intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cảm tính nhà đầu tư, chất lượng lợi nhuận và chính sách cổ tức - Bằng chứng ở Việt Nam

Chia sẻ: Kequaidan6 Kequaidan6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:202

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được cấu trúc thành 5 chương: giới thiệu; khung lý thuyết và tổng quan nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; thảo luận kết quả nghiên cứu; một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng lợi nhuận và chính sách cổ tức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cảm tính nhà đầu tư, chất lượng lợi nhuận và chính sách cổ tức - Bằng chứng ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- BÙI KIM PHƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- BÙI KIM PHƯƠNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ “Cảm tính nhà đầu tư, chất lượng lợi nhuận và chính sách cổ tức: Bằng chứng ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang. Tôi bảo đảm nội dung luận án là độc lập, không sao chép từ bất kỳ một công trình nào khác. Ngoài ra, dữ liệu được sử dụng để phân tích trong luận án là trung thực và đáng tin cậy. Nghiên cứu sinh Bùi Kim Phương
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang vì những lời khuyên bổ ích và sự hướng dẫn tận tình của Cô trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Ngoài ra, tôi cũng xin được cảm ơn tất cả các Thầy Cô ở khoa Tài chính nói riêng và ở trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nói chung đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian theo học tại trường. Nghiên cứu sinh Bùi Kim Phương
  5. MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ i Danh mục bảng ..........................................................................................................ii Danh mục hình ......................................................................................................... iv Danh mục phụ lục ..................................................................................................... v Tóm tắt .....................................................................................................................vii Abstract .................................................................................................................. viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................6 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................6 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................6 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................6 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................7 1.5 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................7 1.6 Tính mới và đóng góp của nghiên cứu .................................................8 1.6.1 Tính mới của nghiên cứu ...................................................................8 1.6.2 Đóng góp về học thuật .......................................................................9 1.6.3 Đóng góp về thực tiễn ......................................................................10 1.7 Cấu trúc luận án ..................................................................................10 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..... 11 2.1 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ....................................................................11
  6. 2.2 CẢM TÍNH NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ...............19 2.2.1 Cảm tính nhà đầu tư .........................................................................19 2.2.1.1 Khái niệm .........................................................................................19 2.2.1.2 Đo lường...........................................................................................20 2.2.2 Mối quan hệ cảm tính nhà đầu tư - chính sách cổ tức......................24 2.2.2.1 Lý thuyết nuông chiều nhà đầu tư ...................................................24 2.2.2.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ..........................25 2.3 CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC .....................................31 2.3.1 Chất lượng lợi nhuận ........................................................................31 2.3.1.1 Khái niệm .........................................................................................31 2.3.1.2 Đo lường...........................................................................................35 2.3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng lợi nhuận và cổ tức ............................41 2.3.2.1 Các lý thuyết giải thích cho mối quan hệ giữa chất lượng lợi nhuận và cổ tức ...........................................................................................41 2.3.2.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm ..........................................45 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 48 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................48 3.2 CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH .........................................................49
  7. 3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................65 3.4 PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG........................................................67
  8. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................... 117 5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................117 5.2 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................................119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................123 PHỤ LỤC ...............................................................................................................144
  9. i
  10. ii
  11. iii
  12. iv
  13. v
  14. vi
  15. vii
  16. viii ABSTRACT Keywords: Behavioral finance; Dividend policy; Earnings quality; Frontier market; Investor sentiment.
  17. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty cũng là một đề tài thu hút sự chú ý của giới học thuật ở Việt Nam. Cụ thể, các nghiên cứu này tập trung phân tích ảnh hưởng của khả năng sinh lợi, qui mô công ty, tăng
  18. 2 trưởng, rủi ro, đòn bẩy tài chính, vòng đời công ty và mức độ nắm giữ tiền mặt đến chính sách cổ tức (Võ Xuân Vinh, 2015; Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường, 2014; Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Thị Thùy Linh, 2016; Trần Thị Hải Lý và Đỗ Thị Bảy, 2015; Trần Thị Tuấn Anh, 2016; Nguyễn Thị Ngọc Trang và Bùi Kim Phương, 2017). Như vậy, liệu rằng yếu tố cảm tính nhà đầu tư có ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết ở Việt Nam hay không khi thị trường Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các thị trường phát triển? Cụ thể, ở khu vực Đông Nam Á, chỉ có Singapore được xếp vào nhóm thị trường phát triển còn đa số các nước khác thuộc nhóm thị trường mới nổi, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, riêng Việt Nam thuộc nhóm thị trường cận biên (MSCI, 2019a)1. Khung phân loại thị trường của MSCI có ba tiêu chí, bao gồm phát triển kinh tế, qui mô và tính thanh khoản cũng như khả năng tiếp cận thị trường (MSCI, 2019c). Do chưa đáp ứng được các tiêu chí này một cách đầy đủ nên Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Mặc dù vậy, trong năm 2018, thị trường cổ phiếu Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc về qui mô với giá trị vốn hóa đạt khoảng 75% GDP (Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, 2018). Cho đến nay, so với các thị trường khác trong khu vực, số lượng các công ty niêm yết ở Việt Nam khá cao và hiện chỉ xếp sau Malaysia2. 1 Phân loại thị trường đối với các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của MSCI được trình bày ở Phụ lục 1. 2 Số lượng công ty niêm yết ở một số nước Đông Nam Á được trình bày ở Phụ lục 2.
  19. 3 Ngoài ra, Chính phủ đang hoàn thiện khung pháp lý để nâng giới hạn sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực không yêu cầu sở hữu nhà nước và thúc đẩy cải cách hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường chứng khoán Việt Nam. Như vậy, khi những cải cách này được thực thi cũng như luật Chứng khoán sửa đổi chính thức có hiệu lực thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Bên cạnh đó, một trong năm tiêu chí tiếp cận thị trường của MSCI là sự sẵn có của các công cụ đầu tư, chẳng hạn như quỹ hoán đổi danh mục (Exchange Traded Fund - ETF), hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi… Sự sẵn có của các công cụ đầu tư này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư quốc tế trong việc phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thị trường chứng khoán phái sinh chỉ mới được thành lập với sản phẩm đầu tiên được giao dịch là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 vào ngày 10/8/2017 và cho đến ngày 04/7/2019, sản phẩm thứ hai là hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm mới chính thức được giao dịch. Ngoài ra, thanh khoản trên thị trường khá thấp. Một trong những thước đo được dùng để đo lường tính thanh khoản của thị trường là tỉ lệ số ngày có khối lượng giao dịch bằng 0, đây là một thước đo ngược của hoạt động giao dịch. Vào năm 2010, tỉ lệ số ngày có khối lượng giao dịch bằng 0 rất thấp, chỉ khoảng 3%. Tuy nhiên, kể từ năm 2011 trở đi, tỉ lệ này tăng lên rất nhanh và vào năm 2016, tỉ lệ này đã tăng lên đến 31%3. Bên cạnh đó, thị trường tài chính phát triển chưa đồng bộ và đang chịu sự chi phối của hệ thống tổ chức tín dụng. Trong thời gian gần đây, nhiều chính sách đã được thực hiện nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán nhằm giảm sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Cụ thể, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý nhằm tạo cơ sở cho việc chuyển sang giai đoạn phát triển thị trường chứng khoán theo chiều sâu, hướng đến việc minh bạch thông tin và xử lý tranh chấp, tạo điều kiện 3 Tỉ lệ số ngày có khối lượng giao dịch bằng 0 được trình bày ở Phụ lục 3.
  20. 4 thuận lợi trong việc thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài, tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm mới, thị trường chứng khoán phái sinh và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác cổ phần hóa và thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch. Tuy nhiên, cho đến nay, thị trường chứng khoán vẫn chưa thể hiện được vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu tính theo giá trị vốn hóa thị trường thì tỷ trọng cung ứng vốn danh nghĩa từ thị trường vốn chỉ chiếm khoảng 36,9% tổng cung ứng vốn cho nền kinh tế (Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, 2018). Bên cạnh đó, ở một số công ty, tính minh bạch và chất lượng của thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán, vẫn còn khá thấp. Nếu báo cáo tài chính bị bóp méo thì quyền lợi của nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng đáng kể. Trong thời gian qua, nhiều vụ gian lận kế toán đã xảy ra tại một số công ty. Chẳng hạn trong trường hợp công ty cổ phần Bibica, sau khi thủ thuật che giấu công nợ và chi phí bị phát hiện, công ty phải điều chỉnh khoản lỗ từ 5,4 tỉ đồng lên đến 12,3 tỉ đồng trong năm 2002. Một trường hợp khác ở công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết, khoản lợi nhuận hơn 2,2 tỉ đồng trong năm 2006 có được là do ghi khống doanh thu, điều chỉnh giảm khấu hao và trích lập dự phòng. Bên cạnh đó, một sự cố khác ở công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật cũng khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ. Cụ thể, vào ngày 31/3/2015, công ty có số dư tiền mặt tại quỹ lên đến 496 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 30/6/2015, con số này giảm xuống chỉ còn gần 68 tỉ đồng. Hơn nữa, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 285 tỉ đồng cũng biến mất. Ngoài ra, không thể không nhắc đến một sai phạm khác liên quan đến hàng tồn kho và các khoản phải thu ở công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2