intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

49
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra những lý luận về an ninh tài chính trong doanh nghiệp để từ đó phân tích thực trạng đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra những đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NCS. PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2017
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NCS. PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TSKH Đỗ Nguyên Khoát 2. TS Nguyễn Đức Độ Hà Nội – 2017
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Tác giả luận án Phạm Thị Phương Anh
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC....................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..................................................... vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH....................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. x DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... xi MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 10 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH TÀI CHÍNH .......................................... 10 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG ..................................................... 10 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp ngành hàng không ..................................................... 10 1.2. An ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không .......................................... 14 1.2.1. Khái niệm về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không .................... 14 1.2.1.2. Khái niệm về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không .............. 15 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không 22 1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định ..................................................... 22 1.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng đảm bảo an toàn ..................................... 28 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không.......................................................................................................................... 34 1.3. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính tại một số doanh nghiệp ngành hàng không trên thế giới và bài học rút ra đối với Việt Nam ............................................................ 43 1.3.1. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính tại một số doanh nghiệp hàng không trên thế giới ................................................................................................................ 44
  5. v 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp NHK Việt Nam ..................... 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 49 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 50 THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH ....................................................................... 50 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.................. 50 2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp hàng không Việt Nam ......................................... 50 2.2.Thực trạng an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam ................... 61 2.2.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định .................................................. 61 2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng đảm bảo an toàn tài chính ................. 87 2.2.3. Sử dụng mô hình kinh tế lượng xem xét tác động của các nhân tố cơ bản tới khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam .............................. 116 2.3. Đánh giá an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam ......... 121 2.3.1. Kết quả đạt được............................................................................................ 121 2.3.2. Hạn chế .......................................................................................................... 122 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................... 124 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 130 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................. 131 GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH ....................................................... 131 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ............................... 131 3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển ngành hàng không Việt Nam trong thời gian tới .................................................................................................................. 131 3.1.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội ............................................................................... 131 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp ngành hàng không thời gian tới ..................................................................................................................... 134
  6. vi 3.2. Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam trong thời gian tới ......................................................................................................... 136 3.2.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp .................................................................... 136 3.2.2. Kiến nghị với Nhà nước ................................................................................. 169 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 178 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 179 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 182
  7. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ANTCDN An ninh tài chính doanh nghiệp BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản CHK Cảng hàng không CPBH Chi phí bán hàng DTT Doanh thu thuần ĐBTC Đòn bẩy tài chính GTVT Giao thông vận tải HK Hàng không HKDD Hàng không dân dụng HQKD Hiệu quả kinh doanh KNSL Khả năng sinh lời LCTT Lưu chuyển tiền thuần LNST Lợi nhuận sau thuế NCKH Nghiên cứu khoa học NHK Ngành hàng không NHTM Ngân hàng thương mại NN&PTNT Nông nghiệp & phát triển nông thôn NV Nguồn vốn NVLĐTX Nguồn vốn lưu động thường xuyên TMDV Thương mại dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  8. viii TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TTCK Thị trường chứng khoán VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động VN Việt Nam
  9. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ASEAN Association of Southest Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Nation APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Cooperation Bình Dương CARS Center of Aviation Safety Trung tâm nghiên cứu an toàn hàng không Research Thế giới FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài NIM Net interest margin Thu nhập từ lãi biên NWC Net working capital Nguồn vốn lưu động thường xuyên ROA Return on Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE Return on Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS Return on Sales Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  10. x DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam. 64 Bảng 2.2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) của 66 các doanh nghiệp NHK Việt Nam. Bảng 2.3 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản của các doanh nghiệp NHK Việt 68 Nam Bảng 2.4 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của các doanh 70 nghiệp NHK Việt Nam Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp NHK Việt 73 Nam Bảng 2.6 ROE và các nhân tố ảnh hưởng tới ROE của các doanh nghiệp 76 NHK Việt Nam Bảng 2.7 LCTT của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 81 Bảng 2.8 Chỉ số phá sản của NHK Việt Nam 85 Bảng 2.9 Chỉ số Z” của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 86 Bảng 2.10 Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 89 Bảng 2.11 Khả năng thanh toán hiện thời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 91 Bảng 2.12 Khả năng thanh toán nhanh của các doanh nghiệp 94 NHK Việt Nam Bảng 2.13 Khả năng thanh toán tức thời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 96 Bảng 2.14 Khả năng thanh toán lãi vay của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 100
  11. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Tốc độ tăng nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2016 58 Hình 2.2 Hệ số nợ trung bình của các doanh nghiệp trong NHK Việt Nam. 59 Hình 2.3 Biến động hệ số nợ của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 60 Hình 2.4 Tỷ lệ đầu tư vào TSNH giai đoạn 2011 - 2016 61 Hình 2.5 Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 65 Hình 2.6 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của các doanh nghiệp 67 NHK Việt Nam Hình 2.7 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản của các doanh nghiệp NHK 69 Việt Nam. Hình 2.8 Biến động ROA của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 71 Hình 2.9 Tỷ lệ doanh nghiệp NHK Việt Nam theo mức độ tín nhiệm của 72 các ngân hàng Hình 2.10 Biến động ROE của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 74 Hình 2.11 Tỷ lệ doanh nghiệp trong NHK Việt Nam có ROE tăng, ROE 75 giảm qua các năm Hình 2.12 Nguồn vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp NHK 75 Việt Nam. Hình 2.13 Tỷ lệ doanh nghiệp có nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng, 80 giảm qua các năm. Hình 2.14 Lưu chuyển tiền thuần của các doanh nghiệp NHK Việt Nam. 83 Hình 2.15 Tỷ lệ doanh nghiệp ở các mức LCTT qua các năm. 84 Hình 2.16 Biến động chỉ số Z” của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 87 Hình 2.17 Đánh giá chỉ số Z” của các doanh nghiệp trong NHK Việt Nam 87 Hình 2.18 Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 89 Hình 2.19 Khả năng thanh toán hiện thời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 91 Hình 2.20 Xếp loại khả năng thanh toán hiện thời của các doanh nghiệp 92
  12. xii NHK Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015 Hình 2.21 Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 94 Hình 2.22 Xếp loại khả năng thanh toán nhanh của các doanh nghiệp từ năm 95 2010 đến năm 2015 Hình 2.23 Khả năng thanh toán tức thời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 97 Hình 2.24 Khả năng thanh toán lãi vay của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 100 Hình 3.1 Dự báo ROE của các doanh nghiệp trong NHK giai đoạn 2015 – 2017 121 Hình 3.1 Dòng tiền của doanh nghiệp 129 Hình 3.2 Chu kỳ tạo tiền mặt 130
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong nền kinh tế thị trường, trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro phát sinh. Những rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng nảy sinh do những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan như rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro kỹ thuật - công nghệ, rủi ro pháp luật, rủi ro từ các yếu tố tự nhiên.v.v.. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong từng lĩnh vực, từng ngành nhất định sẽ chịu tác động của các loại rủi ro khác nhau và mức độ rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, bất kỳ loại rủi ro nào nảy sinh đều đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây với cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu cho thấy nhiều doanh nghiệp ở các nước bị đe dọa sự tồn tại bởi rủi ro tài chính. Do vậy, việc đảm bảo anh ninh tài chính của doanh nghiệp là vấn đề đặt ra một cách gay gắt đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Ở Việt Nam, trong cuộc suy thoái kinh tế vừa qua cũng bộc lộ rõ hơn tình trạng không ít những doanh nghiệp kể cả một số doanh nghiệp lớn bị mất an ninh tài chính có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản. Cùng với xu thế toàn cầu hóa chứa đựng nhiều nguy cơ bất ổn, các dòng vốn tự do di chuyển làm tăng mối quan tâm của các quốc gia đối với việc đảm bảo cho khu vực tài chính được hoạt động một cách lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Đó là an ninh tài chính ở cấp độ quốc gia. Còn trong phạm vi doanh nghiệp, an ninh tài chính cũng được xem xét trên các khía cạnh như tính lành mạnh, an toàn và hiệu quả theo quan điểm của chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho vay bởi những rủi ro trong hoạt động tài chính luôn tồn tại. Tuy nhiên, vấn đề an ninh tài chính còn phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp cũng như phương pháp và chất lượng thông tin thu thập để đánh giá. Cuối năm 2006, nước ta chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội
  14. 2 nhập kinh tế quốc tế. Sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành hàng không nói riêng, trong đó có vấn đề an ninh tài chính doanh nghiệp. Trước đây, ngành hàng không là ngành độc quyền hoạt động dưới sự bảo trợ của nhà nước, vì vậy tính minh bạch thấp, hiệu quả kinh doanh không cao. Nhưng sau mở cửa nền thị trường, ngành hàng không cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thử thách như: làm thế nào để cạnh tranh với các doanh nghiệp hàng không quốc tế, đảm bảo an toàn đường bay, đảm bảo an ninh tài chính, tối đa hóa được giá trị doanh nghiệp. Hiện nay, ngành hàng không trên thế giới đang phải đối mặt với “khủng hoảng hàng không thế giới”. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, chi phí nhiên liệu dưới tác động của giá xăng dầu đứng ở mức cao; sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không ngày càng gay gắt, sự uy hiếp an toàn hàng không liên tiếp xảy ra làm cho các doanh nghiệp ngành hàng không gặp khó khăn trong kinh doanh, lợi nhuận giảm và có nhiều doanh nghiệp đã phải tuyên bố phá sản. Trong thực tế đã có không ít doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam bị phá sản như: Hãng hàng không Trãi Thiên, Indochina Airlines, còn Air Mekong đang có nguy cơ phá sản… Các doanh nghiệp ngành Hàng không có những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật hết sức đặc thù như: trang bị cơ sở vật chất kỹ thuận rất hiện đại, rủi ro kinh doanh rất lớn, hạch toán kinh tế toàn ngành; điều này đã đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp Hàng không cũng như các nhà nghiên cứu luôn luôn trăn trở tìm các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm an ninh - an toàn tài chính cho các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng. Vì vậy, đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng không là một bức xúc, có tính thời sự cao trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn ở Việt Nam.
  15. 3 Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam” để tập trung nghiên cứu là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần đề xuất các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính, duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của các doanh nghiệp Hàng không Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra những lý luận về an ninh tài chính trong doanh nghiệp để từ đó phân tích thực trạng đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra những đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam trong giai đoạn tới. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:  Hệ thống hóa lý luận về về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không, chỉ rõ khái niệm, nội dung và hệ thống chỉ tiêu đánh giá về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không.  Tìm hiểu thực trạng về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không trong thời gian qua. Từ đó, dánh giá thực trạng về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không trong thời gian qua trên các mặt kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.  Đưa ra các giải pháp dưới góc độ vi mô của doanh nghiệp kết hợp với những giải pháp quản lí vĩ mô của Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không gồm 3 tổng công ty và 1 CTCP. Trong đó:
  16. 4 - Tổng công ty hàng không Việt Nam, tổng công ty Quản lý bay, tổng công ty cảng hàng không Việt Nam và CTCP Hàng Không Vietjet Air từ năm 2011 đến năm 2016. - CTCP Hàng Không Vietjet Air từ năm 2013 – 2016. Riêng đối với tổng công ty cảng hàng không Việt Nam số liệu trước năm 2013 là số liệu tập hợp của ba đơn vị Cảng hàng không miền Bắc, Cảng hàng không miền Trung và cảng hàng không miền Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đặt được mục đích và hướng nghiên cứu kể trên luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trongquá trình triển khai nghiên cứu luận án. Sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tư liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh tại của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty quản lý bay Áp dụng phương pháp thống kê, phân tổ, phân tích tổng hợp, so sánh phương pháp mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 5. Tình hình nghiên cứu 5.1. Công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về an ninh tài chính tiếp cận dưới những góc độ và mức độ khác nhau được đăng tải trên các sách, đề tài khoa học,.... Trong số đó có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: Đã có một số đề tài, bài báo nghiên cứu vấn đề an ninh tài chính nói chung hoặc đề cập đến an ninh tài chính của doanh nghiệp Việt Nam ở một số nội dung nhất định. Đề tài khoa học cấp Nhà nước của Viện Khoa học Tài chính (2002) “Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh
  17. 5 tài chính của Việt Nam trong phát triển và hội nhập quốc tế”, đã đề cập đến an ninh tài chính quốc gia trong phát triển và hội nhập quốc tế trong đó có đề cập đến an ninh tài chính doanh nghiệp.  GS,TSKH Tào Hữu Phùng(2004) -Cuốn sách “An ninh tài chính Quốc gia - Lí luận - cảnh báo - đối sách”, đã đề cập vấn đề an ninh tài chính quốc gia nói chung đưa ra các cảnh báo và các hướng xử lý, trong đó có phân tích vấn đề an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam.  GS,TSKH Tào Hữu Phùng, Th.sĩ Trần Tiến Hưng(2003)- Cuốn sách “An ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập quốc tế”, đi sâu phân tích an ninh tài chính của các doanh nghiệp nhà nước đánh giá những kết quả đạt dược, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính của các doanh nghiệp nhà nước.  Trần Tiến Hưng( 2008), Một số giải pháp bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sỹ kinh tế, đã khái quát hóa lý luận về an ninh tài chính doanh nghiệp, thực trạng an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2007 chỉ rõ các kết quả đạt được, những hạn chế về an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam và nguyên nhân của tồn tại đó. Xuất phát từ các kết quả đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân hạn chế về an ninh tài chính doanh nghiệp, luận án đề xuất các giải pháp dưới góc độ vĩ mô kết hợp với các giải pháp vi mô nhằm bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam.  Vũ Minh Tâm ( 2009), An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, LA Tiến sỹ kinh tế, tác giả đã hệ thống hóa lý luận về thị trường tài chính và an ninh tài chính cho thị trường tài chính. Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam.
  18. 6  Phạm Thị Vân Anh ( 2013) Đề tài NCKH cấp Học viện “Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thương mại dịch vụ ở Việt Nam”, đề tài đã đi sâu đưa ra cái nhìn tổng quan về các doanh nghiệp trong ngành TMDV từ đó tìm hiểu về an ninh tài chính của các doanh nghiệp trong ngành TMDV. Từ khái niệm an ninh tài chính của các doanh nghiệp nhóm tác giả đã trình bày năm nhóm tiêu chí đánh giá an ninh tài chính của các doanh nghiệp, đã đánh giá được một số kết quả đạt được, hạn chế về thực trạng an ninh tài chính của doanh nghiệp trong ngành TMDV ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2016 trên các nội dung và theo các tiêu chí đánh giá về an ninh tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính cho các doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ ở Việt Nam. 5.2. Công trình nghiên cứu nước ngoài - Công trình nghiên cứu “Risk Management Practices in the Airline Industry”, Sharon Fernando, Đại học Simon Fraser, 2006. Nghiên cứu tập trung vào chính sách phòng ngừa rủi ro trong ngành hàng không bằng các công cụ phái sinh tại các hãng hàng không quốc gia của 15 nước trên toàn thế giới. Công cụ phái sinh chủ yếu đựoc sử dụng để kiểm soát sự biến động của giá dầu, lãi suất và tỷ giá hối đoái. - Công trình nghiên cứu “The effectiveness of the operational and Financial Hedge: Evidence from the Airline Industry”, Stephen Decatur Treanor, 2008. Công trình cho rằng ngành hàng không có nhiều khả năng xảy ra rủi ro, nhất là với giá nhiên liệu máy bay. Để phòng ngừa rủi ro này, các hãng đều sử dụng kết hợp biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động và phòng ngừa rủi ro tài chính. Biện pháp ngăn cản rủi ro tài chính chủ yếu là sử dụng công cụ phái sinh. Trong khi đó, biện pháp ngăn cản rủi ro hoạt động được ưu tiên sử dụng là đa dạng hoá đội bay hoặc cho thuê máy bay của hãng hàng không. Việc đa dạng hoá đội bay và sử dụng một đội tàu thuê riêng cho phép một hãng hàng không điều chỉnh đội tàu vận hành để đáp ứng nhu cầu của thị trưòng năng động. Một
  19. 7 đội bay tiết kiệm nhiên liệu sẽ làm giảm tổng chi phí nhiên liệu của hãng hàng không. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hãng hàng không thưòng sử dụng công cụ tài chính để đạt đựoc các mục tiêu trong ngắn hạn, còn phòng ngừa rủi ro hoạt động trong dài hạn. - “Jet Fuel Hedging and Modern Financial Theory in the U.S Airline Industry”, Brandon Lee Scheweitzer, 2017. Bài viết sử dụng lý thuyết tài chính hiện đại của Simkowitz về chính sách nợ, chính sách chia cổ tức và chính sách đầu tư để nghiên cứu cách thức phòng ngừa rủi ro tài chính của các nhà quản trị hàng không Mỹ, nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra từ việc biến động giá nhiên liệu đầu vào. - “Enterprise Risk Management in the Airline Industry – Risk management Structures and Practices”, Anna Misura, 5/2015. Luận án đã giải quyết những khoảng trống nghiên cứu trong lý thuyết quản trị rủi ro với thực tế hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management – ERM) trong các hang hang không, thong qua các tiếp cận đa chiều để đánh giá hệ thống quản trị rủi ro, chứ không nhắm mục tiêu vào các loại rủi ro cụ thể như rủi ro về tài chính hay an toàn hang không. Nghiên cứu giải thích cách thức mà hệ thống quản lý rủi ro đựoc phát triển để cân bằng các yêu cầu về kỹ thuật và thể chế. Từ đó, khẳng định vai trò và tính linh động trong sử dụng của hệ thống ERM. Nó cho thấy bản chất phụ thuộc lẫn nhau của hệ thống ERM trong các hang hang không với các hệ thống quản lý khác. Hệ thống ERM hang không thúc đẩy sự phát triển của các thể chế, quy tắc và các thủ tục mới để quản lý rủi ro toàn diện. - “Integrated Safety Management Systems – Lessons from the Aviation Industry”, Rob Lee, Phd, 2011. Theo hội thảo khoa học, hệ thống quản lý an toàn bắt buộc phải bao gồm quy trình quản trị trong các bộ phận: kinh doanh, tài chính và nguồn nhân lực. Đặc biệt, xây dựng đựoc quy trình kinh doanh thể hiện mối quan hệ giữa quản trị tài chiíh và hệ thống quản lý an toàn.
  20. 8 Có thể thấy, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới nội dung nghiên cứu đều hệ thống hoá những lý luận cơ bản về an ninh tài chính và các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính. Tuy nhiên, với những ngành nghề khác biệt, mỗi loại hình doanh nghiệp cũng như các góc độ tiếp cận khác nhau mà hiện nay chưa có một luận án nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không. Chính vì thế, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống về an ninh tài chính của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam là một vấn đề mới mẻ, có tính thời sự. Để làm được điều này, tác giả tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh cốt lõi sau đây: - Hệ thống hóa toàn bộ lý luận về doanh nghiệp hàng không và đặc điểm của các doanh nghiệp hàng không so với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không, đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng tới an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng - Luận án trình bày những vấn đề thực tiễn về đảm bảo an ninh tài chính của các doanh nghiệp hàng không ở Việt Nam. Mặt khác, luận án chỉ ra bằng mô hình kinh tế lượng các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số Z- chỉ số cảnh báo nguy cơ rủi ro đối với các doanh nghiệp hàng không. Từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế trong hoạt động đảm bảo an ninh tài chính của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam hiện nay. -Luận án sẽ đưa ra những giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tế của đề tài nghiên cứu  Về lý luận Tập hợp một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không. Trên cơ sở tập hợp những lý luận này, tác giả sẽ giúp doanh nghiệp có những giải pháp đảm bảo an ninh tài chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1