Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới" trình bày các nội dung chính sau: Lý luận về giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; thực trạng dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; biện pháp dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới và thực nghiệm sư phạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -----@&?----- NGUYỄN DIỆU LINH GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -----@&?----- NGUYỄN DIỆU LINH GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9140102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trịnh Thuý Giang Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Trần Đình Chiến HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu của luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác. Tác giả luận án Nguyễn Diệu Linh
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của tập thể và cá nhân. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới tập thể hướng dẫn cô giáo – PGS.TS Trịnh Thuý Giang và thầy giáo – TS. Trần Đình Chiến. Thầy/cô đã tận tình chỉ bảo, tư vấn, định hướng cho tôi về mặt học thuật, truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học, giúp tôi thể hiện được ý tưởng nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa Tâm lý Giáo dục học, Bộ môn Lý luận dạy học, các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Lãnh đạo và tập thể giảng viên Khoa Công tác Thanh thiếu niên – nơi tôi đang công tác đã luôn ủng hộ, chia sẻ công việc và động viên tinh thần giúp tôi có động lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban Thường vụ, cán bộ Đoàn chuyên trách tại các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, đại diện lãnh đạo địa phương, các ban ngành liên quan, các nghệ nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm luận án. Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình và những người bạn đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Diệu Linh
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ.................................................................................. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5 8. Những luận điểm cần bảo vệ................................................................................ 8 9. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................ 9 10. Cấu trúc luận án................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .........................................................10 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..............................................................................10 1.1.1. Các nghiên cứu về khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niên.........10 1.1.2.Các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên và thanh niên nông thôn .....................................................................13 1.1.3. Nhận xét chung .........................................................................................20 1.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam...........................................................22 1.2.1. Nông thôn Việt Nam ................................................................................22 1.2.2. Xây dựng nông thôn mới ............................................................................23 1.3. Khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niên nông thôn ...............................29 1.3.1. Thanh niên và thanh niên nông thôn ..........................................................29 1.3.2. Trách nhiệm của thanh niên nông thôn đối với xây dựng nông thôn mới .......32 1.3.3. Nghề truyền thống .....................................................................................33 1.3.4. Đặc điểm khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niên nông thôn ..........36
- 1.4. Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ......................................................................................45 1.4.1. Khái niệm giáo dục, giáo dục khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới .............45 1.4.2. Vai trò của giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ...................................................48 1.4.3. Các lực lượng tham gia giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới .........................48 1.4.4. Nguyên tắc giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ...................................................51 1.4.5. Mục tiêu giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ...................................................53 1.4.6. Nội dung giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ...................................................54 1.4.7. Hình thức giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ...................................................61 1.4.8. Phương pháp giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ..........................................62 1.4.9. Đánh giá kết quả giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới..................................................64 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ..........................................71 1.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về thanh niên nông thôn..............................................71 1.5.2. Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể giáo dục và các lực lượng phối hợp............72 1.5.3. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường .............................................................73 Kết luận chương 1 ......................................................................................................75 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.............. 76 2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể khảo sát ......................................................76 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng hiện nay.....................................................................................................76
- 2.1.2. Khái quát về nghề truyền thống ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng hiện nay ..............................................................................................................77 2.1.3. Đặc điểm thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng ...............79 2.2. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ...........................................................81 2.2.1. Mục đích khảo sát .....................................................................................81 2.2.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát .......................................................................81 2.2.3. Nội dung khảo sát .....................................................................................82 2.2.4. Phương pháp khảo sát ...............................................................................82 2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát ...............................................................................83 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng .................................................................................84 2.3.1. Thực trạng khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng hiện nay.............................................................84 2.3.2. Thực trạng nhận thức của thanh niên nông thôn và cán bộ Đoàn về giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ............................................................................................91 2.3.3. Đánh giá thực trạng giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới hiện nay ...............................................................................................95 2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới...................................................................................................................119 Kết luận chương 2 ....................................................................................................123 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..........................................................................124 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................................124 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích..........................................................124 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ..........................................124 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả .......................................124 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và hệ thống .......................................125 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ........................................125 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính cộng đồng........................................................125
- 3.2. Các biện pháp giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ...............125 3.2.1. Bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp và khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới ....................125 3.2.2. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống và yêu cầu xây dựng nông thôn mới cho các lực lượng tham gia giáo dục khởi nghiệp .........................................................................................................................128 3.2.3. Thiết kế các chủ đề giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới ......................................................................130 3.2.4. Tổ chức cho thanh niên nông thôn thiết kế các dự án khởi nghiệp từ nghề truyền thống gắn với yêu cầu xây dựng nông thôn mới .....................................135 3.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn trên nền tảng số.........................................................................139 3.2.6. Huy động các cộng đồng làng nghề tham gia giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn .............................................................141 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................143 3.4. Thực nghiệm sư phạm .......................................................................................145 3.4.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................145 3.4.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm...............................................145 3.4.3. Nội dung thực nghiệm .............................................................................145 3.4.4. Giả thuyết thực nghiệm ...........................................................................145 3.4.5. Quy trình thực nghiệm ............................................................................146 3.4.6. Kết quả thực nghiệm ...............................................................................148 Kết luận chương 3 ....................................................................................................165 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................166 1. Kết luận ............................................................................................................166 2. Khuyến nghị .....................................................................................................168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .......................172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................173 PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục bảng Bảng 1.1. Rubric đánh giá kết quả GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM .............................................................................67 Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu phiếu trưng cầu ý kiến TNNT các tỉnh ĐBSH.........................81 Bảng 2.2. Cơ cấu mẫu phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh ĐBSH ................................................................................................81 Bảng 2.3. Đánh giá của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp về mức độ tham gia khởi nghiệp của TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay .......................................87 Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp về mức độ thành công của các mô hình khởi nghiệp từ nghề truyền thống theo hình thức tổ chức SXKD của TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay về các điều kiện để khởi nghiệp từ nghề truyền thống ......................................................................90 Bảng 2.6. Đánh giá của TNNT các tỉnh ĐBSH về vai trò của việc GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM .........................92 Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp về vai trò của việc GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM ..........................................................................................94 Bảng 2.8. Đánh giá mức độ quan trọng của nguyên tắc GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay .......95 Bảng 2.9. Mức độ phù hợp của mục tiêu GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay ...............................96 Bảng 2.10. Mức độ thực hiện nội dung giáo dục ý thức khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay ....................................................................................................98 Bảng 2.11. Mức độ thực hiện nội dung hình thành và rèn luyện kỹ năng khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay ......................................................................................... 100
- Bảng 2.12. Mức độ thực hiện nội dung hướng dẫn TNNT thiết kế dự án khởi nghiệp từ nghề truyền thống gắn với yêu cầu xây dựng NTM ở các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay...................................................... 101 Bảng 2.13. Mức độ thực hiện nội dung hướng dẫn TNNT thực hiện dự án khởi nghiệp từ nghề truyền thống đã thiết kế ở các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay ................................................................................102 Bảng 2.14. Mức độ thực hiện nội dung giáo dục đạo đức kinh doanh cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay .............................103 Bảng 2.15. Đánh giá thực trạng hình thức GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay .......................104 Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng phương pháp GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay .......................108 Bảng 2.17. Đánh giá mức độ tham gia của các LLPH trong GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay ................................................................................................................110 Bảng 2.18. Đánh giá kết quả GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay ...............................................114 Bảng 2.19. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay ..... 116 Bảng 3.1. Mục tiêu và nội dung của các chủ đề GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM ..................................................132 Bảng 3.2. Quy trình thực nghiệm các biện pháp luận án đề xuất............................... 146 Bảng 3.3. Bảng quy ước giá trị điểm số của thang khoảng ....................................... 148 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá TNNT trước thực nghiệm lần 1 ..................................... 149 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá TNNT sau thực nghiệm lần 1 ........................................ 151 Bảng 3.6. Kiểm định Independent Sample T-Test kết quả đánh giá trước và sau khi thực nghiệm lần 1 ....................................................................................153 Bảng 3.9. Kiểm định Independent Sample T-Test kết quả đánh giá trước và sau khi thực nghiệm lần 2 ....................................................................................159 Bảng 3.10. Kiểm định mức độ tương quan kết quả giữa 02 lần thực nghiệm ............ 161
- Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1. Nhu cầu khởi nghiệp của TNNT các tỉnh ĐBSH .................................... 84 Biểu đồ 2.2. Nhu cầu lựa chọn lĩnh vực khởi nghiệp của TNNT các tỉnh ĐBSH............... 85 Biểu đồ 2.3. Thống kê nhu cầu của TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay về việc lựa chọn mô hình khởi nghiệp từ nghề truyền thống theo hình thức tổ chức SXKD .. 86 Biểu đồ 2.4. Thống kê những mô hình khởi nghiệp từ nghề truyền thống ................... 88 theo hình thức tổ chức SXKD của TNNT các tỉnh ĐBSH ....................... 88 Biểu đồ 2.5. Mục đích tham gia khởi nghiệp từ nghề truyền thống của TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay .......................................................................... 89 Biểu đồ 2.6. Ý kiến của TNNT các tỉnh ĐBSH về sự cần thiết của việc GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT hiện nay ............................................... 91 Biểu đồ 2.7. Ý kiến của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp về sự cần thiết của việc GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay ... 93 Biểu đồ 2.8. Đánh giá của TNNT và cán bộ Đoàn về mức độ thực hiện nội dung GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay ............................................................................................. 98 Biểu đồ 2.9. So sánh điểm trung bình mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức .. GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay ........................................................................ 106 Biểu đồ 2.10. Tỉ lệ sử dụng phương pháp đánh giá kết quả GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay ... 113
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BCH Ban Chấp hành 2 CQĐP Chính quyền địa phương 3 CS Cộng sự 4 CSVC Cơ sở vật chất 5 CT – XH Chính trị - xã hội 6 ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng 7 ĐLC Độ lệch chuẩn 8 ĐTBC Điểm trung bình chung 9 GDCĐ Giáo dục cộng đồng 10 GDKN Giáo dục khởi nghiệp 11 GDTX Giáo dục thường xuyên 12 HTCĐ Học tập cộng đồng 13 KHCN Khoa học công nghệ 14 KT – XH Kinh tế - Xã hội 15 LHTN Liên hiệp Thanh niên 16 LLCĐ Lực lượng cộng đồng 17 LLGD Lực lượng giáo dục 18 LLPH Lực lượng phối hợp 19 NTM Nông thôn mới 20 NTT Nghề truyền thống 21 PTNT Phát triển nông thôn 22 SXKD Sản xuất kinh doanh 23 TNCS Thanh niên Cộng sản 24 TNNT Thanh niên nông thôn 25 TNXH Tệ nạn xã hội 26 VH – XH Văn hoá – xã hội 27 XHCN Xã hội chủ nghĩa
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài GDKN là một lĩnh vực giáo dục đặc biệt trong GDCĐ, có vai trò rất quan trọng đối với quá trình khởi nghiệp của thanh niên. Để có thể khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công thì thế hệ trẻ nói chung và thanh niên nói riêng cần phải có những kiến thức khoa học, có những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, có những hiểu biết về nhu cầu phát triển ngành nghề xã hội. Thanh niên hiện đại luôn có khát khao được khám phá và phát triển tiềm năng bản thân, khám phá thế giới và thế giới nghề nghiệp, muốn thử sức trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Đặc biệt với sự phát triển xã hội như hiện nay, khi nhiều ngành, nghề mới ra đời, nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên ngày càng có những thay đổi thì GDKN lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nghề truyền thống là một thành phần của cơ cấu nghề nghiệp xã hội, có vai trò hết sức quan trọng đối với bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống, làm nên bản sắc văn hoá của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Không những thế, NTT còn góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế cho mỗi gia đình, mỗi địa phương, mỗi quốc gia. GDKN từ NTT cho thanh niên nếu phát huy hết chức năng xã hội thì sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với phát triển KT – XH, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vùng miền và huy động được tối đa nguồn nhân lực trẻ có trình độ, có tay nghề, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp ở mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Như vậy, ở mọi thời kỳ phát triển của xã hội, GDKN từ NTT cho thế hệ trẻ nói chung và thanh niên nói riêng luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các cấp chính quyền, các ban ngành địa phương luôn chú trọng và có nhiều kỳ vọng đối với việc bảo tồn, phát triển các NTT, phát triển kinh tế, VH – XH của từng địa phương, đặc biệt là đối với phát triển nguồn lực lao động và phát triển kinh tế ở nông thôn. Với tầm quan trọng của GDKN và GDKN từ NTT như đã phân tích ở trên, Nghị quyết của Đại hội lần thứ XIII (2021) của Đảng xác định mục tiêu chiến lược
- 2 phát triển KT – XH giai đoạn 2021 – 2030: “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt… Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn” [34, tr.232]. Trong đó, với vai trò là trường học XHCN của thanh niên Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Đảng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chủ trì thực hiện Đề án “Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019 – 2022”; Chương trình công tác năm 2021 với chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; Kế hoạch “Thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam”; Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022 – 2030”. Thực tế ở nước ta hiện nay, thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp rất lớn, “cứ 2 thanh niên Việt Nam thì có 1 người khao khát khởi nghiệp” [2, tr. 148]. Tuy nhiên, “chỉ có 27,6% thanh niên hiện thực hoá được ước mơ và dự án của mình” [2, tr. 148]. Mặt khác, tại khu vực nông thôn, hoạt động khởi nghiệp từ NTT của TNNT chỉ chiếm 3,9% [12], tỷ lệ thành công rất thấp (dưới 5%). Trong đó, ĐBSH là khu vực tập trung nhiều làng nghề nhất cả nước, với 300 làng được công nhận là làng NTT. Tuy nhiên, trong điều kiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm NTT được làm ra bằng công nghệ thiết bị cũ với năng suất không cao, mẫu mã đơn điệu, sức cạnh tranh kém, thu nhập thấp, đặt ra yêu cầu cấp bách về việc GDKN từ NTT cho TNNT. Qua đó, nâng cao hiểu biết cho họ về kiến thức, kỹ năng khởi sự kinh doanh, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đa dạng các loại hình dịch vụ, thực hiện nội dung phát triển ngành nghề nông thôn trong xây dựng NTM. Trên cơ sở thực hiện các yêu cầu pháp lý và nhu cầu thực tiễn về khởi nghiệp của thanh niên, các cấp bộ Đoàn tại các tỉnh ĐBSH đã tích cực phối hợp với các LLCĐ tổ chức các hoạt động giáo dục cho thanh niên nói chung và TNNT nói riêng. Tuy nhiên, một số cơ sở Đoàn ở các tỉnh ĐBSH chưa phát huy được hiệu quả các nguồn lực cộng đồng, quá trình giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu khởi nghiệp của TNNT và chưa gắn với yêu cầu xây dựng NTM bền vững của địa phương. Mặt khác, GDKN từ NTT là vấn đề rất mới, Đoàn TN và các LLPH chưa
- 3 có sự thống nhất về nội dung, việc áp dụng các phương pháp và hình thức chưa thu hút được đông đảo thanh niên tham gia, các hoạt động đánh giá kết quả giáo dục còn cảm tính và mang tính hình thức, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay là rất cần thiết, giúp TNNT nâng cao hiểu biết, hình thành ý tưởng sáng tạo, định hướng khởi nghiệp phù hợp. Từ đó, tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân và phát triển KT – XH nông thôn, xây dựng NTM bền vững. Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu được chọn là “Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM, luận án đề xuất biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT tại địa bàn nghiên cứu đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng GDKN từ NTT cho TNNT và đáp ứng được yêu cầu xây dựng NTM ở Việt Nam hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. 4. Giả thuyết khoa học GDKN cho TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay chưa được quan tâm đúng mức và chưa đáp ứng được yêu cầu của xây dựng NTM. Nếu làm rõ được lý luận về GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM; đánh giá khách quan thực trạng vấn đề đó tại các tỉnh ĐBSH, thì luận án sẽ đưa ra được các biện pháp khoa học và tin cậy, góp phần đáp ứng được một số yêu cầu của tiêu chí xây dựng NTM về thu nhập, lao động, nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn.
- 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận về GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. 5.3. Đề xuất biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. 5.4. Thực nghiệm sư phạm. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Luận án nghiên cứu GDKN từ các NTT: nghề sản xuất các đồ dùng phục vụ đời sống (nghề mộc, đúc đồng, sản xuất vật liệu xây dựng, khâu nón, dệt chiếu, đan tơ, lưới, đan võng, cào bông, da giày); nghề sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ (khảm, gỗ mỹ nghệ, gốm, sơn mài, tạc tượng, mây tre đan, vàng bạc, đá quý, thêu thùa); nghề chế biến nông sản, thực phẩm (xay xát, nấu rượu, chè khô, làm muối, làm bánh, giò chả, bánh đa, bún, miến). Các lực lượng tham gia GDKN từ NTT cho TNNT gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh ĐBSH; Các TTGD nghề nghiệp - GDTX; Các Trung tâm HTCĐ; Hội Nông dân Việt Nam; Hội LHTN Việt Nam; Hiệp hội làng nghề địa phương; các cơ sở SXKD nghề truyền thống, các gia đình có thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp. Trong đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là LLGD chính có vai trò chủ đạo trong phối hợp với các LLGD. Luận án nghiên cứu GDKN từ NTT đáp ứng các tiêu chí xây dựng NTM gồm: Tiêu chí 10 – Thu nhập; Tiêu chí 11 – Nghèo đa chiều; Tiêu chí 12 – Lao động; Tiêu chí 13 – Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. 6.2. Về khách thể và địa bàn khảo sát - Địa bàn khảo sát: Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình; huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. - Khách thể khảo sát: TNNT từ 18 đến 25 tuổi đang sinh sống và lao động sản xuất ở các địa bàn nêu trên. Cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp, đại diện
- 5 nghệ nhân tiêu biểu trong các làng nghề, đại diện Hội LHTN Việt Nam, đại diện Hội Nông dân địa phương, đại diện CQĐP tại các tỉnh ĐBSH, đại diện các sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh các tỉnh ĐBSH, đại diện TTGD nghề nghiệp – GDTX, giám đốc các Trung tâm HTCĐ, đại diện các gia đình có thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp tại địa bàn khảo sát. 6.3. Về địa bàn thực nghiệm sư phạm - Chủ thể phối hợp tổ chức thực nghiệm các biện pháp giáo dục khởi nghiệp: Đoàn TNCS huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Địa bàn thực nghiệm: Xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2023. 6.4. Về thời gian nghiên cứu Từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2024. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận và tiếp cận nghiên cứu 7.1.1. Quan điểm lịch sử - logic Với quan điểm này, các nghiên cứu có liên quan đến khởi nghiệp, khởi nghiệp nghiệp của TNNT, GDKN cho TNNT, nghề truyền thống, GDKN từ NTT được tổng quan, phân tích theo trật tự logic nhất định nhằm xác định rõ nguồn gốc lịch sử, ưu điểm, hạn chế và những nội dung nghiên cứu còn bỏ ngỏ của các công trình nghiên cứu đó, từ đó xác định rõ các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong Đề tài. 7.1.2. Quan điểm hệ thống – cấu trúc GDKN là một quá trình lâu dài, do đó với quan điểm hệ thống – cấu trúc, đề tài thực hiện nghiên cứu GDKN từ NTT cho TNNT với tư cách là một thành phần của quá trình GDKN nói chung và nghiên cứu nó trong mối quan hệ với quá trình phát triển KT – XH, VH – XH của các tỉnh ĐBSH nói chung và của mỗi địa phương nói riêng. Đề tài nghiên cứu cũng xác định rõ các thành tố của quá trình GDKN từ NTT cho TNNT (nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và đánh giá kết quả GDKN) và các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến quá trình GDKN.
- 6 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Những nghiên cứu mà luận án thực hiện đều xuất phát từ yêu cầu đặt ra của thực tiễn về GDKN cho thanh niên trong thời đại mới tại địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt nghiên cứu về GDKN từ NTT cho TNNT được xem là một giải pháp quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025. Kết quả nghiên cứu của Luận án phải góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập trong thực tiễn GDKN cho TNNT tại địa bàn nghiên cứu, từ đó thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo ra các giá trị văn hoá, xã hội, bảo tồn và phát triển làng nghề bền vững trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay. 7.1.4. Tiếp cận hoạt động Với cách tiếp cận này, GDKN được nghiên cứu thông qua các hoạt động của TNNT để đánh giá năng lực và phẩm chất cần thiết của họ, đồng thời, nghiên cứu các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với vai trò là chủ thể GDKN cho thanh niên. Các hoạt động này được nghiên cứu trên cơ sở xem xét mục đích, động cơ, điều kiện, phương tiện và bối cảnh xây dựng NTM ở Việt Nam hiện nay. 7.1.5. Tiếp cận giáo dục cộng đồng GDKN từ NTT cho TNNT là một trong những nội dung của GDCĐ, trong đó đối tượng giáo dục là những thanh niên tại các cộng đồng dân cư, chủ thể giáo dục là các LLCĐ với mục tiêu hướng đến là giữ gìn bản sắc, giá trị của các NTT, thu hút nguồn lực lao động trẻ, phát triển KT – XH cho mỗi địa phương thuộc địa bàn nghiên cứu. 7.1.6. Tiếp cận liên ngành GDKN từ NTT cho TNNT được nghiên cứu dưới nhiều phương diện, dựa trên những lý thuyết của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau: Tâm lý học, Giáo dục học, Xã hội học, Kinh tế học, Văn hoá học. Các vấn đề về GDKN cho TNNT nảy sinh trong thực tiễn GDKN tại địa bàn nghiên cứu được xem xét, phân tích, giải thích một cách biện chứng, toàn diện và tổng thể, nhất quán.
- 7 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Tác giả thực hiện phân tích và tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tài thông qua các công trình khoa học, sách chuyên khảo, tạp chí khoa học trong và ngoài nước về khởi nghiệp của thanh niên; GDKN cho thanh niên; GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. Đồng thời, căn cứ trên cơ sở các văn kiện của Đảng, các đề án, dự án, chương trình, chính sách của Nhà nước, các Bộ, ban ngành liên quan, luận án xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý luận về GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát các hoạt động và những biểu hiện liên quan đến quá trình khởi nghiệp của TNNT và các hoạt động GDKN của Đoàn TN các tỉnh ĐBSH nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu. 7.2.2.2. Phương pháp điều tra giáo dục Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến bao gồm các câu hỏi đóng và mở dành cho TNNT và cán bộ Đoàn các cấp nhằm tìm hiểu các vấn đề về khởi nghiệp của TNNT, GDKN cho TNNT và GDKN từ NTT cho TNNT của Đoàn THCS Hồ Chí Minh tại địa bàn nghiên cứu trong bối cảnh xây dựng NTM hiện nay. 7.2.2.3. Phương pháp đàm thoại Đề tài tiến hành trò chuyện và phỏng vấn sâu TNNT, cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại các xã và các LLPH nhằm thu thập và kiểm chững những thông tin cần thiết về khởi nghiệp và GDKN, phục vụ cho nghiên cứu đề tài. 7.2.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Nghiên cứu kinh nghiệm GDKN của các nước trên thế giới, từ đó kế thừa và phát triển các kinh nghiệm đó ở Việt Nam, tại địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. 7.2.2.5. Phương pháp chuyên gia Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập những ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia trong quá trình thực hiện đề tài. Phương pháp được
- 8 thực hiện thông qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp nhằm thẩm định khung lý thuyết và bộ công cụ của đề tài. Đồng thời, giúp tác giả thu thập những đánh giá về thực trạng và tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. 7.2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức thực nghiệm các biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học. Trong đó, sử dụng phần mềm SPSS 22.0 với các tham số: Giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn để xử lý những thông tin thu thập được dưới dạng thống kê mô tả và thống kê suy luận, từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho đề tài nghiên cứu. 8. Những luận điểm cần bảo vệ 8.1. GDKN từ NTT cho thanh niên là một quá trình lâu dài, trong đó mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện, phương tiện GDKN được xác định trên cơ sở những đặc trưng của NTT, đặc điểm của thanh niên, đặc điểm của khởi nghiệp và GDKN. Chủ thể GDKN từ NTT cho thanh niên là các LLCĐ, trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò chủ đạo và nòng cốt trong quá trình phối hợp với các LLGD để thực hiện GDKN. 8.2. GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM là quá trình trong đó các thành tố của quá trình GDKN: mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GDKN phải dựa trên các tiêu chí xây dựng NTM và hướng đến đáp ứng yêu cầu của xây dựng NTM. 8.3. GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất định và chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng NTM. Các chủ thể giáo dục khởi nghiệp chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, chưa phát huy được các nguồn lực cộng đồng trong GDKN. Môi trường và các điều kiện để GDKN từ NTT còn chưa phù hợp và có những hạn chế nhất định. 8.4. Để GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đạt được kết quả như mong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 348 | 79
-
Luận án tiến sĩ khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo tính chất quang của các chấm lượng tử CdSe với cấu trúc lõi/vỏ và định hướng ứng dụng
186 p | 306 | 57
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 263 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số phụ phế phẩm và xây dựng khẩu phần ăn cho bò sữa dựa trên nguồn thức ăn sẵn có ở một số tỉnh phía Nam
149 p | 221 | 50
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 278 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 220 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 167 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 167 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 148 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 168 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục học: Điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ 3 – 6 tuổi dựa vào bài tập chức năng
0 p | 177 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 239 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 162 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 130 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Web Atlas quản lý hành chính thành phố Hà Nội
28 p | 145 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 69 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn