intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:221

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là phân tích những vấn đề lý luận về phát triển thị trường KH&CN và đánh giá thực trạng phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong điều kiện tác động của quá trình HNKTQT những năm qua. Từ đó, rút ra những giải pháp phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi Trung t©m ®µo t¹o, båi d-ìng gi¶ng viªn lý luËn chÝnh trÞ _________________ nguyÔn m¹nh hïng thÞ tr-êng khoa häc vµ c«ng nghÖ ë viÖt nam trong tiÕn tr×nh héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè: 62 31 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hµ Néi – 2012
  2. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH , BIỂU ĐỔ 2 MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC 20 VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Những vấn đề chung về thị trƣờng khoa học và công nghệ trong 20 tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1 Tổng quan về thị trường khoa học và công nghệ 20 1.1.2 Những yếu tố tác động đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ 33 1.2 Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển thị trƣờng khoa 38 học và công nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1 Khái niệm phát triển thị trường khoa học và công nghệ 38 1.2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường khoa học và 40 công nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển thị trƣờng 48 khoa học và công nghệ 1.3.1 Những xu hướng chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tác 48 động tới phát triển thị trường khoa học và công nghệ 1.3.2 Cơ hội và thách thức đối với phát triển thị trường khoa học và công 51 nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.4 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trƣờng khoa học và công 59 nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.4.1 Kinh nghiệm về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển thị trường 59 khoa học và công nghệ 1.4.2 Kinh nghiệm về phát triển các yếu tố cấu thành thị trường khoa học và 66 công nghệ 1.4.3 Kinh nghiệm về nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trường khoa 68 học và công nghệ 1.4.4 Kinh nghiệm về tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức trong tiến trình 70 hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển thị trường khoa học và công nghệ 1.4.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 73 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 79 Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách phát triển thị 79 trƣờng khoa học và công nghệ của Việt Nam 2.1.1 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thị 79 trường khoa học và công nghệ
  3. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH , BIỂU ĐỔ 2 MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC 20 VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Những vấn đề chung về thị trƣờng khoa học và công nghệ trong 20 tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1 Tổng quan về thị trường khoa học và công nghệ 20 1.1.2 Những yếu tố tác động đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ 33 1.2 Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển thị trƣờng khoa 38 học và công nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1 Khái niệm phát triển thị trường khoa học và công nghệ 38 1.2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường khoa học và 40 công nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển thị trƣờng 48 khoa học và công nghệ 1.3.1 Những xu hướng chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tác 48 động tới phát triển thị trường khoa học và công nghệ 1.3.2 Cơ hội và thách thức đối với phát triển thị trường khoa học và công 51 nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.4 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trƣờng khoa học và công 59 nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.4.1 Kinh nghiệm về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển thị trường 59 khoa học và công nghệ 1.4.2 Kinh nghiệm về phát triển các yếu tố cấu thành thị trường khoa học và 66 công nghệ 1.4.3 Kinh nghiệm về nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trường khoa 68 học và công nghệ 1.4.4 Kinh nghiệm về tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức trong tiến trình 70 hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển thị trường khoa học và công nghệ 1.4.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 73 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 79 Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách phát triển thị 79 trƣờng khoa học và công nghệ của Việt Nam 2.1.1 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thị 79 trường khoa học và công nghệ
  4. 2.1.2 Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ của Việt Nam 84 trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.3 Đánh giá về chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ của 93 Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 2.2 Thực tiễn phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ ở Việt Nam 99 trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 2.2.1 Quy mô và tốc độ phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt 99 Nam 2.2.2 Chất lượng phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam 111 2.2.3 Đánh giá thực tiễn phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt 124 Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC VÀ 136 CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1 Bối cảnh mới và quan điểm phát triển thị trƣờng khoa học và công 136 nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển thị trường khoa 136 học và công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới 3.1.2 Quan điểm phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam 145 trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới 3.2 Những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trƣờng khoa học và công 151 nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 3.2.1 Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển thị trường khoa học và công 151 nghệ ở Việt Nam 3.2.2 Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với phát triển thị trường 157 khoa học và công nghệ ở Việt Nam 3.2.3 Phát triển các yếu tố cấu thành thị trường khoa học và công nghệ ở Việt 162 Nam 3.2.4 Nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trường khoa học và công 170 nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 3.2.5 Tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế 176 quốc tế để phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam KẾT LUẬN 184 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 186 TÀI LIỆU THAM KHẢO 187 PHỤ LỤC 201
  5. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), Môi trường thể chế cho việc phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp cơ sở Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQGHN. 2. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), “Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 321-330. 3. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), “Nguồn lực khoa học và công nghệ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay", Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 82-92. 4. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), "Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam hiện nay", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn trong quá công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, mã số 28-KHXH-2010, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 255-262. 5. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), “Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị", Tạp chí Kinh tế và phát triển Tập II (161), tr. 25-31. 6. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), “Chính sách tài chính vĩ mô cho phát triển thị trường khoa học và công nghệ- Kinh nghiệm của một số quốc gia và khuyến nghị đối với Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và phát triển Tập II (162), tr. 142-146. 186
  6. Ban ĐT sửa 5.1.2012 187
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình HNKTQT là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Nhiệm vụ này gắn với việc phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường KH&CN. Việc phát triển thị trường KH&CN sẽ giúp tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia, gắn kết nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tạo động lực cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững và chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Thực tiễn sau hơn 25 năm đổi mới, đặc biệt là khi Luật KH&CN năm 2000 ra đời và Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường KH&CN (Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ), thị trường KH&CN ở nước ta đã có bước phát triển và đạt được một số kết quả quan trọng. Quy mô và tốc độ phát triển của thị trường KH&CN có sự gia tăng về số lượng và loại hình hàng hoá KH&CN, số lượng các chủ thể tham gia thị trường, số lượng các giao dịch trên thị trường, đội ngũ nhân lực KH&CN... Mặc dù vậy, đến nay thị trường KH&CN ở Việt Nam vẫn là thị trường ở trình độ thấp, chưa phát triển đồng bộ và đầy đủ. Điều này được thể hiện ở các nội dung như: Số lượng hàng hoá KH&CN, số lượng các doanh nghiệp KH&CN dù đã nhiều thêm nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh HNKTQT; Năng lực sáng tạo, năng lực hội nhập quốc tế của các tổ chức KH&CN còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới; Nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chưa cao; Các yếu tố cấu thành thị trường KH&CN phát triển chưa đồng bộ, đặc biệt là các cơ chế, chính sách cụ thể tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường KH&CN còn bất cập, chưa theo kịp tình hình... 4
  8. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Riêng đối với lĩnh vực thị trường KH&CN, Việt Nam đã thực hiện những cam kết trong các định chế, hiệp định song phương và đa phương như: Không phân biệt đối xử giữa chủ thể trong nước với chủ thể nước ngoài; Thực hiện bảo hộ quyền SHTT theo các cam kết quốc tế; Thực hiện các nghĩa vụ thành viên trong các hiệp định quốc tế... Tuy nhiên, với thực trạng chưa phát triển đồng bộ và đầy đủ của thị trường KH&CN, khi tham gia vào các định chế, hiệp định quốc tế trong tiến trình HNKTQT, Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức trong phát triển thị trường KH&CN thời gian tới. Trong khi đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 do Đại hội XI của Đảng đề ra đã xác định phải phát triển nhanh và bền vững, phát huy tối đa nhân tố con người, coi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất dựa trên trình độ KH&CN cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN để thực hiện cho được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu phát triển đất nước như vậy, vấn đề đặt ra là, phải phát triển thị trường KH&CN như thế nào để có thể khai thác, tận dụng tốt những cơ hội và vượt qua những thách thức do tiến trình HNKTQT mang lại? Làm thế nào để việc phát triển thị trường KH&CN trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần vào việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn? Đó là các vấn đề lớn, cần được nghiên cứu, luận giải, phân tích cả trên phương diện lý luận và thực tiễn để có thể tìm ra câu trả lời định hướng cho sự phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Việc tìm ra câu trả lời cũng góp phần thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XI: "KH&CN là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Các 5
  9. hoạt động KH&CN phải hướng trọng tâm vào việc phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" [49, tr. 132]. Với tất cả những ý nghĩa nêu trên, Tác giả chọn vấn đề: “Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến chủ đề thị trường KH&CN trong tiến trình HNKTQT đã có một số công trình nghiên cứu được công bố. Có thể khảo sát những công trình này theo các nhóm như sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam; Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu thị trường KH&CN ở một số quốc gia dưới góc độ HNKTQT. Thứ nhất, đối với nhóm công trình nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam: Trong nhóm công trình này có thể phân chia thành những công trình như sau: Một là, công trình dưới dạng sách, tạp chí, đề tài NCKH... nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam; Hai là, các luận văn, luận án nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam. Một là, công trình dưới dạng sách, tạp chí, đề tài NCKH.... nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam. Những công trình này nghiên cứu tổng quát cả lý luận và thực tiễn về thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới góc độ tổng thể thị trường quốc gia như các công trình: [2], [3], [34], [78], [168], [169]... và những công trình nghiên cứu một khía cạnh của thị trường KH&CN ở Việt Nam như: [68], [73], [162]...Mặc dù có các cách nghiên cứu và tiếp cận khác nhau, tổng hợp lại các công trình kể trên đã đạt được các kết quả như sau: Về lý luận, đã phân tích tương đối hệ thống lý luận về thị trường KH&CN ở Việt Nam thông qua việc phân tích các yếu tố cấu thành thị trường KH&CN như hàng hoá, các chủ thể , thể chế.... 6
  10. Vấn đề đầu tiên khi nghiên cứu về thị trường KH&CN, các tác giả đã đưa ra quan niệm để trả lời câu hỏi “ thị trường khoa học và công nghệ” là gì? chỉ có “thị trường công nghệ” hay tồn tại cả thị trường “khoa học và công nghệ” ?. Các công trình như: Sách Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của GS. TS. Nguyễn Đình Hương [78]; Sách Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức của Vũ Đình Cự – Trần Xuân Sầm [24, tr. 145-155]; Sách Phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam của Đinh Văn Ân, Vũ Xuân Nguyệt Hồng…là các công trình tiêu biểu đề cập tới vấn đề này. Các công trình nêu trên mặc dù có cách tiếp cận, phân tích về khái niệm thị trường KH&CN khác nhau nhưng đều thống nhất không nên tách bạch hai loại thị trường là thị trường khoa học và thị trường công nghệ mà nên hiểu thị trường KH&CN là một thuật ngữ chung chỉ một loại thị trường đặc biệt nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các sản phẩm KH&CN. Phân tích về hàng hoá trên thị trường KH&CN có thể kể đến một số bài báo của tác giả Tạ Doãn Trịnh trên Tạp chí hoạt động khoa học như: Bài Bản chất kinh tế của tri thức khoa học và công nghệ [146, tr. 28-32]; Bài Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ [147]...trong các bài báo này, tác giả Tạ Doãn Trịnh đã phân tích, làm rõ hàng hoá KH&CN là loại hàng hóa đặc biệt, có đặc điểm, tính chất của hàng hóa công cộng và là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của thị trường. Đề cập đến giá và cơ sở xác định giá của hàng hoá KH&CN, tác giả Đoàn Văn Trường đã có một số công trình như: Các phương pháp định giá công nghệ và giá chuyển giao bên trong các công ty đa quốc gia [149], Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình [150]….Trong các công trình này, ngoài việc đưa ra các phương pháp định giá, thẩm định giá theo các hình thức khác nhau như: phương pháp thị trường, phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chi phí...tác giả còn đưa ra các điều kiện, quy tắc, tiêu chí, kỹ thuật định giá hàng hoá 7
  11. KH&CN. Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến hiện tượng chuyển giá công nghệ bên trong các công ty đa quốc gia và các giải pháp để khắc phục tình trạng này. Về thực tiễn, các công trình đã tổng kết được một số kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN ở một số quốc gia; đã bước đầu phân tích thực trạng thị trường KH&CN ở Việt Nam để từ đó đưa ra những nhận xét, khuyến nghị và giải pháp phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới. Tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển thị trường KH&CN, đã có nhiều công trình đề cập, phân tích và đưa ra nhiều bài học đối với Việt Nam để phát triển thị trường KH&CN. Trong những bài học đối với Việt Nam, hầu hết các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc xây dựng hệ thống chính sách, hệ thống pháp luật cho việc phát triển thị trường KH&CN, tiêu biểu như công trình: Bài Chính sách tạo lập và phát triển thị trường khoa học – công nghệ ở một số quốc gia của PGS. TS. Phạm Văn Dũng [36, tr. 34-45]; Bài Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển khoa học - công nghệ của Dương Quỳnh Hoa [65, tr. 20-28]... Đánh giá về thực trạng hoạt động của các tổ chức KH&CN ở Việt Nam, công trình Đổi mới quản lý và hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp của TSKH Phan Xuân Dũng – TS. Hồ Thị Mỹ Duệ [32] đã phân tích tương đối hệ thống và chỉ ra những hạn chế trong việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN nhà nước sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cho rằng nguyên nhân gây ra những hạn chế này là do: Sự lúng túng của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tách quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hoá KH&CN; Các điều kiện để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức KH&CN chưa được hình thành đồng bộ…[32, tr. 95-96]. Còn trong cuốn sách Thúc đẩy các tổ chức khoa học và công nghệ chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp của PGS. TS. Phạm Ngọc Ánh [1], ngoài việc phân tích thực trạng hoạt động chuyển đổi các tổ chức KH&CN, tác giả còn tập trung phân tích sâu về 8
  12. thực trạng tài chính, vốn và các giải pháp về tài chính để thúc đẩy các tổ chức KH&CN chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp [1, tr.195-225]. Phân tích về cầu hàng hoá KH&CN trên thị trường, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích nhu cầu về sản phẩm KH&CN của doanh nghiệp. Có thể kể đến các công trình như: Bài Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ: chính sách cần được phát huy của Vũ Văn Hưng [73]; Bài Đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hồng Lam [92, tr. 14- 15];...Các công trình này đã chỉ ra những hạn chế chủ yếu trong việc tiếp nhận KH&CN từ bên ngoài của các doanh nghiệp như: Trình độ máy móc thiết bị và kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp; Đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam thấp so với thế giới; Chất lượng nguồn nhân lực yếu gây ra khó khăn trong tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài …Tuy nhiên, về vấn đề này, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về tác động của tiến trình HNKTQT đến nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, trong bài Vấn đề đầu tư cho khoa học và công nghệ của tác giả Nguyễn Quân [123] đã đề cập đến nhu cầu về sản phẩm KH&CN của Chính phủ. Theo tác giả Chính phủ cũng là một chủ thể có nhu cầu cao về sản phẩm KH&CN để phục vụ cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra những bất cập trong nhu cầu sản phẩm KH&CN của Chính phủ như hiện tượng không sử dụng hết nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN, tình trạng các đề tài, sản phẩm KH&CN do Nhà nước đầu tư không có tính ứng dụng cao... Đánh giá về thực trạng thể chế hỗ trợ thị trường KH&CN có các công trình như: Bài Hệ thống pháp luật khoa học và công nghệ Việt Nam – 50 năm hình thành và phát triển của Đoàn Năng [114, tr. 15-20]; Bài Đổi mới cơ chế quản lý khoa học-công nghệ phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường của Võ Văn Đức, Nguyễn Thị Miền [53, tr. 81-84]; ... Các tài liệu trên đã bước đầu chỉ ra những hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp luật cho hoạt động của thị trường 9
  13. KH&CN, đặc biệt là cơ chế, thể chế quản lý thị trường KH&CN chưa tạo ra sự gắn kết giữa các hoạt động NCKH với sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa có tài liệu nào phân tích một cách hệ thống tác động của HNKTQT đến thể chế cho việc phát triển thị trường KH&CN như vấn đề về hài hòa hóa các tiêu chuẩn Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế, vấn đề SHTT, cạnh tranh trong điều kiện HNKTQT…. Như vậy, đối với nhóm công trình dưới dạng sách, tạp chí, đề tài NCKH.... nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những nội dung sau chưa được nghiên cứu, khảo sát một cách hệ thống và đầy đủ: - Xét về cách tiếp cận, chưa có công trình nào tiếp cận, khảo sát thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới sự tác động ngày càng sâu rộng của tiến trình HNKTQT. - Xét về nội dung, chưa có công trình nào tổng hợp, phân tích đầy đủ, hệ thống các khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường KH&CN ở Việt Nam trong điều kiện thị trường này chịu sự tác động của tiến trình HNKTQT. Hai là, các luận văn, luận án nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến thị trường KH&CN. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thị trường KH&CN có một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ tiêu biểu như: [6], [57], [58], [126], [170]... Luận án tiến sỹ Phát triển thị trường KH&CN: Kinh nghiệm của Trung Quốc và vận dụng vào Việt Nam của Đoàn Hữu Bảy năm 2009 [6]: Với đối tượng nghiên cứu là kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN của Trung Quốc, luận án đã hướng tới mục đích là rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam. Luận án đã có những đóng góp về lý luận và thực tiễn dưới góc độ phân tích kinh nghiệm quốc tế để phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận án này chưa đề cập, xem xét, phân 10
  14. tích phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình HNKTQT theo một hệ thống các nội dung, tiêu chí thống nhất. Đối với các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ còn lại, nhìn tổng thể các công trình này đã đề cập đến các chủ đề khác nhau liên quan đến thị trường KH&CN ở Việt Nam như nguồn nhân lực, vai trò của nhà nước, chính sách tài chính... nhưng chưa có luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nào nghiên cứu về chủ đề phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới sự tác động của tiến trình HNKTQT theo các nội dung và tiêu chí thống nhất. Thứ hai, nhóm tài liệu đề cập đến thị trường KH&CN của một số quốc gia trên thế giới dưới góc độ HNKTQT: Trong nhóm công trình này có thể phân chia thành những công trình như sau: Một là, các công trình của các tác giả nước ngoài; Hai là, các công trình của các tác giả trong nước. Một là, các công trình của các tác giả nước ngoài Các công trình này chủ yếu nghiên cứu thị trường KH&CN ở một số quốc gia trên thế giới dưới góc độ HNKTQT, gồm các công trình như: [17], [86], [132], [133], [173], [175], [177], [178]...Các công trình này đã đạt được các kết quả nghiên cứu như sau: - Bước đầu phân tích mối quan hệ giữa HNKTQT đối với phát triển thị trường KH&CN thông qua việc đề cập tới vấn đề quyền SHTT, CGCN, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại.. trong bối cảnh HNKTQT ở các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng việc HNKTQT ngày càng sâu rộng sẽ mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển. Vì, HNKTQT, trong một số trường hợp sẽ giúp tăng cường bảo hộ quyền SHTT, thúc đẩy CGCN qua FDI, khuyến khích các công ty đa quốc gia CGCN vào các nước đang phát triển....Bên cạnh đó các công trình này đã đề cập đến những tác động bất lợi của việc HNKTQT đến thị trường KH&CN ở các nước đang phát 11
  15. triển như hiện tượng bị lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài, phải nhập khẩu các công nghệ cũ, lạc hậu... - Đưa ra một số giải pháp cho các nước đang phát triển để hạn chế tác động tiêu cực của toàn cầu hoá và HNKTQT đến phát triển thị trường KH&CN như các giải pháp về: “tách biệt các chế độ quyền SHTT giữa những nước kém phát triển nhất, những nước có thu nhập trung bình và những nước công nghiệp tiên tiến”[132, tr. 228]; “Hiệu quả hơn sẽ là một quỹ nhằm trực tiếp động viên những đổi mới vì quyền lợi của các nước đang phát triển. Một hệ thống giải thưởng, trong đó, nhà nghiên cứu được hưởng theo giá trị của những đổi mới của họ, sẽ đưa các biện pháp động viên đi theo một hướng đúng đắn..”[132, tr. 238]. Bên cạnh đó, có nhiều tài liệu phân tích tác động của Hiệp định TRIPS đối với thị trường KH&CN ở các nước đang phát triển như các tài liệu: [164], [173], [178]... Các tài liệu này đã phân tích và chỉ ra tác động đối với các nước khi tham gia vào hiệp định TRIPS, trong đó, các nước đang phát triển gặp bất lợi và chịu sức ép nhiều nhất từ các nước phát triển. Do đó, để thực hiện hiệp định TRIPS hiệu quả, các công trình nghiên cứu này đã đưa ra các giải pháp cho các nước đang phát triển để có có bước đi và chính sách hội nhập phù hợp khi thực hiện Hiệp định TRIPS. Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã có phân tích về mối quan hệ giữa HNKTQT và phát triển thị trường KH&CN ở một số quốc gia. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới tác động của tiến trình HNKTQT theo một hệ thống nội dung và tiêu chí thống nhất, phù hợp với đặc thù Việt Nam là nước đang phát triển và nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Hai là, các công trình của các tác giả trong nước Các công trình của các tác giả trong nước chủ yếu đề cập đến thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới góc độ HNKTQT. Các công trình này bao gồm: - Các công trình chuyên khảo dưới dạng sách và công trình NCKH. 12
  16. Đối với các công trình này, tiêu biểu phải kể đến cuốn sách Phát triển thị trường KH&CN Việt Nam trong điều kiện HNKTQT của TS. Nguyễn Thị Hường [77]. Ngoài những tổng kết về lý luận và thực tiễn thị trường KH&CN ở Việt Nam như các công trình đã nêu ở trên, cuốn sách đã bước đầu có phân tích cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế đối với thị trường KH&CN ở Việt Nam với các nội dung: (1) Tăng nhanh nguồn cung sản phẩm KH&CN cho thị trường; (2) Thúc đẩy cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ KH&CN do sức ép cạnh tranh; (3) Góp phần hoàn thiện pháp luật liên quan đến thị trường KH&CN...Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của cuốn sách không phải tập trung làm rõ nội dung phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới sự tác động của tiến trình HNKTQT nên nhiều nội dung về lý luận và thực tiễn phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới sự tác động của tiến trình HNKTQT chưa được phân tích, làm rõ như: (1) Chưa đưa ra được các nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới tác động của tiến trình HNKTQT; (2) Chưa phân tích các xu hướng của tiến trình HNKTQT và các tác động của nó đến phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam. (3) Chưa phân tích thực trạng phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới tác động của tiến trình HNKTQT theo những nội dung và tiêu chí đánh giá thống nhất... Ngoài cuốn sách kể trên, chưa có công trình chuyên khảo dưới dạng sách và công trình NCKH đề cập đến phát triển thị trường KH&CN trong tiến trình HNKTQT. - Các bài báo, bài tạp chí Do khuôn khổ của các bài báo, bài tạp chí là có giới hạn, nên các công trình thuộc thể loại này chủ yếu đề cập đến tác động của HNKTQT đến một khía cạnh của thị trường KH&CN ở Việt Nam. Có thể kể ra các công trình như sau: [68], [75] [88], [93], [140], [141], [160]... Trong bài Bảo hộ quyền SHTT trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức của Trần Thanh Lâm [93], tác giả trên cơ sở trình bày quan niệm 13
  17. chung về quyền SHTT đã chỉ ra một số bất cập trong hoạt động bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam trong điều kiện HNKTQT như: cơ chế bảo đảm thực thi quyền SHTT chưa được hoàn thiện, sự hiểu biết của xã hội đối với vấn đề bảo hộ SHTT còn hạn chế...từ đó đề xuất một số giải pháp để thực thi quyền SHTT có hiệu quả trong bối cảnh HNKTQT. Cùng đề cập về quyền SHTT trong bối cảnh HNKTQT, trong bài Hội nhập quốc tế và đổi mới cơ chế thực thi, bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam của Lê Xuân Thảo [140], tác giả còn tập trung phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam theo các yêu cầu của TRIPS như: Các thủ tục tố tụng dân sự, hành chính, các biện pháp hành chính đã đáp ứng đầy đủ; Các biện pháp và thủ tục dân sự về cơ bản đáp ứng yêu cầu của TRIPS; Các biện pháp khẩn cấp tạm thời đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu của TRIPS... Trong quá trình HNKTQT, đầu tư trực tiếp nước ngoài là kênh đầu tư quan trọng và có tác động nhất định đến thị trường KH&CN. Đề cập đến chủ đề này có các bài báo tiêu biểu: Bài Tăng cường năng lực công nghệ của doanh nghiệp để hấp thụ hiệu quả công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nguyễn Quang Hồng [68, tr. 37-44]; Bài Chuyển giao công nghệ qua FDI: thực tiễn ở một số nước đang phát triển và Việt Nam của Nguyễn Anh Tuấn [160, tr. 51-67]....Các bài báo này phân tích mối quan hệ giữa CGCN và FDI thông qua việc tổng hợp, phân tích tác động của FDI với CGCN và khảo sát thực tiễn CGCN tại các nước đang phát triển, thông qua các phân tích này, tác giả đã nhận xét “chuyển giao công nghệ qua FDI không chỉ mang lại lợi nhuận cho bên chuyển giao mà còn phục vụ lợi ích kinh tế cho cả bên tiếp nhận” [160, tr. 53]. Đồng thời, tác giả cũng lưu ý các nước đang phát triển nếu không tự tiến hành hoạt động R&D thì vẫn chịu sự chi phối, quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài [160, tr. 61]. Trên cơ sở các phân tích như vậy, các bài báo có đề xuất, kiến nghị để tăng hiệu quả việc CGCN qua FDI ở Việt Nam, trong đó tập trung nhấn mạnh vào giải pháp tăng cường năng lực tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam. 14
  18. Như vậy, dù có cách tiếp cận, đánh giá khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất HNKTQT một mặt tạo ra cơ hội, mặt khác cũng tạo ra nhiều thách thức đối với phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam như các vấn đề về nhân lực KH&CN, quyền SHTT, môi trường pháp lý...do đó Việt Nam cần chủ động đưa ra các bước đi, giải pháp để tận dụng được cơ hội và hạn chế thách thức nhằm thu được lợi ích lớn nhất. Tóm lại, qua việc nghiên cứu các công trình liên quan đến chủ đề của luận án, có thể nhận xét như sau: Thứ nhất, đối với các công trình nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam. - Các công trình này đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường KH&CN trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Vai trò đó được thể hiện ở việc giúp nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia, gắn kết các hoạt động KH&CN với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. - Đã phân tích khái quát lý luận chung và thực trạng thị trường KH&CN ở Việt Nam trên các vấn đề về hàng hoá, cung, cầu, thể chế, chính sách .. để từ đó khẳng định thị trường KH&CN ở Việt Nam là loại hình thị trường đặc biệt, phát triển ở trình độ thấp và có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Đưa ra những phương hướng, giải pháp để phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới. Thứ hai, đối với nhóm công trình đề cập đến thị trường KH&CN ở một số quốc gia dưới góc độ HNKTQT - Các công trình của các tác giả nước ngoài tương đối đa dạng, chủ yếu phân tích, lý giải mối quan hệ chung giữa HNKTQT với phát triển thị trường KH&CN ở một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. - Các công trình của các tác giả trong nước bước đầu đã có phân tích mối quan hệ giữa HNKTQT và thị trường KH&CN ở Việt Nam trên một số khía 15
  19. cạnh, nội dung để từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới. Thứ ba, các công trình nêu trên, ở mức độ khác nhau, đã cung cấp một số tư liệu và kiến thức chung cho luận án. Thứ tư, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới tác động của tiến trình HNKTQT theo một nội dung, tiêu chí đánh giá thống nhất và phù hợp với điều kiện Việt Nam là nước đang phát triển và có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi ở các công trình nêu trên chưa được tiếp cận, phân tích và thực hiện một cách hệ thống, chuyên sâu. Luận án góp thêm một cách tiếp cận mới và luận giải thêm một số nội dung mới khi nghiên cứu, đặc biệt sẽ hệ thống hoá và phân tích chuyên sâu về lý luận và thực tiễn phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình HNKTQT. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích của luận án là phân tích những vấn đề lý luận về phát triển thị trường KH&CN và đánh giá thực trạng phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong điều kiện tác động của quá trình HNKTQT những năm qua. Từ đó, rút ra những giải pháp phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên, Luận án có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về thị trường KH&CN, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động tới phát triển thị trường KH&CN trong tiến trình HNKTQT. - Nêu bật kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường KH&CN ở một số quốc gia trong tiến trình HNKTQT. - Phân tích và đánh giá quá trình phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình HNKTQT theo những nội dung và các tiêu chí đã đề xuất. 16
  20. - Phân tích bối cảnh mới và quan điểm phát triển thị trường KH&CN trong bối cảnh mới. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong điều kiện HNKTQT thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thị trường KH&CN ở Việt Nam hiện nay. Đối tượng này được nghiên cứu gắn với quá trình phát triển dưới tác động của tiến trình HNKTQT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung + Luận án tập trung nghiên cứu sự phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình HNKTQT. + Không nghiên cứu toàn bộ những tác động của hội nhập quốc tế nói chung, mà chỉ tập trung nghiên cứu những tác động trực tiếp của tiến trình HNKTQT đến phát triển thị trường KH&CN. - Về không gian + Nghiên cứu thị trường KH&CN trên phạm vi cả nước. Có nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN của Mỹ, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaixia. - Về thời gian Luận áp tập trung nghiên cứu thị trường KH&CN trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Đây là giai đoạn Luật KH&CN ra đời (năm 2000) và Việt Nam đẩy mạnh tiến trình HNKTQT. Giai đoạn này là đủ dài để đưa ra đánh giá, phân tích về thị trường KH&CN ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2