Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty Sông Đà
lượt xem 22
download
Luận án bao gồm các chương: những vấn đề cơ bản về tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp; thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong tổng Công ty Sông Đà; giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong tổng Công ty Sông Đà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty Sông Đà
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Quốc Việt
- 2 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Đình Đỗ; PGS.TS. Đỗ Minh Thành người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Học viện Tài Chính, Khoa đào tạo Sau đại học Học viện Tài chính đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu trong quá trình thu thập số liệu, phiếu điều tra của các nhà quản lý tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà, các thành viên Ban Kiểm soát nội bộ, các cán bộ các Ban: Tài chính Kế toán, Tổ chức nhân sự, Kinh tế, Quản trị rủi ro… tại Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty Sông Đà. Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ sự cảm ơn tới những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu Luận án.
- 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBKT Biên bản kiểm toán BCKT Báo cáo kiểm toán BCKS Báo cáo kiểm soát BCTC Báo cáo tài chính BKS Ban kiểm soát COSO Ủy ban chống gian lận BCTC Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ CTCP Công ty cổ phần DNNN Doanh nghiệp nhà nước HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ IFAC Liên đoàn Kế toán quốc tế IIA Viện Kiểm toán nội bộ KQKD Kết quả kinh doanh KSCL Kiểm soát chất lượng KSNB Kiểm soát nội bộ KSVNB Kiểm soát viên nội bộ KTĐL Kiểm toán độc lập KTNB Kiểm toán nội bộ KTNN Kiểm toán nhà nước KTVNB Kiểm toán viên nội bộ KHKT Kế hoạch kiểm toán NĐD Người đại diện OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QLDA Quản lý dự án QTKD Quản trị kinh doanh QTRR Quản trị rủi ro SDC Tổng công ty Sông Đà SOX Luật Sarbanes Oxley SXKD Sản xuất kinh doanh TCT Tổng công ty TGĐ Tổng giám đốc TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- 4
- 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trên con đường đổi mới và phát triển kinh tế, vì vậy nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật khác là rất lớn. TCT Sông Đà là một trong những đơn vị đầu tiên được thành lập để thực hiện một trong những nhiệm vụ đó, với truyền thống hơn 50 năm xây dựng và phát triển, là đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực xây lắp, đã và đang thi công nhiều công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước như: Thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Yali, Sê San, Sơn La, Lai Châu; Đường dây truyền tải điện 500KV Bắc Nam; Đường Hồ Chí Minh... và sắp tới đây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận. Trải qua quá trình phát triển, cùng với những thành tích đã đạt được thì trong cơ cấu tổ chức, mô hình quản trị tại TCT Sông Đà còn bộc lộ một số điểm chưa bắt kịp với sự phát triển của kinh tế thị trường; một số dự án do TCT làm chủ đầu tư chưa phát huy được hiệu quả; hoạt động kiểm tra, kiểm soát tại Công ty mẹ và Công ty con còn hạn chế. Hiện tại, TCT đang trong quá trình triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với mục tiêu: Xây dựng một Tổng công ty có cơ cấu hợp lý, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính với quy trình quản lý, quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất; nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Tổng công ty. Để thực hiện được các mục tiêu đó một trong những giải pháp TCT Sông Đà cần phải thực hiện đó là hoàn thiện bộ máy quản lý, thiết lập một hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả, phát huy tối đa hiệu quả trong việc huy động và sử dụng tối ưu các nguồn lực. Hệ thống KSNB chỉ phát huy được hiệu quả khi được thiết kế phù hợp với những đặc thù của doanh nghiệp và phải được đánh giá thường xuyên nhằm phát hiện những điểm yếu để khắc phục. Vì vậy, trong cơ cấu tổ chức của TCT Sông Đà cần phải có một bộ phận thực hiện chức năng đánh giá hiệu quả hệ thống KSNB và đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực c ủa t ất cả các hoạt động nhằm đưa ra ý kiến tư vấn cho các cấp lãnh đạo trong quá trình ra quyết định. Bộ phận đảm nhận trách nhiệm này chính là KTNB. Có thể thấy sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCT Sông Đà theo hai khía cạnh cơ bản như sau: a. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện tổ chức KTNB tại Tổng công ty Sông Đà Quá trình hội nhập kinh tế thế giới cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều thành phần kinh tế đã đặt các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để giữ vững được sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần phải duy trì hệ thống KSNB tốt nhằm phòng ngừa rủi ro đồng thời phát huy tối đa
- 6 hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để các nhà quản trị có thông tin tin cậy phục vụ việc ra quyết định thì các thông tin này phải được đánh giá đầy đủ theo nhiều khía cạnh khác nhau. Tất cả những yêu cầu này sẽ được đáp ứng nếu doanh nghiệp thành lập một bộ phận KTNB hoạt động có hiệu quả. Có thể thấy sự cần thiết phải thành lập bộ phận KTNB được thể hiện qua các yếu tố sau: Thứ nhất, KTNB cung cấp thông tin kịp thời, quan trọng phục vụ nhà quản lý trong việc ra quyết định Trong khi kiểm toán độc lập thường chỉ thực hiện kiểm toán tài chính và hậu kiểm thì KTNB hiện đại lại hướng đến kiểm toán hoạt động và tiền kiểm, kiểm toán hiện hành để phục vụ nhu cầu quản lý. Với chuyên môn cao và phương pháp thích hợp, KTNB thực hiện tiền kiểm đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của các chương trình, dự án hay bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp sẽ đưa ra thông tin tư vấn cho nhà quản trị cấp cao quyết định có tiến hành chương trình, dự án đó hay không, lợi ích kinh tế mà nó có thể mang lại hoặc chấm dứt thực hiện ngay khi chương trình, dự án chưa được bắt đầu. Bên cạnh đó, KTNB còn thể hiện được tính kịp thời khi thực hiện kiểm toán hiện hành, kết quả kiểm toán sẽ giúp nhà quản trị có được thông tin về những gian lận, sai sót ngay khi nó vừa xảy ra, quyết định sửa chữa, khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng do chậm trễ về mặt thời gian. Thứ hai, KTNB là công cụ phát hiện và cải tiến những yếu điểm trong hệ thống KSNB của doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững. Mục tiêu cơ bản trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp đó là: bảo toàn và phát triển được vốn chủ sở hữu, tức là doanh nghiệp phải phát triển một cách bền vững. Biện pháp để thực hiện điều đó là cân bằng giữa tăng trưởng, hiệu quả và kiểm soát. Để tăng trưởng tốt cần có chiến lược phát triển khả thi; để đảm bảo hiệu quả cần sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có hoặc huy động và để kiểm soát tốt, doanh nghiệp cần có một hệ thống KSNB đủ mạnh. Không có bất cứ doanh nghiệp nào sở hữu một HTKSNB nào hoàn hảo, ít nhất thì HTKSNB luôn tồn tại những hạn chế vốn có của nó và phát sinh thêm yếu điểm trong quá trình vận hành. KTNB là một yếu tố cấu thành HTKSNB nhưng giữ chức năng kiểm soát của kiểm soát, tức là chức năng đánh giá, phát hiện và khắc phục những tồn tại, hạn chế của HTKSNB; duy trì một HTKSNB đủ mạnh để giảm thiểu những gian lận, sai sót trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc hoàn thiện KTNB không chỉ giúp SDC hoàn thiện HTKSNB của mình mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững theo cả ba khía cạnh như đã nêu trên. Thứ ba, xuất phát từ nhiệm vụ tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế Quyết định số 929/QĐTTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ
- 7 phê duyệt “Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 20112015” đã đưa ra nhiệm vụ tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp: Áp dụng các nguyên tắc quản trị theo thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế; hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, chú trọng kiểm soát rủi ro tài chính để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, hạn chế, khắc phục và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp; tăng cường năng lực, quyền hạn của ban kiểm soát, kiểm soát viên và kiểm toán nội bộ; Quyết định số 50/QĐBXD ngày 151/2/103 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 20122015, tầm nhìn đến 2020” đã nêu rõ nhiệm vụ tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp tập trung vào nội dung: Áp dụng nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế hiện đại; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ; quản trị sự thay đổi; quản trị rủi ro, tài chính, nhân sự, chiến lược, thương hiệu...” Như vậy, việc tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp là một trong những nội dung bắt buộc TCT phải thực hiện trong quá trình tái cơ cấu. Một trong những thông lệ tốt trong quản trị doanh nghiệp tại các quốc gia thuộc OECD đó là thành lập bộ phận KTNB hoạt động hiệu quả, báo cáo trực tiếp với HĐQT hoặc tương đương. Riêng đối với Việt Nam, OECD cũng đã đưa ra khuyến cáo: Doanh nghiệp nhà nước cần xây dựng quy trình KTNB hiệu quả và thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ dưới sự giám sát và báo cáo trực tiếp cho HĐQT và Ủy ban Kiểm toán hay bộ phận tương đương [24, tr18,45]. Qua các nội dung nêu trên có thể thấy, việc thành lập, vận hành bộ phận KTNB tại TCT Sông Đà là tương đối phù hợp với thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế và nhiệm vụ tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp đã được giao. b. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức KTNB xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả quản trị của TCT Sông Đà Thứ nhất, Xuất phát từ tình hình thực tế tại TCT Sông Đà. Trong những năm qua, tình hình SXKD của TCT Sông Đà gặp nhiều khó khăn, một số khoản đầu tư lớn không mang lại hiệu quả như kỳ vọng đã làm cho tình hình tài chính của TCT rất xấu. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của TCT Sông Đà giai đoạn 20112014: Bảng 1: Tình hình tài chính SDC giai đoạn 20122014 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1 Nợ phải trả 38.134 39.080 38.244 2 Nợ ngắn hạn 17.938 17.783 16.682
- 8 Năm STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 3 Tiền và các khoản ĐTTC 1.969 2,668 1.970 4 Tiền và các khoản tương đương tiền 1.605 2.417 1.664 5 VLĐ ròng 5.199 4.009 3.849 6 Nguồn VCSH 8.753 7.821 7.447 7 Hệ số nợ trên vốn CSH 4,35 4,99 5,14 8 Lãi tiền vay 1.845 2.235 2.100 9 Khả năng thanh toán hiện thời 0,71 0,77 0,78 10 Khả năng thanh toán nhanh 0,11 0,15 0,14 11 Khả năng thanh toán tức thời 0,09 0,14 0,12 12 Lợi nhuận trước thuế 95 95 156 (Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp từ BCTC hợp nhất đã kiểm toán của TCT Sông Đà) Có thể thấy, Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã vượ t ngưỡng an toàn (là 3 theo quy định của Bộ Tài chính); tiền và các khoản tương đươ ng tiền, tiền và các khoản đầu tư tài chính không bù đắp đượ c nợ ngắn hạn; khả năng thanh toán rất thấp, tình trạng mất cân đối dòng tiền trả nợ diễn ra trong nhiều năm và đặc biệt TCT Sông Đà đang mất cân bằng tài chính nghiêm trọng khi vốn lưu động ròng âm 3.849 tỷ đồng, tiềm ẩn nguy cơ phá sản. Lợi nhuận, tỷ su ất l ợi nhu ận trên vốn chủ sở hữu (ROE) rất thấp; nguồn vốn chủ sở hữu đang có xu hướ ng giảm, một số dự án đượ c đầu tư vốn lớn nhưng hoạt động không hiệu quả, không thu xếp đượ c vốn trả nợ làm xếp hạng tín dụng ảnh hưởng đến uy tín của TCT và Chính phủ Việt Nam (Dự án Xi măng Hạ Long do Chính phủ bảo lãnh, hoạt động SXKD không hiệu quả, không có khả năng trả nợ gốc và lãi vay; Dự án đầu tư trụ sở HH4 chậm tiến độ, không phát huy hiệu quả như phương án ban đầu...). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình tài chính yếu kém như phân tích đó là công tác quản lý chi phí chưa chặt chẽ; công tác đầu tư chưa mang lại hiệu quả tương ứng với nguồn lực bỏ ra; hiệu quả sử dụng vốn không cao: các đơn vị xây lắp có tỷ lệ lợi nhuận thấp không đủ bù đắp lỗ lũy kế của Xi măng Hạ Long, vòng quay vốn dài (đặc thù xây lắp) nên thường phải bù đắp bằng vốn tín dụng với chi phí cao. Với những tồn tại trước mắt như vậy, việc xây dựng bộ phận KTNB hoạt động thực sự hiệu quả sẽ giúp TCT Sông Đà giải quyết được một số vấn đề: Quản lý chi phí một cách chặt chẽ: trên cơ sở thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, KTNB sẽ đánh giá đúng thực trạng và đưa ra những biện pháp tiết giảm chi phí trong quá trình thi công xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị; nâng
- 9 cao hiệu quả sử dụng tài sản...; Đối với các dự án đầu tư: Với việc thực hiện tiền kiểm và kiểm toán hoạt động, KTNB sẽ có đánh giá chính xác về tính khả thi của dự án. KTNB sẽ đưa ra biện pháp tối ưu trong việc sử dụng các nguồn lực hiện có và huy động các nguồn tài trợ với chi phí thấp nhất. Giúp nhà quản lý có biện pháp phát huy hết tất cả tiềm lực của TCT từ con người, máy móc thiết bị, tài chính đến các nguồn lực huy động từ bên ngoài. Thứ hai, Các ngành, nghề sản xuất kinh doanh chính của TCT đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Theo kế hoạch SXKD giai đoạn 20162020 của TCT Sông Đà thì ngành, nghề sản xuất kinh doanh chính là: (1) Tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC; (2) Đầu tư, sản xuất và kinh doanh điện; (3) Phát triển nhà ở và đô thị. Với ba lĩnh vực này rủi ro có thể đến từ rất nhiều yếu tố như: chính trị, pháp luật, vốn, nhân sự, tiến độ, trượt giá, thiên tai... mà mỗi yếu tố đều ảnh hưởng rất lớn đến kết quả SXKD của TCT. Hiện tại, Công ty mẹ và các đơn vị thành viên đã thành lập Phòng/Ban QTRR tuy nhiên, theo nguyên tắc Ba vòng bảo vệ trong doanh nghiệp thì bộ phận này vẫn đang ở cấp độ bảo vệ thứ hai: giám sát rủi ro, vẫn cần triển khai cấp bảo vệ thứ ba: Bảo đảm độc lập. Với chức năng đưa ra những đánh giá độc lập đối với tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, KTNB sẽ đánh giá tính hiệu quả, nhất quán của mô hình QTRR và hệ thống KSNB, quản trị doanh nghiệp một cách độc lập. Thứ ba, Tăng cường độ tin cậy của thông tin đối với các nhà đầu tư, cổ đông trong và sau quá trình cổ phần hoá Theo kế hoạch, TCT Sông Đà sẽ tiến hành cổ phần hoá trong năm 2016, tuy nhiên với thực trạng tài chính như đã trình bày ở trên, nếu TCT không có các biện pháp cải thiện hoặc nâng cao lòng tin của nhà đầu tư đối với các thông tin tài chính thì nhiều khả năng quá trình IPO của TCT sẽ khó đạt được kết quả mong muốn. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy: doanh nghiệp có bộ phận KTNB thường cung cấp thông tin, BCTC đúng hạn và có mức độ minh bạch, chính xác cao, khả năng gian lận thấp và trên hết là hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao hơn so với các doanh nghiệp không có phòng KTNB. Vì vậy, việc tổ chức bộ phận KTNB hoạt động có hiệu quả không những sẽ mang lại lợi ích cao cho TCT Sông Đà trong bối cảnh tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn mà còn giúp TCT tìm kiếm được nhiều nhà đầu tư chiến lược có thể hỗ trợ về vốn, về kinh nghiệm và hoàn thành mục tiêu IPO đã được nhà nước giao. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với sự xuất hiện ngày càng nhiều các Tập đoàn xây dựng lớn trong và ngoài nước thì việc tăng cường kiểm soát, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn lực để tăng tính cạnh
- 10 tranh là biện pháp vô cùng quan trọng, mang tính sống còn đối với TCT Sông Đà, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ được nhà nước giao. Vì vậy, việc xây dựng và vận hành có hiệu quả bộ phận KTNB tại TCT Sông Đà là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình tái cơ cấu và hội nhập. Nhận thức được vấn đề đó, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty Sông Đà” để nghiên cứu luận án Tiến sĩ. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về KTNB theo các khía cạnh và mục tiêu khác nhau, có thể khái quát các công trình nghiên cứu như sau: 2.1. Về tổ chức bộ máy KTNB Đặt nền móng đầu tiên cho lý luận về KTNB hiện đại phải kể đến cuốn sách “Kiểm toán nội bộ hiện đại Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát” của hai tác giả Victor Z. Brink và Herbert Witt xuất bản lần đầu năm 1941, bản dịch tiếng Việt do Nhà xuất bản Tài chính phát hành năm 2000. Cuốn sách đã làm rõ những vấn đề cơ bản về KTNB như: khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ với các bộ phận trong doanh nghiệp, bố trí nhân viên và huấn luyện… Ngoài ra, cũng đã đề cập đến vị trí của KTNB trong doanh nghiệp đó là: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban kiểm toán trực thuộc Ban giám đốc. Cùng quan điểm trên với Victor Z. Brink và Herbert Witt về vị trí của KTNB trong doanh nghiệp, tác giả Đặng Văn Thanh, Lê Thị Hoà trong cuốn sách “Kiểm toán nội bộ Lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ” (Nhà xuất bản Tài chính, 1998) cũng đã nêu: Bộ phận KTNB được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp (kể cả phòng kế toán tài chính); chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp”. Ngoài ra, có thể kể đến các nghiên cứu tương tự như: Tác giả Ann Neale (1991) về "Hệ thống kiểm toán: Lý thuyết và thực hành"; Tác giả John A. Edds (1980) về "Kiểm toán quản trị: Khái niệm và thực hiện"; Tác giả J.C. Shaw (1980) về "Kiểm toán nội bộ Một yếu tố cần thiết cho hoạt động quản lý hiệu quả"; Tác giả Lawrence B. Sawyer, Mortimer Dittenhofe, James H. Scheiner (2003) về "Thực hành kiểm toán nội bộ hiện đại"; Tác giả Robert Moeller (2005) về "Kiểm toán nội bộ hiện đại theo quan điểm của Brink"... Về cơ bản, những nghiên cứu này chưa đưa đề cập đến các mô hình tổ chức bộ máy KTNB, xác định vị trí có thể có của KTNB trong cấu trúc doanh nghiệp từ đó đánh giá ưu nhược điểm, tính độc lập, khách quan trong hoạt động tương ứng với từng mô hình và chưa có phương án xác định số lượng nhân sự KTNB. Tuy nhiên, cũng đã có một số nghiên cứu nêu tương đối đầy đủ về vấn đề tổ chức bộ máy KTNB như: Sách chuyên khảo: “Kiểm toán nội bộ” (tác
- 11 giả Thịnh Văn Vinh và Phạm Tiến Hưng, NXB Tài chính, 2012); Luận án tiến sĩ kinh tế của các tác giả: Phan Trung Kiên (2008) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam”, Nguyễn Thị Hồng Thuý (2010) với đề tài “Tổ chức KTNB trong các Tập đoàn kinh tế Việt Nam”, Lê Thị Thu Hà (2011) với đề tài “Tổ chức KTNB tại các công ty tài chính”; Vũ Thuý Hà (2017) với đề tài “Hoàn thiện KTNB tại các TCT thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam”… xét theo khía cạnh tổ chức bộ máy KTNB, nội dung các công trình nghiên cứu trên đã tập trung vào các nội dung: Nghiên cứu khái quát, hệ thống hoá và phát triển lý luận về KTNB, xác định rõ nội dung cơ bản của tổ chức KTNB trong doanh nghiệp gồm tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động, đưa ra một số điểm mới về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của KTNB trong đó chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro, hướng KTNB đến kiểm toán hoạt động, kiểm toán liên kết (luận án của tác giả Phan Trung Kiên); Khái quát các mô hình tổ chức KTNB phổ biến hiện nay, phân tích ưu nhược điểm và sự ảnh hưởng của mô hình tổ chức đến hoạt động KTNB… đồng thời kiến nghị xây dựng mô hình KTNB; Đưa ra các yêu cầu cơ bản cần có khi thành lập bộ phận KTNB: tính độc lập khách quan, yêu cầu đối với các KTVNB, mối quan hệ giữa bộ phận KTNB với các bộ phận, đơn vị khác trong và ngoài doanh nghiệp; Bên cạnh đó, đối với nhóm các luận án tiến sỹ, các tác giả đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất về tổ chức bộ máy KTNB trong các doanh nghiệp để các đơn vị này có thể triển khai ứng dụng ngay. 2.2. Về tổ chức hoạt động KTNB Phần lớn các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc hoàn thiện quy trình, phương pháp kiểm toán cũng như định hướng phát triển nội dung, phương pháp tiếp cận và loại hình KTNB. Đối với phương pháp tiếp cận KTNB, cuốn sách “Kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro” của tác giả Phil Griffiiths (2005) đã nêu rõ sự cần thiết cũng như cơ sở lý luận cho việc tiếp cận KTNB trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro. Tác giả chi cách thức tiếp cận KTNB theo bốn giai đoạn gồm: (1) Truyền thống; (2) Tiếp cận hệ thống; (3) Định hướng rủi ro và (4) Hướng tới tương lai. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đã xây dựng quy trình thực hiện KTNB theo phương pháp tiếp cận trên cơ sở phân tích rủi ro (lập KHKT và thực hiện kiểm toán) và hướng dẫn kiểm soát rủi ro trong quá trình kiểm toán. Cùng quan điểm tiếp cận KTNB trên cơ sở phân tích rủi ro, luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thị Thu Hà (2011) với đề tài “Tổ chức KTNB tại các công ty tài chính”
- 12 đã nêu: “Phương pháp tiếp cận theo định hướng rủi ro có thể được áp dụng trong toàn bộ quá trình kiểm toán, không chỉ đối với việc lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, mà còn trong toàn bộ quy trình kiểm toán” kèm theo đó là những nội dung hướng dẫn tương đối cụ thể, chi tiết. Tác giả cũng đã có những định hướng, hướng dẫn cơ bản về đánh giá, phân loại rủi ro và công tác quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán. Cuốn sách “Kiểm toán nội bộ hiện đại Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát” của hai tác giả Victor Z. Brink và Herbert Witt đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể trong quá trình thực hiện kiểm toán đối với từng lĩnh vực hoạt động mà KTNB quan tâm (sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp) như: kiểm toán quá trình mua hàng vận chuyển nhận hàng lưu kho và phế liệu; hoạt động sản xuất bảo dưỡng; kiểm soát chất lượng kỹ thuật… Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến KTNB trong các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Mặc dù tác phẩm đã khẳng định tầm quan trọng của KTNB trong việc hỗ trợ công tác quản lý, tuy nhiên cũng mới chỉ tập trung vào khía cạnh tài chính. Cuốn sách “Sổ tay Kiểm toán nội bộ” của tác giả Martin Grimwood (bản dịch của Đặng Kim Cương NXB Giao thông vận tải 2007) đã đưa ra hướng dẫn xác định chỉ số rủi ro: “Kiểm toán viên phải kết hợp các thành tố với trọng số của chúng trong một công thức có thể sử dụng để tính toán chỉ số rủi ro. Trong việc chọn trọng số, KTV phải tránh đưa xu hướng không công bằng vào công thức. Một ví dụ về công thức có thể sử dụng là: Chỉ số rủi ro = Aa + Bb + Cc + Dd + Ee + Ff AF: là những thành tố af: là trọng số”. Luận án tiến sĩ kinh tế của các tác giả: Phan Trung Kiên (2008) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam”, Nguyễn Thị Hồng Thuý (2010) với đề tài “Tổ chức KTNB trong các Tập đoàn kinh tế Việt Nam”, Vũ Thuỳ Linh (2014) với đề tài “Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy KTNB trong các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam”: Mặc dù các tác giả đã hướng KTNB tiếp cận trên cơ sở phân tích rủi ro tuy nhiên trong nội dung nghiên cứu vẫn mang nhiều đặc điểm của phương pháp tiếp cận hệ thống, chú trọng vào kiểm toán tài chính và chưa đưa ra mô hình đánh giá, phân tích, xếp loại rủi ro. Và nhiều công trình nghiên cứu khác tập trung vào các khía cạnh khác nhau của tổ chức hoạt động KTNB trong doanh nghiệp. 2.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến luận án 2.3.1. Những kết quả đã đạt được
- 13 Có thể thấy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Xét một cách toàn diện, các công trình nghiên cứu có nội dung phong phú, đa dạng bao gồm cả các nghiên cứu toàn diện về lý luận như: “Kiểm toán nội bộ hiện đại Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát” của hai tác giả Victor Z. Brink và Herbert Witt, “Sổ tay Kiểm toán nội bộ” của tác giả Martin Grimwood, “Kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro” của tác giả Phil Griffiiths... cũng có những nghiên cứu về một khía cạnh của KTNB như: “Nghiên cứu xây dựng nội dung KTNB doanh nghiệp vận tải ô tô” của tác giả Lê Thu Hằng (2007); “Hoàn thiện nội dung, quy trình, phương pháp KTNB trong các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hiện nay” của TS. Giang Thị Xuyến và các cộng sự (2010); “Kiểm toán môi trường và quy tắc kiểm toán” của Nhóm làm việc thuộc INTOSAI... và các công trình nghiên cứu ứng dụng đối với một nhóm ngành, lĩnh vực kinh doanh cụ thể như: Xây lắp, tài chính ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước... Các kết quả đã đạt được có thể đánh giá theo các mặt như sau: * Về Tổ chức bộ máy KTNB Các nghiên cứu đưa ra những yếu tố cơ bản của tổ chức bộ máy KTNB gồm: Mô hình tổ chức và tổ chức nhân sự KTNB, cụ thể: Đã thực hiện nghiên cứu các mô hình, cơ cấu tổ chức của bộ phận KTNB phổ biến trên thế giới, phù hợp với lý thuyết KTNB hiện đại. Đồng thời đã phân tích những ảnh hưởng mang tính quyết định của mô hình tổ chức đến hoạt động KTNB từ đó rút ra ưu, nhược điểm của từng mô hình và đề xuất khả năng áp dụng trong thực tế đối với các tổ chức, doanh nghiệp; Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của KTNB với các bộ phận khác. Đặt ra những yêu cầu cơ bản về tính độc lập khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của KTNB. Đưa ra những yêu cầu cơ bản về yêu cầu đối với các KTVNB như: trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn bổ sung nhân sự cho bộ phận KTNB. * Về tổ chức hoạt động KTNB Các nghiên cứu đã đạt được những kết quả cụ thể như sau: Đã nghiên cứu và đề xuất phương pháp tiếp cận KTNB trên cơ sở phân tích rủi ro áp dụng đối với toàn bộ quy trình kiểm toán; định hướng phát triển loại hình kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ; Xác định cụ thể quy trình kiểm toán gồm các bước: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập biên bản kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán; Bước đầu đã có những hướng dẫn đánh giá, phân tích và xếp loại rủi ro làm cơ sở lập KHKT năm, đánh giá rủi ro khi thiết kế và thực hiện các thủ
- 14 tục kiểm toán; Đặt ra yêu cầu đối với việc kiểm soát chất lượng kiểm toán trong tất cả các giai đoạn thực hiện kiểm toán: trong đó nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan đến việc kiểm soát chất lượng kiểm toán. 2.3.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu Ngoài các kết quả như đã nêu trên, các công trình nghiên cứu vẫn còn một số vấn đề chưa được nghiên cứu, bao gồm: Nghiên cứu về tổ chức KTNB trong TCT Sông Đà, là doanh nghiệp có mô hình tổ chức nhiều cấp (bao gồm các công ty cấp I, II, III), hoạt động trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và kết quả nghiên cứu hướng đến tính ứng dụng thực tiễn cao. Nghiên cứu việc xác định số lượng KTVNB là bộ phận có đặc thù hoàn toàn khác so với các bộ phận khác trong doanh nghiệp trên cơ sở phương pháp tính định biên một cách khoa học, hợp lý. Hướng dẫn cụ thể việc xây dựng bảng mô tả công việc, tiêu chuẩn chức danh đối với từng chức danh KTNB. Hướng dẫn xây dựng mô hình đánh giá, phân tích rủi ro để lựa chọn đơn vị, hoạt động (nhóm hoạt động) được kiểm toán áp dụng đối với một đơn vị cụ thể để nâng cao tính ứng dụng thực tế. Phân tích, hướng dẫn cụ thể về xác định, lựa chọn chủ đề kiểm toán hoạt động đối với các cuộc kiểm toán của KTNB, đồng thời hướng dẫn xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kiểm toán hoạt động. Hướng dẫn hoàn thiện Sổ tay KTNB để hướng dẫn về nghiệp vụ, đồng thời làm cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB; hoàn thiện hệ thống hồ sơ mẫu biểu và kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ phận KTNB. 2.3.3. Câu hỏi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận án nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: Các lý luận cơ bản về KTNB trong doanh nghiệp là gì, tổ chức KTNB trong doanh nghiệp gồm những nội dung gì? Các phương pháp tiếp cận KTNB, ưu điểm của phương pháp tiếp cận trên cơ sở phân tích rủi ro so với các phương pháp khác? Hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT Sông Đà có những đặc thù gì, có những loại rủi ro nào và ảnh hưởng của nó đến tổ chức KTNB? Thực trạng, ưu nhược điểm, nguyên nhân của những nhược điểm về tổ chức KTNB trong TCT Sông Đà? Để hoàn thiện tổ chức KTNB trong TCT Sông Đà cần các giải pháp gì?
- 15 2.3.4. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu Để trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã nêu trên, luận án tiếp tục nghiên cứu, kế thừa, phát triển những mặt đã làm được cả về lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, luận án tập trung nghiên cứu, phát triển một số vấn đề như sau: Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn mô hình tổ chức KTNB tối ưu, phù hợp với đặc thù sở hữu vốn của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối nói riêng tại Việt Nam và thực tế tại TCT Sông Đà. Nghiên cứu, đề xuất một số nội dung liên quan đến công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cũng như mối quan hệ của KTNB với các bộ phận khác nhằm tăng cường tính độc lập, khách quan của bộ phận này; Nghiên cứu phương pháp xác định định biên lao động, xây dựng mô hình tính định biên lao động áp dụng cho bộ phận KTNB tại TCT Sông Đà; Định hướng xây dựng và xây dựng mẫu bảng mô tả công việc, tiêu chuẩn chức danh của một số KTVNB; Nghiên cứu, xây dựng mô hình đánh giá, phân tích, xếp loại rủi ro hướng đến hai nhóm hoạt động chính: (1) Đánh giá rủi ro trong quá trình lập KHKT năm nhằm lựa chọn chủ đề, đơn vị, nhóm hoạt động được kiểm toán; (2) Đánh giá rủi ro trong quá trình lập KHKT chi tiết nhằm lựa chọn cụ thể hoạt động được kiểm toán đồng thời thiết kế chương trình kiểm toán, xây dựng tiêu chí đánh giá kiểm toán hoạt động; Nghiên cứu, đề xuất định hướng xây dựng Sổ tay KTNB; xây dựng hệ thống hồ sơ, mẫu biểu áp dụng cho các cuộc KTNB; Nghiên cứu lý thuyết, đề xuất phương án hoàn thiện tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán từ khâu lập kế hoạch đến khâu kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức KTNB, góp phần làm sáng tỏ hơn căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn về tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp; Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức KTNB trên thế giới và rút ra các bài học kinh nghiệm khi áp dụng để phù hợp với điều kiện của Việt Nam; Nghiên cứu và phát triển các vấn đề lý luận của KTNB, đặc biệt là phương pháp tiếp cận KTNB trên cơ sở phân tích rủi ro. 3.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu các đặc trưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT Sông Đà ảnh hưởng đến tổ chức KTNB, trong đó đi sâu vào nhóm các
- 16 đặc trưng tiềm ẩn rủi ro cao, khác biệt với các doanh nghiệp khác. Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức KTNB; nhận diện, đánh giá thực trạng việc thực hiện chức năng KTNB (hoạt động KSNB, thanh, kiểm tra), so sánh, đối chiếu với lý thuyết KTNB để thấy được: Những đặc điểm của KTNB trong hoạt động KSNB, kiểm tra, kiểm soát; những điểm còn hạn chế trong công tác kiểm tra, kiểm soát của TCT khi không thành lập bộ phận KTNB. Từ những nghiên cứu về thực trạng hoạt động KTNB, KSNB, thanh kiểm tra, luận án chỉ rõ sự cần thiết phải thành lập bộ phận KTNB tại TCT Sông Đà, đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động KTNB phù hợp với đặc thù tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của TCT Sông Đà. Trong đó chú trọng đến việc định hướng hoạt động KTNB dựa trên cơ sở phương pháp tiếp cận, đánh giá rủi ro thông qua việc xây dựng mô hình đánh giá rủi ro trong quá trình lập KHKT năm, lập KHKT chi tiết và tập trung chủ yếu vào loại hình kiểm toán hoạt động. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các lý luận cơ bản về KTNB và tổ chức KTNB trong doanh nghiệp. Trong phạm vi luận án này, thuật ngữ “Tổ chức” được hiểu là bao gồm hai nội dung: tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động. Đối tượng nghiên cứu cụ thể tại Công ty mẹ TCT Sông Đà và các đơn vị thành viên: + Tại Công ty mẹ: Nghiên cứu, đánh giá tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động của Ban KSNB, các hoạt động thanh kiểm tra của các ban chuyên môn; + Tại các Công ty con: (1) Đối với đơn vị đã thành lập bộ phận KTNB: Nghiên cứu, đánh giá tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động KTNB; (2) Đối với các đơn vị chưa thành lập bộ phận KTNB: Nghiên cứu, đánh giá tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động của Ban KSNB, các hoạt động thanh kiểm tra của các bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Nghiên cứu kết quả, kinh nghiệm về tổ chức KTNB theo thông lệ quốc tế và một số tập đoàn lớn trên thế giới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài đi sâu nghiên cứu tổ chức bộ máy và quy trình KTNB và tại Công ty mẹ và các công ty con của TCT Sông Đà; nhận diện, đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động thực hiện chức năng KTNB (KSNB, thanh, kiểm tra) trong TCT Sông Đà, thông qua khảo sát thực tế tại Công ty mẹ và 14 Công ty con theo Đề án tái cơ cấu đã được Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 50/QĐBXD ngày 15/1/2013. Đối với việc thực hiện quy trình KTNB, KSNB, thanh, kiểm tra: luận án chỉ đánh giá việc xây dựng, ban
- 17 hành và tình hình thực hiện quy trình mà không đề cập đến những phát hiện, đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị của các cuộc KTNB, KSNB, thanh kiểm tra. Về thời gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu khảo sát thực trạng tổ chức KTNB, KSNB, thanh kiểm tra của các đơn vị nêu trên trong giai đoạn 2012 2015, có cập nhật tình hình cổ phần hoá đến hết 31/12/2018 và các nội dung liên quan đến Nghị định số 05/2019/NĐCP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về Kiểm toán nội bộ. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận chung Đề tài dựa vào cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề một cách có hệ thống, toàn diện và đảm bảo tính logic. Kết hợp với phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, đồng thời sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân loại, phân tích, so sánh... để hệ thống hóa, tổng kết các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng KTNB trong mối quan hệ biện chứng giữa các sự vật hiện tượng và tính lịch sử cụ thể. 5.2. Phương pháp cụ thể Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu để thu thập thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Cụ thể: a. Phương pháp thu thập dữ liệu * Đối với tài liệu sơ cấp: Để có thể đưa ra các kết luận một cách khách quan và mang tính điển hình về KTNB tại Công ty mẹ và các đơn vị thành viên tại TCT Sông Đà, tác giả tiến hành phát phiếu điều tra thông qua hệ thống bảng hỏi được thiết kế sẵn đối với 11 Ban tại Công ty mẹ (10 Ban trực thuộc Ban Tổng Giám đốc, 01 Ban trực thuộc HĐTV) và 14 Công ty con đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với một số lãnh đạo, cán bộ một số Ban tại Công ty mẹ như: Ban KSNB, Ban QTRR, Ban TCKT, Ban Kinh t ế…; tại một số đơn vị thành viên như: CTCP Sông Đà 11, Sông Đà 2, Sông Đà 5, Sông Đà 9... Những mẫu lựa chọn theo định hướng tái cơ cấu SDC không những mang đến những đánh giá tổng quát về hoạt động kiểm tra, kiểm soát, tư vấn... tại SDC mà còn là cơ sở để đưa ra những định hướng xây dựng, vận hành hoạt động của KTNB tại SDC cho giai đoạn tiếp theo. Hoạt động khảo sát nhằm thu thập những thông tin về hoạt động KTNB, KSNB, thanh kiểm tra tại Công ty mẹ và các Công ty con thuộc TCT Sông Đà theo khía cạnh tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động. Tại công ty mẹ: Câu hỏi phỏng vấn đượ c thiết kế hướng đến nội dung thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, đánh giá và tư vấn của các Ban để có cơ sở nhận diện, đánh giá các hoạt động mang tính chất KTNB.
- 18 Chi tiết bảng câu hỏi điều tra tại Công ty mẹ và bảng tổng hợp đượ c trình bày tại Phụ lục số 02. Tại công ty con: Với các câu hỏi điều tra về nội dung tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động KTNB. Bảng khảo sát được gửi trực tiếp tới những người giữ chức vụ quan trọng trong các đơn vị như Thành viên HĐQT/HĐTV, Phó TGĐ, Kế toán trưởng, Trưởng Ban kiểm soát/Kiểm soát viên đến các chuyên viên tác nghiệp trong doanh nghiệp như chuyên viên kế toán tài chính, quản trị rủi ro, tổ chức hành chính, kinh tế kế hoạch, dự án. Nội dung câu hỏi khảo sát được chia thành 2 phần: Phần 1: Thông tin chung về hoạt động của doanh nghiệp và đối tượng khảo sát. Phần 2: Câu hỏi khảo sát chia làm 05 nhóm chính: Nhóm câu hỏi về KTNB (áp dụng đối với các đơn vị đã thành lập bộ phận KTNB): các câu hỏi được chia thành Tổ chức bộ máy KTNB (15 câu) và Tổ chức hoạt động KTNB (40 câu); Nhóm câu hỏi về KSNB (áp dụng đối với các đơn vị chưa thành lập bộ phận KTNB nhưng đã có Ban KSNB): các câu hỏi được chia thành Tổ chức bộ máy KSNB (16 câu) và Tổ chức hoạt động KSNB (41 câu); Nhóm câu hỏi về bộ phận thanh, kiểm tra chuyên trách (áp dụng đối với các đơn vị chưa thành lập bộ phận KTNB, KSNB nhưng đã thành lập bộ phận thanh, kiểm tra chuyên trách): các câu hỏi được chia thành Tổ chức bộ máy thanh, kiểm tra (17 câu) và Tổ chức hoạt động thanh, kiểm tra (42 câu); Nhóm câu hỏi về hoạt động thanh, kiểm tra (10 câu, áp dụng đối với các đơn vị chưa thành lập KTNB, KSNB và không có bộ phận thanh, kiểm tra chuyên trách); Nhóm câu hỏi về quan điểm đối với hoạt động KTNB 05 câu. Chi tiết bảng câu hỏi điều tra tại các đơn vị thành viên và bảng tổng hợp kết quả điều tra được trình bày tại Phụ lục số 03. Các câu hỏi trong phiếu khảo sát bao gồm hai loại mở và đóng, câu hỏi tại các công ty con được thiết kế căn cứ vào tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động KTNB. Phần trả lời các câu hỏi là có, không, không áp dụng, kết hợp với phỏng vấn, quan sát để đánh giá mức độ phù hợp trong tổ chức KTNB, KSNB, thanh kiểm tra so với lý thuyết KTNB. Trên cơ sở tổng hợp tình hình chung và kết quả thu được của 14 phiếu điều tra tại các công ty con của SDC, Tác giả, đưa ra một số nhận định, đánh giá về thực trạng hoạt động KTNB, KSNB, thanh kiểm tra trong các đơn vị được điều tra. Tiêu chí để đánh giá: bám sát lý luận về KTNB so sánh, đối chiếu với việc thực hiện trong thực tế tại SDC. * Đối với các tài liệu thứ cấp: các tài liệu thứ cấp như các Thông tư, Nghị định của Chính phủ, hệ thống quy trình quy chế quy định nội bộ của
- 19 Công ty mẹ và một số công ty thành viên, các kết quả kiểm tra, giám sát của các đoàn kiểm tra trong và ngoài TCT tại các đơn vị, các báo cáo phân tích, tổng hợp của Ban KSNB, các công trình nghiên cứu, các bài báo, các website của các đơn vị thành viên TCT, vì vậy đảm bảo độ tin cậy cao. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp để hệ thống hóa thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu của Luận án. Các tài liệu thứ cấp được sử dụng để tham khảo trong Luận án được trích dẫn rõ ràng theo đúng quy định và trình bày tại phần Tài liệu tham khảo của Luận án. b. Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu Đối với các kết quả từ điều tra khảo sát thông qua hệ thống bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, tác giả đã sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp số liệu. Trên cơ sở nhận diện, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức KTNB tại Công ty mẹ TCT Sông Đà và các công ty thành viên, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia, tổng hợp và phân tích, tư duy độc lập trong việc vận dụng các quan điểm, định hướng chiến lược phát triển của TCT Sông Đà, tiếp cận các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, vận dụng các kiến thức có được trong công tác kiểm toán tại Kiểm toán nhà nước cũng như trong quá trình khảo sát thực tế các Tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức KTNB trong TCT Sông Đà. 6. Những đóng góp mới của luận án Những đóng góp của Luận án thể hiện ở cả hai mặt lý luận và thực tiễn: 6.1. Về lý luận Luận án đã cụ thể hóa để làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về KTNB trong doanh nghiệp. Phân tích các quan điểm khác nhau về KTNB, từ đưa ra các ưu, nhược điểm của từng mô hình tổ chức KTNB khác nhau; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của KTNB. Luận án đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành KTNB trong các doanh nghiệp bao gồm: hành lang pháp lý, sự phát triển của hội nghề nghiệp; quan điểm của nhà quản trị; đặc điểm tổ chức, hoạt động (địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, quy mô và phạm vi hoạt động, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, chế độ sở hữu). Luận án đã đi sâu nghiên cứu tổ chức KTNB theo thông lệ quản trị quốc tế và cụ thể tại hai tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới là General Motor và Poste Italiane. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và TCT Sông Đà nói riêng. 6.2. Về thực tiễn Luận án đã khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KTNB và các hoạt động thực hiện chức năng KTNB tại TCT Sông Đà. Kết quả đánh giá chỉ ra những mặt đạt được, đặc biệt là những tồn tại và
- 20 nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề xuất phương án hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCT Sông Đà trên các khía cạnh: Về tổ chức bộ máy KTNB: Tác giả đề xuất thành lập bộ phận KTNB trực thuộc HĐTV tại Công ty mẹ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban kiểm toán; bộ phận KTNB trực thuộc HĐQT tại các đơn vị thành viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban kiểm toán (hoặc thành viên HĐQT độc lập). Đồng thời, tác giả cũng đưa ra định hướng hoàn thiện quy chế KTNB với các nội dung về: chức năng; nhiệm vụ; quyền hạn; tính độc lập khách quan, quy tắc đạo đức, ứng xử và mối quan hệ của KTNB. Xây dựng mô hình tính định biên lao động của bộ phận KTNB; xây dựng mẫu bản mô tả công việc, tiêu chuẩn chức danh đối với một số vị trí của bộ phận KTNB.... Về tổ chức hoạt động KTNB: xây dựng giải pháp tiếp cận KTNB trên cơ sở phân tích rủi ro và tập trung vào thực hiện kiểm toán hoạt động. Tác giả đã xây dựng mô hình đánh giá rủi ro trong quá trình lập KHKT năm (xác định đơn vị được kiểm toán) và KHKT chi tiết (xác định nội dung kiểm toán). Trên cơ sở đó, thiết kế chương trình kiểm toán với các phương pháp, thủ tục kiểm toán cụ thể. Đồng thời, để hướng KTNB tập trung vào kiểm toán hoạt động, tác giả đã đưa ra những định hướng trong việc lựa chọn chủ đề; xác định mục tiêu, nội dung; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và các phương pháp kiểm toán cơ bản của kiểm toán hoạt động. Đưa ra định hướng hoàn thiện Sổ tay KTNB theo hướng chi tiết, dễ tiếp cận đối với tất cả các KTVNB. Về kiểm soát chất lượng kiểm toán: tác giả đưa ra phương án tổ chức và định hướng một số hoạt động KSCL kiểm toán từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến giai đoạn kết thúc kiểm toán. Cùng với đó, luận án cũng đã thiết kế, hoàn thiện hệ thống hồ sơ mẫu biểu để hướng đến tính nhất quán, chuyên nghiệp trong hoạt động của bộ phận KTNB. Các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho sự phát triển của KTNB trong doanh nghiệp nói chung và KTNB tại TCT Sông Đà nói riêng. Kết quả nghiên cứu này rất hữu ích đối với: TCT Sông Đà: với giải pháp hoàn thiện tổ chức KTNB tại Công ty mẹ và các đơn vị thành viên. Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước: hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động KTNB tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn