intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế đầu tư: Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

52
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ theo PPP. Đánh giá tình hình đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. Đo lường mức độ ảnh hướng của các yếu tố đến đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Khuyến nghị các giải pháp thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế đầu tư: Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- TRẦN VĂN THẾ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ (PPP) TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- TRẦN VĂN THẾ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ (PPP) TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Đầu tư Mã ngành: 9310104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Thọ Đạt HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Trần Văn Thế
  4. ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế đầu tư, Phòng Đào tạo sau đại học cũng như các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Trường đã tạo điều kiện để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS Trần Thọ Đạt đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Trần Văn Thế
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 3 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 4 4. Dự kiến các kết quả đạt được ............................................................................... 6 5. Kết cấu của luận án................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ... 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................... 8 1.1.1. Nhóm thứ nhất có liên quan đến Chính phủ .................................................... 8 1.1.2. Nhóm thứ hai liên quan đến môi trường đầu tư PPP .................................... 11 1.1.3. Nhóm thứ ba liên quan đến khu vực tư nhân trong đầu tư dự án PPP .......... 13 1.1.4. Nhóm thứ tư liên quan đến sự sẵn sàng của thị trường tài chính .................. 14 1.1.5. Nhóm thứ năm liên quan đến đối tượng hưởng thụ dự án PPP..................... 15 1.1.6. Nhóm thứ sáu liên quan đến dự án PPP ........................................................ 16 1.2. Khoảng trống nghiên cứu rút ra từ tổng quan các công trình liên quan .... 18 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 21 CHƯƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .................. 22 2.1. Cơ sở hạ tầng và đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ........................ 22 2.2. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư ............................................................. 23 2.2.1. Khái niệm về hợp tác công tư ........................................................................ 23 2.2.2. Đặc điểm của PPP ......................................................................................... 28 2.2.3. Động cơ thúc đẩy PPP ra đời......................................................................... 30 2.2.4. Vai trò của PPP.............................................................................................. 31 2.2.5. Các hình thức hợp đồng PPP ......................................................................... 33
  6. iv 2.3. Các nhân tố tác động đến đầu tư của khu vực tư nhân trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo hình thức hợp tác công tư ................................................... 46 2.3.1. Quản lý nhà nước đối với đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ .............................................. 46 2.3.2. Chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với đầu tư tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................... 47 2.3.3. Kênh huy động vốn của khu vực tư nhân đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................................................................ 49 2.3.4. Rủi ro PPP ..................................................................................................... 51 2.4. Các bài học kinh nghiệm về đầu tư tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực đường bộ trên thế giới ...................................................................................... 53 2.4.1. Kinh nghiệm về đầu tư tư nhân theo hình thức PPP của các nước đã và đang phát triển trên thế giới ............................................................................................. 53 2.4.2. Một số trường hợp “thất bại” trong triển khai dự án PPP ............................. 58 2.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam về đầu tư tư nhân theo hình thức PPP . 59 2.5. Khung phân tích ................................................................................................ 61 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 64 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM .................................................................................... 65 3.1. Thực trạng hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam ...................................... 65 3.1.1. Thực trạng hạ tầng giao thông Việt Nam ...................................................... 65 3.1.2. Thực trạng mạng lưới đường bộ Việt Nam ................................................... 68 3.2. Thực trạng đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam ............................................. 70 3.2.1. Sự phát triển PPP trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam ................................... 70 3.2.2. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam từ năm 2011 đến nay..................................................................... 71 3.2.3. Thực trạng khung pháp lý cho hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................................................................ 80 3.2.4. Thực trạng hỗ trợ của Chính phủ đối với việc đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ................ 81 3.2.5 Thực trạng năng lực tư nhân trong đầu tư tư nhân theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ..................................................... 86
  7. v 3.2.6. Thực trạng kênh tài trợ vốn trong đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công tư trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ...................... 95 3.2.7. Đánh giá chung thực trạng đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư ................................................................. 98 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 106 CHƯƠNG 4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG – TƯ TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM .......................................................... 108 4.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 108 4.2 Thang đo ........................................................................................................... 109 4.3 Đánh giá và điều chỉnh thang đo (n=40) ........................................................ 116 4.4. Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 116 Kiểm định các nhân tố tác động đến sự sẵn lòng đầu tư của tư nhân ................... 119 Phân tích hồi quy tuyến tính (regression) .............................................................. 121 4.5. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 125 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 126 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 128 CHƯƠNG 5 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................. 129 5.1. Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050 ....................................................................................... 129 5.2. Định hướng đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050 ................................................. 130 5.3. Các khuyến nghị .............................................................................................. 131 5.3.1. So sánh giữa kết luận của Luận án với nội dung của Luật PPP .................. 131 5.3.2. Khuyến nghị đối với Chính phủ: Hàm ý chính sách ................................... 136 5.3.3. Khuyến nghị cho khu vực tư nhân: Ý nghĩa quản lý................................... 142 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 143 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 146 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 153
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Chú giải ADB Ngân hàng phát triển Châu Á ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh BDFO Thiết kế - xây dựng - cấp vốn - kinh doanh Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ BLT - Chuyển giao BOO Xây dựng-sở hữu-kinh doanh BOT Xây dựng, kinh doanh và chuyển giao BT Xây dựng - chuyển giao Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao BTL – Thuê dịch vụ BTO Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh CP Chính phủ CSHT Cơ sở hạ tầng DBO Thiết kế - xây dựng - kinh doanh EC Ủy Ban Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GDP Tổng sản phẩm quốc dân GMS Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng GPMB Giải phóng mặt bằng GTĐB Giao thông đường bộ GTVT Giao thông vận tải Chỉ số thu hút đầu tư của khu vực tư nhân vào IPIAI kết cấu hạ tầng
  9. vii KCHT Kết cấu hạ tầng KCHTGTĐB Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ KTTĐ Kinh tế trọng điểm KT-XH Kinh tế xã hội O&M Hợp đồng Kinh doanh và quản lý ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PDF Quỹ phát triển dự án PFI Sáng kiến tài chính tư nhân PIM Quản lý đầu tư công PPP Đối tác công tư QL Quốc lộ QL Quốc lộ QLNN Quản lý nhà nước SPSS Phần mềm thống kê SPV Doanh nghiệp dự án SRI Học viện nghiên cứu Stanford TNHH Trách nhiệm hữu hạn TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân VGF Quỹ bù đắp thiếu hụt tài chính
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các biến thể của hợp đồng kiểu BOT ........................................................42 Bảng 2.2. Kênh huy động vốn của khu vực tư nhân ..................................................49 Bảng 3.1. Các loại đường bộ Việt Nam đến 2019 .....................................................68 Bảng 3.2. Quy trình dự án PPP ..................................................................................77 Bảng 3.3. Các CQNN có thẩm quyền đối với các dự án đường bộ ...........................82 Bảng 3.4. Một số tổ chức tham gia vào PPP trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ................................................................................86 Bảng 3.5. Điểm yếu về năng lực của các tổ chức tham gia vào PPP trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam và nguyên nhân ..............93 Bảng 3.6. Những vấn đề tồn tại của người sử dụng dịch vụ và các bên liên quan khác với sự phát triển của PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam và nguyên nhân ...........................................................................................97 Bảng 4.1. Thống kê qui trình khảo sát trong khoảng thời gian ................................117 Bảng 4.2. Cơ cấu đối tượng khảo sát .......................................................................117 Bảng 5.1. So sánh kết luận của luận án với Luật PPP 2000.....................................132
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Khung nghiên cứu ........................................................................................20 Hình 2.1 Cấu trúc các bên liên quan trong hợp đồng quản lý.....................................35 Hình 2.2 Cấu trúc các bên liên quan trong hợp đồng cho thuê ...................................37 Hình 2.3 Cấu trúc các bên liên quan trong Hợp đồng nhượng quyền ........................39 Hình 2.4 Cấu trúc các bên liên quan trong hợp đồng BOT ........................................41 Hình 2.5 Cấu trúc các bên liên quan trong Hợp đồng liên doanh ...............................45 Hình 2.6 Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư của tư nhân theo hình thức PPP vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ ...................................63 Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các CQNN và doanh nghiệp dự án trong trường hợp CQNN có thẩm quyền là UBND Tỉnh .........................................................83 Hình 3.2. Mối quan hệ giữa các CQNN và doanh nghiệp dự án trong trường hợp CQNN có thẩm quyền là Bộ Giao thông Vận tải.........................................84 Hình 4.1: Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân theo hình thức PPP vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam ...................121
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách quốc gia hạn hẹp cùng với sự sụt giảm các nguồn hỗ trợ chính thức ở các nước đang phát triển đã hạn chế việc cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng giao thông. Mặt khác, “áp lực phải phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ của dân số và nhu cầu vận chuyển đã thôi thúc các nước tìm kiếm kênh cung cấp mới phù hợp hơn, và hình thức hợp tác công – tư” (public private partnership - PPP) ra đời (Yescombe, 2007). Trong hai thập kỷ qua, “PPP đã được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, khẳng định là phương thức hiệu quả để cung cấp các cơ sở hạ tầng” (ADB, 2008). Thông qua PPP, “một số lợi ích được tích luỹ gồm: tiếp cận nguồn vốn tư nhân (ADB, 2000), tăng giá trị đồng tiền, hoàn thành dự án đúng tiến độ (Li và cộng sự, 2005) và cải thiện chất lượng dịch vụ (Akintoye và cộng sự, 2003). Nghiên cứu của Hensher và Brewer (2001) còn cho rằng PPP có thể tạo nên kỳ tích trong công cuộc cải thiện nền kinh tế của một quốc gia” và điều này tiếp tục được khẳng định trong nghiên cứu của Raisbeck (2009). “Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tạo ra nhiều thách thức về tài trợ vốn cho các dự án giao thông ở hầu hết các nước trên thế giới khiến thị trường PPP toàn cầu đã sụt giảm đáng kể, nhưng nền kinh tế đã nhanh chóng phục hồi và quay trở lại điểm trước khi xảy ra khủng hoảng (Ngân hàng thế giới, 2010). PPP được xem là một trong những giải pháp phù hợp để đối phó với tình trạng bất ổn hiện tại” (Plumb và các tác giả, 2009; Mazars, 2009). Ở Việt Nam, do tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao cùng với sự tăng lên nhanh chóng của nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng trong khi nguồn vốn không đủ để đáp ứng được nhu cầu này trong những năm gần đây vì vậy đang đặt ra cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng rất nhiều thách thức và khó khăn phía trước. Một lý do khác nữa là giao thông vận tải ở Việt Nam còn chưa đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia (Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2009). “Chính phủ đã duy trì mức đầu tư khoảng 2 - 2.5% GDP/năm cho lĩnh vực này nhưng vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể về bức tranh giao thông Việt Nam. Hơn nữa, khoảng cách giữa cung và cầu về vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng lớn. Theo Ngân hàng thế giới từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần tăng mức đầu tư lên 4 – 4,5% GDP/năm nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn cần thiết cho hạ tầng giao thông vượt quá khả năng tài trợ của chính phủ (bao gồm vốn ngân sách, ODA, trái phiếu chính phủ) và thị trường vốn trong nước chưa phát triển nên sẽ thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn đầu tư cho giao thông trong tương lai. Theo quan điểm của Davids và
  13. 2 cộng sự (2005), chúng ta đang sống trong thời đại của nguyên tắc Pele Batho, nghĩa là cầu đến trước. Vì vậy, một hình thức không đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ không thích hợp tồn tại, cần thiết phải thay thế bằng các hình thức phù hợp hơn để đảm bảo việc cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng là tìm được hình thức tài trợ bền vững không lệ thuộc vốn ngân sách và ODA. PPP đáp ứng được yêu cầu này do huy động được nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân (trong và ngoài nước)”. Tuy nhiên, cũng cần hiểu là không có hình thức nào là hoàn hảo và duy nhất, đồng thời, PPP cũng không phải là một phương thuốc “thần kỳ” để cải thiện nhanh chóng tình trạng tụt hậu của hạ tầng giao thông Việt Nam, PPP chỉ phát huy các lợi thế khi được sử dụng trong môi trường phù hợp. Ở Việt Nam với sự ra đời của Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, cũng như sự ra đời của luật PPP và chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 thì PPP chính thức được thể chế hóa. Đây là cơ sở quan trọng cho việc triển khai thực hiện PPP ở Việt Nam trong bối cảnh áp lực về vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngày một lớn nhưng nhiệm vụ kiềm chế thâm hụt ngân sách ngày một tăng. Đặc biệt trong một số năm gần đây, việc triển khai PPP nhất là các hình thức BOT đang gặp phải nhiều vấn đề, từ cả quản lý và thực thi. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải tìm hiểu và làm rõ những vấn đề liên quan đến PPP để có thể đưa ra cơ sở giải quyết tốt những tồn tại, hạn chế. Các dự án hợp tác công tư (PPP) đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu đặc biệt trong ngành xây dựng và giao thông đường bộ. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng cải thiện hoạt động của các dự án PPP bằng cách xác định các khía cạnh chính của các dự án này (Erridge và Greer, 2002; Grimsey và Lewis, 2002; Li và cộng sự, 2005b). Mặc dù cách tiếp cận PPP được thực hiện rộng rãi vào cuối những năm 1990, đầu tư của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng công cộng có thể được bắt nguồn từ thế kỷ 18 ở các nước châu Âu. Từ năm 1997, cách tiếp cận PPP đã được sử dụng rất nhiều ở Anh (Winch, 2000). Cụ thể, cho đến nay, các công ty tư nhân đã tham gia vào việc phát triển cơ sở, bao gồm thiết kế, tài trợ, xây dựng, sở hữu hoặc vận hành một dịch vụ của khu vực công như đường bộ (Akintoye et al., 2003). Mặt khác, tại Việt Nam, các công ty nước ngoài hoặc các tổ chức tài chính quốc tế đã tham gia vào các dự án PPP nhiều hơn các tổ chức trong nước (Luo et al, 2001). Trên thực tế, có rất nhiều hình thức của PPP, bao gồm tư nhân hóa hoàn toàn và ký kết hợp đồng dịch vụ (Efficiency Unit, 2005a). Các nghiên cứu trước đây thường nghiên cứu các lợi ích của PPP từ các nghiên cứu điển hình (James et al.,
  14. 3 2005), các nhà nghiên cứu đã đề xuất những lợi thế của các khía cạnh khác nhau của PPP, bao gồm: • Tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân (Erridge và Greer, 2002; Ysa, 2007; Zhang và Kunarawamy, 2001a; Zhang và cộng sự, 2002; Zhang, 2004a; Zhang, 2004b), • Quản lý rủi ro tốt hơn (Grimsey và Lewis, 2002; Li et al., 2005a; Shen et al., 2006), • Chính sách của chính phủ rõ ràng hơn ( Ball và Maginn, 2005; Hart, 2003), • Tiết lộ các yếu tố thành công quan trọng (Li và cộng sự, 2005b), • Phân tích tài chính phù hợp hơn (Akintoye và cộng sự, 2003; Norwood và Mansfield, 1999; Huang và Chou, 2006; Saunders, 1998). Tuy nhiên còn khá ít các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ. Chính vì vậy, tác giả đề xuất đề tài luận án “Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam” để làm nội dung nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là: Phân tích ảnh hưởng của chín yếu tố tác động đến đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam bao gồm: “(1) Lợi nhuận đầu tư, (2) Khung pháp lý, (3) Chia sẻ rủi ro, (4) Kinh tế vĩ mô, (5) Lựa chọn đối tác”, (6) Hỗ trợ của chính phủ, (7) Kênh tài trợ vốn, (8) Năng lực tư nhân và (9) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ theo PPP. - Đánh giá tình hình đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam; - Đo lường mức độ ảnh hướng của các yếu tố đến đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam; - Khuyến nghị các giải pháp thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam;
  15. 4 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính như sau: - Những nhân tố nào là nhân tố phổ biến nhất ảnh hưởng đến đầu tư của khu vực tư nhân vào giao thông đường bộ nói chung? - Những yếu tố nào ảnh hướng đến đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam? - Thực trạng mức độ đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam? - Làm thế nào để tăng cường vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam theo hình thức PPP? 2.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công- tư (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2011 – 2020. Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc chạy mô hình của luận án được thu thập từ phỏng vấn sâu các chuyên gia và điều tra khảo sát các nhà đầu tư được thực hiện trong 4 tháng từ đầu tháng 4 đến hết tháng 7 năm 2019. 2.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này là những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện “trên cơ sở kế thừa và vận dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới nhằm xác định các yếu tố và sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP ở các quốc gia phát triển và đang phát triển”. Kết quả từ bước nghiên cứu trên “được kết hợp với thông tin ghi nhận từ các cuộc thảo luận trực tiếp của tác giả với một số cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng, các tập đoàn tư nhân ngành xây dựng và giao thông, nhằm đạt được một đánh giá đa
  16. 5 chiều về PPP để có cơ sở điều chỉnh các thang đo về đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án PPP đường bộ tại Việt Nam”. 3.2. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng “sử dụng mô hình hồi quy đa biến đo lường mức độ đầu tư của nhà đầu tư tư nhân đối với các dự án PPP đường bộ bằng công cụ phân tích sử dụng là phần mềm thống kê SPSS. Nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện thông qua thảo luận trực tiếp với một số cơ quan nhà nước đại diện cho khu vực công, các công ty tư nhân hoạt động trong ngành xây dựng, giao thông và ngân hàng. Kết quả từ cuộc thảo luận này cung cấp cơ sở điều chỉnh thang đo sơ bộ. Sau đó sử dụng thang đo sơ bộ phỏng vấn 40 công ty tư nhân trong ngành xây dựng hạ tầng giao thông. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sơ bộ thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 120 công ty tư nhân hoạt động trong ngành xây dựng hạ tầng giao thông. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu theo định mức với 3 thuộc tính kiểm soát là hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh và qui mô doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu là các công ty tư nhân trong nước, liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài, có qui mô từ vừa trở lên hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. Lý do chọn qui mô công ty từ vừa trở lên vì đặc điểm của dự án hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài. Ngoài ra, đối tượng trả lời phỏng vấn là những thành viên trong ban giám đốc công ty”. Mục đích của yêu cầu này nhằm đảm bảo độ tin cậy của bảng trả lời phỏng vấn. Cơ sở lý thuyết Xác định các yếu tố Xây dựng bảng câu hỏi ảnh hưởng nghiên cứu Phương pháp chuyên Khám phá quan điểm Điều chỉnh bảng câu gia, chuyên khảo của các chuyên gia hỏi nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm Tính phù hợp của bảng Bảng câu hỏi nghiên (pilot testing) câu hỏi nghiên cứu cứu chính Nghiên cứu Xác định mức độ tác Mức độ tác động của chính thức động của các yếu tố từng yếu tố
  17. 6 Có chín (09) nhóm nhân tố được sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích ảnh hưởng đến đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực đường bộ tại Việt Nam bao gồm: “(1) Lợi nhuận đầu tư, (2) Khung pháp lý, (3) Chia sẻ rủi ro, (4) Kinh tế vĩ mô, (5) Lựa chọn đối tác, (6) Hỗ trợ của chính phủ, (7) Kênh tài trợ vốn, (8) Năng lực tư nhân và (9) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”. 4. Dự kiến các kết quả đạt được Luận án khi thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đặt ra sẽ có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể là: Về mặt lý luận: - Luận án xây dựng được khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng đường bộ theo hình thức PPP - Kiểm định nhân tố mới “(6) Hỗ trợ của chính phủ, (7) Kênh tài trợ vốn, (8) Năng lực tư nhân và (9) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” tới đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng đường bộ theo hình thức PPP. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mới “(6) Hỗ trợ của chính phủ, (7) Kênh tài trợ vốn, (8) Năng lực tư nhân và (9) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ” tới đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng đường bộ theo hình thức PPP. Về mặt thực tiễn: Dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án sẽ: - Xác định và phân tích các yếu tố nào ảnh hướng đến đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam; - Khuyến nghị biện pháp đẩy mạnh đầu tư của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Việt Nam. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được bố cục thành 05 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước Chương 2: Khung lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ
  18. 7 Chương 3: Thực trạng đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam Chương 4: Nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam Chương 5: Hàm ý chính sách và khuyến nghị
  19. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu Từ những nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước, tác giả tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo sáu nhóm nội dụng yếu tố ảnh hưởng mang tính cốt lõi đến việc đầu tư của khu vực tư nhân vào dự án cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thông qua hình thức PPP. 1.1.1. Nhóm thứ nhất có liên quan đến Chính phủ Nhóm này nhận được sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Các yếu tố thuộc nhóm này bao gồm: Cam kết của Chính phủ; Hoạch định phát triển dự án PPP; Xây dựng các chính sách thực hiện dự án PPP; Đơn vị đầu mối PPP có năng lực; Giám sát và đánh giá dự án; Xác định dự án phù hợp thực hiện theo hình thức PPP; Khả năng hợp tác tài chính của Nhà nước; Bảo lãnh của Nhà nước; Kinh nghiệm của Nhà nước về PPP; Truyền thông về hình thức đối tác công tư. Những yêu tố này được nghiên cứu trong nhiều đề tài của các tác giả như: Qiao et al (2001); Li, B., (2003); Gupta et al (2013); Clatworthy and Scott (2016); Yun et al (2015); Jacobson et al (2008); Abdel-Aziz A. M. (2007); Stonehouse et al (1996); Kanter (1999); Li et al (2005c); Ismail & Ajija (2011); Cheung et al (2012a); Lê Thanh Hương (2005); Bùi Thị Hoàng Lan (2010); Đinh Kiện (2010); Nguyễn Hồng Thái và các tác giả (2018). Qiao và các cộng sự (2001) khi nghiên cứu ” Khung các nhân tố thành công trọng yếu đối với các dự án BOT ở Trung quốc” đã chỉ ra bốn yếu tố mà chính phủ Trung quốc phải thực hiện đó là ” thu hút mạnh khu vực tư nhân tham gia, xây dựng những nguyên tắc thương mại rõ ràng, đấu thầu cạnh tranh và sự đổi mới”. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành phân tích và xác định được rõ ” các nhân tố thành công trong từng giai đoạn dự án BOT: giai đoạn đánh giá sơ bộ gồm 5 nhân tố (Xác định dự án phù hợp, tình hình kinh tế chính trị ổn định, quy định pháp luật thuận lợi, khả năng của doanh nghiệp tư nhân, kinh nghiệm của doanh nghiệp tư nhân với dự án BOT, tình trạng thiếu vốn cho dự án cơ sở hạ tầng); giai đoạn đấu thầu gồm 5 nhân tố; giai đoạn cho phép thực hiện gồm 4 nhân tố; giai đoạn xây dựng gồm 5 nhân tố; giai đoạn vận hành gồm 4 nhân tố và giai đoạn chuyển giao gồm 3 nhân tố ( Chuyển giao công nghệ, hoạt động trong tình trạng tốt, bảo đảm hoạt động đại tu) ”.
  20. 9 Trong luận án tiến sĩ về ” Quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức PPP” của Li (2003) đã tổng kết ” có chín lý do chính giải thích cho việc tăng cường sử dụng hình thức PPP trong đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đó là: áp lực phát triển kinh tế đòi hỏi nhiều cơ sở hạ tầng hơn; áp lực chính trị; áp lực xã hội của cơ sở hạ tầng nghèo nàn; các chính sách khuyến khích tư nhân; tình trạng thiếu vốn của Chính phủ đối với các dự án cơ sở hạ tầng; sự không hiệu quả do độc quyền và thiếu sự cạnh tranh; cần có chất lượng dịch vụ cao; tránh đầu tư công; thiếu kỹ năng kinh doanh và tạo ra lợi nhuận của khu vực Nhà nước”. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra ” 05 đặc quyền liên quan đến sự tham gia của khu vực tư nhân trong các dự án PPP ở bối cảnh nước Anh gồm: trách nhiệm của Chính phủ; tài chính của Chính phủ; bảo lãnh của Chính phủ; giảm và miễn thuế; ưu đãi thâm nhập vào thị trường mới. Các đặc quyền này sau đó được tiếp tục nghiên cứu ở nhiều nước khác và mức độ quan trọng của các đặc quyền là khác nhau ở mỗi nước”. Trong một nghiên cứu khác ”Dự án đối tác công tư tại Nam Phi: Mô hình hệ thống cho việc lập kế hoạch và thực hiện” của Nyagwachi và Smallwood (2006) đã chỉ ra rằng ”mặc dù đã xây dựng được khung pháp lý khá đầy đủ và mạnh mẽ nhưng các dự án đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng GTĐB ở Nam Phi vẫn thất bại, nguyên nhân xuất phát từ: Chính sách hỗ trợ không thỏa đáng của Chính Phủ; Năng lực quản lý dự án của các cơ quan nhà nước còn yếu kém; Nhận thức không đầy đủ về PPP ở khu vực tư nhân cũng như nhà nước. Ngoài ra, dựa trên kết quả phân tích những dự án tại Nam Phi, Nghiên cứu cũng đã phát triển một mô hình hệ thống để có thể lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư theo hình thức PPP”. Cũng trong một nghiên cứu khác ” Chuyển giao thành công các quan hệ đối tác công tư PPP để phát triển cơ sở hạ tầng” của Abdel-Aziz A. M. (2007) đã chỉ ra ” Hai cách tiếp cận phổ biến đã được các chính phủ sử dụng để thực hiện quan hệ đối tác công tư (PPP): cách tiếp cận dựa trên tài chính nhằm sử dụng nguồn tài chính tư nhân để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng và cách tiếp cận dựa trên dịch vụ nhằm tối ưu hóa thời gian và chi phí hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, việc thực hiện PPP có thể gặp trở ngại về pháp lý, chính trị và văn hóa. Tại Hoa Kỳ, chính phủ liên bang đã cho phép một số hành động để giảm bớt trở ngại và thúc đẩy PPP để phát triển cơ sở hạ tầng. Dựa trên phân tích chi tiết về PPP ở Vương quốc Anh và British Columbia, Canada, Abdel-Aziz A. M. (2007) đã mô tả các nguyên tắc đặc trưng cho việc thực hiện PPP. Các nguyên tắc liên quan đến: tính sẵn có của khung pháp lý về PPP và các đơn vị thực hiện; nhận thức về các mục tiêu tài chính tư nhân, hệ quả phân bổ rủi ro; duy trì tính minh bạch của quy trình PPP; tiêu chuẩn hóa các thủ tục.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0