Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 8
download
Bài viết trình bày cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay; Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay: Thực trạng và giải pháp
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU NĂM 2008 ĐẾN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU NĂM 2008 ĐẾN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số : 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Đức 2. TS. Trần Thị Hồng Minh HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay: Thực trạng và giải pháp" là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Yến i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của gia đình, đồng nghiệp, quý thầy cô. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn khoa học sâu sắc của hai giáo viên hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Thanh Đức và TS. Trần Thị Hồng Minh, xin cảm ơn các nhà khoa học tại Học viện khoa học xã hội, khoa Quốc tế học đã tạo một môi trường nghiên cứu đầy tính khoa học và thuận lợi để NCS thực hiện luận án. Xin cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, các thầy cô khoa Kinh tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện luận án. Trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu, tác giả nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư, các DN FDI Nhật Bản tại Việt Nam. Để bày tỏ lòng biết ơn, tác giả xin cảm ơn các DN đã tham gia trả lời phiếu khảo sát và cung cấp các thông tin quí báu giúp tác giả thực hiện luận án. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ, chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2021 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Yến ii
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................10 1.1. Các nghiên cứu về bối cảnh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đối với FDI ............................................................................................................................10 1.2. Các nghiên cứu về FDI Nhật Bản ra nước ngoài sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 ............................................................................................................15 1.3. Các nghiên cứu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 ....................................................................................................18 1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................18 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................21 1.4. Định hướng nghiên cứu của luận án ..................................................................24 1.4.1. Đánh giá các nghiên cứu trước chỉ ra khoảng trống nghiên cứu ....................24 1.4.2. Định hướng tiếp tục nghiên cứu của luận án ..................................................25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .....................................................................................................................26 2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ................26 2.1.1. Khái niệm về FDI và thu hút FDI ...................................................................26 2.1.2. Các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................29 2.2. Một số lý thuyết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................30 2.2.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế ....................................................................30 2.2.2. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển ...................................................................31 2.2.3. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh ........................................................................31 2.2.4. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh ....................................................................32 2.2.5. Lý thuyết về năng lực hấp thụ .........................................................................33 2.3. Nội dung các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .. 34 iii
- 2.3.1. Quy mô đầu tư .................................................................................................34 2.3.2. Hình thức đầu tư ..............................................................................................37 2.3.3. Cơ cấu đầu tư ..................................................................................................37 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................40 2.4.1. Nhân tố thuộc bối cảnh quốc tế .......................................................................41 2.4.2. Nhân tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư .........................................................44 2.5. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư .........50 2.5.1. Tác động tích cực ............................................................................................50 2.5.2. Tác động tiêu cực ............................................................................................57 Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU NĂM 2008 ĐẾN NAY .......................................................................62 3.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay ..................................................62 3.1.1. Quy mô vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay ............62 3.1.2. Hình thức đầu tư FDI Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay............69 3.1.3. Cơ cấu đầu tư FDI Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay ................72 3.2. Các nhân tố tác động đến thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay .............................................................90 3.2.1. Nhân tố thuộc về bối cảnh quốc tế ..................................................................90 3.2.2. Nhân tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư .........................................................93 3.3. Đánh giá tác động của FDI Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay .......................................................................... 111 3.3.1. Các kết quả đạt được .................................................................................... 111 3.3.2. Những hạn chế ............................................................................................. 122 3.3.3. Nguyên nhân gây ra những hạn chế ............................................................. 126 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM ....... 132 4.1. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam iv
- đến năm 2030 ......................................................................................................... 132 4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế .................................................................. 132 4.1.2. Định hướng thu hút FDI nói chung cũng như FDI Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn tới (2022 - 2030).............................................................................................. 134 4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam .................................................................................................. 136 4.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ............................................................. 136 4.2.2. Xây dựng chiến lược phù hợp nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản sang Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất. ............................................ 140 4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................................ 141 4.2.4. Hiện đại hóa và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ........................................ 143 4.2.5. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ............................................................ 144 4.2.6. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản ..... 145 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 152 v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC : Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Cooperation) BCC : Hợp đồng, hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract) BHXH : Bảo hiểm xã hội BOT : Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (Build – Operate – Transfer) BT : Xây dựng - Chuyển giao (Build –Transfer) BTO : Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành (Build - Transfer – Operate) CCN : Cụm công nghiệp CNHT : Công nghiệp hỗ trợ DN : DN DNLD : DN liên doanh DNNN : DN nhà nước DNVVN DN vừa và nhỏ ĐTNN : Đầu tư nước ngoài EU : Liên minh Châu Âu (European Union) FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) JICA : Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency) JETRO : Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Japan External Trade Organization) KCN : Khu công nghiệp vi
- KT : Kinh tế KHĐT : Kế hoạch đầu tư M&A : Mua lại và sáp nhập (Merger and Acquisition) MNC : Tập đoàn đa quốc gia (Multinational Corporation) NICs : Nước mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Countries) NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Viện trở phát triển chính thức (Official Development Assistance) OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and Development) PPP : Hình thức đối tác công tư (Public private partnership) RCEP : Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership) R&D : Nghiên cứu và phát triển (Research and Development) TMDV : Thương mại dịch vụ TNCs : Công ty xuyên quốc gia (Transational Corporations) TNHH : Trách nhiệm hựu hạn TPP : Hiệp đinh đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) UNCTAD : Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (United Nations Conference on Trade and Development) XTĐT : Xúc tiến đầu tư VCCI : Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) WB : Ngân hàng thế giới (World bank) vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 : Cơ cấu đầu tư trực tiếp theo hình thức đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam.......70 Bảng 3.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp theo ngành của Nhật Bản tại Việt Nam (Lũy kế đến hết tháng 12/2020) ..............................................................................................74 Bảng 3.3: Tỷ trọng vốn đăng ký của 10 địa phương đứng đầu về thu hút FDI Nhật Bản trong năm 2010, 2015 và 2020 ..........................................................................82 Bảng 3.4. Mười địa phương thu hút nhiều dự án FDI từ Nhật Bản (Lũy kế đến hết tháng 12/2020) ..........................................................................................................83 Bảng 3.5. Mười địa phương có số vốn FDI Nhật Bản bình quân một dự án cao nhất cả nước (Lũy kế đến hết tháng 12/2020)...................................................................84 Bảng 3.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo đối tác (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết ngày 20/12/2020) .....................................................................85 Bảng 3.7: So sánh đặc điểm FDI Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu .................................................................................87 viii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của luận án ...........................7 Hình 3.1: Diễn biến nguồn vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2008 -2020....62 Hình 3.2: Quy mô vốn dự án FDI Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2008 – 2020.67 Hình 3.3: Hình thức FDI Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020 ...............69 Hình 3.4: Tỷ trọng vốn FDI Nhật Bản theo lĩnh vực đầu tư .....................................72 Hình 3.5: FDI Nhật Bản vào một số nước ASEAN theo lĩnh vực đầu tư .................76 Hình 3.6: Đánh giá của DN Nhật Bản về môi trường đầu tư tại Việt Nam ..............94 Hình 3.7. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ................ 102 Hình 3.8. Tỷ lệ năng suất lao động quốc gia khác so với Việt Nam năm 2011 và 2019 ........................................................................................................................ 105 Hình 3.9: Tỷ lệ thu mua nội địa tại Việt Nam của các DN FDI Nhật Bản giai đoạn 2008 – 2019 ............................................................................................................ 109 Hình 3.10: Tỷ lệ thu mua từ DN trong nước của các DN Nhật Bản tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2019 .................................................................................................... 110 Hình 3.11: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2008 -2020 ...... 111 Hình 3.12: Tỷ trọng của FDI Nhật Bản trong tổng FDI vào Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020 ............................................................................................................ 112 Hình 3.13: Lợi nhuận kinh doanh các DN Nhật Bản tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 ........................................................................................................................ 114 Hình 3.14: Cơ cấu vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam theo ngành (Lũy kế đến hết năm 2020) ............................................................................................................... 116 Bảng 3.15: Kim ngạch xuất - nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2009 - 2020 ............................................................................ 120 Hình 3.16: Vốn FDI Nhật Bản vào các nước ASEAN giai đoạn 2011 - 2020 ...... 123 ix
- DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 3.1. Một ví dụ về đóng góp của FDI Nhật Bản vào tăng trưởng, phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh ..................................................................................................... 113 Hộp 3.2. Đóng góp của DN Nhật Bản vào ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc. ... 115 Hộp 3.3. Vấn đề về công nghệ sản xuất ô tô tại Việt Nam .................................... 124 Hộp 3.4. Vấn đề chuyển giao công nghệ của DN FDI Nhật Bản cho Việt Nam ... 125 x
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang lại nhiều lợi thế quan trọng như chuyển giao công nghệ, bí quyết, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và thúc đẩy cạnh tranh. Cho đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước khá thành công về thu hút FDI. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được coi là động lực dẫn dắt tăng trưởng của Việt Nam. Trong đóng góp của FDI đối với kinh tế Việt Nam, có đóng góp ngày càng quan trọng của FDI của Nhật Bản. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, năm 2009 với việc thiết lập quan hệ "Đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở châu Á" và nâng cấp thành quan hệ "Đối tác chiến lược sâu rộng vì hoà bình và phồn vinh ở châu Á" năm 2014, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã phát triển rất nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có quan hệ đầu tư. Hợp tác kinh tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là trên các lĩnh vực ODA. Từ năm 2012 đến nay, do căng thẳng chính trị giữa hai quốc gia Nhật - Trung liên tục tăng lên, Nhật Bản đã xoay trục đầu tư về các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam EVFTA được ký kết (12/2015), và Hiệp định CPTPP được ký kết vào tháng 10/2015, có thể nói rằng đang xuất hiện một làn sóng mới đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Bởi vì, một cam kết quan trọng trong các FTA thế hệ mới là thực hiện ngay việc xóa bỏ phần lớn thuế quan với đa số hàng xuất khẩu. Để tận dụng cơ hội này, nhiều công ty nước ngoài trong đó các công ty Nhật Bản sẽ đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Trong các năm gần đây, Nhật Bản là một trong hai quốc gia có FDI lớn vào Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư tính đến hết tháng 12/2020, Nhật Bản là nhà đầu tư đứng thứ 2/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đạt hơn 62,9 tỷ USD chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam (Bộ kế hoạch đầu tư, 2020). Như vậy, FDI của Nhật trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam: bổ sung nguồn vốn khá lớn; là kênh chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế; đẩy 1
- mạnh xuất khẩu, nhất là thông qua xuất khẩu các mặt hàng điện tử, may mặc, thủy sản; góp phần tạo việc cho làm người lao động Việt Nam...Tuy nhiên, đối với Việt Nam, kết quả thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam thời gian qua còn một số bất cập. Về số vốn, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn còn ít so với đầu tư của Nhât Bản vào các nước trong khối ASEAN, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Nhật Bản cũng như yêu cầu của Việt Nam. Về qui mô dự án, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam chủ yếu vẫn là các dự án vừa và nhỏ. Về cơ cấu đầu tư theo ngành còn bất hợp lý như tập trung quá nhiều vào các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, trong khi đó đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít (mới bắt đầu được triển khai trong 1,2 năm gần đây); đầu tư của Nhật vào lĩnh vực ngân hàng tài chính vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp. Về hình thức thức đầu tư, chủ yếu vẫn là DN 100% vốn nước ngoài của Nhật Bản. Về chuyển giao công nghệ, DN Nhật Bản thường chuyển giao những công nghệ khá tiên tiến vào Việt Nam, nhưng vẫn còn rất ít DN FDI Nhật Bản thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại và công nghệ nguồn, việc chuyển giao thực hiện nhỏ giọt từng phần. Những bất cập này có thể kể đến một số nguyên nhân từ phía Việt Nam như: Hệ thống chính sách pháp luật, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều bất cập; Cơ sở hạ tầng chưa hiện đại, thiếu đồng bộ; Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực chất lượng cao, cũng như nhân viên quản lý cấp trung; Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa thực sự phát triển; Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa mạnh mẽ và hiệu quả, chưa tạo được mạng lưới xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản. Vậy làm thế nào để khắc phục nguyên nhân gây ra những vấn đề bất cập nói trên trong thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam? Chúng ta cần có những giải pháp gì để tăng cường thu hút có hiệu quả vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới? Để trả lời cho những câu hỏi đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài Luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án thực hiện nhằm tìm ra giải pháp giúp Việt Nam tăng cường thu hút có hiệu quả FDI Nhật Bản trong bối cảnh kinh tế quốc tế do khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 tạo ra. 2
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một nước; - Phân tích thực trạng thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay; - Điều tra, khảo sát, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp của các DN Nhật Bản vào Việt Nam; - Đánh giá những tác động của FDI (thành tựu và hạn chế) của Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay; - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút hiệu quả vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trên địa bàn cả nước đặc biệt đi sâu vào một số tỉnh có nhiều dự án FDI của Nhật. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến 2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Về nội dung: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam bao gồm: qui mô đầu tư, hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư theo ngành, cơ cấu đầu tư theo địa phương, vùng lãnh thổ, cơ cấu đầu tư theo đối tác. Về chủ thể tiếp cận và nghiên cứu: Vĩ mô: Chính phủ, Bộ ngành và chính quyền các địa phương (Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương) Về cách tiếp cận: Luận án trình bày FDI Nhật Bản vào Việt Nam dưới góc độ thu hút FDI chứ không phải quản lý, sử dụng FDI. Vì vậy, tác giả tập trung nhiều 3
- vào chính sách và giải pháp thu hút FDI của Chính phủ Việt Nam nhiều hơn là từ góc độ Chính phủ Nhật Bản. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Hướng tiếp cận mang tính hệ thống: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm nhiều yếu tố từ quy mô, cơ cấu, hình thức, những tác động đến nền kinh tế, đến những nhân tố ảnh hưởng,...Tất cả các vấn đề này sẽ được tác giả nhìn nhận, phân tích, đánh giá trong một chỉnh thể, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hướng tiếp cận mang tính thực tiễn: Luận án sử dụng số liệu phản ánh thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (quy mô, cơ cấu, hình thức) của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến 2020. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp phân tích kinh tế học quốc tế, phương pháp logich-lịch sử, phân tích-tổng hợp, phương pháp so sánh, thống kê, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Các phương pháp cụ thể được sử dụng bao gồm: - Thu thập dữ liệu: Tác giả thu thập và hệ thống hóa các tài liệu: Thu thập các công trình nghiên cứu dưới dạng sách tham khảo, bài báo, luận án, luận văn của các tác giả trong và ngoài nước làm căn cứ cho các vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra tác giả còn hệ thống hóa các văn bản, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài. + Dữ liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng những số liệu có tính hệ thống và đáng tin cậy của các tổ chức chính phủ cũng như các cá nhân có uy tín ở trong nước cũng như quốc tế. Các tài liệu quốc tế chủ yếu được lấy từ nguồn UNSTAD, WB, WEF, JICA, JETRO.... Các ấn phẩm trong nước chủ yếu là những số liệu chính thức của các cơ quan có uy tín như Viện kinh tế và Chính trị thế giới, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ ngoại giao, Tổng cục thống kê, VCCI, VNBA… + Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được tác giả tập hợp từ bảng khảo sát các DN Nhật Bản tại Việt Nam trong năm 2020 (Phụ lục 03) - Phương pháp so sánh: bao gồm cả so sánh theo chuỗi và so sánh chéo, được sử dụng để tính toán một số chỉ tiêu phản ánh sự biến động của dòng vốn FDI Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến 2020. Phương pháp này 4
- cũng được sử dụng để phân tích thực trạng FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua và trong mối tương quan với các nước khác trong khu vực. - Phương pháp thống kê: Từ những báo cáo, tài liệu thu thập được xây dựng các danh mục số liệu được biểu diễn dưới dạng bảng, sơ đồ, biểu đồ qua các năm nhằm minh họa và giúp cho các kết quả nghiên cứu được phản ánh rõ nét, hiệu quả hơn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên những dữ liệu thu thập được tác giả phân tích và tổng hợp lại theo từng nội dung của luận án. - Phương pháp chuyên gia: Theo phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (Delpin) thì mẫu tối thiểu là 10, nên tác giả chọn 10 cá nhân bao gồm: một chuyên gia của Viện Thương mại và quốc tế - trường Đại học Kinh tế Quốc dân, một chuyên gia của Tạp chí Ngân hàng - Ngân hàng Trung ương, một chuyên gia của Viện Kinh tế Chính trị thế giới và một chuyên gia Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Xã hội, hai chuyên gia thuộc Viện quản lý kinh tế Trung Ương. Ý kiến từ các chuyên gia này được lấy thông qua các cuộc sinh hoạt chuyên môn tại Khoa; Kết hợp phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến của hai chuyên gia quản lý đầu tư tại Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư; một chuyên gia quản lý đầu tư tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương; và một chuyên gia thuộc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Văn phòng Hà Nội. (Phụ lục 01) - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, bao gồm 2 bước: Bước 1: Xây dựng bảng hỏi khảo sát + Dựa vào cơ sở lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI thuộc về nước tiếp nhận đầu tư được xây dựng ở chương 2 bao gồm 4 nhân tố: Nhân tố thể chế, chính sách quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài; Nhân tố thị trường; Nhân tố nguồn lực; Nhân tố cơ sở hạ tầng. + Phỏng vẫn các chuyên gia để xác định chính xác bản chất vấn đề cần khảo sát, xác định thang đo rõ ràng, đặt câu hỏi dễ hiểu dễ trả lời với người được phỏng vấn. + Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm 2 phần: Phần A liên quan đến thông tin chung về nhà đầu tư/DN Nhật Bản; Phần B liên quan đến các nhân tố tại Việt Nam hiện nay ảnh hưởng tới thu hút FDI từ các nhà đầu tư Nhật Bản. (Phụ lục 02) Bước 2: Thực hiện khảo sát đối với các nhà đầu tư, DN Nhật Bản tại Việt Nam 5
- Mục tiêu khảo sát là để xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường đầu tư tại Việt Nam tới FDI Nhật Bản. Mẫu nghiên cứu: Trong luận án này, NCS áp dụng công thức tính mẫu dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) về kích thước mẫu dự kiến, kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Theo đó cỡ mẫu phù hợp sử dụng phân tích nhân tố là: N = 5*M Trong đó: N là số mẫu được chọn; M là số câu hỏi có trong bảng hỏi. Với việc xây dựng bảng hỏi với 23 câu hỏi khảo sát, áp dụng ta có: N = 5*23 = 115 Số mẫu khảo sát ít nhất sẽ là 115. Vì vậy tác giả chọn mẫu là 200 DN Nhật Bản có vốn FDI tại Việt Nam để thực hiện khảo sát. Phương pháp khảo sát Tác giả thực hiện khảo sát 200 DN Nhật Bản có vốn FDI tại các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh (Danh sách các DN khảo sát tại Phụ lục 03) Tác giả thực hiện khảo sát trực tiếp tại các DN FDI Nhật Bản các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng; và thực hiện khảo sát online nhờ sự hỗ trợ của bộ phận hành chính – nhân sự của các DN tại các địa phương Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 6 tháng bắt đầu từ tháng 08 năm 2019 đến tháng 01 năm 2020. Tác giả thực hiện khảo sát 200 DN FDI của Nhật Bản tại 11 tỉnh, thành để thu thập ý kiến đánh giá của các DN này khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Kết quả khảo sát tại Phụ lục 04, 05 cho thấy có 193 DN trả lời hợp lệ và 7 DN trả lời chưa đầy đủ thông tin. Thước đo: Sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ để quy ước giá trị biến quan sát: 1 2 3 4 5 Very low Low Normal High Very high Rất thấp Thấp Bình thường Cao Rất cao Phương pháp thống kê dữ liệu: Thu thập các phiếu khảo sát từ các DN, sử dụng công cụ Excel tập hợp thống kê kết quả theo từng nhân tố ảnh hưởng. (Phụ lục 06 đến 10) 6
- 4.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, Luận án cần trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008? Câu hỏi 2. Những vấn đề tồn tại trong thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sau 2008 đến nay là gì? Câu hỏi 3. Cần có các giải pháp gì để tăng cường thu hút hiệu quả vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới? 4.4. Quy trình nghiên cứu giải quyết các vấn đề của luận án Phương pháp điều Tổng quan tài Nghiên cứu lý luận Thu thập tra, khảo liệu nghiên cứu về thu hút FDI vào tài liệu, sát một quốc gia số liệu Phương pháp thống kê, Khoảng trống phân tích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Phân tích thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường thu hút có hiệu quả FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới Nguồn: Tác giả đề xuất Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của luận án 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm khái niệm về thu hút FDI, một số lý thuyết về thu hút FDI, nội dung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút FDI, các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư 7
- trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia, và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nước tiếp nhận đầu tư; - Phân tích thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến nay trên các góc độ: quy mô đầu tư, hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư..; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam bao gồm: 1) Nhóm nhân tố về bối cảnh quốc tế; (2) Nhóm nhân tố thuộc về nước thu hút đầu tư bao gồm: Nhân tố thể chế, chính sách quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài; Nhân tố thị trường; Nhân tố nguồn lực; Nhân tố cơ sở hạ tầng. - Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống và bổ sung một số luận cứ khoa học về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ; Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. - Về mặt thực tiễn : Thông qua điều tra, khảo sát thực tế các DN FDI Nhật Bản ở một số địa phương, luận án đã làm rõ hơn một số vấn đề như những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI của DN Nhật Bản vào Việt Nam và những tác động tích cực cụ thể của FDI Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào, những hạn chế trong thu hút FDI của Nhật Bản tại các địa phương Việt Nam. Từ kết quả phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản tại một số địa phương khảo sát, tác giả đã đề xuất về một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới (2022 - 2030). Đây là cơ sở giúp cơ quan quản lý Nhà nước và các địa phương có cái nhìn toàn diện và thực tiễn nhằm đề ra hướng phát triển chiến lược trong giai đoạn tiếp theo để tăng cường và phát huy làn sóng đầu tư quan trọng từ Nhật Bản vào Việt Nam và các địa phương trong thời gian tới. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn