Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị "Cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" được nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu KTDL và cơ cấu lại KTDL ở phạm vi cấp Tỉnh; Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ HỮU PHƯƠNG C¥ CÊU KINH TÕ DU LÞCH TR£N §ÞA BµN TØNH QU¶NG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2023
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ HỮU PHƯƠNG C¥ CÊU KINH TÕ DU LÞCH TR£N §ÞA BµN TØNH QU¶NG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Đỗ Huy Hà 2. PGS, TS Ma Đức Khải HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Hữu Phương
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 21 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 30 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ DU LỊCH, CƠ CẤU LẠI KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 36 2.1. Một số vấn đề chung về kinh tế du lịch và cơ cấu kinh tế du lịch 36 2.2. Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 47 2.3. Cơ cấu lại kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 63 Chương 3 THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 86 3.1. Ưu điểm và hạn chế cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua 86 3.2. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 120 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2030 137 4.1. Quan điểm cơ cấu lại kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 137 4.2. Giải pháp cơ cấu lại kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 149 KẾT LUẬN 177 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 180 PHỤ LỤC 195
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 2 Cơ cấu kinh tế CCKT 3 Doanh nghiệp du lịch DNDL 4 Doanh nghiệp nhà nước DNNN 5 Hợp tác xã HTX 6 Khoa học công nghệ KHCN 7 Kinh doanh du lịch KDDL 8 Kinh tế du lịch KTDL 9 Kinh tế - xã hội KT-XH 10 Nhà xuất bản Nxb 11 Quốc phòng - an ninh QP-AN 12 Ủy ban nhân dân UBND DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 01 Bảng 3.1. Cơ cấu doanh thu chia theo loại hình du lịch tỉnh 86
- Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 02 Bảng 3.2. Cơ cấu lao động trong các loại hình du lịch của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 90 03 Bảng 3.3. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện vào các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 91 04 Bảng 3.4. Cơ cấu doanh thu du lịch chia theo vùng du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 94 05 Bảng 3.5. Cơ cấu vốn đầu tư du lịch phân chia theo vùng du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 96 06 Bảng 3.6. Cơ cấu doanh nghiệp du lịch phân theo vùng du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 100 07 Bảng 3.7. Cơ cấu doanh thu du lịch chia theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 101 08 Bảng 3.8. Cơ cấu doanh nghiệp du lịch phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 103 09 Bảng 3.9. Cơ cấu lao động ngành du lịch phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 105 10 Bảng 3.10. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện vào ngành du lịch phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 106
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Du lịch là một hoạt động xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Thời gian qua, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, nhu cầu đi du lịch của người dân ở mọi quốc gia, mọi địa phương đều gia tăng, làm cho du lịch trở thành một ngành kinh tế mang lại nhiều việc làm, lợi nhuận cho các quốc gia và địa phương biết khai thác tài nguyên du lịch của mình. Ở Việt Nam, du lịch được xem như là ngành “công nghiệp không khói”, một ngành kinh tế mũi nhọn nằm trong kế hoạch phát triển KT-XH và là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Ở một khía cạnh khác, một nền kinh tế muốn tăng trưởng phát triển thì cơ cấu kinh tế phải hợp lý, tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đặt ra của thời đại. Cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thông tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước. Trong quá trình đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó có cơ cấu KTDL, nhằm vừa tăng cường khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch, gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ du lịch trong cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo cho sự phát triển KT-XH và QP-AN của đất nước. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” với nhiều nội dung quan trọng, trong đó xác định rõ nhiệm vụ: “Hoàn thiện cơ cấu ngành du lịch, bảo đảm phát triển đồng bộ trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân” [, tr.4]. Điều đó nói lên tầm quan trọng của việc xây dựng cơ cấu KTDL hợp lý đối với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế đất nước. Quảng Ninh là tỉnh ven biển nằm ở phía Đông Bắc đất nước, có lợi thế và tiềm năng lớn về du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng địa hình đa dạng, phong phú, bờ biển kéo dài, không gian du lịch phân bố rộng từ biển, đảo đến rừng núi, với nhiều sản phẩm du lịch phong phú. Do đó, du lịch luôn được Quảng Ninh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, các kỳ Đại hội Đảng bộ
- 6 Tỉnh gần đây đã xác định và phấn đấu: “Đến năm 2030, xây dựng, phát triển Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế” [, tr. 9]. Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, đề án quan trọng, trong đó có đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Nghị quyết số 07- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia;… Đồng thời, thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, đề ra nhiều giải pháp hoàn thiện cơ cấu KTDL. Theo đó, bước đầu du lịch Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tích với những kết quả nổi bật, đã từng bước xây dựng cơ cấu KTDL hợp lý và ngày càng hoàn thiện hơn, trở thành địa chỉ du lịch hàng đầu, đón hàng triệu du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng (tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2022 đạt 11,6 triệu lượt, tăng 1,4 lần so với năm 2016; doanh thu du lịch năm 2022 đạt 22.600 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2016 [, tr. 363]). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém như: cơ cấu theo nội ngành được thể hiện ở các loại hình du lịch còn dàn trải, mất cân đối; cơ cấu theo vùng chưa tạo được dấu ấn riêng để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; cơ cấu theo thành phần kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế,…. Về góc độ lý luận, cơ cấu KTDL là vấn đề phức tạp, có liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực nên đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới góc độ, phạm vi khác nhau và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, xét ở phạm vi, cấp độ địa phương là Quảng Ninh, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, để chỉ ra sự cần thiết và đề xuất các quan điểm, giải pháp thúc đẩy quá trình cơ cấu lại KTDL một cách thực chất, hiệu quả. Với ý nghĩa đó, tác
- 7 giả lựa chọn đề tài: “Cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu KTDL và cơ cấu lại KTDL ở phạm vi cấp Tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước có liên quan và tìm ra khoảng trống khoa học mà đề tài luận án cần tập trung nghiên cứu. - Làm rõ những vấn đề lý luận về cơ cấu KTDL và cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: xây dựng quan niệm, xác định nội dung và các yếu tố tác động đến cơ cấu KTDL; khảo sát kinh nghiệm thực tiễn cơ cấu lại KTDL ở một số địa phương trong nước có điều kiện tương đồng và rút ra bài học đối với tỉnh Quảng Ninh. - Đánh giá đúng thực trạng ưu điểm, hạn chế cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Cơ cấu kinh tế du lịch. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Dưới góc độ tiếp cận của chuyên ngành kinh tế chính trị, luận án tập trung nghiên cứu cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo phương diện là cơ cấu kinh tế của ngành du lịch (thống nhất sử dụng thuật ngữ cơ cấu KTDL) gồm các nội dung: cơ cấu KTDL theo nội ngành (thể hiện ở
- 8 các loại hình du lịch), cơ cấu KTDL theo vùng (gồm vùng du lịch Hạ Long; vùng du lịch biên giới; vùng du lịch phía Tây; vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô), cơ cấu KTDL theo thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi thời gian: Thời gian khảo sát, thu thập số liệu, tư liệu từ năm 2016 đến 2022, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước về du lịch và cơ cấu kinh tế. Cơ sở thực tiễn Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đã được công bố; các số liệu khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh, đồng thời tiếp cận các số liệu, tư liệu trong các văn kiện, báo cáo tổng kết, báo cáo thống kê của các cơ quan chức năng Trung ương và của tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: đây là phương pháp được tác giả sử dụng ở cả 4 chương của luận án. Trong quá trình nghiên cứu các nội dung của luận án, tác giả luôn quán triệt và xem xét từng vấn đề trong quá trình vận động, phát triển và sự tương tác qua lại lẫn nhau; xây dựng luận án theo một logic chặt chẽ cả về hình thức và nội dung; giữa các chương, tiết có quan hệ chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau. Khi đánh giá ưu điểm hay hạn chế, cũng như đề xuất các giải pháp, tác giả căn cứ vào thực tế, bối cảnh, thời điểm và điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Với phương pháp này, luận án tập trung sử dụng chủ yếu ở chương 2 để xây dựng các khái niệm công cụ, khái
- 9 niệm trung tâm của luận án; phân tích nội dung, tiêu chí và xác định các yếu tố tác động đến cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, sử dụng trong khảo sát quá trình cơ cấu lại KTDL của một số địa phương trong nước để tìm ra những kinh nghiệm mà tỉnh Quảng Ninh có thể tham khảo nhằm cơ cấu lại KTDL một cách thực chất, hợp lý và hiệu quả. Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để làm rõ thực trạng, đánh giá ưu điểm, hạn chế của cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ 2016-2022; phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và rút ra những mâu thuẫn cần giải quyết để cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong cả 4 chương của luận án. Ở chương 1, tác giả phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan để làm rõ bản chất của cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu KTDL nói riêng, xu hướng hình thành cơ cấu KTDL. Từ đó, tác giả tổng hợp để xây dựng quan niệm, hình thành khung lý luận của chương 2. Tiếp đó, tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp những số liệu thu thập được để đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng và chỉ rõ ưu điểm, hạn chế của cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022 ở chương 3. Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp này để làm nổi bật quan điểm và luận giải các giải pháp cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 ở chương 4. Phương pháp logic - lịch sử: được tác giả sử dụng tại chương 1 để tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án theo logic đi từ những vấn đề chung đến nội dung cụ thể và theo tiến trình lịch sử. Đồng thời, được tác giả sử dụng ở chương 2 của luận án để xây dựng khung lý luận của luận án theo logic đi từ những quan niệm công cụ, hình thành quan niệm trung tâm, chỉ ra nội dung và tiêu chí làm căn cứ để đánh giá thực trạng ở chương 3. Theo đó, ở chương 3, tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế, cũng như căn cứ vào yếu tố tác động và thực trạng để tìm ra nguyên nhân, những rào cản đang cản trở quá trình cơ cấu lại KTDL mà tỉnh Quảng Ninh cần tập trung tháo gỡ.
- 10 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Được sử dụng trong cả 4 chương của luận án, nhằm kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và phát triển nó một cách hiệu quả nhất. 5. Những đóng góp mới của luận án Góp phần làm rõ quan niệm cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; làm rõ quan niệm cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chỉ ra những mâu thuẫn cần giải quyết từ thực trạng cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất quan điểm và các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm thúc đẩy cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về cơ cấu KTDL, cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy kinh tế chính trị ở các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm: Phần mở đầu; 4 chương (10 tiết); danh mục các công trình đã được công bố của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
- 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lại kinh tế Huang Maoxing, Li Junjun (2009), "Technology Choice, Upgrade of Industrial Structure and Economic Growth” (Lựa chọn công nghệ, nâng cấp cơ cấu công nghiệp và tăng trưởng kinh tế) []. Bài viết cho rằng, đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững nền kinh tế, cần phải lựa chọn phát triển công nghệ phù hợp và mức độ tích lũy của hệ thống công nghệ được lựa chọn trong nền kinh tế. Bài viết đã phân tích mối quan hệ bên trong giữa lựa chọn công nghệ, cơ cấu công nghiệp và tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình xây dựng với dữ liệu bảng điều khiển của 31 tỉnh của Trung Quốc từ năm 1991 đến 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, việc đổi mới công nghệ góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, cải thiện năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Các tác giả cũng đưa ra những giải pháp cơ bản xung quanh vấn đề công nghệ và đổi mới công nghệ với mong muốn góp phần đưa nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp của Trung Quốc nói riêng có bước phát triển mới, bền vững hơn. D J Fourie (2012), “The Restructuring of State-Owned Enterprises: South African Initiatives” (Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Những sáng kiến của Nam Phi) []. Bài viết cho biết, Nam Phi - một đất nước với hơn 300 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có hơn 20 tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực trong phạm vi cả nước, đóng góp của các tập đoàn này vào sự phát triển của đất nước là rất quan trọng, tuy nhiên đã dần bị cản trở bởi các vấn đề về cấu trúc và hoạt động. Vì vậy, Chính phủ Nam Phi đã quyết định tái cơ
- 12 cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Để thực hiện tái cơ cấu bốn tập đoàn kinh tế này, theo tác giả bài viết, Nam Phi đã đưa ra một số sáng kiến và giải pháp thực hiện như: tái cơ cấu kỹ thuật kinh doanh và tăng cường áp dụng các quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng và thoái vốn. James Brock (2013), The structure of American industry (Cơ cấu ngành công nghiệp của Hoa Kỳ) []. Cuốn sách đi sâu làm rõ, phân tích và so sánh cấu trúc ngành công nghiệp của Hoa Kỳ trước và sau cuộc đại suy thoái kinh tế năm 2008. Từ đó chỉ ra những ngành công nghiệp chủ lực, góp phần thúc đẩy kinh tế Hoa Kỳ bước qua khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cuốn sách cho rằng, những ngành công nghiệp chủ lực của Hoa Kỳ bao gồm công nghiệp dầu khí, công nghiệp điện, công nghiệp viễn thông,…. Đặc biệt nhất là ngành công nghiệp sản xuất, đây là ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ, đưa nền kinh tế của quốc gia này lên vị trí siêu cường về kinh tế trên thế giới. Cuốn sách cho thấy nội dung, cấu trúc và cơ cấu tổng thể, đồng bộ của ngành công nghiệp Hoa kỳ, khẳng định vị thế số 1 trong nền kinh tế của quốc gia này và trên thế giới. Michael Pettis (2013), Avoiding the fall: China’s Economic Restructuring (Tránh sự sụp đổ: Tái cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc) []. Cuốn sách đã chỉ ra hệ quả của mô hình tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là đang rót vốn vào các khoản đầu tư tồi tệ với quy mô chưa từng có, theo đó cần thiết phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Tác giả cuốn sách đã phân tích thực trạng quá trình tái cơ cấu kinh tế, trong đó có cơ cấu lại các ngành kinh tế ở Trung Quốc. Từ đó, đưa ra những nhận định và bài học có thể rút ra đối với các quốc gia khác trên thế giới nhằm tránh những sai lầm mà Trung Quốc đã gặp trong thực tiễn tái cơ cấu nền kinh tế. Chen-Te-Huang (2015), Policy restructuring of Agricultural and agricultural manpower in Taiwan, China (Chính sách tái cấu trúc về nhân lực
- 13 nông nghiệp và đất nông nghiệp ở Đài Loan, Trung Quốc) []. Trong cuốn sách, tác giả cho rằng, để đối phó với những vấn đề nghiêm trọng của quy mô trang trại nhỏ, sức lao động của nông nghiệp già cỗi và tình trạng thiếu những người kế nghiệp nông nghiệp; Chính phủ Đài Loan đã thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, nhằm tái cấu trúc lại hệ thống sản xuất nông nghiệp, như: phát triển kiến thức cho những người kế nghiệp nông nghiệp, thông qua Học viện Nông dân với chương trình đào tạo có tổ chức để phát triển tài năng nông nghiệp chất lượng cao, tăng cường kỹ năng quản lý và nâng cao nguồn nhân lực trong nông nghiệp; Chính phủ thực hiện chính sách trẻ hóa nông thôn; thực hiện chính sách cung cấp vốn đầu tư cho nông dân trẻ;…. Guo Ye, Lai Zhang Fu (2016), "Regional industrial restructuring under Macro-control Policies” (Cơ cấu lại khu vực công nghiệp dưới góc nhìn từ các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô) []. Bài viết đã nghiên cứu những tác động của các chính sách tài khóa và tiền tệ tới quá trình cơ cấu lại khu vực công nghiệp ở Trung Quốc. Đồng thời, khẳng định rằng ở các vùng, miền, địa bàn và khu vực khác nhau, sự ảnh hưởng và tác động của các chính sách trên tới cơ cấu lại các khu vực công nghiệp là khác nhau. Qua đó, nhóm tác giả đã đề xuất những khuyến nghị các chính sách tài khóa và tiền tệ khác nhau đối với từng khu vực công nghiệp; chú trọng việc tối ưu hóa cơ cấu chi tiêu của chính quyền các địa phương và cơ chế phối hợp của tài chính công và tài chính phát triển, để hướng tới thúc đẩy quá trình cơ cấu lại khu vực công nghiệp ở Trung Quốc thời gian tiếp sau. Arne Isaksen (2019), "Regional industrial restructuring resulting from individual and system agency” (Cơ cấu lại ngành công nghiệp khu vực tư nhân và hệ thống chính sách) []. Bài viết thảo luận về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế vùng, trong đó chú trọng mở rộng và nâng cấp các ngành công nghiệp hiện có ở các vùng kinh tế; đa dạng hóa các ngành
- 14 công nghiệp hiện có và hình thành các ngành công nghiệp mới. Cùng với đó, nội dung bài viết cũng chỉ rõ việc tái cơ cấu theo hướng hình thành các ngành công nghiệp mới dựa trên lợi thế vùng được ưu tiên, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả các doanh nghiệp tư nhân và chính phủ, nhất là việc phát huy vai trò của chính phủ trong xây dựng cơ chế, chính sách và khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành công nghiệp. Fengkai Zhu, Fengrong Zhang, Xinli Ke (2020), “Rural industrial restructuring in China’s metropolitan suburbs: Evidence from the land use transition of rural enterprises in suburban Beijing” (Cơ cấu lại công nghiệp nông thôn ở các vùng ngoại ô đô thị của Trung Quốc: Bằng chứng từ quá trình chuyển đổi sử dụng đất của các doanh nghiệp nông thôn ở ngoại ô Bắc Kinh) []. Trong bài viết, các tác giả đã phân tích quá trình chuyển đổi sử dụng đất của các doanh nghiệp nông thôn ở ngoại ô Bắc Kinh bằng chỉ số doanh nghiệp nông thôn và khám phá các đặc điểm không gian, thời gian của việc cơ cấu lại kinh tế công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa. Nghiên cứu đó đã chỉ ra, việc chuyển đổi sử dụng đất đã giải phóng mạnh mẽ nhu cầu về chính sách đối với việc cải cách hệ thống đất xây dựng nông thôn ở các vùng ngoại ô đô thị của Trung Quốc. Xiao You, Peng Wang (2021), “Economic effects analysix of environmental regulation policy in the process of industrial structure upgrading: Evidence from Chinese provincial panel data” (Phân tích tác động kinh tế của chính sách điều tiết môi trường trong quá trình nâng cấp cơ cấu ngành công nghiệp: Bằng chứng từ dữ liệu hội đồng cấp tỉnh của Trung Quốc) []. Nghiên cứu này nhằm tìm ra con đường phát triển bền vững cho kinh tế Trung Quốc thông qua việc tối ưu hóa cơ cấu kinh tế công nghiệp bằng các quy định về môi trường. Thông qua khảo sát 30 tỉnh ở Trung Quốc từ 2007 đến năm 2016 để kiểm tra thực nghiệm hiệu quả kinh tế của các chính
- 15 sách điều tiết môi trường đối với việc nâng cấp cơ cấu kinh tế công nghiệp. Kết quả cho thấy, các chính sách điều tiết môi trường đa dạng có thể đẩy nhanh sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế công nghiệp khu vực và tác động của các chính sách điều tiết môi trường đối với việc nâng cấp cơ cấu kinh tế công nghiệp là đáng kể. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh tế du lịch, cơ cấu kinh tế du lịch và cơ cấu lại kinh tế du lịch Jo Chau Vu, Lindsay Turner (2009), “The Economic Structure of World Tourism” (Cơ cấu kinh tế của du lịch thế giới) []. Bài viết đề cập đến sự gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế của các khu vực trên thế giới với ngành du lịch của các quốc gia. Theo các tác giả, du lịch quốc tế là một hình thức thương mại đại diện cho xuất khẩu là khách du lịch. Đồng thời, các tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng và làm rõ sự thành công của việc phát triển xuất nhập khẩu du lịch trong tiến trình phát triển nền kinh tế. Cùng với đó, bài viết cũng cho rằng hầu hết du lịch quốc tế trong các khu vực trên thế giới đều chảy từ thế giới phát triển sang thế giới kém phát triển và tạo thành một quá trình thu nhập ngoại hối từ các nền kinh tế phát triển đến kém phát triển. Quan trọng hơn, bài viết xem xét câu hỏi về những quốc gia nào được liên kết kinh tế trong ngành du lịch thế giới và phân tích cơ cấu của mối liên kết này. Rebecca Maria Torres (2011), “Tourism and Agriculture: Geographies of Consumption, Production and Rural Restructuring” (Du lịch và Nông nghiệp: dư địa về tiêu dùng, sản xuất và tái cơ cấu nông thôn) []. Theo tác giả, nền nông nghiệp có lịch sử lâu đời nhất và cơ bản nhất của nền kinh tế toàn cầu, trong khi du lịch là một trong những ngành mới và lan rộng nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trước những vấn đề biến đổi khí hậu, giá cả thực phẩm tăng cao, … thì du lịch đã mở ra cơ hội mới cho những nhà sản xuất nông thôn dưới hình thức du lịch sinh thái. Tác giả bài viết cho rằng mối liên kết giữa nông nghiệp và
- 16 du lịch sẽ là cơ sở cho các giải pháp mới ở nhiều nước; đồng thời xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến bản chất của mối quan hệ này và tìm hiểu các con đường để các mối quan hệ hiệp lực giữa nông nghiệp với du lịch được diễn ra thuận lợi. Các mối quan hệ này được tác giả trình bày thông qua các nghiên cứu tình huống từ nhiều quốc gia, tiêu biểu như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Mexico,…. Raoul Bianchi (2017), “The political economy of tourism development: A critical review” (Kinh tế chính trị của phát triển du lịch: Một đánh giá quan trọng) []. Bài viết đánh giá các cách tiếp cận lý thuyết khác nhau trong kinh tế chính trị và ứng dụng của chúng vào việc phân tích sự phát triển du lịch, đồng thời, xem xét sự chuyển đổi của việc điều tra và theo dõi sự phát triển du lịch trong kinh tế chính trị dựa trên các phân tích khác nhau về kỹ thuật, kinh nghiệm và sự đóng góp của du lịch đối với sự phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, bài viết nhấn mạnh những tiến bộ trong việc áp dụng lý thuyết kinh tế chính trị và tư duy của C. Mác vào văn hóa du lịch. Điều đó, báo trước một tương lai đầy hứa hẹn cho kinh tế chính trị. Erdinc Cakmak, Rico Lie, Scott McCabe (2018), “Reframing informal tourism entrepreneurial practices: Capital and field relations structuring the informal tourism economy of Chiang Mai” (Tái cấu trúc các doanh nghiệp du lịch phi chính thức: Cấu trúc mối quan hệ về vốn và các lĩnh vực kinh tế du lịch phi chính thức của Chiang Mai) []. Bài viết xem xét các loại vốn do các doanh nhân du lịch phi chính thức sở hữu và xác định giá trị của chúng trong các mối quan hệ, nhằm đánh giá vai trò và những đóng góp của họ cho hệ thống du lịch Thái Lan. Cùng với đó, bài viết xác định tính năng động, tích cực, linh hoạt và biểu tượng của các doanh nhân phi chính thức. Những điều này liên quan đến cấu trúc, điều kiện, quyết định và đóng góp của các doanh nhân cho các điểm đến du lịch. Đồng thời, phân tích tầm quan trọng của lao động, sự hợp tác giữa các doanh nhân phi chính thức, nhà hoạch định chính sách du lịch và các bên liên quan khác.
- 17 Tarik Dogru, Marchio, Umit Bulut, Courtney Suess (2019), “Climate change: Vulnerability and resilience of tourism and the entire economy” (Biến đổi khí hậu: Tính dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi của du lịch và toàn bộ nền kinh tế) []. Bài viết đề cập đến sự ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch và nền kinh tế. Sự biến đổi và khắc nghiệt của thời tiết đã tác động, làm thay đổi, “tổn thương” các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, theo các tác giả tác động của biến đổi khí hậu đối với du lịch vẫn chưa được định lượng một cách sâu rộng và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của du lịch không thể so sánh với các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Nghiên cứu này xem xét mức độ dễ bị tổn thương và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Kết quả cho thấy, tác động của việc dễ bị tổn thương lớn hơn nhiều so với khả năng phục hồi. Điều đó cho thấy, trước tác động lớn của biến đổi khí hậu thì du lịch dễ bị tổn thương hơn nhưng lại có khả năng chống chịu cao hơn so với nền kinh tế và sự ảnh hưởng của những tác động này luôn là khác nhau giữa các quốc gia. Alan A. Lew, Joseph M. Cheer, Michael Haywood (2020), “Visions of travel and tourism after the global Covid-19 transformation of 2020” (Tầm nhìn của du lịch và sự chuyển đổi của du lịch toàn cầu năm 2020 sau Covid-19) []. Bài viết này là sự phản ánh của các học giả du lịch về những tác động ban đầu của đại dịch Covid-19 đối với thế giới, trong đó du lịch là một trong những lĩnh vực chịu tác động đáng kể nhất. Tuy nhiên, thay vì phân tích tác động của Covid- 19 đối với các địa điểm và lĩnh vực du lịch thì bài viết tập trung vào tầm nhìn về cách các sự kiện đại dịch năm 2020 đang góp phần vào sự chuyển đổi đáng kể, có ý nghĩa tích cực đối với hành tinh nói chung, du lịch nói riêng. Đây không phải là sự quay trở lại “bình thường” đã tồn tại trước đây - mà thay vào đó là tầm nhìn về cách thế giới đang thay đổi, phát triển và biến đổi.
- 18 Albert Assaf, Raffaele Scuderi (2020),“Covid-19 and the recovery of the tourism industry” (Covid-19 và sự phục hồi của ngành du lịch) []. Các tác giả cho rằng sự bùng phát Covid-19 là một trong những đại dịch có tác động và bi thảm nhất trong thời hiện đại, đồng thời cho rằng việc cứu người là ưu tiên tuyệt đối, cùng với đó là cần phải bắt đầu giải quyết quá trình phục hồi cho ngành du lịch trong bối cảnh vẫn tiếp tục tồn tại nhiều hạn chế. Bài viết đi sâu phân tích về cuộc khủng hoảng do dịch bệnh gây ra đối với ngành du lịch cả trong quá khứ và hiện tại. Đồng thời, bài viết khẳng định cuộc khủng hoảng do Covid-19 hiện nay là một trong những cuộc khủng hoảng gây thiệt hại lớn nhất. Cùng với đó, bài viết cũng đưa ra các chiến lược mà ngành du lịch có thể áp dụng để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện “bình thường mới” sau đại dịch. Chunliu Gao, Li Cheng (2020), “Tourism - driven rural spatial restructuring in the metropolitan fringe: Anempirical observation” (Cơ cấu lại không gian nông thôn theo định hướng du lịch ở vùng ven đô thị: Quan sát thực nghiệm) []. Bài viết đề cập tới cơ cấu lại không gian nông thôn và quá trình xây dựng khung cơ cấu lại không gian nông thôn theo định hướng du lịch ở Trung Quốc. Bằng việc sử dụng phương pháp thực địa và nghiên cứu điển hình ở làng Qinggangshu để cho thấy cơ cấu lại không gian nông thôn theo định hướng du lịch là kết quả của các lực lượng bên trong và bên ngoài. Theo tác giả, một khi hoàn thành tái cấu trúc không gian thì kinh tế và văn hóa xã hội ở nông thôn cũng sẽ được tái cấu trúc, các yếu tố thúc đẩy cơ cấu lại không gian nông thôn rất đa dạng và diễn ra ở các giai đoạn khác nhau. Do đó, bài viết cho rằng, Chính phủ nên áp dụng mô hình quản lý từng bước, huy động có đồng bộ mọi tầng lớp, mọi lực lượng tham gia xây dựng để thực hiện phát triển nông thôn bền vững. Ender Demir, Giray Gozgor, Sudharshan Reddy Paramati (2020), “To what extend economic uncertainty effects tourism investments? Evidence from
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 629 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 840 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 458 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 294 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 269 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn