Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ
lượt xem 8
download
Luận án “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ”, được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đào tạo nghề và việc làm của lao động nông trên địa bàn thành phố Cần Thơ, xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của họ, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ -------------------------------- PHẠM ĐỨC THUẦN ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ -------------------------------- PHẠM ĐỨC THUẦN ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 9620115 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. DƯƠNG NGỌC THÀNH 2018 ii
- TÓM LƯỢC Luận án “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ”, được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đào tạo nghề và việc làm của lao động nông trên địa bàn thành phố Cần Thơ, xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của họ, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố trong thời gian tới. Nghiên cứu dựa vào phỏng vấn trực tiếp 530 người trong độ tuổi lao động được chọn một cách ngẫu nhiên ở 4 huyện (Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh) trên địa bàn thành phố Cần Thơ, các phương pháp được sử dụng là phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) và phân tích hồi quy Binary logistic để phân tích và xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả phân tích thực trạng công tác giải quyết việc làm, đã góp phần cải thiện tình trạng thất nghiệp thông qua chính sách việc làm, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đào tạo nghề công lập, cải thiện cơ chế hỗ trợ thu hút đầu tư,… Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đạt hiệu quả cao, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của địa phương, người lao động chưa tìm được việc làm sau học nghề; do đó, trong công tác đào tạo nghề cần có sự khảo sát, đánh giá về nhu cầu đào tạo theo từng đối tượng lao động nông thôn, phù hợp với điền kiện tại địa phương,… để có cơ sở góp phần vào việc giải quyết tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đào tạo nghề trên địa bàn thành phố. Kết quả phân tích nhân tố thì lao động động nông thôn đều có nhu cầu việc làm, với lý do là mong muốn có thu nhập để ổn định cuộc sống; tuy nhiên, từ kết quả phân tích hồi quy thì có sự khác biệt giữa về nhu cầu việc làm giữa các nhóm đối tượng lao động trong nông thôn, và đã làm rõ về giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Trong cả 3 nhóm đối tượng lao động thì có chung các nhân tố (10 nhân tố) ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn gồm: tuổi, tích lũy, thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, chính sách đầu tư cho giáo dục, chính sách đào tạo nghề, chính sách việc làm, chính sách vay vốn và thông iv
- tin việc làm; ngoài ra, đối với lao động nông nghiệp thì các nhân tố (07 nhân tố) gồm: đất sản xuất, tình trạng sức khỏe, tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, mức lương trả cho người lao động, hiệu quả của các chương trình đào tạo nghề, nơi làm việc, an toàn lao động có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động; còn đối với đối tượng lao động làm thuê trong nông nghiệp và đối tượng lao động phi nông nghiệp thì các nhân tố (04 nhân tố) gồm: trình độ học vấn, trình chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và số người phụ thuộc có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động. Những giải pháp ưu tiên cần được thực hiện nhằm góp phần giúp người lao động nông thôn tạo thêm thu nhập trong thời gian tới là: (i) Đối với người lao động nông nghiệp: đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã, đẩy mạnh công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn; (ii) Đối với lao động phi nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo việc làm cho người lao động ở vùng nông thôn (chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động); (iii) Đối với lao động làm thuê trong nông nghiệp: tham gia các lớp đào tạo nghề để có điều kiện làm việc trong các mô hình trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã có sử dụng nhiều lao động. v
- ABSTRACT The dissertation entitled “Assessing factors affecting employment needs of rural labors in Can Tho City” is aimed at: (i) Assessing the status of vocational and job training of rural labors in Can Tho City; (ii) Identifying and assessing the factors affecting the employment needs of rural labors; and (iii) Proposing solutions to meet the employment demand of rural workers in the future. The study was based on direct interview of 530 people at working age randomly in the 4 districts (Phong Dien, Thoi Lai, Co Do and Vinh Thanh) of Can Tho City and methods of descriptive statistics, Exploratory Factor Analysis (EFA) and the Binary Logistic regression model for analyzing and in determinants the employment nedds of rural labors on-farm, off-farm and non-farm sectors in Can Tho city. The study results revealed the situation of job creation have contributed to the improvement of unemployment through employment policy, investing to facilities of public vocational schools, improvement of policy for support investment attraction,… However, the vocational training for rural workers has not really been high efficiency, met the needs of the local, and the learners have not found jobs after fisnishing the vocational training courses; Therefore, in the vocational training, it is necessary to have a survey and evaluation on the training needs of each subject rural workers, suitable with local conditions,… It is to contribute to build solution of employer job after joining in vocational training in the city area. The study results of the factors analysis, the rural labors has the needs for the employment, with the reason is that the income is expected to stabilize; however, from the results of the regression analysis, there are difference affecting the employment needs between the rural labors groups and the clarification of the research hypothesis. In all three groups of labors, there are the factors (10 factors) in common which affecting the employment needs of rural labor are: age, accumulation, unemployment, economic restructuring, labor structure changing, investment policy for education, vocational training policy, employment policy, loan policy and employment information; In addition, for on-farm, factors (07 factors) include: productive land, health status, recruitment of enterprises, salary paid for workers, efficiency of vocational training courses, workplace, occupational safety, which affect the employment demand of labors; For those off-farm and non-farm labors, the factors vi
- (four factors) include: education, professional ability, work experience and number of dependents which affecting the employment needs of labors. The priority measures should be taken to help rural labors generate additional incomes in the future include: (i) For agricultural labors: Accelerating the restructure of agricultural economy, developing household economy, developing collective economy, with a special focus on enhancing cooperatives and promoting job training for laborers in rural areas; (ii) For non-agricultural labors: industrial restructuring, small and medium enterprise (SME) development, job creation for rural labors (policies for job creation, labor export); (iii) For Rented agricultural labor: To participate in vocational training courses in order to work in multi-labor farms, cooperative groups and cooperatives. vii
- MỤC LỤC Trang TÓM LƯỢC .......................................................................................................... IV ABSTRACT .......................................................................................................... VI CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 1.2 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ................................................................... 2 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 1.3.1 Mục tiêu chung........................................................................................... 3 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 1.4 CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU ............................................................... 4 1.5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4 1.6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 4 1.6.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4 1.6.2. Phạm vi không gian................................................................................... 5 1.7 GIỚI HẠN NỘI DUNG TRONG NGHIÊN CỨU ......................................... 5 1.8 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................ 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................7 2.1 CÁC KHÁI NIỆM .......................................................................................... 7 2.1.1 Khái niệm về nhu cầu việc làm .................................................................. 7 2.1.2 Khái niệm về nhóm đối tượng nghiên cứu................................................. 9 2.1.3 Các khái niệm liên quan trong nghiên cứu .............................................. 10 2.2 CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CÓ LIÊN QUAN ......................................... 16 2.2.1 Lý thuyết về hành vi gia đình .................................................................. 16 2.2.2 Khái quát về cung ứng lao động .............................................................. 17 2.2.3 Các lý thuyết tạo việc làm cho người lao động........................................ 18 2.2.4 Lựa chọn bộ ba - làm việc kiếm tiền, làm việc ở nhà và nghỉ ngơi ......... 20 2.2.5 Nghiên cứu về lý thuyết nông dân ghét rủi ro ......................................... 22 2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .............................................. 26 2.3.1 Nghiên cứu về đào tạo nghề, việc làm ..................................................... 26 2.3.1.1 Về đào tạo nghề ............................................................................... 26 2.3.1.2 Về việc làm ...................................................................................... 28 2.3.2 Nhóm đối tượng nghiên cứu .................................................................... 31 ix
- 2.3.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về On-Farm .......................................... 31 2.3.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về Off-Farm ......................................... 33 2.3.2.3 Tổng quan các nghiên cứu về Non-Farm ........................................ 35 2.3.3 Về mô hình nghiên cứu ............................................................................ 38 2.3.3.1 Khung nghiên cứu ........................................................................... 38 2.3.3.2 Phương pháp tiếp cận ...................................................................... 47 2.3.3.3 Mô hình nghiên cứu nhân tố ............................................................ 50 2.3.3.4 Mô hình nghiên cứu hồi quy ........................................................... 53 2.4 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................ 56 2.4.1 Về việc làm .............................................................................................. 56 2.4.2 Về mô hình nghiên cứu ............................................................................ 58 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................64 3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ............................................. 64 3.1.1 Phương pháp tiếp cận ............................................................................... 64 3.1.2 Khung nghiên cứu .................................................................................... 64 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 67 3.2.1 Phương pháp tiếp cận ............................................................................... 67 3.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ........................................................ 69 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 70 3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .................................................................... 72 3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả ................................................................... 72 3.3.2 Phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation) .................................................. 73 3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) ......... 73 3.3.4 Phân tích mô hình nghiên cứu hồi quy (Binary Logistic model) ............. 77 3.3.5 Phương pháp phân tích tổng hợp ............................................................. 81 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................82 Chương 4.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ............................................................................... 82 4.1.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 82 4.1.1.1 Đặc điểm kinh tế của thành phố Cần Thơ ....................................... 82 4.1.1.2 Đặc điểm văn hóa - xã hội của thành phố Cần Thơ ........................ 85 4.1.1.3 Khái quát một số đặc điểm kinh tế - xã hội của 04 huyện .............. 88 4.1.2 Đánh giá các điều kiện kinh tế của địa phương tác động đến việc làm của lao động nông thôn ............................................................................................ 91 x
- 4.1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ ....................... 91 4.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động .......................................................... 99 4.1.2.3 Tình hình về doanh nghiệp của thành phố Cần Thơ ..................... 100 4.1.2.4 Thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm phi nông nghiệp của thành phố Cần Thơ .................................................................. 102 4.1.3 Đánh giá tổng quan về lao động nông thôn ........................................... 104 4.1.3.1 Dân số và dân tộc của trên địa bàn thành phố Cần Thơ ................ 104 4.1.3.2 Tuổi và tình trạng sức khỏe của người lao động nông thôn .......... 105 4.1.2.3 Trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động .................. 107 4.1.4 Thực trạng đào tạo nghề của người lao động nông thôn ....................... 108 4.1.5 Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn .............................. 113 4.1.5.1 Hiện trạng việc làm ....................................................................... 115 4.1.5.2 Nơi làm việc .................................................................................. 116 4.1.5.3 Kinh nghiệm làm việc ................................................................... 117 4.1.5.4 Hiện trạng về thu nhập .................................................................. 118 4.1.5.5 Thuận lợi và khó khăn việc làm của người lao động nông thôn ... 122 4.1.5.6 Nhu cầu về việc làm ...................................................................... 123 4.1.6 Đánh giá các chính sách của địa phương tác động đến việc làm của lao động nông thôn................................................................................................ 134 4.1.6.1 Chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn ......................... 134 4.1.6.2 Chính sách về đào tạo nghề ........................................................... 136 4.1.6.3 Chính sách về việc làm .................................................................. 140 Chương 4.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ............................ 145 4.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn.................................................................................................................. 145 4.2.1.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp trong nông thôn ............................................... 146 4.2.1.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động làm thuê trong nông nghiệp trong nông thôn ....................... 152 4.2.1.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động phi nông nghiệp.................................................................... 157 4.2.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn......................................................................................................... 145 4.2.2.1 Mô hình Binary Logistic đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp .................................................... 164 xi
- 4.2.2.2 Mô hình Binary Logistic đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động làm thuê trong nông nghiệp ............................ 167 4.2.2.3 Mô hình Binary Logistic đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động phi nông nghiệp .............................................. 169 4.2.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn thành phố cần thơ ........................................................................... 145 4.2.3.1 Giải pháp nhu cầu việc làm cho người lao động nông nghiệp ...... 174 4.2.3.2 Giải pháp nhu cầu việc làm cho người lao động phi nông nghiệp 177 4.2.3.3 Giải pháp nhu cầu việc làm cho người lao động làm thuê trong nông nghiệp ........................................................................................................ 179 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................182 5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 182 5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 183 DANH MỤC BÀI BÁO .......................................................................................185 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................186 PHỤ LỤC .............................................................................................................196 xii
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tên biến và đo lường các biến được sử dụng trong mô hình ................50 Bảng 2.2: Đánh giá tổng quan tài liệu về việc làm.................................................57 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của các huyện ..............................69 Bảng 3.2: Đối tượng khảo sát và số quan sát .........................................................71 Bảng 3.3: Diễn giải các biến trong phân tích nhân tố nhân tố EFA .......................75 Bảng 3.4: Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy ..............................................79 Bảng 4.1: Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm của TP. Cần Thơ ...........86 Bảng 4.2: Giải quyết và tạo việc làm mới cho lao động nông thôn. ......................87 Bảng 4.3: Diện tích, dân số ....................................................................................88 Bảng 4.4: Các khoản mục xã hội của 04 huyện .....................................................90 Bảng 4.5: Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế .................................92 Bảng 4.6: Tăng trưởng tổng sản phẩm theo khu vực kinh tế .................................92 Bảng 3.7: Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế .................................93 Bảng 4.8: Tăng trưởng giá trị sản xuất theo khu vực kinh tế .................................94 Bảng 4.9: Nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ..............................................96 Bảng 4.10: Hiện trạng sử dụng đất qua các giai đoạn của TP. Cần Thơ ................98 Bảng 4.11: Cơ cấu lao động phân theo khu vực .....................................................99 Bảng 4.12: Doanh nghiệp theo ngành kinh tế trên địa bàn TP.Cần Thơ ..............100 Bảng 4.13: Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp về trình độ chuyên môn, kỹ thuật ........................................................................................................101 Bảng 4.14: Mức lương bình quân của doanh nghiệp trả cho người lao động ......102 Bảng 4.15: Giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn thành phố Cần Thơ .............103 Bảng 4.16: Tuổi của người lao động ....................................................................105 Bảng 4.17: Tình trạng sức khỏe của người lao động nông thôn ..........................107 Bảng 4.18: Trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động nông thôn .....108 Bảng 4.19: Về lao động việc làm .........................................................................114 Bảng 4.20: Hiện trạng việc làm 6 tháng qua của người lao động nông thôn .......115 Bảng 4.21: Nơi làm việc của người lao động nông thôn ......................................116 Bảng 4.22: Kinh nghiệm làm việc của người lao động nông thôn .......................117 Bảng 4.23: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành...........118 Bảng 4.24: Thuận lợi việc làm của người lao động nông thôn ............................122 xiii
- Bảng 4.25: Khó khăn việc làm của người lao động nông thôn ............................123 Bảng 4.26: Lý do có nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn ................126 Bảng 4.27: Lý do không có nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn .....127 Bảng 4.28: Việc làm của người lao động nông nghiệp có nhu cầu ......................128 Bảng 4.29: Việc làm của người lao động làm thuê trong nông nghiệp có nhu cầu ..............................................................................................................................128 Bảng 4.30: Việc làm của người lao động phi nông nghiệp có nhu cầu ................129 Bảng 4.31: Lợi ích có việc làm của người lao động nông thôn ...........................130 Bảng 4.32: Phương thức chuyển đổi việc làm của người lao động nông thôn ....132 Bảng 4.33: Nguồn thông tin tìm việc làm của người lao động nông thôn ...........133 Bảng 4.33: Kết quả tích nhân tố lao động nông nghiệp .......................................147 Bảng 4.34: Kết quả tích nhân tố lao động làm thuê trong nông nghiệp ...............153 Bảng 4.35: Kết quả phân tích nhân tố lao động phi nông nghiệp ........................159 Bảng 4.36: Kết quả phân tích hồi quy nhu cầu việc làm cùa lao động nông nghiệp ..............................................................................................................................164 Bảng 4.37: Kết quả phân tích hồi quy nhu cầu việc làm của lao động làm thuê trong nông nghiệp .................................................................................................167 Bảng 4.38: Kết quả phân tích hồi quy nhu cầu việc làm của lao động phi nông nghiệp ...................................................................................................................170 Bảng 4.39: Kiểm định giả thuyết ..........................................................................173 xiv
- DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Hiệu ứng thay thế (khi lương tăng) tương đối lớn giữa việc kiếm tiền và việc làm ở nhà .........................................................................................................21 Hình 2.2: Hiệu ứng thay thế (khi lương tăng) tương đối nhỏ giữa việc kiếm tiền và việc làm ở nhà .........................................................................................................21 Hình 2.3: Thuê lao động trong hộ gia đình nông dân.............................................24 Hình 2.4: Thuê lao động ngoài hộ gia đình nông dân ............................................24 Hình 2.5: Các nguồn thu nhập chủ yếu của hộ gia đình .........................................38 Hình 2.6: Tương quan cung cầu lao động và các nhân tố tác động .......................39 Hình 2.7: Phân cấp nhu cầu của Maslow ...............................................................39 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ....................................................................................................41 Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu động lực làm việc trong lĩnh vực công tại Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................42 Hình 2.10: Mô hình Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất (LILAMA) .................................................................43 Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên.................................................................................................................44 Hình 2.12: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên khu vực công tại Việt Nam .....................................................................................46 Hình 3.1: Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài ...................................................66 Hình 3.2: Tiến trình nghiên cứu của đề tài .............................................................67 Hình 4.1: Bản đồ hành chính của thành phố Cần Thơ ...........................................83 Hình 4.2: Tổng sản phẩm bình quân đầu người theo giá hiện hành .......................97 Hình 4.3: Tỷ lệ giới tính lao động nông thôn .......................................................106 Hình 4.4: Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ........................................................110 Hình 4.5: Hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn .............110 Hình 4.6: Công việc chính của người lao động nông thôn ...................................114 Hình 4.7: Thu nhập của người lao động nông thôn ..............................................119 Hình 4.8: Thu nhập của lao động nông nghiệp ....................................................120 Hình 4.9: Thu nhập của lao động làm thuê trong nông nghiệp ............................120 Hình 4.10: Thu nhập của lao động phi nông nghiệp ............................................121 Hình 4.11: Nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn ...............................124 Hình 4.12: Các chính sách của địa phương tại khu vực nông thôn ......................145 xv
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asia Development Bank- Ngân hàng Phát triển Á châu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DVTM Dịch vụ Thương mại FDI Foreign Direct Investment - đầu tư trực tiếp nước ngoài FGD Focus Group Discussion- Thảo luận nhóm GAP Good Agricultural Practices- thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GDP Gross Domestic Product- tổng sản phẩm trong nước Global Good Agricultural Practices- Thực hành sản xuất nông GlobalGAP nghiệp tốt toàn cầu ILO International Labor Organization- Tổ chức Lao động Thế giới KIP Key Informants Panel- Người am hiểu LĐTB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội NGO Non-Governmental Organizations - các tổ chức phi Chính phủ NQ-CP Nghị quyết-Chính phủ NQ-TƯ Nghị quyết Trung ương NTM Nông thôn mới Official Development Assistance- nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA chính thức Participantory Rural Appraisal- Đánh giá nông thôn có sự tham PRA gia QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats - Mạnh-Yếu-Cơ SWOT hội-Thách thức TTLT Thông tư Liên tịch UBND Ủy ban Nhân dân UN United Nation - Liện hiệp quốc USD United States Dollar - đôla Mỹ ($) Vietnamese Good Agricultural Practices- thực hành sản xuất nông VietGAP nghiệp tốt ở Việt Nam WB World Bank- Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization- Tổ chức Thương mại Thế giới xvi
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Trong Chương 1, các nội dung được trình bày như sau: giới thiệu tổng quan; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi trong nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu; đối tượng - phạm vi trong nghiên cứu; giới hạn nội dung trong nghiên cứu; đóng góp của nghiên cứu. 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp luôn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như đối với sự phát triển của đất nước. Năm 2016, dân số nông thôn 60,64 triệu người, chiếm 65,4%; dân số nam 45,75 triệu người, chiếm 49,4%; dân số nữ 46,95 triệu người, chiếm 50,6%; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,7%; khu vực dịch vụ thương mại chiếm 33,4%; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 khu vực thành thị chiếm 31,9%; khu vực nông thôn chiếm 68,1%. Dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng lực lượng lao động cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu phát triển dẫn đến hiệu quả không cao; với số lao động thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%, trong đó khu vực nông thôn là 2,10% (Tổng cục Thống kê, 2016). Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề lao động việc làm trong khu vực nông nghiệp theo hướng phát triển nguồn lao động nông thôn là có tay nghề cao và thông thạo lý thuyết, kỹ năng thực hiện công việc thành thạo, có tác phong công nghiệp và trách nhiệm đối với công việc, lao động nông thôn cần được rèn luyện để linh hoạt, năng động, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vướng mắc trong công việc. Do đó, việc tìm ra các giải pháp để giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, đòi hỏi các nhà khoa học, nhà quản lý, gia đình và toàn xã hội phải quan tâm. Để đảm bảo phát triển nền nông nghiệp vững chắc thì yếu tố nguồn lực con người là quan trọng, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp để sử dụng nguồn lực lao động nói chung và năng lực của lao động nông 1
- thôn nói riêng một cách hiệu quả, góp phần cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 1.2 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, là mối quan tâm của toàn thể nhân loại nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Đối với mỗi quốc gia, giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Cùng với sự tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quân trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu; thực trạng này đã và đang là rào cản ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và quốc gia. Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn cần được quan tâm, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả, đồng thời các biện pháp đó phải mang tính lâu dài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Với tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2016 ước tính là 55,9%, riêng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn xảy ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, do cũng một phần sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ, lực lượng lao động nông nhàn dư thừa, hiệu quả ngày công lao động thấp, cung lao động ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nguồn lực lao động của thành phố trong thời gian qua của người lao động chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng tăng, sự chênh lệch về nhu cầu tuyển dụng theo giới tính giữa nam và nữ, giữa khu vực thành thị và nông thôn. Người lao động phổ thông tự tìm công việc qua người thân, qua bạn bè giới thiệu hoặc trực tiếp tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề nghiên cứu về việc làm của lao động nông thôn của các công trình nghiên cứu trong nước, cho thấy trình độ học vấn, đào tạo nghề, tuổi, giới tính, thu nhập, chính sách,… là những nhân tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của người lao động nông thôn (Hồ Thị Diệu Ánh, 2015; Trần Thu Hồng Ngọc, 2013; Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh Hiền, 2014; Phạm Ngọc Nhàn, 2015;…); còn đối các nghiên cứu ngoài nước về các 2
- nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phân tích việc làm và thu nhập của người lao động trong nông nghiệp, được thực hiện bởi lao động nông thôn trong sản xuất nông nghiệp trên đất của mình, hoặc trường hợp lao động nông thôn thực hiện sản xuất nông nghiệp trên đất của người khác mà lao động là người được thuê mướn, hoặc trường hợp lao động việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn (D. Rocheleau, F. Weber, and A. Field-Juma, 1988; Woldehanna, T., 2002; Wayne Howard, Michael Swidinsky, 2000; David Stifel, 2010; Pascual, U. and Barbier, E. B., 2005; Reardon T., 1999; Junior Davis, 2006;…). Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả vừa nêu chưa làm rõ nhu cầu của bản thân người lao động mong muốn có việc làm, đang là hiện trạng thực tế cần được nghiên cứu, nhằm tìm rõ thêm những nhân tố ảnh hưởng việc nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn và đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được tốt hơn và hiệu quả trong giai đoạn phát triển của thành phố Cần Thơ. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói riêng và lao động của toàn thành phố nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền của mỗi địa phương ở từng cấp của thành phố. Áp lực lao động và việc làm ngày càng tăng, nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn đang là vấn đề thời sự. Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề việc làm của người lao động nông thôn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), và từ thực trạng trên đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ” được lựa chọn nghiên cứu. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn nhằm đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn, góp phần tạo thêm thu nhập cho lao động nông thôn trong thời gian tới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể (1) Đánh giá thực trạng đào tạo nghề và việc làm của lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ; 3
- (2) Xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ; (3) Đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới. 1.4 CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: - Thực trạng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) thành phố Cần Thơ hiện nay như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ? - Những giải pháp nào cần được thực hiện nhằm góp phần giúp người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu việc làm trong thời gian tới? 1.5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Giả thuyết nghiên cứu đuuợc đặt ra và kiểm định (trong luận án) là: không có sự khác biệt về nhu cầu việc làm giữa các nhóm đối tượng lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ. 1.6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.6.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án này là nhu cầu việc làm của bản thân người lao động được hình thành trong khu vực nông nghiệp và theo từng đối tượng lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ, nhằm giải quyết tính thỏa mãn về nhu cầu việc làm của bản thân người lao động; theo đó, xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của từng đối tượng lao động nông thôn, và đề xuất giải pháp ưu tiên cần được thực hiện nhằm góp phần giúp người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu việc làm. Đối tượng khảo sát của luận án (lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp) là những người lao động trong độ 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 104 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn