Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
lượt xem 18
download
Mục đích nghiên cứu nhằm xây dựng các giải pháp khả thi cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và phát triển xuất khẩu bền vững ở thị trường này trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***--------- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 62.31.01.06 TRẦN NGUYÊN CHẤT Hà Nội - 2017
- Luận án được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG Người hướng dẫn khoa học GS, TS HOÀNG VĂN CHÂU Phản biện 1: .................................................. Phản biện 2: .................................................. Phản biện 3: .................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Ngoại thương Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và thư viện Trường Đại học Ngoại thương
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Nguyên Chất (2012), “Chủ nghĩa bảo hộ cấp tiến” trong bối cảnh khủng hoảng – Bằng chứng từ biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, ISSN 1859- 4050, Số 54/2012, trang 34-44 2. Trần Nguyên Chất (2016), Cơ hội và thách thức đối với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, ISSN 1859-4050, Số 88/2016, trang 37-45 3. Trần Nguyên Chất (2017), Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ dưới ảnh hưởng của chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, ISSN 1859-4050, Xác nhận đăng bài (mã số bài 383)
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương (BTA) Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu vào thị trường này và giúp xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chủ trương bảo hộ kiểu mới của Hoa Kỳ thông qua chính sách Trumponomics với phương châm “Nước Mỹ trên hết” (America First) đã tạo nên những xáo trộn nhất định đối với thương mại toàn cầu, hệ thống thương mại đa biên và đe dọa hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Để duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ là hết sức cấp bách trong bối cảnh môi trường chính sách bất định như hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Xu hướng cắt giảm thuế quan được thể hiện rõ nét hơn trong tác phẩm “The Regionalization of the World Economy” (Jeffrey A. Frankel, 1998). Trong Chương 8 của quyển sách với tên chương “Tariff Phase- outs: Theory and Evidence from GATT and NAFTA” của tác giả Carsten Kowalczyk and Donald Davis đã đề cập đến cơ sở pháp lý của việc giảm thuế quan theo GATT 1994 và cung cấp bằng chứng cắt giảm thuế quan đáng kể thông qua xu hướng khu vực hóa ở Bắc Mỹ, cụ thể là hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement – NAFTA, được ký kết cuối năm 1992, có hiệu lực năm 1994). Đứng trước xu hướng cắt giảm thuế quan ngày càng sâu rộng, ngân sách các nước có thể bị ảnh hưởng. Công trình nghiên cứu “Impact of changes in tariffs on developing countries’ government revenue” (Przemyslaw Kowalski, 2005) đã sử dụng cả phương pháp phân tích định
- 2 tính và định lượng nhằm làm rõ tác động của việc cắt giảm thuế đối với thu nhập của chính phủ, nhất là chính phủ các nước đang phát triển. Dù WTO đã có hẳn một hiệp định riêng về hàng rào kỹ thuật thương mại giữa nhưng vẫn khó xác định thế nào là “vượt quá mức cần thiết”. Các công trình nước ngoài nghiên cứu về chủ đề này khá nhiều và đa dạng, chẳng hạn như tác phẩm “Looking beyond tariffs: The role of non-tariff barriers in world trade” (OECD, 2005). Tác phẩm “Politico – economic determinants of American trade policy attitudes“ (Micheal E.S Hoffman, 2006) đã chỉ ra một số nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và ban hành các chính sách của thị trường Hoa Kỳ, bao gồm cả nhân tố trong nước và nhân tố từ nước ngoài. Dựa trên các chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ, rất nhiều học giả đã có những bài viết, phân tích ở nhiều góc độ khác nhau của chính sách thương mại quốc tế Hoa Kỳ trong đó một số tác phẩm có mức tập trung cao vào những tình huống phát sinh gần đây. Ví dụ như tác giả Irene Brambilla, Guido Porto and Alessandro Tarozzi (2008) đã viết tác phẩm “Adjusting to trade policy: Evidence from US Antidumping Duties on Vietnam Catfish“. Cùng với các vụ việc khác và sự vận động hành lang nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ thể trong nước, các đạo luật nông nghiệp Hoa Kỳ (Farm Bill) đã ra đời với các phiên bản năm 2002, 2008 và 2014 (Renee Johnson and Jim Monke, CRS 2017) 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Về chính sách thuế quan của Việt Nam, theo “Giáo trình Kinh tế Ngoại thương” của Trường Đại học Ngoại thương chủ biên bởi Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2009) . Sách chuyên khảo “Quản lý hoạt động nhập khẩu: Cơ chế, chính sách và biện pháp” (Nguyễn Hữu Khải, 2007) cũng đề cập chuyên sâu đến công cụ quản lý nhập khẩu bằng cả thuế quan và phi thuế quan trong đó sách chuyên khảo “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế” (Nguyễn Hữu Khải, 2005) hay sách chuyên khảo “Rào cản trong thương mại quốc tế” (Đinh Văn Thành,
- 3 2005) đã phân tích chuyên về biện pháp phi thuế quan. Một trong những tác phẩm tiêu biểu ở Việt Nam về đề tài chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ là sách tham khảo “Tìm hiểu về Chính sách Xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực” (Nguyễn Thị Mơ, 2002) đã cung cấp bức tranh tổng quan về thể chế, ngoại giao, kinh tế và hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ cũng như chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và nêu lên các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực. 2.3. Khái quát những vấn đề đã thống nhất và một số vấn đề còn tranh luận Những vấn đề đã thống nhất - Thừa nhận biện pháp thuế quan là công cụ bảo hộ hợp lệ trong thương mại quốc tế đi kèm với cam kết ràng buộc thuế quan và lộ trình cắt giảm thuế - Các biện pháp phi thuế quan rất đa dạng, phức tạp, chưa được quy định chặt chẽ và chưa được nghiên cứu đầy đủ - Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ rất phức tạp, tinh vi và mang đặc trưng của nền kinh tế mở quy mô lớn Một số vấn đề còn tranh luận và khoảng trống nghiên cứu - Các biện pháp thay thế thuế quan và chính sách thuế quan kiểu mới - Chủ nghĩa bảo hộ cấp tiến và các biện pháp phi thuế quan tinh vi - Xuất hiện xu hướng vận động mới trong hệ thống thương mại đa biên - Những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và tác động đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này
- 4 Trong khuôn khổ nghiên cứu còn nhiều hạn chế, Luận án sẽ tập trung vào hai câu hỏi nghiên cứu như sau: (i). Nội dung cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa của Hoa Kỳ là gì? (ii). Giải pháp gì giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Xây dựng các giải pháp khả thi cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và phát triển xuất khẩu bền vững ở thị trường này trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nói trên, Luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách thương mại quốc tế nói chung và chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ nói riêng; - Phân tích của một số chính sách thương mại quốc tế điển hình của Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ; - Xây dựng hệ thống các giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa của Hoa Kỳ, tập trung vào một số chính sách nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.
- 5 - Về thời gian: Phân tích các chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ kể từ khi bình thường hóa quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (tập trung vào giai đoạn 1995 – 2016). - Về nội dung: Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ được giới hạn chủ yếu về lĩnh vực thương mại hàng hóa và các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào 5 mặt hàng chủ lực bao gồm điện – điện tử, điện thoại và linh kiện; may mặc; da giày; đồ gỗ và thủy sản. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk research) - Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu (Research approach) Luận án áp dụng phương pháp tiếp cận vấn đề có tính hệ thống (Systematic approach), phương pháp tiếp cận Trước – Sau (tiếp cận chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ trước và sau BTA Việt – Mỹ năm 2001, trước và sau khủng hoảng tài chính năm 2008 để thấy rõ sự thay đổi của chính sách); kết hợp với phương pháp tiếp cận Trong – Ngoài; phương pháp tiếp cận toàn diện và có trọng điểm; phương pháp tiếp cận đa chiều (có đối sánh, phân tích vấn đề trong mối tương quan so sánh với các bên có liên quan). Khi thông tin hoặc dữ liệu bị hạn chế, Luận án sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận ngoại suy (Abductive approach) nhằm đưa ra những nhận định khả thi nhất trong khả năng có thể. 6. Những đóng góp của Luận án - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ trong bối cảnh tự do hóa thương mại quốc tế và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới để thấy rõ sự thay đổi của Hoa Kỳ trong việc hoạch định và điều hành chính sách thương mại quốc tế dưới tác động của nhân tố cầu chính sách trong nước; - Làm rõ mối quan hệ giữa chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa của nước sở tại và hoạt động xuất khẩu của nước đối tác bao gồm phân tích
- 6 tác động của một số chính sách thương mại quốc tế cụ thể trong quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói chung và đối với hoạt động xuất khẩu năm mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là điện tử, điện thoại và linh kiện, may mặc, da giày, đồ gỗ và thủy sản; - Đánh giá đa chiều về thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong tương quan với tổng thể xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ và dưới ảnh hưởng của chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ; - Phân tích bối cảnh quốc tế và dự báo những thay đổi quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ đồng thời xác định những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ làm cơ sở quan trọng cho việc đề xuất giải pháp; - Xây dựng hệ thống các giải pháp khả thi đối với Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu năm mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ bao gồm mặt hàng điện tử, điện thoại và linh kiện, may mặc, da giày, đồ gỗ và thủy sản trong giai đoạn mới. 7. Kết cấu của Luận án Luận án được cấu thành gồm 3 chương chính: - Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách thương mại quốc tế và hoạt động xuất khẩu hàng hóa - Chương 2: Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và ảnh hưởng đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ; - Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn mới.
- 7 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1.1. Chính sách thƣơng mại quốc tế Theo WTO, chính sách thương mại là bất cứ hành động nào (any action) của Chính phủ hoặc một cơ quan công quyền làm ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động thương mại. Ở Việt Nam, đa số các khái niệm đều ủng hộ cách hiểu chính sách thương mại dựa trên văn bản, tức là luật thành văn. Điều này khác hẳn so với khái niệm về chính sách thương mại của Hoa Kỳ nơi chính sách bao gồm cả những hình thức không phải văn bản pháp luật được ban hành bởi chính phủ như án lệ hay các tuyên bố của người có thẩm quyền. Hình 1.1. Các nhân tố ảnh hƣởng chính sách thƣơng mại quốc tế Sự lựa chọn ưu Các nhóm lợi ích tiên của người dân (Interest groups) Bên cầu (Individual (Demand side) preferences) Chính sách thƣơng mại Sự lựa chọn ưu Cấu trúc thể chế tiên của nhà hoạch chính phủ Bên cung định chính sách (Institutional (Supply side) (Policy-maker structure of preferences) government) Nguồn: Dani Rodkic, 1995
- 8 Mô hình nhân tố cung – cầu về chính sách thương mại cho thấy chính sách ra đời không phải chỉ phục vụ cho ý chí của Nhà nước, mà còn nhằm đáp ứng mong muốn của người dân. Bên cầu chính sách bao gồm hai nhóm nhân tố quan trọng là sự lựa chọn ưu tiên của người dân (individual preferences) và các nhóm lợi ích (interest groups), còn bên cung chính sách bao gồm hai nhóm nhân tố chính là sự lựa chọn ưu tiên của nhà hoạch định chính sách (policy-maker preferences) và thể chế chính phủ (institutional structure of government) (Dani Rodkic, 1995). 1.2. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Về cơ bản, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài. Đối với các nước đang và chậm phát triển, xuất khẩu nói chung và đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa nói riêng trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế. Sự lựa chọn tùy thuộc vào mỗi quốc gia nhưng phổ biến nhất là cách quốc gia tập trung vào một số mặt hàng chủ lực mà quốc gia đó có lợi thế cạnh tranh. “Hàng chủ lực là những hàng hóa có điều kiện sản xuất trong nước tương đối thuận lợi hơn những hàng hóa khác; có thị trường trường tiêu thụ tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia.” (Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải, 2009). 1.3. Mối quan hệ giữa chính sách thƣơng mại quốc tế và hoạt động xuất khẩu hàng hóa Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia bao gồm cả chính sách về lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và lĩnh vực khác (về sở hữu trí tuệ). Do giới hạn phạm vi nghiên cứu, Luận án chỉ tập trung phân tích chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa của nước chủ nhà đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước đối tác. Xét một cách tổng thể, chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa của nước chủ nhà có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển xuất khẩu hàng hóa của nước đối tác vào thị trường nước họ được thể hiện thông qua tác động qua lại lẫn nhau.
- 9 Chƣơng 2: CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ VÀ ẢNH HƢỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ 2.1. Chính sách thƣơng mại quốc tế của Hoa Kỳ kể từ khi bình thƣờng hóa quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2.1.1. Đặc trưng chung Hoa Kỳ là nền kinh tế số 1 của thế giới với GDP năm 2016 là 18,56 ngàn tỷ USD và là thị trường mở có sức mua cao với quy mô dân số hơn 324 triệu người, thu nhập bình quân đầu người đạt 57,28 ngàn USD/người/năm (CIA 2017) và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2016 đạt 2,2 ngàn tỷ USD, là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới với thị phần xấp xỉ 14% (ITC 2017). Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Tuy nhiên, các bên vẫn có quyền kiểm soát chéo lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực. 2.1.2. Chính sách thuế quan Mức thuế suất chung (General cột 1): còn gọi là mức thuế dành cho hàng hóa xuất xứ từ các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR) với Hoa Kỳ. Mức thuế này nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%. Mức thuế MFN theo giá trị nói chung bình quân khoảng 3,2%. Mức thuế cột 2 (Non-NTR) được áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ những nước không được hưởng NTR với thuế suất khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất NTR. Mức thuế đặc biệt (Special cột 1): được áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ những nước hoặc vùng lãnh thổ được hưởng chương trình thuế quan đặc biệt của Hoa Kỳ, bao gồm FTA, GSP và chương trình khác.
- 10 Hình 2.2. Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ (2017) Nguồn: USITC (2017) 2.1.3. Chính sách phi thuế quan Các quy định pháp luật về bồi thƣờng thƣơng mại (Trade Remedies) Theo báo cáo rà soát chính sách thương mại định kỳ (trade policy review) của WTO, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng công cụ bồi thường thương mại như là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của nước này. Năm 2008 – 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nên số lệnh đánh thuế chống bán phá giá là 246 trường hợp và số vụ chống trợ cấp tăng từ 31 lúc đầu kì lên 41 vào cuối kì. Sau giai đoạn tạm lắng các vụ kiện mới từ năm 2010 thì đến năm 2013 lại nổi lên các vụ quan trọng liên quan đến sản phẩm thép. Báo cáo rà soát chính sách thương mại Hoa Kỳ năm 2016 lại chứng kiến con số tăng vọt về các vụ khởi kiện (85 vụ chống bán phá giá và 60 vụ chống trợ cấp) trong kì nghiên cứu. Ngoài ra, theo quy định của WTO về Rà soát định kỳ 5 năm (Five- year review) hay còn gọi là điều khoản Hoàng hôn (Sunset clause), trong
- 11 giai đoạn 1998 – 2008 có tổng cộng 705 vụ rà soát trong đó 53,2% số vụ có kết quả tiếp tục đánh thuế (số vụ còn lại được bãi bỏ hoặc có kết luận là không tái phạm). Đáng lưu ý là những vụ được bãi bỏ thường được khởi kiện từ trước năm 1995 và có kim ngạch nhập khẩu tương đối nhỏ. Đạo luật Nông nghiệp (Farm Bill) và Luật Thực hiện các Hiệp định Vòng đàm phán Urugoay Mục 401 của Luật thực các Hiệp định Vòng đàm phán Urugoay đã sửa đổi Mục 22 Luật Điều chỉnh Nông nghiệp năm 1933 nhằm cấm các hình thức hạn chế số lượng hoặc lệ phí đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ các thành viên của WTO. Từ khi thỏa thuận thành lập WTO có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1995 tới nay, chỉ có lúa mì được loại trừ khỏi lệnh cấm này. Tuy nhiên, quyền hạn chế nhập khẩu theo Mục 22 này vẫn tiếp tục được áp dụng với các nước không là thành viên WTO. Hạn chế nhập khẩu theo các luật môi trƣờng Dưới đây là qui định của một số luật chủ yếu của Hoa Kỳ có sử dụng những biện pháp hạn chế nhập khẩu để ép các chính phủ nước ngoài áp dụng những thông lệ bảo vệ cá heo, hải sản, chim rừng, và các loài động vật khác có nguy cơ bị diệt chủng. Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm và an toàn đối với tiêu dùng Theo thông luật bảo vệ người tiêu dùng (Common Law Consumer Protection) hay còn gọi là Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm (Products Liability Law), cơ quan luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ phải có trách nhiệm đối với thương tật và thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người sử dụng hoặc những người ở gần sản phẩm đó. Trách nhiệm sản phẩm thường dựa trên các nguyên tắc pháp lý về sự bất cẩn, vi phạm bảo hành hoặc trách nhiệm tuyệt đối. Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Act) CPSC được phép đề ra các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm liên quan
- 12 đến sự vận hành, thành phần, nội dung, thiết kế, sản xuất, hoàn tất, đóng gói và dán nhãn. Nguyên tắc chung là nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng là đối tượng của quy định này phải phát hành giấy chứng nhận khảng định hàng phù hợp với các tiêu chuẩn qui định và phải dán nhãn trên sản phẩm ghi rõ ngày và nơi sản xuất sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chứng nhận tuân thủ các luật lệ áp dụng và mô tả ngắn gọn các luật lệ đó. 2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ 2.2.1. Giai đoạn trước BTA Việt – Mỹ Kể từ năm 1994, sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này và hoạt động thương mại song phương đã bắt đầu có những bước phát triển mạnh mẽ và liên tục cả về mặt quy mô và tốc độ tăng trưởng. Việt Nam liên tục tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ con số 0 của năm 1994 lên mức vượt 1 tỷ USD vào năm 2001. Về cán cân thương mại song phương, nền kinh tế Việt Nam khai thác tốt thị trường tiêu thụ của Hoa Kỳ. Giai đoạn sau BTA Việt – Mỹ Giai đoạn 2001 – 2016, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng 31,14%/năm, đưa kim ngạch cuối kỳ lên 43,77 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu từng năm đều có mức tăng trưởng dương ngoại trừ năm 2009 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ở thị trường Hoa Kỳ. Nếu xét ở mức độ xuất siêu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ so với kim ngạch xuất khẩu thì quả thật đáng quan ngại nhưng khi nhìn ở bức tranh tổng thể lớn hơn thì Việt Nam chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn chưa đến 2% so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ (1,94%, năm 2016). Ở chiều ngược lại, thị trường Hoa Kỳ chiếm đến gần ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã có sự chuyển biến
- 13 rõ rệt trong giai đoạn 2001 – 2016. Trong số 10 mã hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Hoa Kỳ xuất hiện một mã hàng khá mới và nhanh chóng chiếm được tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đó là mã hàng 85 bao gồm chủ yếu các sản phẩm điện thoại, điện tử và linh kiện. Tiếp đến là ngành hàng may mặc (mã hàng là 61 và 62), ngành hàng giày dép của Việt Nam (mã 64), đồ gỗ, nội thất và sản phẩm gỗ (mã 94), ngành thủy sản (mã 03). Các chỉ số thương mại hai nước khá tốt cho Việt Nam: hệ số PCA của Việt Nam với Hoa Kỳ hiện nằm trong khoảng 4 – 4,5 tức là mối quan hệ có lợi thế đối tác lớn; Chỉ số cường độ thương mại (TI) lớn hơn 1; Chỉ số tiềm năng thương mại (PT) cho thấy khoảng trống của thị trường nước nhập khẩu mà một nước xuất khẩu có thể khai thác; Chỉ số bổ trợ thương mại (TC) giữa Việt Nam với Hoa Kỳ trong 05 năm qua luôn ở mức có lợi. 2.3. Ảnh hƣởng của chính sách thƣơng mại quốc tế về hàng hóa của Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ 2.3.1. Một số thay đổi quan trọng trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam qua các thời kỳ Tổng thống - Chính sách bình thường hóa quan hệ - di sản thời cựu Tổng thống Bill Clinton (1993 – 2000) Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, nhờ vào chính sách bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập, tích cực duy trì và phát triển mạnh mẽ quan hệ về mọi mặt từ năm 1995 đến nay. Đây là những tín hiệu khả quan và tạo đà cho những chuyển biến quan trọng về mặt chính sách sau này. - Hiệp định BTA Việt Nam – Hoa Kỳ và thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương về gia nhập WTO – di sản chính sách thời cựu Tổng thống George W. Bush (2001 – 2008) Về chính sách thương mại, cựu Tổng thống Bush theo trường phái thúc đẩy thương mại tự do của Đảng Cộng hòa. BTA được thông qua là
- 14 hành lang pháp lý quan trọng mà hai nước đã ký kết tạo điều kiện cho thương mại song phương phát triển, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Với mức thuế nhập khẩu chuyển từ cột Non-NTR rất cao sang cột thuế NTR đã giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận được với thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI, mở ra một thời kì vàng về tăng trưởng xuất khẩu. Tiếp sau đó, với việc ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO, Hoa Kỳ đã trao quy chế PNTR cho Việt Nam. - Quan hệ đối tác chiến lược trong chính sách “Xoay trục về Châu Á” – di sản chính sách của cựu Tổng thống Barack Obama (2009 – 2016) Nhằm tạo khuôn khổ định hình hệ thống thương mại đa biên cho thế giới vào thế kỉ XXI, cựu Tổng thống Barack Obama đã phát triển một hiệp định FTA kiểu mới với tên gọi TPP mà Việt Nam là một thành viên. Điều đáng tiếc hơn là Tổng thống kế nhiệm đã phủ định hai di sản rất quan trọng mang dấu ấn Obama. 2.3.2. Ảnh hưởng tích cực Ngoài sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô, tốc độ tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu cùng những chỉ tiêu đánh giá khác, phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dưới tác động của chính sách thương mại thuận lợi của Hoa Kỳ còn được xem xét tác động chuyển hướng thương mại (trade diversion) và tác động tạo lập thương mại (trade creation). Hai tác động này thông thường diễn ra cùng nhau dù mức độ, tầm quan trọng của mỗi tác động sẽ thể hiện khác nhau. Tác động chuyển hướng thương mại thường diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn đầu mà một chính sách thương mại thuận lợi vừa có hiệu lực. BTA Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001 đã tạo ra hiện tượng chuyển hướng thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2001 – 2003 nhằm tận dụng các ưu đãi thuế quan từ quy chế NTR và các biện pháp phi thuế quan khác được dỡ bỏ. Nhờ có BTA, mức thuế quan mà hàng Việt Nam được hưởng khi
- 15 tiếp cận thị trường Hoa Kỳ giảm đáng kể từ mức thuế thông thường (non- NTR) ở mức hai chữ số xuống còn khoảng 3,5% thuế suất NTR trung bình năm 2001. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu định lượng và các quy định về kiểm soát tại biên giới cũng được dỡ bỏ với hàng hóa của Việt Nam. Do đó, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng lên đến gần ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào năm 2003. Tác động chuyển hướng thương mại còn được giải thích cụ thể thông qua tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, chỉ số lợi thế thương mại đối tác và chỉ số cường độ thương mại ở mức cao. Sau thời kỳ vàng của BTA, thị trường Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vẫn cao và là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tức là có tác động tạo lập thương mại thực sự. Hơn nữa, giai đoạn này bắt đầu phát sinh một số vụ kiện thương mại đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ đã làm giảm nhiệt của sự chuyển hướng thương mại. Về tác động tạo lập thương mại, sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu đi kèm với sự phát triển những mặt hàng xuất khẩu mới cho thấy chính sách thương mại thuận lợi giữa hai nước đã thật sự kiến thiết được dòng chảy thương mại song phương trong đó Việt Nam là nước đang phát triển và có chỉ số bổ trợ thương mại tốt cho thị trường Hoa Kỳ nên phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh hơn so với chiều thương mại ngược lại. Hoa Kỳ dù đã mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam thông qua việc cấp quy chế NTR năm 2001 và quy chế PNTR năm 2006 nhưng một số quy định quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ vẫn ở mức cao so với trình độ sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. 2.3.3. Ảnh hưởng tiêu cực Dù quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện và nồng ấm hơn rất nhiều nhưng các chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam không phải lúc nào cũng thuận lợi. Mức thuế quan thực sự (applied tariff rate) khá cao Theo báo cáo rà soát chính sách thương mại định kì trong khuôn
- 16 khổ WTO (Trade Policy Review – TPR), mức thuế quan thực sự của Hoa Kỳ giai đoạn 2010 – 2016 là 4,8% so với mức thuế quan danh nghĩa NTR là 3,2 – 3,5% (WTO 2010 và 2016C). Trong khi đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam còn có thuế quan thực sự cao hơn ở mức thuế bình quân hai chữ số như ngành hàng may mặc (11-13%) và da giày (12%) và hai ngành này chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ. Các rào cản phi thuế quan đa dạng và ngày càng nhiều Mặc dù được xem là nền kinh tế đầu tàu của thế giới và thúc đẩy xu hướng mở cửa, tự do hóa thương mại và đầu tư nhưng Hoa Kỳ vẫn xây dựng một hàng rào bảo hộ nền sản xuất nội địa. Các báo cáo rà soát chính sách thương mại Hoa Kỳ (định kỳ 2 năm/lần) đã cho thấy số liệu thống kê gia tăng về việc áp dụng ngày càng gia tăng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời, các vụ việc khiếu nại về các rào cản kỹ thuật có tác động hạn chế định lượng và các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ. Trung bình mỗi năm Hoa Kỳ có thêm 30 phán quyết đánh thuế chống bán phá giá và/hoặc thuế chống trợ cấp trong khi hàng trăm phán quyết đánh thuế trước đó vẫn duy trì hiệu lực thông qua cac đợt rà soát 5 năm/lần của điều khoản Hoàng hôn (Sunset Clause). Ví dụ: Việt Nam bị đánh thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng phi lê cá basa đông lạnh từ năm 2002 đến nay vẫn còn tiếp diễn. Đạo luật Nông nghiệp sửa đổi cũng là nội dung phát sinh tranh cãi, khiếu nại giữa Hoa Kỳ với các nước đối tác. Ngoài ra, mỗi ngành hàng phải đối mặt với những khó khăn đặc thù từ những chính sách phi thuế quan đa dạng và phức tạp của Hoa Kỳ. Ví dụ ngành hàng may mặc, da giày vấp phải những quy định ngày càng cao về chất lượng, an toàn sản phẩm. Kể từ ngày 1/1/2007 Hoa Kỳ chính thức dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may Việt Nam thì ngay lập tức sau đó chính phủ Hoa Kỳ lại áp dụng “cơ chế giám sát” đối với hàng may mặc Việt Nam như là một điều kiện để Việt Nam được hưởng PNTR. Sang năm 2009, khi mà cơ chế giám sát hàng may mặc Việt Nam của Hoa Kỳ chấm dứt thì ngày 15/08/2009, Quốc hội Hoa Kỳ chính thức thông qua đạo
- 17 luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng (Consumer Product Safety Improvement Act -CPSIA) và có hiệu lực đối với dệt may từ ngày 10/02/2010. Theo đạo luật này các lô hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải có giấy kiểm nghiệm của bên thứ ba xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng. Ngành hàng đồ gỗ và thủy sản đều có đặc điểm liên quan đến lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp nên một số đạo luật trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến cả 2 ngành hàng, chứ không phải chỉ từng ngành riêng biệt. Luật Lacey của Hoa Kỳ có hiệu lực từ 1/4/2010. Theo Lacey, khi xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ vào Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải khai báo rõ ràng nguồn gốc gỗ khai thác để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin chi tiết, trung thực về sản phẩm gỗ xuất khẩu cụ thể như hóa chất, hóa chất sử dụng trong các loại vải sử dụng trong đồ gỗ... theo một bản khai do phía Hoa Kỳ cung cấp và sẽ bị xử phạt nặng nếu phát hiện gian dối. Căn cứ đạo luật này, hành động lấy gỗ, khai thác, sở hữu, vận chuyển, bán hoặc xuất khẩu không tuân thủ quy định của luật pháp ở bất cứ quốc gia nào cũng được xem là vi phạm tại Hoa Kỳ. Chứng nhận FSC (chương trình toàn cầu kiểm định chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm) Đạo luật Farm Bill 2008 được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 18/6/2008 với 15 Chương và 600 mục, trong đó có 2 mục có khả năng tác động nhiều nhất đến thương mại với Việt Nam: Mục 8204- ngăn ngừa các hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp và mục 3301- gỗ xẻ từ cây lá kim (gỗ xẻ mềm). Đối với gỗ, sản phẩm gỗ và các sản phẩm có liên quan đến “thực vật”, Farm Bill 2008 đặt ra các quy định ngăn ngừa hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp. Cụ thể, mục 8204 quy định trong thương mại giữa các bang và với nước ngoài, cấm mọi hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển, mua bán bất kỳ thực vật nào được đốn hạ, thu hoạch, sở hữu, vận chuyển, hoặc mua bán trái với bất kỳ luật hoặc quy định của bất kỳ bang nào hoặc bất kỳ luật pháp nước ngoài nào về bảo vệ, quản lý thực vật hoặc về các loại thuế và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 292 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 104 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn