Luận án tiến sĩ Kinh tế: Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam
lượt xem 15
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về CNHT ngành SX ô tô trong điều kiện hiện nay để phân tích, đánh giá thực trạng CNHT ngành SX ô tô Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016, đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển ngành kinh tế này thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG NAM TRUNG TRƯƠNG NAM TRUNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2017
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG NAM TRUNG TRƯƠNG NAM TRUNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THANH HÀ NỘI - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Trương Nam Trung Trương Nam Trung
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 8 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ 14 1.1. Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở nước ngoài 14 1.2. Những công trình công bố ở trong nước liên quan đến công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô 20 1.3. Những kết luận rút ra từ những công trình liên quan đến luận án và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ 28 2.1. Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô, đặc điểm và vai trò của nó trong phát triển kinh tế - xã hội 28 2.2. Nội dung tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô của một nước 43 2.3. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô 57 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 78 3.1. Khái quát về công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam trước năm 2011 78 3.2. Thực tiễn tạo lập điều kiện và phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Việt Nam giai đoạn 2011-2016 81 3.3. Đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2016 103
- Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN 2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2035 123 4.1. Phương hướng chủ yếu phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam 123 4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 138 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
- 5 `DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CN : Công nghiệp CNHT : Công nghiệp hỗ trợ CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNSX : Công nghiệp sản xuất DN : Doanh nghiệp DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa KH&CN : Khoa học và công nghệ Nxb : Nhà xuất bản SX : Sản xuất SXCN : Sản xuất công nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH AFTA : ASEAN Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) ASEAN : Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) ATIGA : ASEAN Trade in Goods Agreement (Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN CEPT : Common Effective Preferential Tariff (Thuế suất ưu đãi chung có hiệu lực chung) EU : European Union (Liên minh châu Âu) FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) FTA : Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do) GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point System (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn). ISO : International Organization for Standardization (Tiêu chuẩn hóa quốc tế) MNCs : Multinational corporations (Các công ty đa quốc gia) R&D : Research & Development (Nghiên cứu và phát triển) ODA : Official Development Assistance (Vốn hỗ trợ phát triển chính thức) OICA : Organisation Internationale des Constructeurs d'Automobiles – OICA (Tổ chức quốc tế các nhà sản xuất ô tô) SMEs : Small and Medium Enterprises (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) TNCs : Transnational Corporation (Công ty xuyên quốc gia)
- 6 TPP : Trans-Pacific Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) VAMA : Vietnam Automobile Manufacturers Association (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam) VCCI : Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) WB : World Bank (Ngân hàng thế giới) WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới) USD : United States dollar (Đô la Mỹ)
- DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Kết cấu công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Nhật Bản ............ 31 Hình 2.2: Hệ thống cung cấp trong ngành ô tô Nhật Bản .................................. 64 Hình 2.3: Cấu trúc mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan ..................................................................... 65 Hình 2.4: Cụm công nghiệp ô tô Thái Lan .......................................................... 66 Hình 2.5: Mô hình COBLAS ............................................................................... 72 Hình 3.1: Giá trị phụ tùng linh kiện ô tô của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2012 – 2015 .......................................................................................... 90 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về doanh nghiệp nội địa sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô ở Việt Nam ............................................................................ 94 Bảng 3.2: Số liệu doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ............................. 95 Bảng 3.3: Một số phụ tùng linh kiện ô tô do doanh nghiệp nội địa sản xuất ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015......................................................... 97 Bảng 4.1: Mục tiêu về số lượng xe ô tô sản xuất trong nước đến năm 2020 - 2035 ..................................................................................................... 131 Bảng 4.2: Mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Việt Nam đến năm 2035 ............................................................................ 132
- 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sản xuất (SX) ô tô là một ngành kinh tế tổng hợp bao gồm nhiều ngành công nghiệp (CN) khác nhau như: SX vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện; lai ghép các ngành CN cơ khí, CN điện, điện tử, công nghệ thông tin để có một sản phẩm hoàn chỉnh là ô tô phục vụ cho SX và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Những hoạt động sản xuất công nghiệp (SXCN) nhằm tạo ra sản phẩm ô tô hoàn chỉnh được gọi là công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Thực tiễn đã cho thấy, CNHT là động lực trực tiếp tạo nên giá trị gia tăng không chỉ cho ngành công nghiệp (CN) ô tô mà còn cho các ngành kinh tế khác. Đối với nước ta, sự phát triển của ngành CN này không chỉ góp phần làm giảm nhập siêu, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài trong sản xuất (SX) sản phẩm hoàn chỉnh, mà còn tăng tính nội địa hóa sản phẩm, chủ động hơn trong các quan hệ thị trường, cạnh tranh để hội nhập quốc tế sâu hơn. Kinh nghiệm các nước đi trước cho thấy, ngành CN ô tô mang lại những lợi ích to lớn cả về mặt kinh tế, xã hội và trình độ khoa học, công nghệ. Việt Nam là nước có mức thu nhập trung bình thấp, dân số đông, có nhiều đô thị nằm dọc theo chiều dài đất nước nên là thị trường tiêu thụ ô tô tiềm năng. Theo dự báo, giai đoạn phổ cập ô tô ở nước ta sẽ diễn ra vào khoảng từ năm 2020 – 2025. Vì vậy, CNHT và CN ô tô chậm phát triển thì sẽ phải nhập khẩu phụ tùng linh kiện và ô tô để đáp ứng nhu cầu trong nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ sở SX, lắp ráp ô tô từ châu Âu, châu Mỹ sang châu Á, từ các nước Đông Bắc Á sang khu vực các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Vì vậy, phát triển CNHT ngành SX ô tô được coi là giải pháp để ngành CN nước ta tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đây cũng là hướng đi cho ngành CN ô tô, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, từ đó kéo theo sự phát triển của các ngành CN có liên quan, tận dụng xu hướng dịch chuyển đầu tư
- 9 vào lĩnh vực CNHT cho ngành SX ô tô, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại. Trước yêu cầu của hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và theo cam kết trong ASEAN, từ 2014 đến 2018, Việt Nam sẽ cắt giảm dần thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc đạt hàm lượng giá trị khu vực từ 40% trở lên, từ 60% (2014) xuống 50% (2015), 40% (2016), 30% (2017) và 0% vào ngày 01/01/2018 đối với mọi loại xe nhập khẩu từ ASEAN [91]; các cam kết trong ASEAN + 6 cũng có xu hướng cắt giảm thuế đối với ô tô. Vì vậy, đã đặt ra những thách thức rất lớn cho hướng đi của CN ô tô và CNHT ngành SX ô tô nước ta. Trong thời gian qua, CNHT ngành ô tô ở Việt Nam đã hình thành và bước đầu có sự phát triển. Việt Nam đã và đang SX một số phụ tùng linh kiện, như: các chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, vỏ ca-bin, cửa xe, săm lốp, bộ tản nhiệt, dây phanh, hệ thống dây dẫn điện trong ô tô, trục dẫn, vành bánh xe, nhíp lò xo, ống xả, ruột két nước, hộp số vô lăng, van điều khiển trong hộp số tự động, điều hòa khí trong động cơ, sơ mi xi-lanh, một số sản phẩm dùng hợp kim, gioăng đệm cao su, một số chi tiết bằng cao su và composit… Việc liên kết giữa cơ sở SX trong nước với các đối tác nước ngoài trong SX và cung ứng phụ tùng, linh kiện ô tô đã có kết quả tích cực. Một số cơ sở CNHT trong nước đã vươn lên nhằm bảo đảm số lượng và yêu cầu chất lượng, trở thành nhà cung cấp phụ tùng linh kiện tin cậy cho các doanh nghiệp (DN) lắp ráp ô tô ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của CNHT ngành SX ô tô nước ta thời gian qua vẫn chưa mạnh mẽ, chưa tương xứng với tiềm năng, kết quả chưa được như kỳ vọng theo mục tiêu đề ra. Đó là tình trạng phát triển không ổn định, kém bền vững; nhiều sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao, chưa đáp ứng yêu cầu của các cơ sở lắp ráp; còn rất thiếu DN SX vật liệu hỗ trợ cơ bản như sắt, thép, nguyên liệu nhựa, hóa chất,…; hướng SX mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu SX trong nước, chưa xuất khẩu nhiều ra thị trường thế giới; quy mô DN còn nhỏ, sức cạnh tranh yếu… Những hạn chế này đã tác động không nhỏ đến sản phẩm ô tô được SX ở nước ta. Trên thực
- 10 tế, việc SX ô tô chủ yếu là gia công, lắp ráp từ những sản phẩm hỗ trợ được SX từ nước ngoài. Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô còn rất thấp; mức đóng góp của ngành ô tô vào GDP và tăng trưởng của nền kinh tế chưa cao. Trước yêu cầu thực hiện “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” và “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; cụ thể hơn là “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô được thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, có những nội dung đã xác định CNHT đã có vị trí quan trọng, tăng sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, để bảo vệ, phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu để tìm giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT ngành ô tô ở nước ta hiện nay là rất cần thiết. Để góp phần vào giải quyết những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài “Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam” để nghiên cứu làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về CNHT ngành SX ô tô trong điều kiện hiện nay để phân tích, đánh giá thực trạng CNHT ngành SX ô tô Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016, đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển ngành kinh tế này thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về CNHT ngành SX ô tô Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
- 11 - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNHT ngành SX ô tô ở một số nước, rút ra bài học cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu vấn đề CNHT của ngành SX ô tô với tư cách là chủ thể, công đoạn quan trọng của ngành CN ô tô, có vai trò quan trọng trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Cụ thể trong ba lĩnh vực của CNHT ngành SX ô tô: (1) Công nghiệp thiết kế; (2) SX nguyên vật liệu, bán thành phẩm; (3) SX linh kiện và phụ tùng phục vụ nhằm cung cấp cho ngành lắp ráp ô tô. Trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu nội dung thứ (3), tức là phân tích và đánh giá thực trạng SX linh kiện và phụ tùng nhằm cung ứng cho sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm cuối cùng là ô tô trong giai đoạn 2011 – 2016. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu CNHT ngành SX ô tô trên lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNHT loại này ở một số nước mà Việt Nam có nhiều tương đồng. - Phạm vi về thời gian: Thời gian phân tích và đánh giá thực trạng CNHT ngành SX ô tô Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016. Sở dĩ lựa chọn việc phân tích thực trạng từ năm 2011 bởi vì tác giả muốn xem xét thực tiễn kể từ khi nước ta chính thức ban hành Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011. Phạm vi đề xuất phương hướng và giải pháp được xác định đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035.
- 12 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét bản chất của CNHT, vai trò và xu hướng của nó trong phát triển ngành CN ô tô. Các nghiên cứu, về cơ chế chính sách và thực tiễn phát triển CNHT ngành SX ô tô còn dựa quan điểm, đường lối đổi mới, nhất là đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Tác giả luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp thích hợp với nghiên cứu Kinh tế chính trị, trong đó chủ yếu là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn, so sánh để làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng phát triển CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam. - Sử dụng các phương pháp: tổng kết thực tiễn, các hình và bảng để rút ra những nhận định về thực trạng CNHT ngành SX ô tô, làm rõ mức độ đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. - Tác giả thu thập thông tin từ nhà quản lý, hiệp hội, DN, kỹ sư, chuyên gia… theo những chủ đề liên quan đến từng khía cạnh liên quan đến CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam nhằm phục vụ cho chủ đề nghiên cứu. - Thu thập tài liệu, văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật; từ các đề tài khoa học, các báo cáo, bài viết, số liệu được công bố chính thức trong nước có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài, coi đây là nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu luận án. - Ngoài ra, tác giả còn kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố. Chương 1: Sử dụng phương pháp tổng thuật để đánh giá về quan điểm của các học giả và trường phái lý luận về CNHT và CNHT ngành SX ô tô, trên cơ sở đó
- 13 sử dụng phương pháp tổng hợp, khái quát hóa rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu và các vấn đề luận án cần nghiên cứu bổ sung và tiếp tục làm rõ. Chương 2: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp và khái quát hóa để rút ra khái niệm cơ bản về CNHT ngành SX ô tô ở nước ta và luận giải những vấn đề cơ bản về đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến CNHT ngành SX ô tô. Đồng thời, sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, đánh giá về CNHT ngành SX ô tô ở một số quốc gia để rút ra bài học cho Việt Nam. Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp và nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm làm rõ thực trạng CNHT ngành SX ô tô ở nước ta; sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học rút ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã nghiên cứu ở chương 2 và chương 3, cùng với đánh giá dự báo về xu hướng để đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển CNHT ngành SX ô tô từ nay đến 2025 tầm nhìn 2035. 5. Đóng góp mới về khoa học và giá trị của luận án - Bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế tiếp cận từ Kinh tế chính trị học. - Đánh giá thực trạng CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, hình, bảng, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết.
- 14 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Nghiên cứu về vai trò và mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô - Vai trò công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển ngành sản xuất ô tô + Tác giả Paul Brough trong báo cáo:“Automotive and components market in Asia” [115], nghiên cứu thị trường trọng điểm về ô tô và linh kiện hỗ trợ ở châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan; phỏng vấn giám đốc điều hành ở các nước này về lắp ráp xe ô tô dựa trên những thông tin thu nhận được đến tháng 2/2005, dự báo thị trường châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng mạnh trong 5 năm tiếp theo dưới tác động của Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến ngành SX ô tô đòi hỏi nhiều công ty phải thay đổi chiến lược của mình. + Ulrike Schaede, trong bài:“Globalization and the Reorganization of Japan’s Auto Parts Industry” [120], viết về toàn cầu hóa và tổ chức lại công nghiệp phụ tùng ô tô của Nhật Bản. Trong đó, tác giả phân tích về sự cần thiết phải tổ chức lại các nhà liên kết cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho ngành ô tô của công ty Nissan trong thời gian gần đây dưới tác động của khủng hoảng kinh tế Nhật Bản (1991) và sự suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009. Tác giả coi phát triển công ty nhỏ để cung cấp các sản phẩm hỗ trợ SX ô tô là cần thiết để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh toàn cầu của công ty. + Kim Hill trong cuốn: “Contribution of the Automotive Industry to the Economies of All Fifty States and the United States” [108], nghiên cứu về đóng góp của ngành CN ô tô đối với các bang và nền kinh tế Mỹ. Theo tác giả, ngành CN ô tô là một ngành CN quan trọng nhất ở Hoa Kỳ. Nó luôn
- 15 đóng góp 3 - 3,5% vào GDP hàng năm; trực tiếp sử dụng hơn 1,7 triệu lao động tham gia vào việc thiết kế, kỹ thuật, SX và cung cấp các bộ phận và linh kiện để lắp ráp, bán hàng và dịch vụ xe có động cơ mới. Ngoài ra, ngành CN ô tô là một ngành tiêu dùng rất lớn hàng hóa và dịch vụ từ nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cả nguyên liệu, xây dựng, máy móc thiết bị, quy phạm pháp luật, máy tính và chất bán dẫn, tài chính, quảng cáo, và chăm sóc sức khỏe. Do tiêu thụ các sản phẩm từ nhiều ngành SX khác, nên ngành CN ô tô là một động lực chính của sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ. + Kreinkrai và các cộng sự trong bài: “Historical development of supporting industries: a perspective from Thailand” [105], nghiên cứu về lịch sử phát triển của CNHT tiếp cận từ Thái Lan. Trong đó, các tác giả phân tích việc xây dựng các cơ sở dữ liệu các ngành CNHT nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển việc SX ô tô tại nước này. + Timothy Sturgeon và các cộng sự trong cuốn: “Value chains, networks and clusters: reframing the global automotive industry” [125], phân tích về chuỗi giá trị, mạng lưới và các cụm về tái định hình ngành CN ô tô toàn cầu. Trong đó, chỉ ra các xu hướng gần đây trong ngành CN ô tô toàn cầu, đặc biệt chú ý đến trường hợp của Bắc Mỹ, nổi lên là tái cơ cấu để phát triển CNHT của ngành CN này. + Cuốn: “The comprrtitive of nations, Harvard business review” của M.E.Porter [109], có những nội dung chỉ ra rằng CNHT là một trong năm yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. - Nghiên cứu về mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô + Mahipat Ranawat và Rajnish Tiwari trong “Influence of Government Policies on Industry Development: The Case of India's Automotive Industry” [110], nghiên cứu về ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ đối với phát triển CN, trường hợp của CN ô tô của Ấn Độ. Chỉ ra rằng nhờ dẫn dắt về chính sách của chính phủ mà đã có sự phát triển vượt trội của ngành CN ô tô
- 16 Ấn Độ trong 50 năm qua với 4 giai đoạn quan trọng: Giai đoạn đầu (1947- 1965) và thứ hai (1966-1979), đưa ra các quy định của ngành nhằm bảo vệ, bản địa hóa việc SX. Song, việc nội địa hóa không đạt được mong muốn. Trong giai đoạn thứ ba (1980-1990), chính phủ áp dụng chính sách mua lại công nghệ để SX, nhưng kết quả vẫn không mấy thành công do bị cạnh tranh bởi các đối thủ nước ngoài. Cuối cùng, trong giai đoạn thứ tư (1991 trở đi) tự do hóa đối với đầu tư nước ngoài. Nhờ đó đã tác động mạnh đến phát triển ngành CN ô tô Ấn Độ như ngày nay. Việt Nam có thể tham khảo những thành công về chính sách nội địa hóa để có giải pháp tích cực. + T.J. Sturgeon và J.V. Biesebroeck trong bài: “Effects of the Crisis on the Automotive Industry in Developing Countries A Global Value Chain Perspective” [126], nghiên cứu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 đối với CN ô tô ở các nước đang phát triển xét trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs). So sánh các con đường phát triển ô tô giữa ba nước Mexico, Trung Quốc và Ấn Độ, rút ra khuyến nghị chính sách cho sự phát triển ngành CN này là tăng cường nội địa hóa sản phẩm và hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước. + Kaoru Natsuda, John Thoburn, trong: “Industrial Policy and the Development of the Automotive Industry in Thailand” [104], nghiên cứu về Chính sách CN và sự phát triển của ngành CN ô tô ở Thái Lan. Trong đó, xác định Thái Lan là nước phát triển ngành CN ô tô thành công nhất trong khu vực ASEAN, đã trở thành đã “nhà sản xuất” xe lớn trên thế giới trong những năm gần đây. Để phát triển ngành CN này, Thái Lan đã áp dụng mô hình thay thế nhập khẩu (1960-1970), rồi chuyển sang nội địa hóa việc SX (1971-1977), tăng cường năng lực nội địa hóa (1978-1990), các giai đoạn tự do hóa (1991-1999) và tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế (2000-2010). Việc thành lập Hội các nhà SX phụ tùng ô tô Thái Lan (TAPMA) năm 1972 là bước khởi phát cho việc nội địa hóa mạnh mẽ CNHT ngành SX ô tô. Chính phủ buộc các nhà lắp ráp phải nội địa hóa SX các bộ phận cụ thể bằng cách “xóa bắt buộc” việc nhập khẩu đối với các linh kiện, phụ tùng cụ thể như trống phanh, hệ thống
- 17 ống xả,… đến nội địa hóa cả động cơ diesel. Nhờ đó, đã thiết lập một tỷ lệ nội địa hóa 20% ban đầu cho các bộ phận động cơ vào cuối những năm 1970, tăng lên đến 60% cho các dự án BOI và 80% cho các dự án MOI vào năm 2010 [102]. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm này của Thái Lan để phát triển CNHT ngành ô tô hướng tăng cường nội địa hóa sản phẩm. + “Research on the development of supporting industries in Asia” (Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNHT của Châu Á), Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) [96], nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan trong phát triển CNHT. Nội dung cơ bản đã thể hiện quan điểm và quyết tâm của Chính phủ các nước trên về phát triển CNHT, có những dự án đầu tư và phát triển một số ngành CNHT mà mỗi quốc gia có lợi thế. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu, như: “Strngthening of suppoting industries: Asian experiences” của Asian Productivtily Organissation [97], phân tích chính sách phát triển CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan qua các thời kỳ, chỉ ra những nét chính trong chính sách như thu hút FDI vào phát triển CNHT, quy định về tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ mạnh mẽ, hiệu quả từ phía chính phủ dành cho các DN trong nước thúc đẩy liên kết, coi đó là điều kiện tiên quyết để phát triển CNHT. Nghiên cứu của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) trong: “Survey report on overseas operations by Papannese manufacturing companies” [114]. Báo cáo khảo sát các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản, phân tích vai trò của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản trong việc trợ giúp phát triển CNHT tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia thông qua SX linh kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản. 1.1.2. Nghiên cứu điều kiện cần thiết, giải pháp chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô - Rachel Tang trong cuốn: "China's Auto Sector Development and Policies: Issues and Implications" [118], nghiên cứu về chính sách phát triển công nghệ tự động trong ngành CN ô tô của Trung Quốc và các vấn đề, những hệ lụy. Trong đó, tập trung phân tích chính sách phát triển CNHT ngành ô tô
- 18 đã biến nước này từ chỗ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức liên minh và liên doanh giữa các nhà SX ô tô quốc tế và các đối tác Trung Quốc, nhưng từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, Trung Quốc đã trở thành nước hàng đầu thế giới SX ô tô và cũng là thị trường bán phụ tùng ô tô lớn nhất. Năm 2011, Mỹ nhập khẩu hơn 12 tỷ USD phụ tùng ô tô từ Trung Quốc, trở thành thị trường lớn thứ hai nhập khẩu phụ tùng ô tô (chỉ sau Nhật Bản). Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm tiêu chuẩn như các bộ phận phanh và các bộ phận điện. Cuốn sách cho thấy chủ động về chiến lược là một điều kiện quan trọng để định hướng phát triển CNHT ngành CN ô tô ở nước này mà Việt Nam có thể tham khảo. - Bài “Putting the pedal to the metal : Subsidies to China's auto-parts industry from 2001 to 2011” [121] của Usha CV Haley, nghiên cứu về trợ cấp cho ngành CN phụ tùng ô tô 2001-2011, Trung Quốc là thị trường ô tô lớn thế giới và cũng là một nhà SX linh kiện ô tô xuất khẩu lớn trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu chủ yếu vào Mỹ. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra quyết định chiến lược hoạch định chính sách, cung cấp các khoản trợ cấp để nội địa hóa SX các bộ phận tự động và các linh kiện, phụ tùng ô tô. Số lượng các công ty phụ tùng ô tô có đăng ký từ 4.205 năm 2002 tăng lên 10.331 trong năm 2008, và sử dụng khoảng 1,9 triệu người. Nhờ đó mà Trung Quốc đã có sự phát triển vượt trội trong những năm gần đây để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. - Justin Barnes, Anthony Black and Kriengkrai Techakanont trong nghiên cứu phân tích: "Industrial Policy, Multinational Strategy and Domestic Capability: A Comparative Analysis of the Development of South Africa’s and Thailand’s Automotive Industries" [113], phân tích so sánh về chính sách phát triển CN ô tô của Nam Phi và của Thái Lan, chỉ ra chính sách nội địa hóa sản phẩm thông qua CNHT là yếu tố quyết định thành công của Thái Lan hơn so với Nam Phi trong phát triển ngành CN này thời gian qua. - Bài: “Automotive 2025: Industry without borders” [101], nghiên cứu dự báo của Ben Stanley thông qua kết quả khảo sát 175 giám đốc điều hành tự
- 19 động từ 21 quốc gia đã cho thấy triển vọng những thay đổi chiến lược của ngành sản xuất ô tô toàn cầu thập kỷ tới. Chỉ ra xu hướng thay đổi của người tiêu dùng về sở hữu một chiếc xe liên quan tới sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số. Nhu cầu của người tiêu dùng là một điều kiện để các DN tìm kiếm hướng phát triển CN SX ô tô và những CNHT phục vụ cho việc SX này. - Phichak Phutrakul: “Strategic Human Resource Development in the Automotive Industry (Eco-car) for the ASEAN Centre” [116], tiến hành nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn sâu thu thập từ các giám đốc điều hành nguồn nhân lực của 5 công ty ô tô gồm Toyota Motor, Nissan Motor, Mitsubishi Motors, Honda và Suzuki Motor hoạt động tại Thái Lan. Trong đó, chỉ ra các yếu tố bên ngoài gồm các điều kiện hiện tại của ngành CN ô tô, chính sách của chính phủ liên quan đến ngành CN ô tô, công nghệ, thị trường lao động; các yếu tố bên trong bao gồm quản lý SX, chiến lược tổ chức, lãnh đạo, văn hóa tổ chức, triết lý nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm hỗ trợ và CN ô tô của một nước. Từ đó khuyến nghị, cần tập trung vào chiến lược phát triển nguồn lực con người, coi đó là vốn trí tuệ trong tất cả quá trình phát triển. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Yongyuth Chalamwong. “Strategic framework for workforce development in the automotive and automotive parts” về khuôn khổ chiến lược phát triển nhân lực trong CNHT ô tô và ô tô trình bày tại Hội nghị của Ủy ban lao động Thái Lan [127]; cuốn: “Multinationals, Technology and Localization in Automotive Firms in Asia” của Rajah Rasiah, Yuri Sadoi, Rogier Busser, Routledge [119], nghiên cứu về chuyển giao công nghệ và phát triển SX phụ tùng ô tô là thành phần quan trọng của nội địa hóa SX ở Ấn Độ, Trung Quốc và vai trò của các công ty đa quốc gia trong xây dựng năng lực công nghệ và nội địa hóa ở châu Á; cuốn: “Automobile Industry: Current Issues” của Leon R. Domansky, Nova Publishers [111]. Nghiên cứu về CN ô tô vấn đề hiện tại chỉ ra những thách thức trong phát triển CNHT trước nhu cầu mới về sản phẩm ô tô trên thị trường, v.v…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn