intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: FDI và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:163

114
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá thực nghiệm tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Đánh giá thực nghiệm tác động của FDI đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: FDI và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HUỲNH VĂN MƯỜI MỘT FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:  VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG  Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh ­ Năm 2019
  2. 22 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HUỲNH VĂN MƯỜI MỘT FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:  VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG  Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN                                                  Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  Mã số ngành: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ                                        Người hướng dẫn khoa học:                                            PGS.TS. BÙI THỊ MAI HOÀI                                            PGS.TS. TRẦN TI ẾN KHAI Tp. Hồ Chí Minh ­ Năm 2019
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: đề  tài “FDI và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách  công  ở  các quốc gia đang phát triển” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện  dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học: 1) PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài và   2) PGS.TS Trần Tiến Khai.           “Các số  liệu và kết quả  nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa có ai   công bố  trong bất kỳ  công trình khoa học nào khác, ngoại trừ  một số  kết quả  được   công bố trong các công trình khoa học của chính Tác giả. Tất cả  những nội dung được kế  thừa, tham khảo từ  nguồn tài liệu khác đều  được Tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong Danh mục các tài liệu tham  khảo.” TÁC GIẢ LUẬN ÁN           Huỳnh Văn Mười Một
  4. 4 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu để  thực hiện các chuyên đề  và luận án tại   Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin trân trọng cảm ơn:  Quý Thầy, Cô của Trường Đại Học Kinh Tế TP. H ồ  Chí Minh, đặc biệt là các  Thầy, Cô trong Khoa Tài chính Công đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt cho   tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.  Tôi xin gửi lời trân trọng  cảm  ơn đến: PGS.TS Bùi Thị  Mai Hoài và PGS.TS  Trần Tiến Khai,  người đã luôn quan tâm, hướng dẫn tôi từ  quá trình thực hiện các  chuyên đề đến việc hoàn thành luận án nghiên cứu sinh.   Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Trường Đại học  Trà Vinh, đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ  trợ  tôi trong thời gian học tập và thực hiện  luận án, Xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công  trong sự nghiệp giảng dạy cao quý của mình. Chúc quý đồng nghiệp luôn mạnh khỏe,  hạnh phúc và luôn thành công trong công việc và cuộc sống.  Xin chân thành cảm ơn. Huỳnh Văn Mười Một
  5. 5 MỤC LỤC
  6. 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký  Tiếng Anh Tiếng Việt hiệu CO2 Carbon dioxide FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP  Gross Domestic Product  Tổng sản phẩm quốc nội GMM  General Method of Moments  GEI General Environmental  Institutions  Thể chế môi trường chung IPCC Intergovernmental Panel on  Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi  Climate Change   khí hậu  MENA Middle East and North Africa  Trung Đông và Bắc Phi MIP Minority Investor Protection   Thể chế bảo vệ nhà đầu tư thiểu  số NIE  New Institutional Economics   Kinh tế học thể chế mới ÔNMT Environmental  Pollution Ô nhiễm môi trường PPP  Public­Private Partnerships   Hợp tác công tư WB World Bank  Ngân hàng Thế giới WDI  World Development Indicators  Chỉ báo phát triển thế giới WGI  Worldwide Governance Indicators  Chỉ báo quản trị toàn cầu
  7. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG
  8. 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ,  ĐỒ THỊ
  9. 9 TÓM TẮT FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG  Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Động cơ  nghiên cứu của luận án xuất phát từ  tình hình thực tiễn và khoảng  trống nghiên cứu. Số  liệu thực tế cho thấy, nhiều quốc gia đang phát triển theo đuổi   chính sách thu hút FDI vì mục tiêu tăng trưởng mà bỏ qua các hiểm họa về môi trường.  Ở một phương diện khác, khái lược các nghiên cứu trước chỉ ra, chính sách công cũng  đóng vai trò có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ  ô nhiễm môi trường.   Theo đó, mục tiêu của luận án nhằm đánh giá  thực nghiệm vai trò của thể  chế  và  chính sách công trong mối quan hệ  giữa FDI và mức độ  ô nhiễm môi trường tại các  quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu hàm ý, FDI có tác động dương đến mức   độ  ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Trong đó, thể  chế  và chính   sách công đều đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ô nhiễm  môi trường trường hợp nghiên cứu này. Từ kết quả này, tác giả rút ra hàm ý chính sách  là các quốc gia đang phát triển cần xem xét cẩn trọng trong việc tiếp nhận dòng vốn  FDI và quản lý doanh nghiệp FDI hiệu quả hơn nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực  của nhân tố này đến môi trường.  Từ khóa: FDI, ô nhiễm môi trường, chính sách công
  10. 10 ABSTRACT FDI AND ENVIRONMENTAL POLLUTION: THE ROLE OF PUBLIC POLICY  IN DEVELOPING COUNTRIES The research motivation of the thesis comes from practical context and research  gap. Actual firgue shows that many developing countries pursue FDI attraction policies  for the economic growth, while ignoring environmental hazards. Meanwhile, the research  survey   shows   that   both   institutions   and   public   policy   play   important   roles   in   the  relationship between FDI and environmental pollution. Accordingly, the objective of the  thesis   is   to   empirically   evaluate   the   role   of   institutions   and   public   policies   in   the  relationship   between   FDI   and   the   level   of   environmental   pollution   in   developing  countries.   Research   results   show   that   FDI   has   a   positive   impact   on   the   level   of  environmental   pollution   in   developing   countries.   In   particular,   institutions   and   public  policies   both   play   important   roles   in   the   relationship   between   FDI   and   the   level   of  environmental pollution in this case. From this result, the author draws on the policy  implication that governments need to consider carefully in receiving FDI inflows and  managing FDI enterprises more effectively in order to minimize negative impacts. of this  factor to the environment. Keywords: FDI, pollution, public policy
  11. 11 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh đề tài nghiên cứu Ô nhiễm môi trường (ÔNMT) ngày một trở thành mối quan ngại lớn tại nhiều  quốc gia và là đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các biến số  tác động đến mức độ ÔNMT vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh luận. Theo đó, lý do   luận án tập trung vào đề  tài nghiên cứu này xuất phát từ  cả  hai góc độ: (1) bối cảnh   thực tiễn và (2) bối cảnh lý thuyết, từ đó, nhận thấy khoảng trống nghiên cứu.  Bối cảnh thực tiễn chỉ ra, vấn đề ÔNMT hiện hay là rất đáng báo động (Abid &  cộng sự, 2016; DEFRA, 2010; Hill, 2010; Victor, 2017). Chất lượng môi trường ngày   càng xấu đi do lượng khí thải của các hoạt động sản xuất và tiêu dùng ngày càng gia   tăng. Điều này không chỉ  ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người  mà còn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng  đến sự  sinh tồn của con người (Hill, 2010). Do biến đổi khí hậu, những thảm họa   thiên nhiên như các siêu bão, hạn hán hay cháy rừng xảy ra liên tục với mức độ  ngày   càng mạnh mẽ hơn, tổn thất ngày càng nhiều hơn và trên phạm vi rộng hơn (DEFRA,   2010).  Tuy nhiên, các giải pháp nhằm cải thiện ÔNMT hiện nay chưa đạt được hiệu  quả như mong đợi và cần được nghiên cứu (Hill, 2010; Kuiper & Van den Brink, 2012;   Welford, 2016). Để  đối phó với vấn đề  này, nhiều hội nghị  về  biến đổi khí hậu của   Liên Hiệp Quốc đã được tổ chức, qua đó, thúc đẩy chính phủ các nước cùng chung tay  giải quyết các vấn đề  về  ÔNMT. Nhiều thỏa thuận đã được ký kết như: Nghị  định   thư  Kyoto 1997 về  cắt giảm khí thải; Thỏa thuận Paris 2016 về  chống biến đổi khí   hậu…Tuy nhiên, các nỗ lực này là chưa đủ để cải thiện tình hình môi trường hiện nay  (Kuiper & Van den Brink, 2012). 
  12. 12 Đáng chú ý, mặc dù vấn đề  môi trường hiện nay là rất báo động, thực tế  cho   thấy nhiều quốc gia đang phát triển lại chú trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà bỏ  qua sự nguy hại đến môi trường (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012; Solarin   &   cộng   sự,   2017;  Ulanowicz,   2012;   Welford,   1995,   2016;   C.   Zhang   &  Zhou,   2016).   Nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư, các quốc gia này áp dụng các chính sách và  thực thi các quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường thiên nhiên còn thiếu chặt   chẽ  và nhiều hạn chế  (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng s ự, 2012; Solarin & c ộng   sự, 2017). Điều này dẫn đến các vấn đề  môi trường ngày càng trầm trọng hơn. Theo  nghiên cứu thường niên về  môi trường do các trường Đại học của Mỹ  thực hiện và  công bố  tại Diễn đàn kinh tế  thế  giởi  ở  Davos, trong số  10 quốc gia bị   ảnh hưởng   nặng nề nhất từ hiện tượng trái đất ấm lên thì đã có 9 quốc gia là các quốc gia kém và  đang phát triển nằm ven biển ở các châu lục như Philippines, Nigeria, Việt Nam, Haiti,  Bangladesh, Papua New Guinea, Malawi, Fiji, Sudan. Cụ thể, đô thị lớn nhất Việt Nam  là Thành phố  Hồ  Chí Minh có nồng độ  chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven   đường giao thông (chủ yếu là khí CO2) theo thống kê gấp 1,44 lần so với mức khuyến   cáo Tổ  chức Y tế Thế giới. Nếu vấn đề  này không được giải quyết, điều tồi tệ  hơn   cả có thể xảy ra là một số quốc gia có thể bị xóa sổ bởi mực nước biển dâng cao. Vì  vậy, việc khám phá về  các biến tác động đến môi trường, từ đó, tìm ra các cách giải  quyết hiệu quả là rất cần thiết và cấp bách (Welford, 2016). Trong khi đó, về bối cảnh lý thuyết, vai trò cũng như chiều hướng tác động của  các nhân tố đối với mức độ  ÔNMT vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ (Hill, 2010;   Victor, 2017). Tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu trước đã chỉ  ra vai trò  của các nhân tố khác nhau (tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, FDI, thể chế,…) đến mức  
  13. 13 độ  ÔNMT (Cole & cộng sự, 2006; Damania & cộng sự, 2003; Hill, 2010; Ibrahim &   Law, 2016; Victor, 2017; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & c ộng s ự, 2013). Tuy   nhiên, chiều hướng, mức độ tác động cũng như  kênh truyền dẫn của các nhân tố  này   vẫn chưa sáng tỏ  và đạt được sự  thống nhất, cả  về  lý thuyết lẫn minh chứng bằng   thực nghiệm. Lược khảo nghiên cứu cho thấy, tương  ứng với bối cảnh thực tế, vấn đề  còn   nhiều tranh luận trong chủ  đề  này là liệu có sự  đánh đổi giữa mục tiêu bảo vệ  môi   trường và tăng trưởng kinh tế hay không. Mặc dù nhiều nghiên cứu ủng hộ giả thuyết  về  đường cong Kuznets (Environmental Kuznets curve ­ EKC), giả thuy ết mô tả  mối  quan  hệ  phi  tuyến giữa  tăng  trưởng kinh  tế   và  bảo vệ   môi  trường (Dinda,  2004;  Grossman & Krueger, 1995; Roca & cộng sự, 2001; Ulanowicz, 2012; Welford, 2016),   vấn đề này vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ. Theo Dinda (2004) luận giải, giả  thuyết EKC mô tả  mối quan hệ  giữa tăng trưởng và ÔNMT là một đường cong phi   tuyến   có   dạng  hình   chữ   U   ngược   (inverted­U­shaped  relationship).   Hình  dạng  của   đường cong phi tuyến này được giải thích một cách khái quát như sau: khi nền kinh tế  còn ở mức độ thấp, tăng trưởng kinh tế tạo ra tác động tiêu cực, dẫn đến môi trường   bị  ô nhiễm nhiều hơn do các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, khi tăng   trưởng kinh tế  đạt đến một giá trị  ngưỡng, tăng trưởng sẽ  tạo ra ngoại tác tích cực,   giúp giảm đi ÔNMT bởi công nghệ tiên tiến ngày càng thân thiện hơn với môi trường.  Dù vậy, các bằng chứng thực nghiệm về  giả  thuyết EKC vẫn chưa rõ ràng và chưa  thật sự thuyết phục. Với trường hợp các quốc gia phát triển, theo Ekins (1997) và Roca   & cộng sự (2001), mặc dù có những bằng chứng nhất định về mức độ ÔNMT giảm ở  các quốc gia này song chưa có bằng chứng thực nghiệm nào đáp ứng giả thuyết EKC   một cách rõ ràng. Ở các quốc gia đang phát triển, các nghiên cứu thực nghiệm lại tìm  thấy các kết quả không đồng nhất với luận giải của giả thuyết EKC (Lan & cộng sự,   2012; Roca & cộng sự, 2001; C. Zhang & Zhou, 2016). Một s ố qu ốc gia có tốc độ phát  
  14. 14 triển kinh tế  vượt bậc, song các vấn đề  môi trường lại ngày càng trầm trọng hơn  (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012; D. T. Wang & Chen, 2014; C. Zhang &   Zhou, 2016). Tương tự, mô hình STIRPAT luận giải ba yếu tố chính tác động đến mức  độ ÔNMT là dân số, sự sung túc và công nghệ. Dựa trên nền tảng này, các nghiên cứu   thực nghiệm khám phá các nhân tố  tác động đến mức độ  ÔNMT, song bằng chứng   kiểm định vẫn còn nhiều khoảng trống (McGee & cộng sự, 2015; M. Wang & cộng sự,   2011; York & cộng sự, 2003). Tương tự, với yếu tố vốn đầu tư trực tiếp (ĐTTT) nước ngoài (FDI), trong khi  phần lớn các nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của yếu tố này đến tăng trưởng kinh  tế, tác động của FDI đến ÔNMT vẫn chưa rõ ràng và chưa đạt được sự  đồng nhất   (Cole & cộng sự, 2006; Cole & cộng sự, 2017; Grossman & Krueger, 1995). Theo Gi ả  thuyết “cải thiện ô nhiễm” (pollution halo hypothesis) luận giải,  FDI sẽ giúp cải thiện  các vấn đề  môi trường (Antweiler & cộng sự, 2001; G. Eskeland & Harrison, 2003;   Zarsky,   1999).   Trong   khi   đó,   giả   thuyết   “thiên   đường   ô   nhiễm   “(pollution   haven  hypothesis) nhận định, các quốc gia đang phát triển, nơi thu hút nhiều dòng vốn đầu tư  FDI, sẽ dần trở thành “thiên đường ô nhiễm” so với các nước phát triển bởi quá trình   công nghiệp hóa (Aliyu & cộng sự, 2005; Arrow & cộng sự, 1995; Wheeler, 2001). Lược khảo nghiên cứu chỉ  ra, sự  chưa thống nhất về  tác động của FDI   đến  mức độ  ÔNMT hay mối quan hệ  giữa hai mục tiêu tăng trưởng và môi trường phụ  thuộc rất nhiều vai trò chính phủ  ở  mỗi quốc gia (Cole & cộng sự, 2006; Damania &   cộng sự, 2003; Gani & Scrimgeour, 2014; López & Palacios, 2014; Selden & Song, 1994;   D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & cộng s ự, 2013). M ột s ố nghiên cứu chỉ  ra,   mức độ ÔNMT sẽ ngày càng trầm trọng hơn trừ khi các chính sách bảo vệ môi trường   được tuân thủ nghiêm ngặt (Cole & cộng sự, 2006; Selden & Song, 1994). Tuy nhiên,   phần lớn các nghiên cứu này chủ  yếu tập trung phân tích  ở  góc độ  quản trị  công và   bằng chứng thực nghiệm cũng chưa rõ ràng và thống nhất (Abid & cộng sự, 2016; 
  15. 15 Damania & cộng sự, 2003; Gani & Scrimgeour, 2014; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T.   Wang & cộng sự, 2013). Damania & cộng sự  (2003) chỉ  ra tham nhũng làm suy yếu   nghiêm trọng việc thực thi các chính sách môi trường. Các công chức, vì trục lợi cá  nhân, thường “bỏ qua” các quy định về giảm thiểu ÔNMT. Phân tích chi tiết hơn các   yếu tố thể chế, Abid & cộng sự (2016) chỉ ra tác động không đồng nhất của các biến   số thể chế đối với mức độ  ÔNMT. Cụ thể, mức độ ổn định chính trị, hiệu quả chính  phủ, mức độ  dân chủ  và kiểm soát tham nhũng có tác động làm giảm lượng ÔNMT.  Ngược lại, chất lượng các quy định và mức độ tuân thủ luật pháp có tác động làm tăng  lượng khí thải CO2. Trong khi đó, các nghiên cứu tập trung vào vai trò của chính phủ ở  khía cạnh chính sách công trong mối liên hệ giữa FDI và ÔNMT vẫn còn khiêm tốn và   tập trung ở trường hợp các nền kinh tế phát triển (Halkos & Paizanos, 2016; Lopez &   cộng sự, 2011; López & Palacios, 2014). Theo đó, bên cạnh khía cạnh thể  chế, nội dung luận án tập trung phân tích vai  trò của chính phủ   ở  góc độ  chính sách công (chính sách tài khóa) trong mối quan hệ  giữa FDI và ÔNMT. Một cách khái quát, khung phân tích của luận án được mô tả bằng  sơ đồ dưới đây: Hình 1.1 Khung phân tích mối liên hệ giữa chính sách công, FDI và ô nhiễm môi  trường
  16. 16 Nguồn: tác giả tổng hợp từ lược khảo tài liệu Từ  những nhận định trên, có thể  thấy rằng, việc nghiên cứu vai trò của chính  phủ    ở khía cạnh chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các nền   kinh tế đang phát triển hiện nay là rất cần thiết và cấp bách cả về bối cảnh thực tiễn   lẫn khoảng trống nghiên cứu. Theo đó, tác giả lựa chọn và thực hiện đề  tài luận án “   FDI và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát   triển”. Nghiên cứu này được thực hiện với kỳ  vọng nêu bật được vai trò của chính   phủ ở cả góc độ chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường;   đây cũng là mục tiêu chính của nghiên cứu, nhằm lấp đầy các khe hở  nghiên cứu đã  tìm được.  1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Để đánh giá được vai trò của của chính phủ (thể chế và chính sách công) trong  mối quan hệ  FDI – Ô nhiễm môi trường  ở  các nước đang phát triển trong giai đoạn  2002 – 2014, đề tài sẽ thực hiện bốn mục tiêu phân tích cụ thể như sau:  (1) Đánh giá thực nghiệm tác động của các nhân tố  đến mức độ  ô nhiễm môi  trường tại các quốc gia đang phát triển. (2) Đánh giá thực nghiệm tác động của FDI đến mức độ  ô nhiễm môi trường  tại các quốc gia đang phát triển. (3) Đánh giá thực nghiệm vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô  nhiễm môi trường. (4) Đánh giá thực nghiệm vai trò của chính sách công trong mối quan hệ  giữa   FDI và ô nhiễm môi trường.
  17. 17 Để  đạt bốn mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả  lời bốn câu hỏi   nghiên cứu: (1) Các nhân tố nào tác động đến mức độ  ô nhiễm môi trường tại các quốc gia   đang phát triển? (2) Tác động của FDI đến mức độ  ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang  phát triển là như thế nào? (3) Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại  các quốc gia đang phát triển là như thế nào?  (4) Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ  giữa FDI và ô nhiễm môi   trường tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào ? Trong đó, câu hỏi (1) trả  lời cho mục tiêu thứ  nhất của luận án; mục tiêu thứ  hai được trả lời bằng câu hỏi (2), và các câu hỏi (3), (4) lần lược trả lời cho mục tiêu  thứ ba và thứ tư của luận án. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề  tài là các đối tượng trong mối liên hệ  giữa thể  chế, thuế, chi tiêu công, FDI và ÔNMT (phát thải CO2) cùng các biến kiểm soát được  thể hiện ở mô hình như: thu nhập bình quân trên đầu người, độ  mở  cửa giao thương,   đầu tư trong nước, sử dụng năng lượng… Về  phạm vi nghiên cứu, đề  tài tập trung nghiên cứu về  tác động của FDI lên   phát thải CO2 và có xem xét vai trò của thể  chế  và chính sách công  ở  các nước đang   phát triển trong giai đoạn 2002 – 2014. 
  18. 18 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Quy trình nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra, các bước nghiên cứu được thực  hiện như sau : Sơ đồ 1. Các bước của quy trình nghiên cứu (1) Xem xét tài liệu và xác định vấn đề  nghiên cứu:  Xem xét các tài liệu học   thuật để tìm khoảng trống nghiên cứu, từ đó đề xuất vấn đề cần nghiên cứu. (2) Thiết kế mô hình và phương pháp: Trên cơ sở khung lý thuyết và các tài liệu   học thuật đã nghiên cứu, đề xuất mô hình và phương pháp thực nghiệm. Đề  xuất các  biến, thu thập dữ liệu được thực hiện trong bước này.    (3) Kiểm định mô hình thực nghiệm: phân tích và xử  lý dữ  liệu bằng Stata,   nhận xét, đánh giá các kết quả .
  19. 19 (4) Thảo luận kết quả và đề xuất chính sách : Nhận xét và thảo luận kết quả;   đề xuất chính sách. 1.4.2  Mô hình thực nghiệm Cụ thể, để hoàn thành được bốn mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả phải  tiến hành phân tích và thực hiện ước lượng bốn mô hình thực nghiệm dưới đây: (1) Ước lượng thực nghiệm tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi  trường tại các quốc gia đang phát triển. (2) Ước   lượng   thực   nghiệm   tác   động  của   dòng  vốn   FDI   đến  ô  nhiễm   môi  trường tại các quốc gia đang phát triển. (3) Ước lượng thực nghiệm vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa  FDI và  ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. (4) Ước lượng thực nghiệm vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa  FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. 1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các dữ liệu ở dạng thứ cấp được tổng hợp từ  nguồn dữ  liệu của ngân hàng thế  giới World Bank. Cụ thể, tác giả  thu thập các biến  chủ yếu từ  bộ chỉ số phát triển toàn cầu (World Development Indicators­ WDI ). Các  chỉ  số  về  thể  chế  được thu thập từ  bộ  chỉ  số  quản trị  công toàn cầu (Worldwide   Governance Indicators­WGI)1. Nghiên cứu đã trích xuất ra dữ  liệu 86 quốc gia đang   phát triển trên thế giới, từ năm 2002 đến năm 2014. 1.4.4 Phương pháp nghiên cứu Tận dụng các ưu thế trong việc xử lý các vấn đề  về kinh tế lượng như tương   quan chuỗi, phương sai không cố  định và nhất là hiện tượng nội sinh,  phương pháp  1  Nguồn dữ liệu của Ngân hàng thế giới World Bank: https://data.worldbank.org/
  20. 20 kiểm   định   chính   mà   đề   tài   sử   dụng   là   phương   pháp   ước   lượng   GMM   hai   bước   (Arellano & Bond, 1991; Holtz­Eakin & cộng sự, 1988) được đề  xuất bởi Roodman   (2006).  1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu  Ý nghĩa khoa học Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, song các nhân tố  tác động đến ÔNMT còn  nhiều khoảng cần được làm rõ, cụ  thể  là: bằng chứng thực nghiệm về  giả  thuyết   EKC vẫn chưa rõ ràng và chủ  yếu được thực hiện với trường hợp các quốc gia phát   triển; các nghiên cứu thường đánh giá tác động của các yếu tố  một cách riêng phần   như tác động FDI lên ÔNMT hoặc kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và  ÔNMT. Qua đó, vai trò của chính phủ ở góc độ chính sách công trong mối liên hệ giữa   FDI và ÔNMT vẫn chưa nhiều nghiên cứu quan tâm phân tích. Theo đó, đề  tài nghiên cứu này đã tiếp cận theo hướng tương đối khác biệt so  với các nghiên cứu trước đó, cụ thể: thứ nhất, nghiên cứu kiểm định tác động của các   nhân tố, đặc biệt là tác động của FDI, đến mức độ ô nhiễm tại các quốc gia đang phát   triển. Trong đó, luận án sử dụng phương pháp ước lượng phù hợp cho việc xử lý hiện  tượng nội sinh và tương quan chuỗi (GMM hệ  thống hai bước) và dữ  liệu cập nhật   mới giai đọan từ  2002­2014. Thứ  hai, người viết đánh giá vai trò của chính phủ  trong  mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT ở cả hai khía cạnh: thể chế và chính sách công. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả  ước lượng của đề  tài nghiên cứu sẽ đóng góp thiết thực về  các chính  sách, thể  chế và thuế mà chính phủ  ở  các nước đang phát triển nên xem xét để  hoàn   thiện và bổ sung các chính sách thu hút dòng vốn FDI để dòng vốn này vừa đóng góp   tích cực cho các hoạt động kinh tế vừa đảm bảo sự phát triển bền vững gắn với môi  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2