intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực dạy học thí nghiệm cho sinh viên sư phạm hóa học thông qua dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:184

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất các biện pháp phát triển NL DHTN cho SV sư phạm hóa học góp phần phát triển NLDH và nâng cao chất lượng đào tạo SV sư phạm hóa học ở các trường đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực dạy học thí nghiệm cho sinh viên sư phạm hóa học thông qua dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÝ HUY HOÀNG PH¸T TRIÓN N¡NG LùC D¹Y HäC THÝ NGHIÖM  CHO SINH VI£N S¦ PH¹M HãA HäC TH¤NG QUA D¹Y  HäC HäC PHÇN THÝ NGHIÖM THùC HµNH PH¦¥NG  PH¸P D¹Y HäC HãA HäC ë TRêng PHæ TH¤NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
  2. 22 HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÝ HUY HOÀNG PH¸T TRIÓN N¡NG LùC D¹Y HäC THÝ NGHIÖM  CHO SINH VI£N S¦ PH¹M HãA HäC TH¤NG QUA D¹Y  HäC HäC PHÇN THÝ NGHIÖM THùC HµNH PH¦¥NG  PH¸P D¹Y HäC HãA HäC ë TRêng PHæ TH¤NG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
  3. Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS. Cao Cự Giác 2. PGS.TS. Lê Hải Đăng HÀ NỘI – 2020
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới  sự hướng dẫn của PGS.TS. Cao Cự Giác và PGS.TS. Lê Hải Đăng, các  kết quả  của luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố  trong  bất kì công trình nào khác. Tác giả Lý Huy Hoàng
  5. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ  vô  cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Cao Cự Giác và  PGS.TS. Lê Hải Đăng, những người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ  tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, tập  thể bộ môn Phương pháp giảng dạy hóa học ­ Trường Đại học Sư  phạm  Hà Nội, Khoa Sư phạm Lý ­ Hóa ­ Sinh ­ Trường Đại học Đồng Tháp đã  tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm  ơn các giảng viên và sinh viên khoa  Hóa học của các Trường Đại học Sư  phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư  phạm Thành phố  Hồ  Chí Minh, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học  Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi để  tôi tiến hành thực nghiệm sư  phạm đề tài. Xin gửi lời cảm  ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã  động viên,  khuyến khích và  hỗ  trợ  tôi trong suốt quá trình học  tập và  nghiên cứu. Hà Nội, tháng      năm 2020 Tác giả Lý Huy Hoàng
  6. BẢNG GHI CHÚ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
  7. Stt Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 DH Dạy học 2 ĐC Đối chứng 3 ĐHĐT Đại học Đồng Tháp 4 ĐHSP Đại học sư phạm 5 GgV Giảng viên 6 GTĐT Giáo trình điện tử 7 GV Giáo viên 8 HS Học sinh 9 KN Kĩ năng 10 NL Năng lực 11 NL DHTN Năng lực dạy học thí nghiệm 12 PPDH Phương pháp dạy học 13 STĐ Sau tác động 14 SV Sinh viên 15 TB Trung bình 16 TC Tiêu chí
  8. 17 TN Thực nghiệm 18 ThN Thí nghiệm 19 TNSP Thực nghiệm sư phạm 20 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 21 TTĐ Trước tác động United   Nations   Educational  22 Scientific   and   Cultural   Organization  UNESCO (Tổ   chức   Giáo   dục,   Khoa   học   và  Văn hóa của Liên hiệp quốc) MỤC LỤC Trang
  9. DANH MỤC BẢNG
  10. DANH MỤC HÌNH
  11. 11 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài UNESCO cho rằng vai trò của người giáo viên (GV) thế kỉ XXI có những  thay đổi theo hướng đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội   dung giáo dục nặng nề hơn, phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ  chức học sinh (HS) hoạt động chiếm lĩnh tri thức, coi trọng dạy học (DH) phân   hóa cá nhân, biết sử  dụng tối đa nguồn tri thức đa dạng trong xã hội, biết sử  dụng công nghệ thông tin, phương tiện kĩ thuật DH, tự học để không ngừng nâng   cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ [7].  Hiện nay vấn đề  đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực   (NL) đã được đưa vào Nghị  quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  XI của  Đảng cộng sản Việt Nam, cụ thể trong Nghị quyết số 29­NQ/TW  [6] Hội nghị  Trung  ương 8 về  đổi mới căn bản, toàn diện, với cách tiếp cận quan trọng là  chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang tập  trung phát triển toàn diện NL và phẩm chất người học. Điều này cũng được thể  hiện trong mục tiêu của giáo dục Đại học được quy định trong Luật Giáo dục   (Luật số: 43/2019/QH14), tại điều 39 [68]. Theo đó, yêu cầu về NL của GV ngày  càng được nâng cao nhằm đòi hỏi và thích  ứng với điều kiện thực tế.   Chuẩn  nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy   định theo Thông tư  số  20/2018/TT­BGDĐT ngày 22/8/2018 [20], trong đó yêu cầu  GV cần phải biết vận dụng các PPDH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm  chất và NL của HS cũng như sử dụng hiệu quả các phương tiện DH làm tăng hiệu   quả DH.  SV sư phạm hóa học ngoài việc giỏi về chuyên môn thì cần phải giỏi về  thực hành: thực hành trên phòng  thí nghiệm, thực hành trên lớp, thực hành mô  phỏng trên phần mềm DH,… và nhất là khi ra trường SV đạt được những NL gì,  KN gì,… để DH đạt hiệu quả cao. Nếu các môn khoa học hóa học cung cấp cho 
  12. 12 SV những kiến thức về chuyên ngành hóa học, thì bộ môn phương pháp dạy học   (PPDH) hóa học nói chung, qua tổ  chức DH học phần “Thí nghiệm thực hành  PPDH hóa học” nói riêng sẽ hình thành cho SV các NL thực hành hóa học, NL tổ  chức DH thí nghiệm hóa học, NL tự học,… Các NL này được thể  hiện qua các   KN như: KN thực hành, làm việc với giáo trình điện tử  (GTĐT), thiết kế  các  hoạt động DH, sử dụng thí nghiệm trong DH hóa học, sử dụng phương tiện DH  hiện đại,… Nếu không được bồi dưỡng và phát triển tốt các KN này thì SV sẽ  không đạt được các NL trên, SV gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình DH khi ra   trường. Vì vậy, khi còn ở trường đại học SV cần được phát triển đầy đủ các NL  đó. NL dạy học thí nghiệm (DHTN) là một bộ phận quan trọng của NLDH, là   NL cần phát triển cho SV sư phạm hóa học nhằm đáp ứng chương trình giáo dục  phổ  thông môn Hóa học ban hành năm 2018 với định hướng phát triển NL nhận   thức, NL tìm hiểu khoa học tự  nhiên, NL vận dụng kiến thức kĩ năng vào đời  sống dưới góc độ hóa học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển NL DHTN còn  chưa tiến hành có hệ  thống, chưa có các biện pháp cụ  thể  vì vậy giảng viên  (GgV) và SV sư phạm hóa học còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy học.  Để  phát triển NL DHTN cho SV sư phạm hóa học, đáp  ứng yêu cầu đổi  mới DH và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và NL, việc   nghiên cứu xác định được khung NL DHTN của SV  sư phạm hóa học, tìm ra các  biện pháp hiệu quả cho việc phát triển NL này là nhu cầu cấp bách hiện nay. Xuất phát từ  những lí do trên, chúng tôi chọn đề  tài nghiên cứu cho luận  án: “Phát triển năng lực dạy học thí nghiệm cho sinh viên sư  phạm hóa học   thông qua dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học   hóa học ở trường phổ thông”.
  13. 13 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển NL DHTN cho SV  sư phạm  hóa học góp phần phát triển NLDH và nâng cao chất lượng đào tạo SV  sư phạm  hóa học ở các trường đại học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn: ­  Nghiên cứu những cơ  sở  lí luận liên quan đến : phát triển NLDH, NL  DHTN trên thế  giới và Việt Nam; NL và một số  vấn đề  về  phát triển NL, NL  DHTN; Đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL cho SV; Phương pháp  luận về DH vi mô và phương pháp đóng vai; Vai trò của công nghệ thông tin và  GTĐT cho việc phát triển NL của SV. ­ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Điều tra thực trạng việc phát triển NL DHTN  cho SV sư phạm hóa học ở một số trường đại học trong nước; Phân tích mục tiêu,  cấu trúc và nội dung học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học”. 3.2. Nghiên cứu, đề xuất cấu trúc NL DHTN và thiết kế bộ công cụ đánh giá   NL DHTN cho SV sư phạm hóa học. 3.3. Đề xuất các biện pháp phát triển NL DHTN cho SV sư phạm hóa học: Biện   pháp   1:   Xây   dựng   và   sử   dụng   GTĐT   trong   DH   học   phần   “Thí  nghiệm thực hành PPDH hóa học”. Biện pháp 2: Sử dụng PPDH vi mô trong DH học phần “Thí nghiệm thực  hành PPDH hóa học”. 3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả   của các biện pháp đề xuất. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể  nghiên cứu:   Quá trình đào tạo SV   sư  phạm hóa học  tại các  trườ ng đại học.
  14. 14 4.2. Đối tượng nghiên cứu: NL DHTN và các biện pháp phát triển NL DHTN   cho SV sư phạm hóa học thông qua học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa  học”. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Nội dung nghiên cứu: Phát triển NL DHTN trong đào tạo GV hóa học ở các  trường đại học thông qua DH học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học”. 5.2. Địa bàn nghiên cứu: Một số  trường đại học có đào tạo GV hóa học trong  nước: Trường ĐHSP Hà Nội, Trường Đại học Vinh, Trường ĐHSP Thành phố  Hồ Chí Minh (TPHCM), Trường Đại học Đồng Tháp (ĐHĐT). 5.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2018. 6. Giả thuyết khoa học Nếu  thiết kế  được GTĐT “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học”, sử  dụng GTĐT đã thiết kế  và PPDH vi mô trong DH học phần “Thí nghiệm thực   hành PPDH hóa học” hợp lí, hiệu quả  thì sẽ phát triển được NL DHTN cho SV,  từ đó góp phần phát triển NLDH cho SV sư phạm hóa học ở các trường đại học. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa  các văn bản, tài liệu lí luận về thí nghiệm hóa học và sử dụng thí nghiệm trong  DH ở nhà trường phổ thông; NL, NL DHTN của SV sư phạm hóa học. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ­ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với SV và GgV về thực trạng phát   triển NL DHTN trong đào tạo SV sư phạm hóa học ở các trường đại học. ­ Phương pháp trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, GgV về các đề  xuất trong đề  tài (cấu trúc NL DHTN, GTĐT “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa  học”).
  15. 15 ­  Phương pháp thực nghiệm sư  phạm  để  kiểm nghiệm giá trị  thực tiễn,  tính khả thi và hiệu quả của các kết quả nghiên cứu. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử  dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo  dục  ứng dụng để  xử  lí, phân tích kết quả  thực nghiệm sư  phạm nhằm xác nhận  giả thuyết khoa học và đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề  xuất. 8. Điểm mới của luận án 8.1. Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận có liên quan đến NL DHTN của SV  sư  phạm hóa học, thực trạng về phát triển NL này cho SV sư phạm hóa học  ở một  số trường đại học. 8.2. Đề xuất cấu trúc và nội dung NL DHTN cho SV  sư phạm hóa học gồm 4 NL  thành phần, 10 TC và mô tả chi tiết các TC theo 4 mức độ. 8.3. Đề xuất phương pháp và công cụ đánh giá NL DHTN qua DH học phần “Thí  nghiệm thực hành PPDH hóa học”. 8.4. Đề xuất và đánh giá hiệu quả của 02 biện pháp phát triển NL DHTN cho SV  sư phạm hóa học thông qua học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học” bao  gồm: Biện pháp 1: Xây dựng và sử dụng GTĐT trong DH học phần “Thí nghiệm   thực hành PPDH hóa học”. Biện pháp 2: Sử dụng PPDH vi mô trong DH học phần “Thí nghiệm thực   hành PPDH hóa học”. 9. Cấu trúc của luận án Luận án được cấu trúc thành 3 phần: Mở  đầu (5 trang), nội dung chính  (143 trang), kết luận và khuyến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (5 trang). Trong  đó phần nội dung chính được chia thành 3 chương:
  16. 16 Chương 1: Cơ  sở  lí luận và thực tiễn của việc phát triển NL DHTN cho   SV sư phạm hóa học (45 trang). Chương 2: Phát triển NL DHTN cho SV sư phạm hóa học (63 trang). Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (34 trang). Ngoài ra, luận án còn có: Danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu   (23 bảng), sơ đồ, hình vẽ (36 hình), danh mục các công trình khoa học liên quan đến   luận án đã công bố (10 công trình), tài liệu tham khảo (126 tài liệu) và phụ lục (117  trang), 01 GTĐT học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học”.
  17. 17 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC THÍ NGHIỆM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  1.1.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới Vấn đề  phát triển NLDH  cho SV các trường sư  phạm đã được nhiều  nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới, những năm 60 của thế kỉ XX, các nghiên cứu về  phát triển   NLDH đã được xem trọng và thực hiện thường xuyên của trường sư  phạm  ở  Liên Xô và các nước Đông Âu. Các tác giả  O.A.Abdoullina [1], F.N Gonobolin  [36], N.V Kuzmina [45] đã phân tích và xác định được cấu trúc NL, những KN cơ  bản cần có của người GV, đồng thời nêu lên những NLDH mà SV cần được phát   triển để trở thành một GV tương lai. Ở  các nước phương Tây, trong lĩnh vực sư  phạm, họ  đặc biệt quan tâm   đến việc tổ  chức huấn luyện các KN thực hành DH cho SV. Số  lượng các giờ  thực hành được phân bổ  nhiều hơn so với lý thuyết. Quan điểm giáo dục này   cũng giống như ở các nước Mỹ, Canađa, Úc,… Những luận điểm của J.Watshon  và A.Pojoux năm 1926 đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên hình thức  đào tạo sư phạm theo quan điểm tôn trọng thực tiễn và chia nhỏ giai đoạn [40]. Phương thức đào tạo nghề  dựa trên định hướng phát triển NL cũng được  phát   triển   rộng   rãi   ở   các   nước   châu   Á   (Singapore,   Ấn   Độ,   Philippin,   Brunei,  Malaixia, Hàn Quốc, Nhật Bản,…) và vận dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Ở các   trường kĩ thuật, các trường chuyên biệt, chương trình đào tạo nghề dựa trên định  hướng phát triển NL chú trọng đến việc hình thành kiến thức và KN để người học  có NL vận dụng vào ngay trong thực tiễn [25].
  18. 18 Giáo dục dựa  trên NL (Competency­based education – CBE) nổi lên từ  thập niên 70 của thế kỷ XX ở Mỹ. Với hình thái này, giáo dục hướng tới việc đo   lường chính xác kiến thức, KN và thái độ  của người học sau khi kết thúc mỗi  chương trình học [101]. Nếu giáo dục truyền thống được coi là giáo dục theo nội  dung, kiến thức (content­based education) tập trung vào việc tích lũy, nhấn mạnh  tới các NL nhận thức và việc vận dụng kiến thức tập trung vào việc thực hành  KN chứ  không hướng tới việc chứng minh khả năng đạt được, và đánh giá của  giáo dục truyền thống cũng tập trung đo lường kiến thức thông qua các bài viết   và nói [93] thì giáo dục theo NL tập trung vào phát triển các NL cần thiết để HS  có thể thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc [95]. Các NL thường  được tập trung phát triển bao gồm NL xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, phản   biện, NL học tập suốt đời [103]. Do đó, đánh giá cũng hướng tới việc đánh giá   kiến thức trong việc vận dụng một cách hệ thống và các NL đạt được cần phải   đánh giá thông qua nhiều công cụ  và hình thức trong đó có cả  quan sát và thực   hành trong các tình huống mô phỏng [104]. Qua những công trình nghiên cứu trên có thể  nhận thấy: Các công trình  nghiên cứu đều đề cập đến đào tạo GV đáp ứng yêu cầu của xã hội; Đào tạo SV   theo định hướng phát triển NL đang là xu hướng được nhiều quốc gia, nhiều nhà   khoa học trên thế giới quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau và vận dụng linh hoạt,  phù hợp với đặc điểm của mỗi quốc gia. Vấn đề  sử  dụng công nghệ  thông tin vào trong DH. Công nghệ  thông  tin và truyền thông đang ngày càng khẳng định được tính hữu dụng và quan trọng  to lớn trong mọi phương diện, mọi ngành nghề  của cuộc sống trong thời đại   ngày nay. Với ngành Giáo dục, công nghệ  thông tin và truyền thông đã và đang  tạo nên “cuộc cách mạng” trong công tác dạy – học và là “chìa khóa” để  không  ngừng nâng cao chất lượng giáo dục [89]. Trong khoa học giáo dục, GV có nhiều  cách để  sử  dụng công nghệ  thông tin và truyền thông hiệu quả, trong đó: Sử  dụng hợp lí công nghệ  thông tin và truyền thông làm tăng giá trị  các hoạt động 
  19. 19 học tập, liên kết ICT vào các hoạt động dạy và học, khuyến khích SV chia sẽ  những ý tưởng và tìm kiếm thông tin,…[98]. Các nghiên cứu về  sử  dụng công  nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục hóa học đã mang lại nhiều lợi ích  cho SV có thể kể đến: Các hoạt hình cho khoa học giáo dục tiểu học [90], [94];  Tạo thư viện mô phỏng hỗ trợ học tập với môi trường đa phương tiện cho môn   hóa học [99]; Mô hình hóa phân tử  trên máy tính [91], [97]; Thế  giới  ảo [117];  Bảng tương tác [107]; Một trong những ứng dụng công nghệ thông tin và truyền   thông trong DH hiện nay là thiết kế  sách giáo khoa điện tử. Trên thế  giới đã có  nhiều tác giả  xây dựng sách giáo khoa điện tử  [88] hay là tạo ra những website  để hỗ trợ SV trong học tập và nghiên cứu [105]. Trong quá trình học tập hóa học, cần phải sử dụng một phương tiện học   tập và một phương pháp có thể thu hút SV để họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và  có thể giải trí. Một thay thế có thể được sử dụng như một phương tiện học tập  là máy tính. Với máy tính là phương tiện học tập, một GV dự  kiến   sẽ  có thể  cung cấp các tài liệu học tập để làm cho chúng hấp dẫn hơn để sinh viên có thể  cải thiện kết quả  học tập [111]. Học tập sử dụng phương tiện mô phỏng bằng  máy tính sẽ có hiệu quả  giúp HS suy nghĩ về  các khái niệm hóa học trừu tượng  và có thể  giảm thiểu những hiểu lầm có thể  xảy ra [ 109]. Macromedia flash là  một chương trình có khả năng tạo hình động, thuyết trình, trò chơi và thậm chí là  các thiết bị  DH với ngoại hình hấp dẫn [112]. Macromedia Flash là phần mềm  được sử dụng rộng rãi bởi các chuyên gia website vì nó có khả  năng hiển thị  đa  phương tiện tuyệt vời, kết hợp các yếu tố văn bản, đồ  họa, hoạt hình, âm thanh  và tương tác cho người dùng các chương trình hoạt hình internet [113]. Thông  thường khi bắt đầu bài học, SV không quan tâm đến những gì sẽ học vì đó có thể  là một trong những bài học mà họ  không thích nên họ  không chú ý. Tuy nhiên,   thông qua Macromedia Flash dự kiến sẽ hướng SV chú ý đến những bài học mà  họ sẽ nhận được. Vì vậy, khả năng thu được và ghi nhớ nội dung của bài học là  lớn hơn.  Dựa  trên  mô  tả   như  vậy,  việc  sử  dụng  Macromedia  Flash thiết  kế 
  20. 20 phương tiện học tập sẽ giúp SV có bản chất nhiệt tình và hợp tác trong việc phát   huy NL tư duy cá nhân về vấn đề được hiển thị thông qua mô phỏng thí nghiệm,  thảo luận nhóm thực hành, do đó, dự  kiến sẽ  áp dụng macromedia flash có thể  cải thiện thành tích học tập của HS [112]. Từ các nghiên cứu trên có thể khẳng định việc ứng dụng công nghệ thông tin   trong DH nói chung, sử  dụng GTĐT trong DH nói riêng có vai trò rất quan trọng   trong giáo dục. GTĐT vừa là tài liệu, vừa là công cụ tổ chức DH, có khả năng thúc   đẩy việc học tập tốt hơn bởi nó tăng cường sự tương tác giữa người học với GgV   và với tài liệu học tập. Đặc biệt trong môi trường đa phương tiện, khả năng nhận  thức và KN của người học sẽ được phát triển một cách toàn diện. Trong nghiên cứu  này, chúng tôi hướng tới việc tạo ra một GTĐT “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa  học” phù hợp với đặc điểm nhận thức và tâm sinh lí của SV  sư phạm hóa học, từ  đó đánh giá những lợi ích sư phạm của GTĐT này mang lại để khẳng định tính khả  thi của đề tài. 1.1.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam Vấn đề  sử  dụng công nghệ  thông tin và truyền thông trong DH  cho  SV sư phạm hóa học, một số công trình nghiên cứu sử dụng công nghệ thông tin   và truyền thông như  là một công cụ  hỗ  trợ  quá trình đào tạo tại các trường đại   học và cao đẳng. Dương Huy Cẩn [21]  ứng dụng công nghệ  thông tin và truyền  thông để xây dựng tài liệu hỗ  trợ tự học có hướng dẫn theo môđun. Trong luận   án của Nguyễn Thị Kim Ánh [4] đã xây dựng GTĐT làm tài liệu hỗ trợ tự học, tự  nghiên cứu và thiết kế bài giảng trực tuyến góp phần rèn luyện các KN DH. Một  số tác giả  khác đã sử dụng công nghệ thông tin thiết kế các phương tiện hỗ trợ  quá trình DH như Bùi Thị Hạnh [39], Phạm Ngọc Sơn [69] đã nghiên cứu và đề  xuất các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thiết kế tư  liệu điện tử, giáo án điện tử, mô phỏng hóa học, phim thí nghiệm,… để  hỗ  trợ  DH phần hóa hữu cơ bậc Đại học, Cao đẳng. Một số tác giả đã xuất bản các tài  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2