Luận án tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của giao dịch nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 14
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xem xét phản ứng của thị trường thông qua giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu với sự kiện thông báo thay đổi cổ phiếu trong danh mục các quỹ ETF; xem xét thông tin hàm chứa trong giao dịch mua bán bất thường cổ phiếu của NĐTNN tại TTCK Việt Nam khi không xem xét đến việc công bố thông tin thông qua việc phân tích phản ứng của giá với sự kiện khối lượng giao dịch mua và bán bất thường của NĐTNN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của giao dịch nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán Việt Nam
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------ ĐẶNG BỬU KIẾM ẢNH HƢỞNG CỦA GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------ ĐẶNG BỬU KIẾM ẢNH HƢỞNG CỦA GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Võ Xuân Vinh 2. TS. Trần Phƣơng Thảo Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Võ Xuân Vinh và TS. Trần Phương Thảo. Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực. Các số liệu mà luận án sử dụng và các tài liệu tham khảo, kế thừa đều được tác giả trích dẫn, tham chiếu đầy đủ. Đồng thời, nội dung của luận án này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận án này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018 Nghiên cứu sinh Đặng Bửu Kiếm
- iv LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên từ tận con tim, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới thầy GS.TS. Nguyễn Đông Phong và thầy PGS.TS. Võ Xuân Vinh đã tài trợ học phí cho tôi học nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Tôi xin chân thành cảm ơn hai thầy đã luôn tin tưởng, động viên và giúp đỡ tôi. Đặc biệt, một lần nữa tôi xin cảm ơn thầy Võ Xuân Vinh đã dìu dắt và giúp đỡ tôi rất nhiều từ lúc tôi còn là học viên cao học và ngay cả bây giờ. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn 2, cô Trần Phương Thảo đã tin tưởng, hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình tôi làm luận án. Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô trong Hội đồng đánh giá luận án từ cấp Đề cương cho đến cấp Phản biện kín đã chỉ cho tôi những hạn chế và đóng góp những ý kiến rất giá trị để tôi hoàn thành tốt luận án này. Tôi luôn cảm thấy cuộc đời may mắn và tự hào khi được là học trò của các thầy cô. Tôi xin cảm ơn mọi người trong gia đình tôi đã rất tin tưởng và hỗ trợ hết mình để tôi có điều kiện tốt nhất theo học nghiên cứu sinh. Tôi xin cảm ơn em Phan Đặng Bảo Anh đã hỗ trợ tôi hiệu chỉnh các thuật ngữ tiếng Anh. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn bè cùng khóa đã luôn động viên và hỗ trợ tôi thực hiện tốt luận án này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018 Đặng Bửu Kiếm
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa AAR Average Abnormal Return (lợi nhuận bất thường trung bình) AAV Average Abnormal Volume (khối lượng bất thường trung bình) AD Announcement Date (ngày thông báo) Cumulative Average Abnormal Return (lợi nhuận bất thường trung CAAR bình tích lũy) CD Change date (ngày thực hiện hoán đổi danh mục) EMH Efficient Market Hypothesis (lý thuyết thị trường hiệu quả) ETF Exchange Traded Fund (quỹ đầu tư chỉ số) FTSE FTSE Vietnam Index IAH Investor awareness hypothesis (lý thuyết về nhận thức đầu tư) Information cost and liquidity hypothesis (lý thuyết thanh khoản/ Chi ICLH phí thông tin) IH Information signaling hypothesis (lý thuyết về tín hiệu thông tin) ISH Imperfect substitute hypothesis (lý thuyết sự thay thế không hoàn hảo) Mean Average Abnormal Volume (khối lượng giao dịch bất thường MAAV trung bình cho từng ngày) MDH Mixture of distributions hypothesis (lý thuyết phân phối hỗn hợp) PPH Price Pressure Hypothesis (lý thuyết áp lực giá) NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCK Thị trường chứng khoán UBCK Ủy ban chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước VN Index Chỉ số chứng khoán Việt Nam VNM Market Vectors Vietnam ETF
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Giá trị tài sản được quản lý bởi ETFs trên thế giới ...................................20 Bảng 2.2 Mười quỹ đầu tư chỉ số (ETFs) lớn nhất toàn cầu năm 2016. ...................21 Bảng 2.3 Các điều kiện thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ FTSE và VNM ......25 Bảng 2.4 Tổng hợp các lý thuyết .............................................................................35 Bảng 2.5 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước ....................................................48 Bảng 2.6 Tổng hợp các nghiên cứu trước về phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu với thông báo hoán đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ chỉ số. ....................49 Bảng 2.7 Tổng hợp các nghiên cứu trước về phản ứng của thị trường thông qua khối lượng giao dịch với thông báo hoán đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ chỉ số. ........50 Bảng 2.8 Các giả thuyết nghiên cứu phản ứng của giá và khối lượng với sự kiện thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ ETFs xem xét hiệu ứng trong ngắn hạn. .....53 Bảng 2.9 Giả thuyết nghiên cứu phản ứng của giá và khối lượng giao dịch với sự kiện thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ ETFs xem xét hiệu ứng lâu dài............55 Bảng 2.10 Các giả thuyết nghiên cứu cho nhóm vấn đề thứ hai của luận án ...........61 Bảng 3.1 Phương pháp kiểm định cho từng giả thuyết nghiên cứu ..........................79 Bảng 3.2 Tổng hợp sự kiện thay đổi cổ phiếu trong danh mục hai quỹ FTSE và VNM trong mẫu nghiên cứu. ....................................................................................83 Bảng 3.3 Tổng hợp sự kiện giao dịch bất thường của NĐTNN. ..............................84 Bảng 4.1 Phản ứng giá với thông tin thêm và loại cổ phiếu khỏi danh mục FTSE ..88 Bảng 4.2 Phản ứng của khối lượng giao dịch với thông tin thêm và loại cổ phiếu ra khỏi danh mục FTSE. ................................................................................................90 Bảng 4.3 Phản ứng giá và khối lượng giao dịch với thông báo giảm t trọng cổ phiếu trong danh mục quỹ FTSE ..............................................................................99 Bảng 4.4 Tổng hợp sự thay đổi của giá và khối lượng giao dịch với thông tin thêm, loại và giảm t trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục FTSE. .............................105 Bảng 5.1 Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường xung quanh sự kiện thêm cổ phiếu và loại cổ phiếu khỏi danh mục quỹ VNM. ..................................................108
- vii Bảng 5.2 Phản ứng của khối lượng giao dịch với thông tin thêm và loại cổ phiếu ra khỏi danh mục quỹ VNM. .......................................................................................111 Bảng 5.3 Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường xung quanh sự kiện tăng t trọng và giảm t trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục quỹ VNM. .............................120 Bảng 5.4 Phản ứng của khối lượng giao dịch với thông tin tăng và giảm t trong nắm giữ cổ phiếu trong danh mục quỹ VNM. ........................................................123 Bảng 5.5 Tổng hợp sự thay đổi của giá và khối lượng giao dịch với thông tin thêm, loại và giảm t trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục quỹ VNM. ......................132 Bảng 5.6 Tổng hợp các kết quả và so sánh phản ứng của giá và khối lượng với thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ FTSE với VNM..........................134 Bảng 6.1 Phản ứng giá với sự kiện giao dịch mua bất thường của NĐTNN ..........136 Bảng 6.2 Phản ứng giá với sự kiện giao dịch mua bất thường trong ngày mua ròng của NĐTNN ............................................................................................................138 Bảng 6.3 Phản ứng giá với sự kiện giao dịch bán bất thường của NĐTNN ...........141 Bảng 6.4 Phản ứng giá với sự kiện giao dịch bán bất thường trong ngày bán ròng của NĐTNN ............................................................................................................142
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Số lượng ETFs trên thế giới giai đoạn 2003 – 2016. .................................19 Hình 2.2 Giá trị tài sản quản lý bởi ETFs trên thế giới giai đoạn 2010 – 2016 ........20 Hình 2.3 Sự thay đổi giá cổ phiếu với thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ theo diễn giải lý thuyết về sự thay thế không hoàn hảo (ISH). ..........................32 Hình 2.4 Lược đồ nghiên cứu. ..................................................................................51 Hình 2.5 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước về ảnh hưởng của khối lượng giao dịch đến giá cổ phiếu .........................................................................................60 Hình 3.1 Độ dài thời gian cho các khung ..................................................................66 Hình 3.2 Độ dài thời gian của các khung ..................................................................73 Hình 4.1 Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy cho sự kiện thêm cổ phiếu và loại cổ phiếu ra khỏi danh mục quỹ FTSE. ...............................................................95 Hình 4.2 Khối lượng giao dịch bất thường trung bình và lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy với sự kiện thêm cổ phiếu vào danh mục FTSE ..................................96 Hình 4.3 Khối lượng giao dịch bất thường trung bình và lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy với sự kiện loại cổ phiếu ra khỏi danh mục FTSE. ..............................97 Hình 4.4 Lợi nhuận bất thường trung bình xung quanh thông báo giảm t trọng cổ phiếu trong danh mục quỹ FTSE. ...........................................................................101 Hình 4.5 Khối lượng giao dịch bất thường và lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy với sự kiện giảm t trọng cổ phiếu trong danh mục FTSE. ..............................103 Hình 5.1 Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy cho sự kiện thêm cổ phiếu và loại cổ phiếu ra khỏi danh mục quỹ VNM. .............................................................117 Hình 5.2 Khối lượng giao dịch bất thường và lợi nhuận giao dịch bất thường trung bình tích lũy với sự kiện thêm cổ phiếu vào danh mục VNM ................................118 Hình 5.3 Khối lượng giao dịch bất thường và lợi nhuận giao dịch bất thường trung bình tích lũy với sự kiện loại cổ phiếu khỏi danh mục VNM. ................................119 Hình 5.4 Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy cho sự kiện tăng t trọng nắm giữ và giảm t trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục quỹ VNM. .......................129
- ix Hình 5.5 Khối lượng giao dịch bất thường và lợi nhuận giao dịch bất thường trung bình tích lũy với sự kiện tăng t trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục VNM. ..130 Hình 5.6 Khối lượng giao dịch bất thường và lợi nhuận giao dịch bất thường trung bình tích lũy với sự kiện giảm t trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục VNM. .131 Hình 6.1 Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy với sự kiện mua bất thường và mua bất thường trong ngày mua ròng của NĐTNN. ..............................................139 Hình 6.2 Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy với sự kiện bán bất thường và bán bất thường trong ngày bán ròng của NĐTNN. .................................................143
- x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Số liệu về tài khoản cá nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam. ........xv Phụ lục 2 Danh sách các cổ phiếu được nắm giữ bởi quỹ FTSE. .......................... xvii Phụ lục 3 Danh sách các cổ phiếu được nắm giữ bởi quỹ VNM .......................... xviii Phụ lục 4 Phản ứng giá với thông tin thêm và loại cổ phiếu khỏi FTSE ..................xx Phụ lục 5 Phản ứng giá với thông tin giảm t trọng cổ phiếu trong FTSE ............ xxii Phụ lục 6 Phản ứng giá với thông tin thêm và loại cổ phiếu trong VNM............. xxiv Phụ lục 7 Phản ứng giá với thông tin tăng, giảm t trọng cổ phiếu trong VNM .. xxvi Phụ lục 8 Tổng hợp chi tiết các kết quả nghiên cứu của luận án ........................ xxviii
- xi MỤC LỤC NỘI DUNG LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................. viii TÓM TẮT LUẬN ÁN ........................................................................................................... xvi CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1 1.1. Lý do nghiên cứu .............................................................................................. 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ........................................................................ 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 6 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu chính ......................................................................... 6 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ........................................................................ 7 1.4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 8 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu ................................................. 9 1.7. Cấu trúc của luận án ........................................................................................ 10 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................... 12 2.1. Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .............................................................. 12 2.1.1. Nhà đầu tư nước ngoài ............................................................................. 12 2.1.2. Các văn bản quy định về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài ............... 13 2.1.3. Sự tham gia của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ....................... 15 2.2. Quỹ đầu tư chỉ số và các quỹ đầu tư chỉ số nước ngoài hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam.................................................................................. 17 2.2.1. Quỹ đầu tư chỉ số ..................................................................................... 17 2.2.2. Một số quỹ ETF nước ngoài tại Việt Nam ............................................... 21
- xii 2.2.2.1. Các quỹ ETF nước ngoài tại Việt Nam ............................................. 21 2.2.2.2. Tiêu chí hoán đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ FTSE và VNM ..... 25 2.3. Khung lý thuyết về phản ứng của giá và khối lượng giao dịch với thông báo thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ đầu tư chỉ số ................................................ 28 2.3.1. Phản ứng của giá và khối lượng giao dịch với thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ ............................................................................................... 28 2.3.1.1. Lý thuyết thị trường hiệu quả ............................................................ 29 2.3.1.2. Lý thuyết áp lực giá ........................................................................... 30 2.3.1.3. Lý thuyết về sự thay thế không hoàn hảo .......................................... 31 2.3.1.4. Lý thuyết thanh khoản/ Chi phí thông tin.......................................... 32 2.3.1.5. Lý thuyết về sự nhận thức ................................................................. 33 2.3.1.6. Lý thuyết về tín hiệu thông tin .......................................................... 34 2.3.2. Các lý thuyết khác liên quan đến phản ứng của khối lượng giao dịch với thông tin công bố ................................................................................................... 36 2.3.2.1. Lý thuyết về khối lượng giao dịch .................................................... 36 2.3.2.2. Lý thuyết về các yếu tố liên quan đến sự khác biệt thông tin ........... 37 2.3.2.3. Lý thuyết về các yếu tố không liên quan đến sự khác biệt thông tin 37 2.3.3. Các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của thông báo thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ đến giá và khối lượng cổ phiếu............................................. 37 2.3.3.1. Tại các nước phát triển ...................................................................... 37 2.3.3.2. Tại thị trường mới nổi ....................................................................... 45 2.3.4. Khe hở nghiên cứu ................................................................................... 52 2.3.5. Giả thuyết nghiên cứu cho nhóm vấn đề thứ nhất.................................... 53 2.3.5.1. Hiệu ứng ngắn hạn............................................................................. 53 2.3.5.2. Hiệu ứng lâu dài ................................................................................ 54 2.4. Thông tin hàm chứa trong khối lượng giao dịch ............................................ 55
- xiii 2.4.1. Lý thuyết liên quan ................................................................................... 55 2.4.2. Khe hở nghiên cứu ................................................................................... 59 2.4.3. Giả thuyết nghiên cứu nhóm vấn đề thứ hai ............................................ 60 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............. 63 3.1. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu sự kiện ............................................. 63 3.2. Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu sự kiện ........................... 71 3.2.1. Nhóm vấn đề thứ nhất, phản ứng của giá và khối lượng giao dịch với thông báo thay đổi cổ phiếu trong danh mục các quỹ ETFs.................................. 71 3.2.1.1. Sự kiện nghiên cứu ............................................................................ 71 3.2.1.2. Độ dài thời gian cho các khung sự kiện ............................................ 71 3.2.1.3. Ước lượng lợi nhuận kỳ vọng ........................................................... 73 3.2.1.4. Ước lượng lợi nhuận bất thường trung bình và lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy .............................................................................................. 73 3.2.1.5. Kiểm định .......................................................................................... 73 3.2.2. Nhóm vấn đề thứ hai, thông tin hàm chứa trong giao dịch bất thường của NĐTNN ................................................................................................................. 76 3.2.2.1. Sự kiện nghiên cứu ............................................................................ 76 3.2.2.2. Độ dài thời gian cho các khung sự kiện ............................................ 78 3.3. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 82 3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu cho nhóm vấn đề thứ nhất ........................................ 82 3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu cho nhóm vấn đề thứ hai .......................................... 83 CHƢƠNG 4. PHẢN ỨNG CỦA THỊ TRƢỜNG VỚI THÔNG TIN THAY ĐỔI CỔ PHIẾU TRONG DANH MỤC QUỸ FTSE ......................................................................... 86 4.1. Phản ứng của giá và khối lượng giao dịch với thông báo thêm cổ phiếu và loại cổ phiếu khỏi danh mục quỹ FTSE ........................................................................... 86 4.1.1. Ảnh hưởng ngắn hạn của thông tin thêm và loại cổ phiếu....................... 86 4.1.1.1. Sự thay đổi của giá ............................................................................ 86
- xiv 4.1.1.2. Sự thay đổi của khối lượng giao dịch ................................................ 89 4.1.1.3. Thảo luận các kết quả ........................................................................ 91 4.1.2. Ảnh hưởng lâu dài của thông tin thêm và loại cổ phiếu .......................... 93 4.1.2.1. Sự thay đổi lâu dài của giá ................................................................ 93 4.1.2.2. Sự thay đổi lâu dài của khối lượng giao dịch .................................... 94 4.1.2.3. Thảo luận các kết quả ........................................................................ 95 4.2. Ảnh hưởng của thông tin giảm t trọng cổ phiếu trong danh mục quỹ FTSE đến giá và khối lượng giao dịch ................................................................................ 98 4.2.1. Ảnh hưởng ngắn hạn của thông tin giảm t trọng.................................... 98 4.2.1.1. Sự thay đổi của giá ............................................................................ 98 4.2.1.2. Sự thay đổi của khối lượng giao dịch .............................................. 101 4.2.2. Ảnh hưởng lâu dài của thông tin giảm t trọng ..................................... 102 4.2.2.1. Sự thay đổi lâu dài của giá .............................................................. 102 4.2.2.2. Sự thay đổi lâu dài của khối lượng giao dịch .................................. 103 4.2.2.3. Thảo luận kết quả ............................................................................ 103 CHƢƠNG 5. PHẢN ỨNG CỦA THỊ TRƢỜNG VỚI THÔNG TIN THAY ĐỔI CỔ PHIẾU TRONG DANH MỤC QUỸ VNM ....................................................................... 108 5.1. Phản ứng của giá và khối lượng giao dịch với thông tin thêm cổ phiếu và loại cổ phiếu khỏi danh mục quỹ VNM ......................................................................... 108 5.1.1. Ảnh hưởng ngắn hạn của thông tin thêm cổ phiếu và loại cổ phiếu ...... 108 5.1.1.1. Sự thay đổi của giá .......................................................................... 108 5.1.1.2. Sự thay đổi của khối lượng giao dịch .............................................. 111 5.1.1.3. Thảo luận các kết quả ...................................................................... 113 5.1.2. Ảnh hưởng lâu dài của thông tin thêm và loại cổ phiếu ........................ 115 5.1.2.1. Sự thay đổi lâu dài của giá .............................................................. 115 5.1.2.2. Sự thay đổi lâu dài của khối lượng giao dịch .................................. 116
- xv 5.1.2.3. Thảo luận các kết quả ...................................................................... 116 5.2. Phản ứng của giá và khối lượng giao dịch với thông tin tăng và giảm t trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục quỹ VNM ......................................................... 119 5.2.1. Ảnh hưởng ngắn hạn của thông tin tăng và giảm t trọng ..................... 119 5.2.1.1. Sự thay đổi của giá .......................................................................... 119 5.2.1.2. Sự thay đổi của khối lượng giao dịch .............................................. 122 5.2.1.3. Thảo luận các kết quả ...................................................................... 125 5.2.2. Ảnh hưởng lâu dài của thông tin tăng và giảm t trọng......................... 127 5.2.2.1. Sự thay đổi của giá .......................................................................... 127 5.2.2.2. Sự thay đổi của khối lượng giao dịch .............................................. 128 5.2.2.3. Thảo luận các kết quả ...................................................................... 128 CHƢƠNG 6. THÔNG TIN HÀM CHỨA TRONG KHỐI LƢỢNG GIAO DỊCH BẤT THƢỜNG CỦA NĐTNN..................................................................................................... 135 6.1. Sự kiện giao dịch mua bất thường, giao dịch mua bất thường trong ngày mua ròng của NĐTNN .................................................................................................... 135 6.2. Sự kiện giao dịch bán bất thường, bán bất thường trong ngày bán ròng của NĐTNN ................................................................................................................... 140 CHƢƠNG 7. TỔNG HỢP, KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................ 145 7.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ................................................................. 145 7.2. Hàm ý chính sách .......................................................................................... 150 7.3. Đóng góp của luận án ................................................................................... 154 7.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................ 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ i DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ .................................xii DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG .................. xiii DANH MỤC CÁC BÀI THAM DỰ HỘI THẢO ............................................................. xiii SÁCH CHUYÊN KHẢO ...................................................................................................... xiv
- xvi TÓM TẮT LUẬN ÁN Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam qua hai hướng tiếp cận. Thứ nhất, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ đầu tư chỉ số nước ngoài đến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu; với mẫu dữ liệu là các sự kiện công bố thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục bao gồm thêm, loại, tăng và giảm t trọng cổ phiếu trong danh mục quỹ đầu tư chỉ số FTSE ETF và VNM ETF giai đoạn từ 2008-2015. Thứ hai, tác giả nghiên cứu thông tin hàm chứa trong các giao dịch mua và bán bất thường của nhà đầu tư nước ngoài khi không xem xét đến việc công bố thông tin; mẫu nghiên cứu bao gồm 3.552 sự kiện giao dịch mua bất thường; 3.082 sự kiện giao dịch mua bất thường trong ngày mua ròng, 3.511 sự kiện giao dịch bán bất thường và 2.955 sự kiện giao dịch bán bất thường trong ngày bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn từ 2008-2015 của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp sự kiện để nghiên cứu hai vấn đề nêu trên. Kết quả luận án cho thấy: Thứ nhất, thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục FTSE có những tác động trong ngắn hạn và lâu dài đến sự thay đổi của giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Ngược lại, với sự kiện thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ đầu tư chỉ số VNM, sự thay đổi của giá và khối lượng giao dịch của những mã cổ phiếu là chủ yếu mang tính ngắn hạn và phần lớn được gây ra bởi các áp lực cung cầu của quỹ trong việc hoán đổi danh mục. Thứ hai, trong trường hợp không xem xét đến việc công bố thông tin, giao dịch mua bất thường và mua bất thường trong ngày mua ròng của NĐTNN hàm chứa hoặc truyền tải thông tin tốt; ngược lại, giao dịch bán bất thường và bán bất thường trong ngày bán ròng của NĐTNN không hàm chứa hoặc truyền tải thông tin xấu.
- 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do nghiên cứu Trên thế giới, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi và thị trường biên, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) có một vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Trong kho tàng học thuật, có rất nhiều các nghiên cứu ghi nhận vai trò của NĐTNN đối với thị trường chứng khoán (TTCK) (Bekaert and Harvey, 2000; Choe et al., 2005; Wang, 2007; Huang and Shiu, 2009; Rhee and Wang, 2009; Li et al., 2011; Chen et al., 2013; Garg and Dua, 2014) và hiệu quả doanh nghiệp (Kim et al., 2010; Chu, 2011; Kim, 2011; Chari et al., 2012; Greenaway et al., 2014; Mishra, 2014). Hầu hết các lập luận giải thích cho những ảnh hưởng tích cực của NĐTNN đối với sự phát triển của TTCK cũng như cải thiện hiệu năng hoạt động của các doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi và thị trường biên đều tập trung ở những yếu tố lợi thế của NĐTNN như vốn, kinh nghiệm quản trị, quy mô hoạt động và những lợi thế về thông tin. Ở Việt Nam, NĐTNN có thể xem là một trong những nhân tố góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam kể từ sau chính sách Đổi mới năm 1986 của Chính phủ. Vai trò của NĐTNN đã được khẳng định và Chính phủ ngày càng chú trọng hơn trong việc cải tiến chính sách kinh tế cũng như quy định pháp luật để thu hút NĐTNN. Thậm chí, một trong những quyết sách tái cấu trúc TTCK hậu khủng hoảng tài chính 2008 cũng đề cập đến vai trò của NĐTNN. Điều này được thể hiện qua quy định về nới lỏng t lệ sở hữu của NĐTNN đối với các công ty, tổ chức niêm yết trên sàn. Xem xét về mặt học thuật, một số các nghiên cứu gần đây cũng đã đề cập đến vai trò của NĐTNN tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, Batten and Vo (2015) phân tích những ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến việc cải thiện tính sự minh bạch thông tin của các công ty niêm yết; Vo (2015a) phân tích ảnh hưởng của NĐTNN đối với các các chính sách tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên sàn; Võ Xuân Vinh (2014) phân tích ảnh hưởng của NĐTNN đối với kết quả hoạt động và giá trị
- 2 của doanh nghiệp; và một số các nghiên cứu khác phân tích ảnh hưởng của các NĐTNN đến TTCK (Li et al., 2011; Vo, 2015b, 2016, 2017). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam chỉ mới tiếp cận và xem xét ở góc độ sở hữu của NĐTNN trong cấu trúc sở hữu của công ty và những ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Theo các lược khảo tài liệu tại Việt Nam, tác giả thấy rằng còn thiếu vắng các nghiên cứu về ảnh hưởng của các giao dịch nhà đầu đầu tư nước ngoài đến sự biến động của giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường. Đây có thể coi là một khoảng trống quan trọng về mặt học thuật cần được nghiên cứu. Trong luận án này, tác giả xem xét ảnh hưởng của giao dịch NĐTNN đến sự biến động của giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường thông qua hai hướng tiếp cận. Hướng tiếp cận thứ nhất, ảnh hưởng giao dịch cổ phiếu của các quỹ đầu tư chỉ số nước ngoài tại Việt Nam đến sự biến động của giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu thông qua các lần quỹ đầu tư chỉ số nước ngoài (Exchange Traded Fund - ETF) thông báo thay đổi danh mục cổ phiếu. Các quỹ đầu tư chỉ số (ETF) là các quỹ đầu tư bị động mô phỏng theo một chỉ số chứng khoán hoặc hàng hóa. Các quỹ đầu tư này hình thành một cách tự nhiên, có quy mô lớn và là một bộ phận không thể thiếu của thị trường. Một số lý do giải thích cho việc tác giả tiếp cận theo hướng nghiên cứu này là: - (i) tác giả thấy rằng giai đoạn trước ngày công bố thông tin thêm bớt, tăng giảm t trọng các cổ phiếu trong rổ danh mục của ETFs là giai đoạn các nhà đầu tư trên thị trường có sự quan tâm đặc biệt đối với sự kiện này. Cụ thể, các nhà phân tích, các báo cáo phân tích và các phương tiện thông tin đại chúng dành một phần lớn thời lượng xem xét bình luận, phân tích và thậm chí dự đoán về sự kiện này1. Do vậy, TTCK chắc chắn bị ảnh hưởng về giá 1 Một số ví dụ minh họa: http://www.fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong-nuoc/Thi-truong/2017/05/3BA45096_du-bao-som-ky- dao-hang-cua-etf-ngoai/ https://vietstock.vn/2016/03/co-phieu-nao-se-duoc-ftse-chon-mat-gui-vang-3358-460536.htm
- 3 cũng như khối lượng giao dịch không những của các cổ phiếu trong rổ mà thậm chí cả thị trường nói chung. - (ii) trong kho tàng học thuật của thế giới đã có nhiều nghiên cứu nổi tiếng về phản ứng của thị trường với thông tin hoán đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ chỉ số, có thể kể đến như (Liu, 2011; Daya et al., 2012; Chan et al., 2013; Azevedo et al., 2014; Biktimirov and Li, 2014). Một điểm thú vị là hầu hết kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy thị trường có phản ứng mạnh với thông tin hoán đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ chỉ số. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu trên đều thực hiện dữ liệu và xem xét bối cảnh nghiên cứu ở các nước phát triển. Trong khi đó, ở các nước mới nổi và các nước có nền kinh tế chưa phát triển cao, TTCK còn manh nha thì phản ứng của các nhà đầu tư với cùng một loại thông tin có thể khác so với ở các nước phát triển. Hơn nữa, tại TTCK đang còn non trẻ như ở Việt Nam, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thường quan sát và bắt chước các NĐTNN trong các quyết định đầu tư. Trong khi, các nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam chiếm t lệ rất lớn số lượng tài khoản giao dịch trên TTCK (xem thêm Phụ lục 1 số liệu tài khoản của nhà đầu tư cá nhân tại TTCK Việt Nam). Hướng tiếp cận thứ hai, nghiên cứu thông tin hàm chứa trong các giao dịch bất thường của NĐTNN, nói cách khác là phân tích ảnh hưởng của các giao dịch mua bán bất thường của NĐTNN đến sự thay đổi của giá cổ phiếu khi không xem xét đến việc công bố thông tin. Ý tưởng nghiên cứu này của tác giả xuất phát từ sự kế thừa và phát triển mở rộng nghiên cứu của Bajo (2010) tại Ý và Võ Xuân Vinh and Đặng ửu Kiếm (2014) tại thị trường Việt Nam. Cả hai nghiên cứu trên đều cố gắng tìm kiếm những bằng chứng thực nghiệm về việc khối lượng giao dịch bất thường của cổ phiếu có hàm chứa những thông tin (tốt/xấu) mà chưa xem xét đến thông tin hàm chứa trong các giao dịch bất thường của NĐTNN. Ngoài ra, vai trò trong các giao dịch của NĐTNN mặc dù cũng được thực hiện bởi một số các nghiên http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/ftse-se-them-5-co-phieu-vao-danh-muc-135885.html
- 4 cứu điển hình như Froot et al. (2001); Dahlquist and Robertsson (2004); Hartmann and Pierdzioch (2007), Richards (2005) và Ülkü and İkizlerli (2012) nhưng các nghiên cứu này chưa xem xét đến các giao dịch bất thường của NĐTNN. Nói cách khác, khoảng trống học thuật liên quan đến giao dịch bất thường của NĐTNN cần được nghiên cứu tại thị trường Việt Nam nói riêng cho thị trường các nước mới nổi nói chung (nơi mà NĐTNN được cho là có những ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của thị trường (Batten and Vo, 2015)). Thêm vào đó, xét về mặt thực tiễn, tại Việt Nam, khối lượng giao dịch của NĐTNN thường được xem như là một thông tin tham khảo quan trọng cho các quyết định mua, bán cổ phiếu của nhà đầu tư nhỏ lẻ nói riêng và cũng là cơ sở tham khảo của các nhà đầu tư tổ chức trong nước nói chung. Tóm lại, xuất phát từ sự thiếu vắng trong các nghiên cứu về mặt học thuật cũng như nhu cầu cần thiết về mặt thực tiễn trong việc bổ sung những chứng cứ thực nghiệm về ảnh hưởng NĐTNN tại Việt Nam, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của giao dịch NĐTNN tại thị trường chứng khoán Việt Nam” theo hai hướng tiếp cận nêu trên. Kết quả nghiên cứu từ luận án này nhằm góp phần bổ sung cho các khoảng trống học thuật và bổ sung bằng chứng thực nghiệm tham khảo quan trọng cho các nhà đầu tư trong nước đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân. Cụ thể hơn, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra tương ứng với hai nhóm vấn đề nêu trên được trình bày ở phần tiếp theo của Chương này. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án Nhóm vấn đề thứ nhất, tác giả nghiên cứu phản ứng của thị trường thông qua giá và khối lượng giao dịch khi các quỹ đầu tư chỉ số nước ngoài (ETFs) công bố thông tin hoán đổi danh mục cổ phiếu trong quỹ. Cụ thể, luận án xem xét phản ứng của giá và khối lượng giao dịch xung quanh ngày thông báo thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ. Có bốn loại thông báo hay nói cách khác có bốn loại sự kiện được nghiên cứu trong luận án này. Thứ nhất, sự kiện loại cổ phiếu ra khỏi danh mục các quỹ ETFs. Thứ hai, sự kiện thêm cổ phiếu vào trong danh mục quỹ các quỹ ETFs.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn