Luận án tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán trong các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục đích khái quát của luận án là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ sở kế toán, dùng kết quả nghiên cứu thực chứng tại các trường THCNCL Việt Nam một mặt bổ sung và củng cố hệ thống lý luận về cơ sở kế toán dành cho kế toán đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam mặt khác đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán tại các trường THCNCL Việt nam theo cơ sở kế toán phù hợp trong tương lai gần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán trong các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ĐỖ NGỌC TRÂM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Ngô Thế Chi 2. PGS.TS. Đoàn Vân Anh HÀ NỘI – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Ngọc Trâm .
- LỜI CẢM ƠN Luận án này là công trình nghiên cứu độc lập và nghiêm túc của tác giả. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự động viên khích lệ từ thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Tác giả xin trân trọng cảm ơn: Học viện Tài Chính đã tạo điều kiện tốt nhất về giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu giúp nghiên cứu sinh hoàn thành tốt chương trình học tập; các Sở Giáo dục và đào tạo, lãnh đạo các trường trung học chuyên nghiệp công lập tại các tỉnh (thành phố) đã giúp đỡ hỗ trợ tác giả khảo sát thực tế phục vụ nghiên cứu luận án; cơ quan và đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất, động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tác giả, cũng như người thân trong gia đình luôn động viên, chia sẻ khó khăn trong cuộc sống, giúp tác giả hoàn thành được chương trình học tập và nghiên cứu. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Ngọc Trâm
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH - SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.......................................................................................................... 24 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP – NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH CHI PHỐI KẾ TOÁN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP....... 24 1.1.1 Đặc điểm hoạt động và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập .................. 24 1.1.2 Nguồn tài chính và quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập .... 29 1.1.3 Qui định pháp qui về kế toán và cơ sở hạ tầng kế toán đơn vị sự nghiệp công lập .......................................................................................................... 33 1.1.4 Ảnh hưởng của các đặc điểm chung của đơn vị sự nghiệp công lập đến việc vận dụng cơ sở kế toán trong công tác kế toán ......................................... 35 1.2 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ........................................................................... 36 1.2.1 Vai trò của kế toán tài chính đơn vị sự nghiệp công lập .......................... 36 1.2.2 Nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán tài chính đơn vị sự nghiêp công lập ....... 40 1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP .... 41 1.3.1 Cơ sở kế toán được vận dụng trong kế toán tài chính đơn vị sự nghiệp công lập .......................................................................................................... 41 1.3.2 Nội dung kế toán tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập ................... 49 1.4 KẾ TOÁN ĐƠN VỊ DỊCH VỤ CÔNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ..................... 65 1.4.1 Kế toán đơn vị dịch vụ công ở một số quốc gia trên thế giới .................. 65
- 1.4.2. Bài học kinh nghiệm dành cho kế toán tài chính đơn vị sự nghiệp công lập Việt nam ................................................................................................... 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 74 CHƯƠNG 2: THỰC TRANG KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ......................................... 75 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM .................................................................................. 75 2.1.1 Khái niệm, phân loại các trường trung học chuyên nghiệp công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt nam ............................................................. 75 2.1.2 Vai trò của các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt nam ....... 77 2.1.3 Những yếu tố chi phối kế toán tài chính trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt nam vận dụng cơ sở kế toán ...................................................... 79 2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ....................... 94 2.2.1 Cơ sở kế toán và nguyên tắc kế toán....................................................... 96 2.2.2 Kế toán tài chính theo cơ sở tiền mặt ...................................................... 98 2.2.3 Kế toán tài chính theo cơ sở dồn tích .................................................... 101 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ..................... 130 2.3.1 Kết quả đạt được .................................................................................. 130 2.3.2 Hạn chế ................................................................................................ 133 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 144 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 152 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ...... 153 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM................................................................ 153 3.2 NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ..................... 156
- 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ..................... 159 3.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện kế toán tài chính theo cơ sở tiền mặt.......... 163 3.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện kế toán tài chính theo cơ sở dồn tích.......... 167 3.4 KIẾN NGHỊ MÔI TRƯỜNG ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP ................................................................................................................. 185 3.4.1 Về phía các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam ......... 185 3.4.2 Về phía Nhà nước và xã hội ................................................................. 186 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 195 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 196 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BCQT Báo cáo quyết toán BCTC Báo cáo tài chính Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo ĐT XDCB Đầu tư xây dựng cơ bản ĐĐH CỦA NN Đơn đặt hàng của Nhà nước HCSN Hành chính sự nghiệp IPSASs International Public Sector Accounting Standard System KBNN Kho bạc nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản THCNCL Trung học chuyên nghiệp công lập TSCĐ Tài sản cố định
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Mã hiệu Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1 Thực trạng áp dụng kế toán công quốc tế theo cơ sở kế toán tiền 48 mặt và cơ sở kế toán dồn tích tại một số quốc gia trên thế giới Bảng1.2 Tình hình áp dụng IPSASs của một số nước trong OECD 68 Bảng 2.1 Số lượng cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp công lập theo 76 tiêu chí đơn vị chủ quản trong năm học 2014-2015, 2015-2016 Bảng 2.2 Số trường – số học sinh chính qui – số giáo viên trung học 77 chuyên nghiệp công lập độc lập ba năm học: 2013-2014, 2014- 2015, 2015-2016 Bảng 2.3 Mức trần học phí của các trường THCNCL của năm học 106 2015-2016 Bảng 2.4 Mức trần học phí hệ đào tạo THCNCL so với các hệ cao đẳng, 107 đại học, sau đại học năm học 2015-2016
- DANH MỤC CÁC HÌNH - SƠ ĐỒ Mã hiệu Tên sơ đồ Trang Mô tả qui trình nghiên cứu 17 Hình 1.1 Kế toán công theo cơ sở tiền mặt, cơ sở dồn tích 44 Sơ đồ 2.1 Quan hệ giữa trường THCNCL với các cơ quan chức năng 82 Sơ đồ 2.2 Quy trình quản lý tài chính trong trường trung học chuyên 83 nghiệp công lập Việt nam Sơ đồ 2.3 Mô tả các phần hành kế toán căn cứ đặc điểm hoạt động kinh 87 tế tài chính tại các trường trung học chuyên nghiệp công lập Sơ đồ 2.4 Cơ cấu tổ chức của trường trung học chuyên nghiệp công lập 88 Việt nam Sơ đồ 3.1 Các phần hành kế toán theo cơ sở tiền mặt tại các trường 163 trung học chuyên nghiệp công lập Sơ đồ 3.2 Các phần hành kế toán theo cơ sở dồn tích tại các trường 176 trung học chuyên nghiệp công lập
- 1 MỞ ĐẦU 1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những thập kỷ qua, nhiều quốc gia đã thay đổi phương thức quản lý khu vực công từ kiểm soát đầu vào sang kiểm soát đầu ra, gắn kết quả với phân công trách nhiệm cho mọi chủ thể trong khu vực công (New Public Management - NPM). Mục đích chính của phương thức này là tạo ra một môi trường hoạt động trong đó tính hiệu quả được đưa lên hàng đầu, mỗi đơn vị trong khu vực công trong đó bao gồm các đơn vị dịch vụ công cần nỗ lực phát huy hiệu quả hoạt động với chi phí ít nhất có thể và tăng cường chịu trách nhiệm với nguồn lực (tài sản, kinh phí…) được nhận từ ngân sách nhà nước. Kế toán với vai trò là công cụ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin tài chính chủ yếu phục vụ quản lý, do đó sự phát triển NPM phụ thuộc nhiều vào chất lượng của kế toán. Nếu nhìn nhận từ gốc độ cơ sở kế toán, kế toán nói chung và kế toán các đơn vị dịch vụ công nói riêng tuân thủ cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích. Cho đến những năm 80 của thế kỷ 20 kế toán đơn vị dịch vụ công ở hầu hết các quốc gia vẫn chủ yếu theo cơ sở tiền mặt bởi khi này tính hội nhập quốc tế của kế toán khu vực công cũng như tính đa phương trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và các khu vực chưa cao, việc kiểm soát các khoản nợ trên báo cáo tài chính của từng thực thể trong khu vực công cũng như báo cáo chính phủ quốc gia chưa thực sự được chú trọng. Có thể khẳng định cơ sở tiền mặt phù hợp với qui định trong quản lý ngân sách nhà nước và các quỹ tiền tệ công nhưng khi ứng dụng phương thức quản lý mới NPM nhu cầu thông tin tài chính không chỉ dừng ở quản lý thu, chi, tồn ngân sách quốc gia mà còn cần đánh giá so sánh tính khả thi của việc đầu tư từ các nguồn trong và ngoài ngân sách cho các đơn vị dịch vụ công; lập kế hoạch quản lý sử dụng tài sản dài hạn; lập kế hoạch hoàn trả các khoản nợ hiện có, quản lý lưu lượng và nhu cầu tiền trong các giai đoạn tài chính tiếp theo, đánh giá được hiệu quả của các chính sách công, tác động của các quyết định tài chính đối với tài sản ròng, và giúp các đơn vị có cái nhìn dài hạn hơn khi đưa ra quyết định tài chính. Những nhu cầu
- 2 này chỉ được đáp ứng khi kế toán áp dụng cơ sở dồn tích. Bởi vậy, chuyển đổi cơ sở kế toán từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích đối với kế toán các đơn vị dịch vụ công nói riêng và toàn thể khu vực công nói chung thực sự trở nên cấp thiết. Trên khía cạnh lý luận, gần đây các nghiên cứu về kế toán khu vực công xuất hiện khá nhiều tại Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu cơ sở kế toán ứng dụng trong kế toán khu vực công nói chung và kế toán đơn vị sự nghiệp công nói riêng có xét đến môi trường chính trị - kinh tế - xã hội chưa nhiều và chưa trở thành một hệ thống, rất cần thêm những nghiên cứu thực chứng nhằm bổ sung và củng cố hệ thống lý luận về cơ sở kế toán dành cho kế toán công Việt Nam, đặc biệt khi kế toán Việt nam đang trong tiến trình hội nhập với kế toán quốc tế, những hướng dẫn chế độ kế toán cụ thể sẽ dần được thay thế bởi những mực thước về cơ sở và nguyên tắc kế toán chung được công nhận. Trên khía cạnh thực tế, ở Việt Nam công tác kế toán trong các đơn vị dịch vụ công (có tên gọi đơn vị sự nghiệp công lập) tuân thủ chế độ kế toán do nhà nước ban hành. Từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng như từ phía người làm kế toán ở trong đơn vị sự nghiệp công lập, việc thực hiện công tác kế toán thường chú trọng phục vụ quản lý, kiểm tra, kiểm soát tài chính của nhà nước. Cho đến nay những hướng dẫn của nhà nước trong kế toán đơn vị dịch vụ công đã có nhiều cải cách gắn liền với sự đổi mới cơ chế quản lý tài chính công dành cho loại hình đơn vị này theo hướng tăng cường tự chủ, đồng thời có tính đến định hướng hội nhập kế toán công quốc tế nhưng chưa có sự nhận định cụ thể việc vận dụng cơ sở kế toán giúp thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán phục vụ hữu hiệu đổi mới quản lý hoạt động, quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường tự chủ và hội nhập kế toán công quốc tế. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tế trên, tác giả mong muốn nghiên cứu về nội dung công tác kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập trên góc độ vận dụng cơ sở kế toán phù hợp với sự cải cách cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập cũng như đáp ứng hữu hiệu nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định kinh tế của các chủ thể liên quan đến đơn vị này như cơ quan quản lý
- 3 nhà nước, cá nhân quản lý đơn vị, chủ đầu tư, đối tác liên kết kinh tế, chủ thể tham gia hoạt động trong đơn vị …vv…có sự tham chiếu kinh nghiệm quốc tế. Việc nghiên cứu thực chứng để chứng minh thực tế cần dựa trên điển hình đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể. Khi tìm hiểu về các đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam, sau khi loại trừ các đối tượng đã được nghiên cứu trước đây, cũng như tìm hiểu đặc thù hoạt động và quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập tác giả nhận thấy: - Các trường các trường THCNCL là một bộ phận then chốt trong Hệ thống giáo dục quốc dân, giữ vai trò phân luồng người học sau trung học cơ sở và trung học phổ thông tạo điều kiện thuận lợi để những thanh niên không có điều kiện theo học các chương trình giáo dục đại học có thể tiếp tục theo học để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng lao động, kỹ năng sống. Trường THCNCL cung cấp nguồn nhân lực có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chủ đạo cho hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho trong và ngoài nước. - Một nghịch lý đang diễn ra là từ 2014 đến nay là dù Nhà nước rất chú trọng thực hiện xã hội hóa giáo dục, thay đổi cơ chế tài chính tạo điều kiện cho các trường chủ động trong công tác tài chính, xây dựng khung pháp lý thúc đẩy cá nhân và doanh nghiệp liên kết với các trường hình thành doanh nhân xã hội nhưng các trường THCNCL vẫn phụ thuộc chủ yếu nguồn ngân sách nhà nước và khó khăn trong thu hút đầu tư bên ngoài vào hoạt động đào tạo, có nguy cơ thu hẹp qui mô đào tạo, bị người học và nhà tuyển dụng lao động đánh giá khá thấp về chất lượng do chưa đáp ứng nhu cầu. - Để tháo gỡ cho các trường THCNCL, Bộ lao động thương binh xã hội (Bộ LĐTBXH) hướng đến thành lập các Hội đồng ngành với sự tham gia của doanh nghiệp lớn và các trường trực thuộc quản lý của Bộ LĐTBXH đưa ra tiêu chuẩn nghề nghiệp từ đó các trường xây dựng chương trình đào tạo, tăng cường gắn kết và trách nhiệm của nhà tuyển dụng với cơ sở đào tạo từ khâu lên chương trình giảng dạy đến hỗ trợ thực tập. Bước đầu Bộ LĐTBXH đã kết hợp với Hội đồng Anh thực hiện thí điểm tại 21 trường thuộc Bộ, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào
- 4 tạo nghề nghiệp thông qua kết hợp nhà trường với các doanh nghiệp tại địa phương. Trong tương lai định hướng “phân khúc đào tạo”chủ yếu của các trường THCNCL thay vì đào tạo dài hạn cấp bằng hay chứng chỉ sẽ chuyển sang đào tạo “modul” theo nhu cầu của người tuyển dụng, đào tạo theo đơn đặt hàng; cùng với việc mở rộng thu hút vốn đầu tư từ nhiều đối tượng khác ngoài nhà nước sẽ giúp các trường tồn tại và phát triển bền vững. - Thông tin do kế toán trường THCNCL cung cấp là cơ sở quan trọng giúp người quản lý nhà trường, đối tác đặt hàng, đối tượng sử dụng dịch vụ đào tạo, nhà đầu tư … nắm bắt giá phí dịch vụ đào tạo theo từng modul, tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của nhà trường từ đó ra các quyết định kinh tế phù hợp. Công tác kế toán tại các trường này đã có nhiều đổi mới theo hướng cải cách chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước, nhưng ngoài việc tuân thủ qui định nhà nước thì việc xem xét tính hiệu quả khi vận dụng những hướng dẫn này và sự tương thích giữa mong muốn đáp ứng nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin kế toán với thực tế thực hiện nội dung kế toán và cung cấp thông tin kế toán tại các trường này xét trên khía cạnh ứng dụng cơ sở kế toán chưa được nghiên cứu kiểm chứng. Do vậy, giả lựa chọn các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam là đối tượng nghiên cứu thực trạng nhằm kiểm chứng cho những lý luận về cơ sở kế toán áp dụng cho loại hình đơn vị này và đưa ra các khuyên nghị hoàn thiện nội dung kế toán trong các trường THCNCL trên góc độ vận dụng cơ sở kế toán phù hợp. Đây cũng là lý do cho sự ra đời của đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện kế toán trong các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam”. 2/ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1/ Tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây cùng lĩnh vực Ở Việt Nam và trên thế giới trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến kế toán các đơn vị dịch vụ công lập nói chung và các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập nói riêng. Tác giả đã tìm hiểu về các kết quả
- 5 nghiên cứu điển hình có liên quan đến đề tài của mình và chia theo nhóm công trình nghiên cứu theo các tiêu chí cụ thể sau: * Nghiên cứu về kế toán trong đơn vị dịch vụ công- khía cạnh cơ sở kế toán Adela Deaconu và đồng sự với ấn phẩm “The impact of Accounting on Public sector management. An exploratory study for Romania” xuất bản bởi Transylvanian Review of Administrative Sciences, No. 32 E/2011, pp. 74-97. Trong đó thông qua nghiên cứu định lượng báo cáo tài chính được cung cấp bởi mẫu các đơn vị dịch vu công lập ở các ngành khác nhau của Romani trong 3 giai đoạn trước 1998, 1998-2003, 2003-2009 nhằm đưa ra các kết luận về việc chuyển đổi cơ sở kế toán trong khu vực công nói chung tại Romani từ cơ sở tiền mặt đầy đủ sang cơ sở dồn tích đầy đủ. Nghiên cứu đặc biệt có đề cập đến yếu tố chính trị và sự tác động của nó đến việc thay đổi kế toán khu vực dịch vụ công lập, đây chính là quan điểm có thể kế thừa trong nghiên cứu lý luận. Tuy nhiên bên cạnh việc thừa nhận rõ ràng tính tích cực, ưu việt của kế toán dồn tích khi cung cấp thông tin tài chính của đơn vị dịch vụ công gắn với nội dung chi ngân sách một cách minh bạch cho mọi đối tượng công chúng, nghiên cứu cũng cổ xúy quan điểm chuyển đổi cơ sở kế toán thống nhất giữa các đơn vị dịch vụ công lập và đơn vị dịch vụ tư nhân. Đây là điểm tồn tại trong nghiên cứu nhất là khi chính sách tài chính và cơ chế hoạt động áp dụng cho hai loại hình đơn vị khác nhau. Trong ấn phẩm “Arguments for intro ducing accrual based accounting in the public sector” của Cristina Aurora Bunea-Bonta¸s and Mihaela Cosmina Petre xuất bản bởi MPRA Pap er No. 18134, p osted 26. Octob er 2009. Trong đó tác giả thông qua các nghiên cứu định tính khẳng định về xu hướng chuyển đối cơ sở kế toán khu vực công nói chung và các đơn vị dịch vụ công nói riêng từ cơ sở tiền mặt sang sơ sở dồn tích. Nghiên cứu đã cho thấy việc thay đổi này giúp tăng trách nhiệm giải trình của các nhà quản lý khu vực công, và tạo điều kiện giúp quốc gia hội nhập với quốc tế khi có thể chứng minh hiệu quả của các chính sách công, chính sách tài khóa … thông qua các thông tin về báo cáo tài chính quốc gia. Mặc dù đã đưa ra những lập luận và phản biện về việc chuyển đổi cơ sở kế toán từ tiền mặt sang dồn
- 6 tích, nhưng bài viết chưa chú trọng đến mục đích quản lý ngân sách quốc gia và những khó khăn vướng mắc khi ứng dụng kế toán công quốc gia theo cơ sở dồn tích trong khi thông tin về ngân sách vẫn cần theo cơ sở tiền mặt. Các tác giả Joe Cavanagh, Suzanne Flynn, and Delphine Moretti, với ấn phẩm “Implementing Accrual Accounting in the Public Sector”, Technical notes and manual of IMF, 2016 có đề cập đến tiến trình chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công của các quốc gia trên thế giới. Trong hai thập kỷ qua, ngày càng nhiều chính phủ bắt đầu chuyển từ kế toán tiền mặt thuần túy sang kế toán dồn tích. Tính đến năm 2015, 41 chính phủ (21%) đã hoàn thành quá trình chuyển đổi,16 chính phủ trên ứng dụng cơ sở dồn tích điều chỉnh (8%), 28 chính phủ (17%) đang trên cơ sở tiền mặt điều chỉnh và 114 chính phủ (57%) vẫn còn nguyên kế toán công theo cơ sở tiền mặt đầy đủ. Định hướng chuyển đổi mạnh mẽ chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế về thông tin kế toán trên báo cáo tài chính chính phủ được cung cấp bởi hệ thống kế toán tuân thủ cơ sở dồn tích cùng với sự phát triển trong hệ thống thông tin quản lý tài chính quốc gia (FMIS) và trình độ cũng như tính chuyên nghiệp của kế toán khu vực công. Bài nghiên cứu đã chỉ ra những nhược điểm khi kế toán theo cơ sở tiền mặt thuần túy như tính minh bạch và đầy đủ và trách nhiệm tài chính của chính phủ, những tác động cố ý thông qua việc giải ngân hoặc không giải ngân tiền dẫn đến sai lệch thông tin tài chính của báo cáo chính phủ … Đồng thời cũng khẳng định những đổi mới tích cực nếu tuân thủ kế toán dồn tích, đặc biệt trong báo cáo tài chính hợp nhất chính phủ. Đồng thời có trao đổi tiến trình chuyển đổi cơ sở kế toán từ tiền mặt thuần túy sang dồn tích đầy đủ. Tuy nhiên nghiên cứu của các tác giả quá xem trọng chuyển đổi triệt để theo kế toán cơ sở dồn tích xem nhẹ hệ thống kế toán theo cơ sở tiền mặt và không chú ý đến yếu tố kế toán công nói chung và kế toán đơn vị dịch vụ công nói riêng có liên quan đến quỹ tiền tệ công rất cần củng cố hệ thống kế toán theo cơ sở tiền mặt nhằm giám sát về dòng tiền mặt và dự trữ tài chính bằng tiền của chính phủ ở mọi thời điểm, đồng thời đảm bảo các khoản thu, chi ngân sách tuân thủ pháp luật và hiệu quả.
- 7 Các tác giả Selver Seda và Johan Christiaens trong ấn phẩm “The magic shoes of IPSAS - Will they fit Turkey” được xuất bản bởi Transylvanian Review of Administrative Sciences, No. 54 E/2018 pp. 5-21 nghiên cứu thực chứng từ chính những báo cáo tài chính hợp nhất của chính phủ Thổ Nhĩ kỳ giai đoạn 2010 – 2014 nhằm đưa ra các kết luận về tính hiệu quả sau 10 năm ứng dụng IPSAS vào kế toán khu vực công nói chung và kế toán các đơn vị dịch vụ công nói riền tại quốc gia này. Thông qua nghiên cứu này người đọc có thể nhận biết việc ứng dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào mỗi quốc gia cần có lộ trình và xét đến điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội quốc gia đó, đồng thời các tác giả cũng nêu vấn đề cần xem xét ở một quốc gia đang phát triển việc ứng dụng nóng vội toàn bộ IPSAS có thể dẫn đến những sai lệch trên thông tin tài chính của Báo cáo chính phủ hay nói cách khác giữa công bố áp dụng IPSAS và thực tế áp dụng có khoảng cách khá lớn. Nghiên cứu sinh có thể tham vấn và kế thừa những kinh nghệm từ nghiên cứu của các tác giả ở quốc gia đang phát triển và trình độ kế toán khu vực công chưa cao. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của các tác giả chú ý đánh giá việc chuyển đổi cơ sở kế toán nhưng chưa xem xét đến yếu tô ảnh hưởng là thể chế tài chính công, đây cũng là khoảng trống dành cho nghiên cứu sinh trong nghiên cứu của mình. * Nghiên cứu về kế toán trong đơn vị dịch vụ công – khía cạnh kinh nghiệm khi ứng dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế Khi tìm hiểu lý luận nền tảng về kế toán các đơn vị công lập, nghiên cứu sinh đã tìm thấy ở cuốn Accounting for Governmental and Nonprofit Entities (2010) của các tác giả Earl R.Wilson, Leon E.Hay, Susan C.Kattelus những nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán và hiệu quả quản lý tài chính thông qua nghiên cứu sự ảnh hướng của thông tin kế toán đến tính minh bạch trong chi tiêu ngân sách của chính phủ nói chung. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu và có đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong hoạt động kế toán đơn vị dịch vụ công lập từ các nguyên tắc kế toán chung đến cách thức ghi nhận các sự kiện kinh tế, lập báo cáo tài chính có vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế - nền tảng lý luận này nghiên cứu sinh có thể kế thừa trong nghiên cứu luận án. Tuy nhiên nội dung công tác kế toán trong công trình của các tác giả Earl R.Wilson, Leon E.Hay, Susan C.Kattelus được thiết
- 8 lập trong điều kiện đơn vị dịch vụ công thực hiện trao đổi ngang giá với người sử dụng dịch vụ. Khoảng trống mà nghiên cứu của các tác giả này chưa đề cập là kế toán đơn vị dịch vụ công trong điều kiện phát sinh các giao dịch không trao đổi, trong khi tại Việt Nam mảng hoạt động này ở các đơn vị dịch vụ công vẫn là trọng yếu. Nghiên cứu sinh cũng tìm thấy các nghiên cứu về vận dụng chuẩn mực kế toán công tại các quốc gia trên thế giới ở các ấn phẩm: + Bài The Past is the Future: Constructing Public Sector Accountants của tác giả Irvine Lapsley (Giáo sư của Đại học Edinburgh), Rosie Oldfield (Nghiên cứu sinh tại Đại học Edinburgh) đăng trên Tạp chí Pacific Accounting Review (2006, ISSN 0114- 0582, Voll 11, Isue:1/2, Pp: 137-147) nghiên cứu đánh giá biến động của kế toán trong các đơn vị dịch vụ công lập tại các quốc gia có vận dụng chuẩn mực kế toán công trong hai thập kỷ qua, để làm rõ vai trò và tầm ảnh hưởng của kế toán khu vực này qua đó định hướng kế toán trong các đơn vị dịch vụ công lập trong tương lai. + Bài Institutionalization of accrual accounting in the Indonesian publicsector đăng tại tạp chí Sustainability Accounting, Management and Policy Journal (2009, ISSN1832-5912, Vol 8, Issue 3, pp:257-285) của các tác giả Harun (Khoa Kinh tế, Đại học Tadulako, Tadulako, Indonesia), Karen Van Peursem (Trường Kế toán và Luật Thương mại, Đại học Victoria của Wellington, Wellington, New Zealand), Ian Eggleton (Trường Kế toán và Luật Thương mại, Đại học Victoria của Wellington, Wellington, New Zealand). Qua nghiên cứu khảo sát dữ liệu từ kế toán khu vực nhà nước được cung cấp bởi văn phòng Chính phủ Indonesia, họ đã đưa ra những đánh giá về hiệu quả kế toán đơn vị dịch vụ công tại Indonesia giai đoạn 2003-2010, đồng thời sử dụng lý thuyết IPM của Dambrin, Lambert, Sponem để đánh giá việc vận dụng chuẩn mực kế toán công tại các đơn vị kế toán dịch vụ công của nhà nước Indonesia, cùng những tồn tại và giải pháp khắc phục. + Bài Internationalization of public accounting: Chinese experience trên tạp chí Managerial Auditing Journal (2008, Vol 13, Issue 2, pp:84-94) của tác giả Z. Jun Lin (Phó Giáo sư, Trường Kinh doanh, Đại học Hồng Kông, Hồng Kông) đưa ra các nghiên cứu của tác giả về lịch sử phát triển kế toán khu vực công nói chung và
- 9 kế toán đơn vị dịch vụ công nói riêng của Trung Quốc, quá trình vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công Trung Quốc và những lợi ích Trung Quốc thu được. Từ các nghiên cứu trên tác giả có thể kế thừa được kinh nghiệm vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại các quốc gia có những điểm chung về văn hóa, dân cư, xã hội với Việt Nam. Nhưng những nghiên cứu này vẫn chú trọng hoàn thiện chuẩn mực kế toán công quốc gia gắn với văn hóa quản lý và cơ chế tài chính công quốc gia mà ít nghiên cứu sâu cơ sở kế toán ứng dụng trong kế toán khu vực công. + Với đề tài tiến sĩ “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế” của tác giả Cao Thị Cẩm Vân (2016) thông qua các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng đã đưa ra những đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hướng vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế. Nghiên cứu sinh có thể kế thừa một số kết quả nghiên cứu định lượng tác giả Cao Thị Vân về cơ sở kế toán khu vực công Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả Cao thị Cẩm Vân chưa đưa ra hệ thống nguyên tắc nền tảng cho giúp hoàn thiện hệ thống kế toán công và kế toán ở từng bộ phận trong khu vực công trong điều kiện quản lý tài chính, cơ chế hoạt động khu vực công giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, tác giả chủ yếu đề cập đến vận dụng IPSAS vào Việt nam mà chưa tính đến yếu tố “ chọn lọc để phù hợp”. * Nghiên cứu về kế toán đơn vị dịch vụ công – khía cạnh thông tin kế toán và phân tích thông tin kế toán Việc nghiên cứu hoàn thiện kế toán luôn chú trọng kết quả thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng như thế nào. Nghiên cứu sinh cũng tìm hiểu một số nghiên cứu về thông tin kế toán đơn vị dịch vụ công và nhận thấy những luận điểm có khả năng kế thừa cũng như những khoảng trống có thể tiếp tục nghiên cứu như: + Bài The local gorvernment accountants’ perspective on sustainability trên tạp chí Sustainability Accounting, Management and Policy Journal.(2015,Vol6, Issue:2, pp:267-287) của tác giả Belinda Williams (nghiên cứu viên trường University of
- 10 Tasmania, Launceston, Australia) đưa ra những đánh giá vai trò kế toán đơn vị dịch vụ công trong việc cung cấp các thông tin tài chính trên các Báo cáo tài chính quốc gia, đồng thời tăng cường nhận thức của độc giả về vai trò, ý nghĩa của công tác kế toán trong việc cung cấp thông tin tài chính công cho xã hội. Nghiên cứu đã đề cập đến các nguyên tắc kế toán khu vực công được chấp nhận, cách thức vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế ở từng loại hình đơn vị dịch vụ công ở các quốc gia – đây là những kinh nghiệm mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa khi nghiên cứu giải pháp hoàn thiện kế toán ở loại hình đơn vị dịch vụ công lập cụ thể tại Việt Nam. Tuy nhiên việc đánh giá tính hiệu quả của thông tin kế toán đơn vị dịch vụ công ở mỗi quốc gia phụ thuộc yếu tố chính trị, văn hóa kinh tế xã hội, qui định quản lý tài chính công ở mỗi quốc gia, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu này vào Việt nam là khó thực hiện - đây cũng là giới hạn mà nghiên cứu chưa vượt qua. + Với đề tài tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập Việt nam” (2012), tác giả Nguyễn Hữu Đồng đã nghiên cứu lý luận về hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập đồng thời đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại một số nước trên thế giới đối chiếu thực trạng hệ thống thông tin kế toán trong trường đại học công lập Việt nam từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán nhằm cung cấp những thông tin hữu ích đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lý đơn vị trong môi trường hoạt động mới. Tác giả có hướng nghiên cứu về thông tin kế toán khi được thu nhận và cung cấp như thế nào chứ không tìm hiểu về nội dung kế toán bao gồm từ thu nhập đến xử lý và cung cấp thông tin ở tất cả các phần hành kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập, đây cũng là khoảng trống mà nghiên cứu sinh có thể tiếp tục nghiên cứu. * Một số nghiên cứu về kế toán đơn vị dịch vụ công – khía cạnh tổ chức công tác kế toán, sử dụng kế toán như công cụ quản lý tài chính đơn vị dịch vụ công … Tác giả Nguyễn Minh Hường (2004) với đề tài tiến sĩ “Tổ chức kế toán ở các trường đại học thuộc Bộ giáo dục và đào tạo”; tác giả Lê Thanh Huyền (2008) với đề tài tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc sở giáo dục tỉnh Bắc Giang” đã
- 11 tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc thù đơn vị sự nghiêp công lập nói chung hoặc đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; xác định nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trên thực tế, đánh giá tồn tại trong tổ chức công tác kế toán tài chính, tổ chức công tác kế toán quản trị và tồn tại khác trong tổ chức công tác kiểm tra kế toán, tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị này. Các tác giả đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán với lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế gắn với việc xây dựng mô hình tổng kế toán Nhà nước. Tác giả Trần Thị Hoa Thơm (2011) với đề tài tiến sĩ “Sử dụng công cụ kế toán và kiểm toán để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ở các trường đại học công lập Việt Nam”; tác giả Lê Thị Thanh Huyền (2013) với đề tài tiến sĩ “Sử dụng công cụ kế toán và kiểm toán trong việc quản lý tài chính ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tài chính” đã phân tích sự cần thiết khi sử dụng công cụ kế toán và kiểm toán để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính xuất phát từ vai trò, bản chất và chức năng của kế toán và kiểm toán. Trên cơ sở nhận thức toàn diện và có hệ thống vấn đề lý luận về quản lý tài chính, về sử dụng công cụ kế toán, kiểm toán trong quản lý tài chính, các đề tài đã làm rõ thực tiễn sử dụng công cụ kế toán, kiểm toán trong quản lý tài chính ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam. Dựa trên kinh nghiệm của nhiều quốc gia để đề ra các giải pháp hoàn thiện việc sử dụng công cụ kế toán kiểm toán nhằm tăng cường hiệu quả quản lý tài chính ở các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập Việt nam. Nghiên cứu sinh nhận thấy có thể kế thừa từ các tác giả trên về hướng vận dụng chuẩn mực kế toán công vào kế toán đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đổi mới cải tiến công tác kế toán nhằm phục vụ quản lý tài chính trong đơn vị hiệu quả đồng thời cũng nhận thấy khoảng trống mà các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu chính là nội dung các phần hành kế toán đơn vị sự nghiệp công lập trong điều kiện đặc điểm hoạt động kinh tế cơ chế tài chính dành cho các đơn vị sự nghiệp công lập thay đổi theo hướng giảm dần phụ thuộc vào Nhà nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 104 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn