intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: Dopamine Grabbi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn khía cạnh lý luận về kinh tế du lịch các tỉnh thuộc vùng địa lý của quốc gia; phân tích thực trạng KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SOUKANH BOUTHAVONG KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2021
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SOUKANH BOUTHAVONG KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 9 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS. NGÔ TUẤN NGHĨA 2. TS. LÊ BÁ TÂM HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Soukanh Bouthavong
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Các công trình nghiên cứu bàn về kinh tế du lịch 11 1.2. Những kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về kinh tế du lịch 27 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH Ở CẤP TỈNH THUỘC VÙNG ĐỊA LÝ CỦA QUỐC GIA 30 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kinh tế du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội ở cấp tỉnh thuộc vùng địa lý của quốc gia 30 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng tới kinh tế du lịch của các tỉnh trong vùng địa lý của quốc gia 45 2.3. Kinh nghiệm phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong kinh tế du lịch của nước ngoài và một số địa phương của Lào 64 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 77 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới kinh tế du lịch của các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 77 3.2. Tình hình kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 80 3.3. đánh giá chung về kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ và những vấn đề đặt ra 104 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030 120 4.1. Bối cảnh, phương hướng phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030 120 4.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030 128 KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ADB Ngân hàng phát triển châu Á ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á CHDCND Lào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DL Du lịch FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia KT-XH Kinh tế - xã hội KTDL Kinh tế du lịch LĐ Lao động LLSX Lực lượng sản xuất MICE Du lịch kết hợp Hội nghị, Hội thảo, Hội họp, Triển lãm MLC Mê Kông - Lan thương NGO Tổ chức phi chính phủ ODA Viện trợ phát triển chính thức PCI Quy mô sản lượng bình quân trên đầu người SP Sản phẩm TAT Tổng cục du lịch Thái Lan UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNICEP Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc UNWTO Tổ chức du lịch thế giới USD Đô la Mỹ VAT Thuế giá trị gia tăng WB Ngân hàng thế giới WTTC Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Nam Trung Bộ (2016-2020) 79 Bảng 3.2: Cơ cấu lao động trong ngành kinh tế các tỉnh Nam Trung Bộ 82 Bảng 3.3: Các cơ sở lưu trú của các tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2019) 85 Bảng 3.4: Các nhà hàng và cơ sở ăn uống giải trí của các tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2019) 86 Bảng 3.5: Sự phân bố tài nguyên du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ (2019) 92 Bảng 3.6: Nguồn vốn đầu tư vào các tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2020) 97 Bảng 3.7: Sản phẩm du lịch của các tỉnh Nam Trung Bộ (2016-2020) 106 Bảng 3.8: Lượng khách du lịch đến các tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2019) 107 Bảng 3.9: Doanh thu từ du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2019) 110 Bảng 3.10: Doanh thu từ một số mặt hàng quan trọng (2015-2019) 110 Bảng 4.1: Lượng khách du lịch quốc tế và thu nhập của du lịch Lào (2015-2020) và dự báo 2025 123
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế du lịch (KTDL) có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Kinh tế du lịch là ngành kinh tế ngày càng được tập trung chú ý phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP của các nền kinh tế thị trường phát triển. Kinh tế du lịch phát triển sẽ tạo thêm việc làm; tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu nhập quốc dân; thu hút đầu tư; thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hoạt động của ngành kinh tế du lịch vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân vừa đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, góp phần giới thiệu tiềm năng và thế mạnh của đất nước với bạn bè quốc tế. Kinh tế du lịch không những đem lại lợi ích kinh tế mà còn đem lại hiệu quả cả về mặt văn hóa - xã hội sâu sắc. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, đời sống kinh tế phát triển, nhu cầu tham gia du lịch ngày càng tăng nhanh. Do vậy, tất cả các nước trên thế giới đều coi trọng phát triển kinh tế du lịch nhằm khai thác và phát huy tốt tiềm năng trong nước để thu hút tiền tệ; và coi kinh tế du lịch là ngành “công nghiệp không khói”, có giá trị kinh tế cao. Đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), sau hơn 35 năm đổi mới, nền kinh tế đã đạt được những thành công to lớn về nhiều mặt và có ý nghĩa rất quan trọng. Trong đó, có ngành kinh tế du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh, được Nhà nước Lào đặc biệt quan tâm. Đảng và Nhà nước Lào đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp cụ thể đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch phù hợp với từng giai đoạn. Với xu thế chung đó, các địa phương trong cả nước đều tập trung đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, coi đây là hướng đi mũi nhọn để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương. Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào bao gồm 3 tỉnh: Bo Li Khăm Xay, Khăm Muôn và Sa Văn Na Khết, thuộc tiểu vùng sông Mê Kông và hành lang kinh tế Đông Tây. Đây là khu vực lãnh thổ có nhiều tiềm năng, có lợi thế về du lịch với sự đa dạng về thiên nhiên, văn hóa. Về vị trí địa lý, phía Đông giáp với Việt Nam, phía Tây giáp với Thái Lan, phía Nam giáp với tỉnh Sa La Văn, phía Bắc giáp với tỉnh Xay Sổm Bun, Xiêng Khoảng và Thủ đô Viêng Chăn. Trong vùng có 2 cầu cửa
  8. 2 khẩu quốc tế với Thái Lan và có 3 cửa khẩu quốc tế với Việt Nam; có đường hàng không nội địa, đường thủy, có quốc lộ số 13 và sông Mê Kông trải qua. Với thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông vận tải, cùng với những di tích lịch sử nhân văn và tài nguyên thiên nhiên, rừng núi, sông ngòi phong phú nổi tiếng đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào phát huy được lợi thế và có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế du lịch. Trong những năm qua, KTDL của các tỉnh Nam Trung Bộ đã được các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền chú ý quan tâm, mở rộng, phát triển và đã thu được một số thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng du khách, doanh thu từ du lịch cũng như sự đóng góp của ngành trong cơ cấu kinh tế của vùng Nam Trung Bộ rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc phát triển KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ của nước CHDCND Lào hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế cả về khía cạnh lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất, cụ thể như: chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch còn yếu; công tác quản lý hoạt động du lịch còn nhiều yếu kém; chưa có kế hoạch phát triển kinh tế du lịch một cách bài bản; sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú, đa dạng; các tài nguyên du lịch chưa được tôn tạo và khai thác một cách hiệu quả; kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu du khách; tốc độ tăng trưởng còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; mối quan hệ liên kết chưa thật sự vững chắc; tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch trên thị trường chưa cao. Vấn đề đặt ra rất cần thiết là làm thế nào để cung cấp cơ sở khoa học toàn diện để khắc phục các hạn chế nêu trên, đồng thời hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích thực trạng phát triển KTDL một cách toàn diện. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào. Xuất phát từ lý do như vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế - chính trị này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn khía cạnh lý luận về kinh tế du lịch các tỉnh thuộc vùng địa lý của quốc gia; phân tích thực trạng KTDL các tỉnh Nam
  9. 3 Trung Bộ nước CHDCND Lào, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về kinh tế du lịch của các địa phương cấp tỉnh theo cách tiếp cận lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cấu thành kinh tế du lịch. Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong kinh tế du lịch. - Phân tích thực trạng KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào theo cấu trúc lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. - Đề xuất phương hướng và giải pháp để tiếp tục thúc đẩy phát triển triển KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào đến năm 2030 theo cách tiếp cận cấu thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nêu trên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh tế du lịch với hai cấu thành biểu hiện là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gắn với cấp độ địa phương là các tỉnh trong vùng địa lý của quốc gia. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Khi nghiên cứu về kinh tế du lịch, có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong luận án này, kinh tế du lịch được tiếp cận và phân tích với cấu thành khái quát theo hai thành tố tổng hợp bao gồm: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cách tiếp cận này xem xét theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Theo đó, kinh tế du lịch được xem là một ngành kinh tế trong đó bao hàm sự thống nhất biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. + Phạm vi nghiên cứu về nội dung Luận án tập trung nghiên cứu khía cạnh lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong KTDL. Tuy nhiên giới hạn ở phạm vi theo cách tiếp cận kinh tế chính trị Mác - Lênin như sau:
  10. 4 Căn cứ trên cơ sở lý luận của kinh tế chính trị Mác - Lênin, với một ngành kinh tế của một quốc gia hay địa phương nhất định, đều có sự thống nhất biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. * Lực lượng sản xuất trong kinh tế du lịch Về mặt lý luận chung, lực lượng sản xuất bao gồm sự thống nhất biện chứng của hai cấu phần cơ bản gồm: Lực lượng người lao động và tư liệu sản xuất. - Trong lực lượng người lao động bao gồm nhiều bộ phận người lao động khác nhau tùy thuộc vào phân công lao động xã hội như: nhóm nhân lực quản lý; nhóm nhân lực lao động sản xuất trực tiếp, gián tiếp..v.v. - Tư liệu sản xuất bao hàm hai nhóm thành tố: tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động là bộ phận lực lượng sản xuất được con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Tư liệu lao động là cánh tay nối dài của người lao động. Tư liệu lao động bao gồm rất nhiều các bộ phận như công nghệ, thiết bị, công cụ, dụng cụ, nhà xưởng, vật kiến trúc, kết cấu hạ tầng..v.v. Đối tượng lao động là bộ phận lực lượng sản xuất mà người lao động sẽ tác động vào để cải biến chúng thành các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. Theo nghĩa đó, tuỳ thuộc vào lĩnh vực lao động, ngành nghề, hoạt động kinh tế mà chỉ ra những hình thức cụ thể của chúng. Với cách tiếp cận như vậy, trong luận án này cố gắng khám phá theo hai khía cạnh khái quát nêu trên. Xét trong kinh tế du lịch, các thành tố cơ bản thuộc lực lượng sản xuất được nghiên cứu trong luận án này bao gồm: - Nhóm thành tố nhân lực (con người) bao gồm: Nhân lực hoạt động kinh doanh, quản lý, lao động trong ngành kinh tế du lịch; Cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch. Bởi lẽ, cộng đồng dân cư là một trong những chủ thể tham gia vào lực lượng lao động cũng như khai thác lợi ích, bảo tồn các di tích hoặc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho du khách. Đối với du khách, là chủ thể thụ hưởng dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, du khách cũng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn di sản, phát triển kinh tế du lịch bền
  11. 5 vững thông qua hành vi tiêu dùng dịch vụ và sản phẩm du lịch của họ. Hành vi tiêu dùng dịch vụ và sản phẩm du lịch của du khách sẽ tác động trực tiếp tới sự nguyên trạng, bền vững hay hủy hoại tài nguyên du lịch. Xét về khía cạnh như vậy, du khách có thể đuợc xem xét như là lao động gián tiếp, một bộ phận lực lượng người trong cấu thành lực lượng sản xuất của kinh tế du lịch. Đây là cách tiếp cận đầy đủ hơn về vai trò của khách du lịch thay vì chỉ coi khách du lịch là chủ thể thụ hưởng dịch vụ du lịch đơn thuần. Đồng thời, số lượng du khách cũng là biểu hiện sinh động của sự phát triển kinh tế du lịch dưới tác động của lực lượng sản xuất. Với ý nghĩa đó, trong phân tích thực trạng về kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, luận án có minh họa số liệu về du khách để làm rõ hơn thực tế phát triển và vai trò của lực lượng sản xuất trong kinh tế du lịch tại các địa phương. - Nhóm thành tố tư liệu sản xuất của kinh tế du lịch bao gồm: Cơ sở vật chất ngành du lịch (công nghệ, thiết bị, công cụ; trụ sở, nhà hàng, khách sạn, điểm lưu trú; phương tiện vận tải, vận chuyển; tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể, tài nguyên du lịch vật thể, tài nguyên du lịch sinh thái…); kết cấu hạ tầng du lịch (giao thông, bến cảng, công trình đảm bảo an toàn…). Do điều kiện thống kê và thực tế trình độ phát triển của kinh tế du lịch tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nên trong luận án chỉ có thể minh họa được một số lĩnh vực cơ bản nhất trong cấu thành tư liệu sản xuất của kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào như cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, tài nguyên du lịch. Sự kết hợp giữa lực lượng người với tư liệu sản xuất trong kinh tế du lịch sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho du khách. Từ đó khi đánh giá kinh tế du lịch xét về phương diện lực lượng sản xuất và hiệu quả kinh tế - xã hội của sự kết hợp các thành tố trong lực lượng sản xuất không tách rời việc đề cập tới sự đa dạng của sản phẩm du lịch. Nghĩa là, sản phẩm du lịch tuy không phải là cấu thành trực tiếp lực lượng sản xuất song là chỉ tiêu biểu hiện của sự phát triển của kinh tế du lịch với tư cách là kết quả của sự thúc đẩy lực lượng sản xuất trong ngành kinh tế du lịch. Do đó, trong luận án này, khi phân tích các tiêu chí đánh giá kinh tế du lịch, có chỉ tiêu minh họa
  12. 6 về sản phẩm du lịch để làm nổi bật hơn sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kinh tế du lịch tại các tỉnh thuộc một vùng địa lý. * Quan hệ sản xuất trong kinh tế du lịch Về mặt lý luận, trong một nền kinh tế, một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh tế nhất định, quan hệ sản xuất là sự thống nhất biện chứng của các thành tố: Quan hệ sở hữu; Quan hệ quản lý; Quan hệ phân phối. - Về quan hệ sở hữu: Khi đề cập tới mặt quan hệ sở hữu trong ngành kinh tế nhất định có thể xem xét thông qua sự hiện diện của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: tư nhân, nhà nước, tập thể, có vốn đầu tư nước ngoài..v.v. Với ý nghĩa như vậy, trong luận án này, khi đề cập tới quan hệ sở hữu, luận án xem các thành phần kinh tế gắn với các chủ thể thuộc các thành phần đó là biểu hiện của quan hệ sở hữu. - Về quan hệ quản lý: Tiếp cận theo chuyên ngành kinh tế chính trị Mác - Lênin, quan hệ quản lý nhấn mạnh vai trò quản lý của Nhà nước. Do đó, trong phân tích mặt quan hệ quản lý, luận án nêu và chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước (của chính quyền các địa phương cấp tỉnh) về kinh tế du lịch. - Về quan hệ phân phối: Trong kinh tế du lịch, khía cạnh phân phối được xem xét từ góc độ phân phối thu nhập từ hoạt động kinh tế du lịch. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc thực hiện phân phối thông qua phân phối giá trị. Cho nên, khía cạnh thu nhập, các quan hệ lợi ích được xét như là biểu hiện của quan hệ phân phối trong quan hệ sản xuất trong kinh tế du lịch của các địa phương cấp tỉnh trong một vùng địa lý. Đồng thời, cũng do sự hạn chế về số liệu, nên luận án mới bước đầu tiếp cận thực trạng ở khía cạnh doanh thu (biểu hiện bước đầu của thu nhập doanh nghiệp); thu nhập của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư thuộc các khu vực có hoạt động du lịch phát triển. + Phạm vi về không gian nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào, bao gồm 3 tỉnh: Bo Li Khăm Xay, Khăm Muôn và Sa Văn Na Khết.
  13. 7 Về không gian các tỉnh Nam Trung Bộ, nuớc CHDCND Lào, đây thực tế là vùng địa lý. Nên trong luận án này, không xem xét như một vùng kinh tế - xã hội. Các tỉnh trong vùng địa lý có sự liên hệ về mặt địa lý, lãnh thổ, khả năng liên kết chuỗi các sản phẩm theo tua, tuyến du lịch nên được xem xét trong nghiên cứu trong luận án này. Do trình độ phát triển của thống kê số liệu còn hạn chế, chưa có số liệu thống kê chung của cả ba tỉnh nêu trên, nên trong luận án này, khi phân tích thực trạng, luận án sử dụng số liệu thống kê của từng địa phương để minh họa trong các bảng số liệu. Về không gian quốc gia tham khảo kinh nghiệm, luận án tập trung tham khảo kinh nghiệm của ba quốc gia trong khu vực ASEAN là Thái Lan, Việt Nam, Singapore. Lý do lựa chọn ở đây là trong ba quốc gia nêu trên thì Thái Lan và Việt Nam có nhiều điều kiện tương đồng cho việc phát triển kinh tế du lịch như ở các tỉnh Nam Trung Bộ của Lào. Trường hợp Singapore là quốc gia có kinh nghiệm hữu ích về tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế du lịch hiện đại có thể tham khảo cho sự phát triển KTDL của các tỉnh Nam Trung Bộ của Lào. + Phạm vi về thời gian nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào từ năm 2015 tới năm 2020 Định hướng phát triển kinh tế du lịch đến năm 2025; tầm nhìn đến 2030. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là lý luận về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất của kinh tế chính trị Mác - Lênin; các lý thuyết về kinh tế du lịch hiện đại (lý thuyết về du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch bền vững, lý thuyết về chuỗi du lịch, lý thuyết về vai trò của kinh tế du lịch, lý thuyết về tài nguyên du lịch). Đồng thời, luận án dựa trên hệ thống lý luận thể hiện trong các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào về kinh tế du lịch. Cùng với đó, luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận đã được công bố của những công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án.
  14. 8 4.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận cho việc nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. * Phương pháp nghiên cứu tài liệu, số liệu: Để nghiên cứu, phân tích tài liệu, số liệu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, luận án sử dụng các phương pháp truyền thống của khoa học xã hội nói chung và của chuyên ngành kinh tế chính trị nói riêng cụ thể như: trừu tượng hóa khoa học, logíc kết hợp với lịch sử, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, mô hình hóa và dự báo để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. * Sự sử dụng các phương pháp nghiên cứu Việc sử dụng các phương pháp được thể hiện trong quá trình nghiên cứu của luận án cụ thể như sau: - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin: là phương pháp luận chung, được sử dụng xuyên suốt các chương trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài luận án. - Phương pháp hệ thống hóa: sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận của các công trình đã công bố. Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 2 của luận án. - Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh, logíc kết hợp với lịch sử, trừu tượng hóa khoa học: luận án nghiêu cứu một số công trình trong nước và nước ngoài có liên quan đến kinh tế du lịch, từ đó xây dựng khung lý thuyết, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch và rút ra bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào. Các phương pháp này được sử dụng trong các chương 1, 2, 3 của luận án. - Phương pháp thống kê, mô hình hóa, so sánh, logíc kết hợp với lịch sử: để sử dụng phân tích những nguồn số liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các Bộ, Ban, Ngành, Cục, báo cáo tổng kết và các số liệu, tư liệu từ khảo sát các Sở, tỉnh/thành phố ở các tỉnh Nam Trung Bộ v.v.. Với phương pháp phân tích, thống kê dưới các dạng bảng, biểu đồ để đánh giá thực trạng KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ
  15. 9 nước CHDCND Lào, kết hợp với phương pháp so sánh để đánh giá mức độ phát triển KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ. Các phương pháp nêu trên được sử dụng trong chương 2 và 3 của luận án. - Phương pháp dự báo: sử dụng để dự báo các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế du lịch trong tương lai như dự báo tình hình và những biến động trong nước và nước ngoài, nhu cầu thị trường, xu hướng chuyển dịch khách du lịch, tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ trong và ngoài nước đến phát triển kinh tế du lịch của các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào trong ngắn hạn và dài hạn, để xác định và đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp. Phương pháp dự báo được sử dụng trong chương 4 của luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án - Khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh tế du lịch ở các tỉnh của vùng địa lý thuộc một quốc gia tiếp cận chuyên ngành kinh tế chính trị theo cấu trúc lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như một chính thể phân biệt với cách quan sát thông thường về cấu trúc loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch. Cách quan sát cấu trúc loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch chỉ cho thấy khía cạnh bề nổi của kinh tế du lịch, thấy được kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất mà không quan sát rõ được nguyên nhân sâu xa của kết quả đó chính là bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành kinh tế du lịch. Do đó, cách tiếp cận cấu thành lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cho phép thấy được bản chất hơn, sâu sắc hơn trình độ phát triển, mức độ bền vững của kinh tế du lịch đồng thời thấy được rõ hơn tính tất yếu phát triển của kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong quốc gia. Đồng thời, cách tiếp cận cấu thành lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cho phép thấy được cơ sở lý luận khoa học của việc cần phải tác động vào những thành tố nào để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch từ trong bản chất của ngành công nghiệp không khói này thay vì chỉ dựa trên các quan sát bề nổi trong những thời điểm nhất định. Từ đó, luận án đã nêu ra khái niệm, đặc điểm, những tác động của KTDL đối với phát triển kinh tế - xã hội theo cách tiếp cận nêu trên. Các nội dung, tiêu chí đánh giá, những nhân tố ảnh hưởng tới KTDL và một số bài học kinh nghiệm về phát triển KTDL của nước
  16. 10 Singapore, Thái Lan, Việt Nam được chọn lọc để tham khảo cho KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nói riêng và Lào nói chung. - Luận án đã tiến hành phân tích nổi bật thực trạng về khía cạnh lực lượng sản xuất KTDL, khía cạnh quan hệ sản xuất KTDL của các tỉnh Nam Trung Bộ, CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, luận án thực hiện đánh giá, làm rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân và chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào. Đây là bức tranh tổng thể về kinh tế du lịch của ba tỉnh Nam Trung Bộ, CHDCND Lào được mô tả một cách toàn diện và đầy đủ hơn so với các công trình đã công bố chỉ nghiên cứu về một địa phương hoặc một khía cạnh. - Luận án xây dựng được hệ mục tiêu và đề xuất được những phương hướng và giải pháp thích hợp, sát thực, khả thi để phát triển KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước CHDCND Lào đến năm 2030 theo cấu trúc tác động vào thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển đồng thời từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất trong kinh tế du lịch của các tỉnh Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới. Những giải pháp như vậy mang tính cơ bản và có cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc đối với việc phát triển kinh tế du lịch ở các địa phương ở Nam Trung Bộ, nước CHDCND Lào nói riêng và nước Lào nói chung. Đây là những kết quả nghiên cứu mới không trùng lắp với các công trình đã được công bố. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết. Cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế du lịch ở cấp tỉnh thuộc vùng địa lý của quốc gia Chương 3: Thực trạng kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030
  17. 11 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Kinh tế du lịch là một vấn đề hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu cũng như lãnh đạo, quản lý thực tiễn vì đặc trưng, vai trò đặc biệt của ngành công nghiệp không khói này đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia, địa phương. Do vậy, trong nhiều năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KTDL được công bố. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀN VỀ KINH TẾ DU LỊCH 1.1.1. Các công trình nghiên cứu bàn về vai trò của kinh tế du lịch Công trình “Handbook of Tourism Economics: Analysis, New Applications and Case Studies”“Cẩm nang Kinh tế du lịch: phân tích, ứng dụng mới và các nghiên cứu tình huống” của tác giả Clement A Tisdell [95]. Tác giả đã nêu ra một số nội dung mới rất quan trọng trong kinh tế du lịch như: sự cung cấp các dịch vụ trong DL, chi phí cơ hội trong kinh tế du lịch, nhu cầu trong DL, các phân khúc cụ thể trong ngành công nghiệp DL. Đồng thời, tác giả của cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu một số về sự đóng góp của DL vào phát triển kinh tế ở một số quốc gia như: nước Ấn Độ, nước Australia, nước Bồ Đào Nha, nước Nhật Bản và nước Trung Quốc cũng được quảng bá và giới thiệu trong nội dung của cuốn sách này. “Economic Impacts of Tourism Industry” “Các tác động về mặt kinh tế của ngành du lịch” của tác giả Fateme Tohidy Ardahaey được đăng trên International Journal of Business and Management [96]. Nội dung của công trình này nghiên cứu về các tác động kinh tế của ngành công nghiệp DL, chủ yếu là ở các quốc gia đang phát triển; các tác động đó gồm có cả trực tiếp trong ngành DL và gián tiếp đối với những ngành khác có liên quan. Kinh tế du lịch làm thay đổi số lượng, giá cả, mức thuế, dịch vụ, chất lượng hàng hóa ở nơi có hoạt động DL so với thời gian trước chưa xuất hiện hoạt động đó. Đồng thời tác giả của công trình nêu ra một số nội dung bài nghiên cứu đã nâng cao tầm DL trở thành ngành kinh tế mang tầm với ngành công nghiệp.
  18. 12 “Tourism and Sustainable Community Development” “Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững” của các tác giả Richards, G and Hall, D [99]. Nội dung trong công trình này, các tác giả thực hiện khảo sát tại một số nước nhằm tìm câu trả lời cho mối tương quan giữa ngành DL và phát triển cộng đồng dân cư. Từ đó các tác giả còn đánh giá phân tích những tác động của DL đến người dân địa phương trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa và môi trường. Đồng thời, các tác giả nghiên cứu sâu về mối quan hệ tương tác cũng như vai trò giữa ngành DL và cộng đồng dân cư trong phát triển bền vững, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo điều kiện cho dân cư được tham gia và có hưởng lợi nhiều hơn từ hoạt động DL. “Tourism in Developing Countries” “Du lịch ở các nước đang phát triển”, của các tác giả Martin Oppermann and Kye Sung Chon [98]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đánh giá phân tích sự phát triển DL ở các quốc gia và tập trung ở các quốc gia đang phát triển. Từ đó đi sâu nghiên cứu về quá trình phát triển ngành DL tại các quốc gia đang phát triển qua nhiều giai đoạn như: giai đoạn từ năm 1930 đến 1960, năm 1970 tới 1985 và năm 1985 tới 1993. Sau đó tác giả còn nghiên cứu và đánh giá mối quan hệ giữa Nhà nước và ngành DL tại các nước để phát triển DL. Trong mối quan hệ đó, tác giả cần có kế hoạch phát triển hợp lý và phù hợp. Cuốn sách “Kinh tế du lịch” Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, của hai tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa [6]. Nội dung chủ yếu của cuốn sách đã làm rõ một số khái niệm cơ bản về DL và khái quát những lịch sử hình thành, xu hướng phát triển và tác động KT-XH của DL. Từ đó, các tác giả đánh giá ngành DL Việt Nam từ khi ra đời nhất là từ khi đổi mới đến nay, đồng thời khẳng định vai trò của DL đổi với sự phát triển nền KT-XH của quốc gia và những khó khăn, hạn chế cả về chủ quan lẫn khách quan mà KTDL Việt Nam đang gặp phải. Trong đó, chỉ rõ những nguyên nhân mà KTDL Việt Nam phát triển chưa ổn định, thiếu bền vững, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng DL to lớn của đất nước Việt Nam. “Phát triển tài nguyên du lịch” Trường Đại học quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn, của hai tác giả Khăm Phú Phết Xay Sỉ và Sa Lớm Sắc Pha Bút Đí [66]. Nội dung của cuốn sách đã nêu ra khái niệm, những đặc điểm và vai trò của tài nguyên DL phong phú phục vụ cho phát triển DL; gồm có tài nguyên DL nhân
  19. 13 văn và tài nguyên DL tự nhiên. Trong đó, tập trung phân tích ý nghĩa và yêu cầu của nguyên tắc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên DL trong phát triển KTDL bền vững; để đảm bảo phát triển tài nguyên DL trong thời gian tới, theo tác giả cần có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hợp lý và có một số giải pháp phù hợp. “Cẩm nang tập huấn về thống kê du lịch và khách sạn” của tác giả Tha Vi Phết U La xây dựng [87]. Tác giả trình bày một số nội dung thống kê DL về số lượng khách DL và cơ sở lưu trú mấy năm gần đây có tốc độ tăng khá so với năm trước. Từ đó, tác giả nêu ra vai trò và tầm quan trọng về doanh thu từ DL. Doanh thu từ DL bao gồm tất cả các khoản thu do khách DL chi trả khi đến thăm quan, đó là doanh thu từ dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, lưu trú, vận chuyển hành khách, lệ phí vào điểm DL, mua sắm, khám sức khỏe và từ các dịch vụ khác… nói chung chỉ được đề cập ở mức độ rất hạn hẹp. Luận án Tiến sĩ “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh” của tác giả Nguyễn Đình Sơn [27]. Nội dung chính của luận án đã tập trung nghiên cứu khái quát một số vấn lý luận cơ bản về phát triển kinh tế du lịch kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh. Phân tích, đánh giá những đặc điểm và thực trạng phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc Bộ và sự tác động đến quốc phòng - an ninh; đồng thời nêu rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong quá trình phát triển KTDL ở vùng Bắc Bộ trong thời gian qua. Từ đó, tác giả đề xuất ra phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc Bộ kết hợp với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh trong những năm tới. “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình” Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Mạnh Cường [5]. Tác giả của luận án đã tập trung nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển DL bền vững, trong đó vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh được đánh giá hết sức quan trọng theo tiêu chí phát triển bền vững, cụ thể là bao gồm: Vai trò trong việc xây dựng chiến lược phát triển DL của tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững; Vai trò trong việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và phát
  20. 14 triển DL của tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững; Vai trò trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển DL của tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững; Vai trò trong việc thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý và kinh doanh DL của tỉnh theo tiêu chí bền vững. Từ đó, phân tích thực trạng về vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển DL bền vững của tỉnh Ninh Bình và đồng thời đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển DL ở tỉnh Ninh Bình. “Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020” Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Tư Lương [15]. Luận án tổng hợp, phân tích và đưa ra quan điểm tiếp cận, khái niệm về phát triển DL bền vững cũng như quan điểm về chiến lược phát triển DL bền vững, bên cạnh đó luận án cũng chỉ ra vai trò của chiến lược phát triển DL bền vững đối với phát triển KT-XH và môi trường của một địa phương. Phân tích các nội dung cơ bản chiến lược phát triển DL bền vững cấp địa phương bao gồm một số nội dung như: phân tích môi trường phát triển DL bền vững; xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạc phát triển DL của tỉnh theo hướng bền vững; xây dựng kế hoạch phát triển DL bền vững; xây dựng các thể chế, chính sách của tỉnh để thực hiện chiến lược phát triển DL bền vững; tổ chức thực hiện và điều chỉnh chiến lược. Đối với từng nội dung, luận án đã chỉ rõ các đặc điểm cơ bản, điều kiện hoàn cảnh áp dụng và các dạng thức ứng dụng cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả đưa ra quan điểm xây dựng chiến lược phát triển DL bền vững của tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng và thực thi chiến lược phát triển DL của tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Bài viết “Một số vấn đề tác động tiêu cực từ du lịch ở tỉnh Luông Pha Bang” của tác giả Seng Ma Ni Phết Sa Vông [77]. Tác giả phân tích tình hình phát triển KTDL của tỉnh trong thời gian gần đây, từ đó khẳng định phát triển KTDL của tỉnh có một số vấn đề tác động tiêu cực đến một số mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực như sau: Một là, tác động của DL đến kinh tế, là mặc dù thu nhập từ DL được nhiều, xã hội phát triển nhưng giá hàng hóa đắt thì chi phí sinh hoạt ngày càng tăng lên theo giá cả hàng hóa làm cho cuộc sống của người dân thì có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra còn tăng chi phí cho hoạt động công an, cứu hỏa, dịch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2