Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
lượt xem 4
download
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lí luận về quản lí liên kết đào tạo của trường đại học với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động; thực trạng quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động; giải pháp quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN HỮU NĂNG QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VỚI DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN HỮU NĂNG QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VỚI DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 9140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Trần Thị Tuyết Oanh 2. PGS. TS Phạm Thị Thanh Hải HÀ NỘI, NĂM 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chưa được tác giả khác công bố. Luận án này cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được trình bày trước bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ nào, dù là trong nước hay nước ngoài, và cũng chưa được đăng tải trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào. Tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn đói với những cam kết mà tôi đã nêu ra ở trên. Nguyễn Hữu Năng
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình và sự động viên sâu sắc của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Thị Tuyết Oanh và PGS. TS Phạm Thị Thanh Hải là những nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo, cùng các thầy, cô của Khoa Quản lý giáo dục, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án tốt nghiệp. Xin được chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó khăn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn!
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................... III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... IX DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ............................................................................... xii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................ 3 5. Giả thuyết khoa học....................................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 3 7. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 4 8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 4 9. Những luận điểm cần bảo vệ của luận án .................................................................... 7 10. Những đóng góp mới của luận án .............................................................................. 7 11. Cấu trúc luận án ........................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VỚI DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ....................................................................... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 9 1.1.1. Các nghiên cứu về liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp đáp ứng thị trường lao động ................................................................................................... 9 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lí liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp đáp ứng thị trường lao động ..................................................................................... 17 1.1.3. Đánh giá chung về tổng quan ......................................................................... 22 1.2. Thị trường lao động và yêu cầu đặt ra cho liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ........................... 23 1.2.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 23
- iv 1.2.2. Yêu cầu đối với liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động...................................................................... 26 1.3. Liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động .............................................................................................. 29 1.3.1. Khái niệm liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp .......... 29 1.3.2. Đặc điểm của trường đại học tư thục và đặc điểm liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp........................................................................................... 32 1.3.3. Hình thức liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp ............. 36 1.3.4. Nội dung liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ........................................................................... 37 1.4. Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ......................................................................................... 45 1.4.1. Khái niệm quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp .................................................................................................................... 45 1.4.2. Phân cấp quản lí liên kết đào tạo ở trường đại học tư thục .......................... 47 1.4.3. Nội dung quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động...................................................................... 49 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ......................................... 61 1.5.1. Các yếu tố của bối cảnh tác động đến quản lí liên kết đào tạo .................... 62 1.5.2. Các yếu tố nội sinh tác động tới quản lí liên kết đào tạo ............................. 63 Kết luận chương 1 ................................................................................................ 66 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VỚI DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ............ 68 2.1. Khái quát về các trường đại học tư thục và doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................. 68 2.1.1. Sơ lược về hệ thống các trường đại tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh.............. 68 2.1.2. Khái quát về hệ thống các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh ................. 71 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................................. 72 2.2.1. Mục đích và đối tượng khảo sát ................................................................... 72 2.2.2. Nội dung khảo sát......................................................................................... 72
- v 2.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lí số liệu ........................................................ 73 2.3. Thực trạng nhu cầu thị trường lao động ở thành phố Hồ Chí Minh .............. 76 2.3.1. Tình hình phát triển các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây .................................................................................................................... 76 2.3.2. Nhu cầu nhân lực của thị trường lao động khối doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................ 77 2.4. Thực trạng liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ............................... 79 2.4.1. Thực trạng liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp trong thực hiện các hoạt động đầu vào ............................................................................... 79 2.4.2. Thực trạng liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp trong thực hiện quá trình đào tạo ....................................................................................... 87 2.4.3. Thực trạng liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp trong thực hiện các yếu tố đầu ra .......................................................................... 93 2.4.4. Đánh giá chung về thực trạng liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh .............................................................. 98 2.5. Thực trạng quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động............. 100 2.5.1. Thực trạng quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp trong thực hiện các hoạt động đầu vào ...................................................................... 100 2.5.2. Thực trạng quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp trong thực hiện quá trình đào tạo ............................................................... 105 2.5.3. Thực trạng quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp trong thực hiện các yếu tố đầu ra ............................................................... 109 2.5.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh..................................... 114 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ............................................................................................................ 116 2.6.1. Điểm mạnh ................................................................................................... 116 2.6.2. Tồn tại .......................................................................................................... 116
- vi 2.6.3. Nguyên nhân ................................................................................................ 117 2.7. Kinh nghiệm quốc tế về quản lí liên kết đào tạo của trường đại học với doanh nghiệp đáp ứng thị trường lao động ........................................................................... 119 2.7.1. Kinh nghiệm quản lí liên kết đào tạo của trường đại học với doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới ........................................................................................................ 119 2.7.2. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................... 124 Kết luận chương 2 ................................................................................................ 126 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VỚI DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG .................. 128 3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................... 128 3.1.1. Định hướng đề xuất giải pháp ...................................................................... 128 3.1.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ............................................................................... 133 3.2. Các giải pháp quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động .......... 135 3.2.1. Chủ động phối hợp với doanh nghiệp trong xây dựng cơ chế, chính sách liên kết đào tạo phù hợp với địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ............................................... 135 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các đối tượng tham gia liên kết đào tạo ................................................................................................. 139 3.2.3. Chỉ đạo phối hợp với doanh nghiệp trong phát triển chương trình đào tạo và qui mô đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động...................................................... 144 3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương thức đào tạo theo hướng tăng cường thực hành tại doanh nghiệp .......................................................................................................... 148 3.2.5. Tổ chức phối hợp với doanh nghiệp trong giáo dục và tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ việc làm cho sinh viên ............................................................................................. 152 3.2.6. Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi về kết quả đào tạo từ cựu sinh viên và doanh nghiệp để điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường .................... 155 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp và ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp ............................................................................................................ 159 3.3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp...................................................................... 159 3.3.2. Ý kiến đánh giá về tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp ..................... 160
- vii 3.4. Thử nghiệm một số giải pháp ............................................................................... 163 3.4.1. Khái quát về thử nghiệm .............................................................................. 163 3.4.2. Kết quả thử nghiệm ...................................................................................... 166 3.4.3. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm ........................................................ 175 Kết luận chương 3 ................................................................................................ 176 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 177 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 182 PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lí CB Cán bộ CĐR Chuẩn đầu ra CSVC Cơ sở vật chất CTĐT Chương trình đào tạo DN Doanh nghiệp ĐH Đại học ĐHTT Đại học tư thục GD Giáo dục GDĐH Giáo dục đại học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giảng viên KH&CN Khoa học và Công nghệ KT-XH Kinh tế - Xã hội LK Liên kết LKĐT Liên kết đào tạo NNL Nguồn nhân lực NV Nhân viên NT Nhà trường QL Quản lí SV Sinh viên TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTLĐ Thị trường lao động VN Việt Nam XH Xã hội
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng đối sánh giữa trường ĐH với DN để xác định yêu cầu LKĐT ..... 27 Bảng 1.2. Bảng đối sánh nhu cầu LKĐT của trường ĐH với DN .......................... 45 Bảng 2.1. Thống kê tỉ lệ số trường, CB- GV-NV, SV của trường ĐHTT trong hệ thống GDĐH cả nước qua các năm ....................................................... 69 Bảng 2.2. Các trường đại học tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh ........................... 70 Bảng 2.3. Các trường ĐHTT chọn khảo sát tại thời điểm 2022 ............................. 74 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp mẫu điều tra, khảo sát thực trạng liên kết đào tạo các trường ĐHTT với DN trên địa bàn TP.HCM ........................................ 75 Bảng 2.5. Thực trạng hoạt động xây dựng kế hoạch tuyển sinh ............................. 79 Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện công tác tuyển sinh ............................................... 80 Bảng 2.7. Kết quả công tác tuyển sinh ................................................................... 81 Bảng 2.8. Thực trạng liên kết đào tạo với DN trong xây dựng CĐR ..................... 82 Bảng 2.9. Thực trạng liên kết đào tạo với DN trong việc xây dựng CTĐT ........... 83 Bảng 2.10. Thực trạng liên kết đào tạo với DN để phát triển đội ngũ CB-GV-NV ........ 84 Bảng 2.11. Thực trạng liên kết đào tạo để bổ sung CSVC, trang thiết bị phục vụ đào tạo .... 85 Bảng 2.12. Thực trạng hoạt động liên kết đào tạo để tăng cường nguồn lực tài chính .... 86 Bảng 2.13. Thực trạng LKĐT với DN triển khai thực hiện CTĐT ........................ 87 Bảng 2.14. Ý kiến của SV về kết quả thực hiện CTĐT .......................................... 88 Bảng 2.15. Thực trạng LKĐT với DN trong đổi mới giảng dạy, hướng dẫn thực hành và đội mới nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá ........................ 89 Bảng 2.16. Thực trạng LKĐT trong GD nghề nghiệp cho SV ............................... 90 Bảng 2.17. Thực trạng LKĐT trong tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm .......... 91 Bảng 2.18. Kết quả tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm cho SV ....................... 92 Bảng 2.19. Thực trạng LKĐT trong đánh giá SV theo CĐR.................................. 93 Bảng 2.20. Thực trạng LKĐT trong đánh giá phản hồi chất lượng sản phẩm đào tạo .. 94 Bảng 2.21. Thống kê mô tả ý kiến đánh giá CTĐT của cựu SV ............................ 95 Bảng 2.22. Thống kê mô tả ý kiến đánh giá CTĐT của cựu SV theo từng đối tượng làm việc trong các DN ........................................................................... 96 Bảng 2.23. Thống kê mô tả đánh giá sự phù hợp của CTĐT đối với thực tế công việc ở DN của cựu SV ................................................................................... 96
- x Bảng 2.24. Thống kê mô tả đánh giá sự phù hợp của CTĐT đối với thực tế công việc ở DN của cựu SV theo đối tượng .......................................................... 97 Bảng 2.25. Đánh giá chung về các hoạt động LKĐT của trường ĐHTT với DN .. 99 Bảng 2.26. Đánh giá phản hồi của SV về hoạt động LKĐT của trường ĐHTT với DN . 99 Bảng 2.27. Thống kê mô tả thực trạng QL xác định sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của NT ........................................................................................... 101 Bảng 2.28. Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN về công tác tuyển sinh 102 Bảng 2.29. Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN về phát triển CTĐT .... 103 Bảng 2.31. Thống kê mô tả thực trạng QL xây dựng cơ chế, chính sách LKĐT với DN và phát triển CSVC, trang thiết bị dạy học và tài chính.................................. 104 Bảng 2.32. Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN triển khai thực hiện CTĐT .. 105 Bảng 2.33. Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN để đổi mới phương pháp dạy học và thực hành ............................................................................. 106 Bảng 2.34. Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN để tăng cường năng lực nghề nghiệp cho SV ............................................................................... 107 Bảng 2.35. Thống kê mô tả thực trạng QL đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá SV .................................................................................................... 108 Bảng 2.36. Thống kê mô tả thực trạng chỉ đạo tổ chức hội thảo về các tiêu chuẩn của CĐR ................................................................................................ 109 Bảng 2.37. Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN thực hiện đa dạng hóa nội dung và hình thức đánh giá quá trình học tập........................................ 110 Bảng 2.38. Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN thực hiện đánh giá sự hài lòng của người học ................................................................................ 111 Bảng 2.39. Thống kê mô tả thực trạng tổ chức hội chợ việc làm để tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho SV ................................................................... 112 Bảng 2.40. Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN xây dựng kênh phản hồi đào tạo ................................................................................................... 113 Bảng 2.41. Thống kê mô tả mức độ tác động của bối cảnh trong QL LKĐT ........ 114 Bảng 2.42. Đánh giá về các yếu tố nội sinh tác động đến QL LKĐT .................... 115 Bảng 3.1. Thống kê mô tả tính cần thiết của các giải pháp .................................... 161 Bảng 3.2. Thống kê mô tả tính khả thi của các giải pháp ....................................... 162 Bảng 3.3. Nhận thức của các đối tượng về liên kết đào tạo trước thử nghiệm ....... 167
- xi Bảng 3.4. Nhận thức của các đối tượng về liên kết đào tạo sau thử nghiệm .......... 168 Bảng 3.5. Đối sánh mức độ thể hiện trách nhiệm về LKĐT trong hoạt động đầu vào của các đối tượng trước và sau thử nghiệm .......................................... 169 Bảng 3.6. Đối sánh mức độ thể hiện trách nhiệm LKĐT trong quá trình đào tạo của các đối tượng trước và sau thử nghiệm ................................................. 170 Bảng 3.7. Đối sánh mức độ thể hiện trách nhiệm LKĐT trong hoạt động đầu ra của các đối tượng trước và sau thử nghiệm ................................................. 171 Bảng 3.8. Đối sánh kết quả đánh giá chất lượng hệ thống thông tin phản hồi của các đối tượng trước và sau thử nghiệm ........................................................ 172 Bảng 3.9. Kết quả trước và sau thử nghiệm thiết lập hệ thống thông tin phản hồi 174
- xii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Mô hình đánh giá kết quả đầu ra ................................................................. 44 Hình 1.2. Qui trình QL xác định sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu đào tạo đáp ứng TTLĐ .................................................................................................... 50 Hình 1.3. Qui trình QL phát triển CTĐT đáp ứng TTLĐ ........................................ 52 Hình 1.4. Mô hình QL xây dựng hệ thống kiểm tra – đánh giá năng lực người học theo qui trình......................................................................................... 57 Hình 2.1. Biểu đồ diễn biến sự phát triển của trường ĐHTT qua các năm ............. 69 Hình 3.1. Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.... 163
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Liên kết đào tạo của trường ĐH với DN là một xu hướng của đào tạo hiện nay và là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo SV trong NT, và cũng chính là cách thức để nâng cao chất lượng NNL cho XH. LKĐT với DN giúp NT hoàn thiện CTĐT, đảm bảo các yêu cầu và giải quyết vấn đề đầu vào và đầu ra, cập nhật công nghệ mới và trao đổi chuyên gia,... làm cho NT ngày càng hiện đại hơn. Đối với DN, việc tham gia LKĐT với trường ĐH không chỉ nhằm đảm bảo sự hợp tác phát triển NNL và còn nhằm tiếp nhận sự chuyển giao KH&CN. Điều này giúp DN liên tục cải tiến và đổi mới qui trình sản xuất để thích ứng với yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng sự hợp tác này, Đảng và Chính phủ VN đã đặc biệt chú trọng thúc đẩy sự LKĐT của cơ sở GDĐH với DN và xem đây là một trong những biện pháp quan trọng trong chiến lược đổi mới GDĐH. Để triển khai chủ trương này, Chính phủ cùng Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản pháp qui, tạo dựng hành lang pháp lí nhằm thúc đẩy và củng cố mối hợp tác giữa các trường ĐH với DN. Điều này được thể hiện rõ qua các văn kiện như: Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về việc khuyến khích thành lập trường ĐH trong các tập đoàn và DN lớn nhằm tăng cường hiệu quả của quả trình đào tạo NNL và xây dựng mối LK chặt chẽ giữa các cơ sở GD và DN, và Luật Giáo dục Đại học được sửa đổi năm 2018, trong đó, Điều 12, Khoản 4 và 6 nhấn mạnh việc khuyến khích phát triển cơ sở GDĐH tư thục, cũng như gắn kết đào tạo với nhu cầu lao động của thị trường. Trong bối cảnh này, các trường ĐHTT tại TP.HCM trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể, cung cấp NNL chất lượng cao cho XH và góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của thành phố. Các trường ĐHTT, chủ yếu được QL bởi các tổ chức và DN tư nhân, đã đóng góp vào đào tạo SV trên nhiều lĩnh vực, từ kĩ thuật, công nghệ đến kinh tế, y tế, nghệ thuật và các ngành khác. Tuy nhiên, nghiên cứu từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) [88] cho thấy rằng, hiện nay nhu cầu về NNL có trình độ cao, qua đào tạo vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Trong đó, tỉ lệ NNL có trình độ ĐH trở lên chiếm 12,46%; cao đẳng chiếm 17,04%; trung cấp chiếm 26,04%; sơ cấp nghề –
- 2 công nhân kĩ thuật lành nghề chiếm 27,38%. Ngoài ra, nhu cầu về NNL có các kĩ năng thực tiễn cũng cần được cải thiện, do sự đào tạo hiện tại còn nặng về lí thuyết, chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tiễn của TTLĐ. Các nghiên cứu cũng dự báo rằng, nguồn cung nhân lực có khả năng đáp ứng nhu cầu của các DN sẽ tiếp tục gặp thiếu hụt trong thời gian tới. Để đảm bảo chất lượng đào tạo và tạo cơ hội việc làm cho SV, các trường ĐHTT ở TP.HCM cần nhấn mạnh việc hợp tác chặt chẽ với DN. Sự LK này giúp tạo ra NNL chất lượng cao, góp phần thúc đầy sự phát triển KT-XH, và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của TTLĐ. Thực tiễn tại TP.HCM, mặc dù có những bước tiến đáng kể trong việc LKĐT giữa ĐHTT với DN, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế như sự thiếu LK bền chặt, sự thiếu thực tiễn trong CTĐT, và đặc biệt là sự thiếu hụt kĩ năng cần thiết mà TTLĐ yêu cầu. Điều này dẫn đến việc nhu cầu cao về NNL chất lượng cao không được thoả mãn hoàn toàn. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hiệu quả để QL và phát triển mối LK này, đặc biệt trung tâm kinh tế lớn như TP.HCM, sẽ không chỉ cung cấp thông tin quí báu cho các nhà hoạch định chính sách mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống GDĐH và TTLĐ. Chính từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ, nhằm mục tiêu cải thiện và đóng góp vào sự phát triển của hệ thống GDĐH và TTLĐ trong khu vực và quốc gia. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về LKĐT và QL LKĐT của trường ĐHTT với DN, từ đó đề xuất giải pháp QL LKĐT của trường ĐHTT với DN tại TP.HCM nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐHTT, góp phần cung cấp nhân lực đáp ứng yêu cầu của TTLĐ trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động LKĐT ở trường ĐHTT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp QL LKĐT của trường ĐHTT với DN tại TP.HCM.
- 3 4. Câu hỏi nghiên cứu - Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của hệ thống các trường ĐHTT ở VN đã đặt ra cho các trường ĐHTT cần giải quyết những vấn đề gì trong QL LKĐT với DN để sản phẩm đào tạo đáp ứng với yêu cầu của TTLĐ? - Những khó khăn, vướng mắc nào đang cần được giải quyết trong QL LKĐT của các trường ĐHTT với DN tại TP.HCM hiện nay? - Với đặc thù của trường ĐHTT và đặc thù tại địa bàn TP.HCM thì những giải pháp nào là phù hợp để các trường ĐHTT QL LKĐT với DN mang lại hiệu quả? 5. Giả thuyết khoa học Hệ thống các trường ĐHTT ở TP.HCM ngày càng phát triển về qui mô và chất lượng, và đã có những đóng góp nhất định đối với cung cấp NNL cho TTLĐ, tuy nhiên, vẫn còn những bất cập. Một trong những nguyên nhân là do QL LKĐT của các trường ĐHTT với DN chưa mang lại hiệu quả cao. Nếu đề xuất được hệ thống các giải pháp QL LKĐT của NT với DN tập trung vào các giải pháp như: Xây dựng cơ chế, chính sách LKĐT của trường ĐHTT với DN phù hợp với địa bàn TP.HCM, chỉ đạo phối hợp với DN trong phát triển CTĐT và qui mô đào tạo đáp ứng yêu cầu TTLĐ, chỉ đạo đổi mới phương thức đào tạo theo hướng tăng cường thực hành tại DN và phối hợp với DN trong GD và tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ việc làm cho SV, đồng thời thiết lập hệ thống thông tin phản hồi từ cựu SV và DN để điều chỉnh hoạt động LKĐT của nhà trường, thì sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của NT, đáp ứng được yêu cầu TTLĐ ở khu vực này, thúc đẩy trường ĐH và DN cùng phát triển. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về liên kết đào tạo và quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp; 6.2. Đánh giá thực trạng liên kết đào tạo và quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh; 6.3. Đề xuất giải pháp quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh; 6.4. Thử nghiệm giải pháp đề xuất.
- 4 7. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu việc LKĐT trình độ ĐH của các trường ĐHTT ở TP.HCM với các DN đóng trên địa bàn của thành phố. - Nghiên cứu QL LKĐT trình độ ĐH của các trường ĐHTT ở TP.HCM với các DN đóng trên địa bàn của thành phố trong thời gian từ năm 2019 đến 2022. - Chủ thể chính trong QL hoạt động LKĐT là trường ĐHTT: về phía trường ĐHTT là CBQL cấp trường, CBQL cấp đơn vị (Phòng/ Khoa/ Viện/ Trung tâm), về phía các DN là Giám đốc/Chủ tịch hội đồng quản trị, CBQL cấp đơn vị (Phòng/Ban/Phân xưởng) của các công ty trên địa bàn TP.HCM. 8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp tiếp cận - Tiếp cận chức năng (The Functional Approach) Theo Henri Fayol, đại diện cho trường phái tư tưởng QL, cho rằng: “phương pháp tiếp cận chức năng khẳng định rằng tất cả các nhà QL thực hiện các chức năng khác nhau trong việc thực hiện công việc của họ” [94]. Những chức năng đó là: Lập kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo, Điều phối và Kiểm soát. Vận hành mọi hoạt động đào tạo để đạt mục tiêu của sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu của TTLĐ phải thực hiện đầy đủ các chức năng QL này. Vận dụng tiếp cận chức năng QL để lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo quá trình thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cho các biện pháp QL LKĐT của trường ĐHTT và DN để đạt mục tiêu của sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu của TTLĐ. - Tiếp cận qui trình (Process Approach) Phương pháp tiếp cận theo qui trình là một phương pháp tư duy áp dụng để tư duy và lập kế hoạch trình tự các yếu tố thông qua sự tương tác của các quá trình trong hệ thống. Nói cách khác, đó là một phương pháp để lập kế hoạch các quá trình và sự tương tác của các quá trình này như một phần của hệ thống QL. Phương pháp tiếp cận qui trình theo các bước: dự kiến các đầu vào cần thiết, xác định trình tự và tương tác, xác định và áp dụng các tiêu chí và phương pháp để đảm bảo hoạt động hiệu quả và kiểm soát quá trình, xác định các nguồn lực và đảm bảo tính sẵn có của chúng, ban hành quyết định dựa trên trách nhiệm và quyền hạn đối với qui trình, giải quyết rủi ro và cơ hội, đánh giá các yếu tố qui trình và thực hiện các thay đổi để cải thiện.
- 5 Luận án áp dụng phương pháp suy nghĩ và lập kế hoạch này cho các qui trình QL hoạt động LKĐT của NT với DN đáp ứng yêu cầu của TTLĐ để xác lập các hoạt động tuân theo một qui trình xem chúng tương tác với nhau như thế nào. - Tiếp cận thị trường lao động Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế [70], phương pháp tiếp cận TTLĐ là phương pháp dựa trên việc thu thập và tổng hợp thông tin TTLĐ giữa các lĩnh vực; và sử dụng các phương pháp hài hòa để đánh giá và hiểu các xu hướng, điểm nghẽn và cơ hội trên TTLĐ. Tiếp cận thị trường hay tiếp cận TTLĐ đều phải chú ý đến đặc trưng của nó, tức là tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Để đảm bảo đặc trưng này, nhà QL phải sử dụng phương pháp thích hợp để làm cho các yếu tố được cải tiến liên tục trong quá trình tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tiếp cận TTLĐ để xác định mục tiêu của QL hoạt động LKĐT của trường ĐHTT và DN, đó là đào tạo đáp ứng nhu cầu về việc làm và thu nhập của người học trong bối cảnh cạnh tranh chất lượng đào tạo phù hợp với các qui luật cung – cầu, qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, cùng phát triển. - Tiếp cận qui luật cung – cầu (Approach to the law of supply and demand) Qui luật cung và cầu kết hợp hai nguyên tắc kinh tế cơ bản mô tả những thay đổi về giá của tài nguyên, hàng hóa hoặc sản phẩm ảnh hưởng đến cung và cầu của nó như thế nào. Nghiên cứu tiếp cận qui luật cung – cầu là xây dựng cơ chế hoạt động tạo ra giá trị đáp ứng nhu cầu của TTLĐ. Nhu cầu về NNL của TTLĐ thay đổi không ngừng và việc đào tạo đáp ứng yêu cầu TTLĐ của các trường ĐHTT ở VN cũng phải luôn cải tiến để sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu TTLĐ. - Tiếp cận tự chủ đại học (Access to university autonomy) Tự chủ ĐH là khái niệm phản ánh mối tương quan giữa nhà nước và cơ sở đào tạo ĐH theo hướng phát huy năng lực nội tại của các cơ sở đào tạo và giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của cơ quan công quyền. Tiếp cận tự chủ ĐH trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ở VN là các trường ĐHTT tự do đưa ra quyết định về cách thức tổ chức hoạt động cũng như mục tiêu sứ mạng của trường. Từ đó, trong quá trình LKĐT với DN, các trường ĐHTT đưa ra những quyết định phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của NT cũng như DN. Đây là cơ sở lí luận để đề xuất giải pháp QL LKĐT của trường ĐHTT với DN.
- 6 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu tài liệu, số liệu thứ cấp về LKĐT NNL trình độ ĐH của các trường ĐH với DN như: các văn bản pháp qui của nhà nước về GD&ĐT liên quan vấn đề này, các bài viết về LKĐT NNL trình độ ĐH của các trường ĐH với DN. 8.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: tác giả đã thu thập dữ liệu từ các nguồn phát hành bởi các cơ quan chính phủ, ban ngành, cũng như tài liệu từ các trường ĐHTT để phân tích nội dung và xử lý thông tin nhằm đưa ra những nhận định và đánh giá chung về các vấn đề hiện hữu trong bối cảnh LKĐT của trường ĐHTT với DN ở TP.HCM. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: + Tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi dành cho các đối tượng: CBQL, GV, SV của trường ĐHTT và CB, chuyên gia các DN; cựu SV đang làm trong các DN. + Mục đích thu thập, qui mô khảo sát: nhằm đánh giá thực trạng LKĐT của các trường ĐHTT với DN trên địa bàn TP.HCM. - Phương pháp trao đổi, phỏng vấn: + Tham vấn chuyên gia về các vấn đề của cơ sở lí luận, các tiêu chuẩn đánh giá thực trạng, các giải pháp QL LKĐT của trường ĐH với DN. + Trao đổi, phỏng vấn với các đối tượng điều tra, các chuyên gia về tầm quan trọng, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và hướng giải quyết trong LKĐT và QL LKĐT của trường ĐHTT với DN. + Tham vấn các nhà chuyên môn CNTT về công cụ xử lí số liệu điều tra, khảo sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm thu thập các thông tin thực tế, có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm 02 giải pháp nhằm kiểm chứng cho tính cần thiết và tính khả thi của một số giải pháp được đề xuất với mục đích tăng hiệu quả QL LKĐT của trường ĐHTT với DN tại TP.HCM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 351 | 79
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học
251 p | 342 | 63
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 275 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 281 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 231 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực tự học trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Tây Bắc
227 p | 193 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 169 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 172 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 170 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 151 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 158 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 245 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 164 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 131 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 70 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 50 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 16 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thông
27 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn