh tiểu học” [27]. Nguyễn Văn Long (2010) “Nghiên cứu đề ra các giải pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Điền kinh cho sinh viên Trường Đại học TDTT Đà Nẵng” [43]. Nguyễn Mạnh Hùng (2015) “Đánh giá sự hứng thú đối với môn Thể dục dụng cụ của sinh viên khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Vinh” [37]. Phạm Việt Hùng (2015), “Thực trạng hoạt động ngoại khóa môn học thực hành của sinh viên khóa 48 ngành Quản lý Thể dục thể thao Trường Đại học TDTT Bắc Ninh” [38]. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ là định hướng mang tính
  14. 3 lý luận về cách tiếp cận các nội dung và hình thức tập luyện ngoại khóa cho học sinh, sinh viên. Đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào xây dựng hoàn chỉnh nội dung tập luyện ngoại khóa cho sinh viên chuyên sâu Thể dục để nâng cao trình độ chuyên môn. Vì vậy, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo môn CSTD, tôi chọn đề tài: “Xây dựng nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng”. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng nội dung ngoại khóa phù hợp cho sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Thông qua đó, nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên CSTD và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích của đề tài, các mục tiêu nghiên cứu sau được đặt ra: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Để thực hiện mục tiêu 1, luận án tiến hành giải quyết các nội dung sau: Thực trạng đội ngũ GV và sinh viên CSTD. Chương trình đào tạo cho sinh viên CSTD. Thực trạng kết quả học tập chuyên môn của sinh viên CSTD. Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác giảng dạy và tập luyện. Thực trạng nội dung và hình thức ngoại khóa của sinh viên CSTD. Thực trạng nhu cầu ngoại khóa của sinh viên CSTD. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động ngoại khóa của sinh viên CSTD. Ý thức tham gia ngoại khóa của sinh viên CSTD. Mục tiêu 2: Xây dựng nội dung ngoại khóa cho sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Xây dựng trên cơ sở dựa vào nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa TDTT đã được áp dụng rộng rãi từ trước đến nay.
  15. 4 Xây dựng trên cơ sở phỏng vấn chuyên gia, GV và SV. Xây dựng dựa trên kế hoạch học tập chính khóa của sinh viên CSTD. Xây dựng trên cơ sở kết quả học tập môn CSTD. Xây dựng dựa trên nhu cầu xã hội (các đơn vị sử dụng) đối với SV tốt nghiệp môn CSTD. Xây dựng được nội dung ngoại khóa phù hợp cho sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung ngoại khóa đã xây dựng cho sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Tiến hành thực nghiệm nội dung ngoại khóa đã xây dựng trên đối tượng sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả nội dung ngoại khóa đã xây dựng cho sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả nội dung ngoại khóa đã xây dựng và hoàn thiện quá trình nghiên cứu. Giả thuyết khoa học: Tổ chức tập luyện khoa học, bài bản các nội dung ngoại khóa đã xây dựng thì trình độ chuyên môn của sinh viên CSTD sẽ được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về TDTT cho đất nước.
  16. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giáo dục đại học ở nƣớc ta. 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, coi đó là quốc sách hàng đầu. Trước những đòi hỏi cấp bách về nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta khẳng định, một trong những nhiệm vụ cốt yếu để phát triển trí tuệ cho nhân dân là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ. Vì vậy, từ Nghị quyết Đại hội VII, Đảng ta đã coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đến các kỳ Đại hội Đảng VIII, IX, X, XI, XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, quán triệt quan điểm coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trải qua các cuộc cải cách có đánh giá kết quả và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đưa ra Kết luận số 51- KL/TW, ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ 6: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm, trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề” [89]. Đặc biệt là vấn đề đổi mới giáo dục đại học, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khóa XI, số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 đã nêu rõ mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” [2].
  17. 6 Nghị quyết trên đã nhấn mạnh, trong giáo dục đại học cần chú trọng hơn nữa đến phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của SV. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, chủ động lập kế hoạch học tập và thực hiện, trên cơ sở đó tạo cơ hội học tập suốt đời. Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta giai đoạn 2011- 2020 đã chỉ rõ: “…đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới” [72]. Công văn số 184/2016/BGDĐT-VP, ngày 18/01/2016 của Bộ GD-ĐT về việc triển khai đánh giá giai đoạn I, Chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo năm 2011-2020 theo Quyết định số 711/QĐ –TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra mục đích: “Đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lại một số chỉ tiêu, giải pháp mới trong thực hiện giai đoạn II Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 cho phù hợp với thực tế ” [10]. Hơn nữa, Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chỉ thị số 1973-CT/Tg, ngày 07/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn chương trình, giáo trình về đạo đức Hồ Chí Minh để giảng dạy ở các cấp học, bậc học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp” [71]. Tóm lại, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, nhất là giáo dục đại học, coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí rất quan trọng trong chiến lược giáo dục của đất nước. Bởi vì, chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về
  18. 7 tri thức khoa học, về đời sống xã hội. Vì vậy, giáo dục SV có khả năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc độc lập là rất cần thiết trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, giúp SV ra trường có thể thích nghi với môi trường làm việc mới và không bị bỡ ngỡ, mất thời gian để thích ứng hoặc phải đào tạo lại. 1.1.2. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên, huấn luyện viên và hoạt động ngoại khóa Thể dục thể thao cho đối tượng học sinh, sinh viên các cấp. Để tăng cường thể chất cho nhân dân trong thời kỳ kháng chiến. Trên báo Cứu quốc, ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, chính Người đã nêu gương: “Tự tôi, ngày nào cũng tập" [35]. Điều 20, Luật Thể dục, thể thao (2006) đã nêu rõ: “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” [58]. Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, thể thao đến năm 2020: “Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học Thể dục, thể thao. Tập trung xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giáo viên Thể dục, thể thao, huấn luyện viên, cán bộ quản lý có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp Thể dục, thể thao” [3]. Nghị quyết số 16-NQ/CP, ngày 14/01/2013 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh: “Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên; thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khóa và phát triển mạnh các hoạt động thể thao ngoại khóa
  19. 8 của học sinh, sinh viên; tiếp tục phát triển các trường lớp năng khiếu thể thao để phát hiện, đào tạo tài năng thể thao quốc gia” [18]. Quyết định số 641/QĐ-TTg, ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030: “Nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa; tổ chức các hoạt động Thể dục, thể thao ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự tập luyện Thể dục, thể thao để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể” [70]. Quyết định số 2198/QĐ-TTg, ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt về thực hiện Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 nêu ra các hạn chế: “Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh, sinh viên chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho học sinh, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực” [69]. Từ đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, huấn luyện viên TDTT và việc tập luyện ngoại khóa TDTT cho đối tượng là học sinh, SV các cấp để nâng cao thể chất, sức khỏe của các tầng lớp nhân dân phục vụ công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.3. Chất lượng đào tạo đại học. Đào tạo là một hoạt động được tổ chức có hệ thống theo một trình tự nhất định để trang bị, truyền thụ cho người học kỹ năng thực hiện nghề nghiệp và động lực làm việc, tạo ra giá trị của cải cho xã hội. Nâng cao chất lượng đào tạo đại học giúp SV có những kỹ năng, kiến thức, tư duy sáng tạo, có khả năng làm việc, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động nhân lực. Nguyễn Như Ý (1998), từ điển tiếng Việt: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc, cải tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” [90].
  20. 9 Nguyễn Đức Chính: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hay sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối, rộng, đa chiều và với những người khác nhau có những ưu tiên khác nhau khi xem xét nó” [16]. Hoàng Phê và cộng sự (1998): “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” [57]. Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh: “Chất lượng là sự tuyệt hảo, hoàn mỹ, chuẩn mực cao” [20]. Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Do con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu về chất lượng cũng khác nhau. Nói như vậy, không phải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượng đến mức người ta không thể đi đến một cách diễn giải tương đối thống nhất, mặc dù sẽ còn luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên, cần tuân thủ một số đặc điểm sau của khái niệm chất lượng: Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém. Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng. Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này không chỉ từ phía người sử dụng còn từ các bên có liên quan. Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình. Từ đó, có thể khái quát, chất lượng là thuộc tính bản chất của sự vật, là mức độ thể hiện của sản phẩm ấy đối với những chuẩn mực đã được quy định trước, là sự thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng. Các quy định của Bộ GD–ĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học, đã định nghĩa: “Chất lượng giáo dục trường đại học là sự đáp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0