intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

28
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu của luận án sẽ góp phần lấp đầy hơn những khoảng trống còn bỏ ngỏ của các công trình trên, với các mục tiêu chung: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện huy động vốn cho DNNVV trên địa bàn Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ ANH GIANG HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ NỘI 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ ANH GIANG HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. BẠCH ĐỨC HIỂN TS. NGUYỄN THÙY LINH HÀ NỘI 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các giảng viên hướng dẫn khoa học TS. Bạch Đức Hiển và TS. Nguyễn Thùy Linh đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Nhờ có sự tận tình hướng dẫn, những lời khuyên bổ ích và tài liệu có giá trị từ các thầy cô mà tôi có thể xác định sớm hướng nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình. Sự khích lệ động viên tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất có thể của các Thầy Cô là nguồn động lực vô cùng to lớn giúp tôi vượt qua những khó khăn trên con đường nghiên cứu khoa học để có được ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô rất nhiều. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên khoa Tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính đã tạo điều kiện và cho tôi những góp ý quý báu để tôi hoàn thành luận án. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô giáo và đồng nghiệp tại khoa Tài chính – Ngân hàng trường Kinh tế, Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện trong quá trình nghiên cứu cũng như trong công việc để tôi toàn tâm toàn ý thực hiện nghiên cứu của mình. Cuối cùng tôi xin dành những lời thân thương nhất gửi đến bố mẹ, chồng con và các thành viên gia đình đã luôn động viên khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất trong những năm vừa qua để tôi hoàn thành nghiên cứu này. ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của nghiên cứu.......................................................................... 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan...................................... 2 3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 9 4. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 10 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 11 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 11 7. Những đóng góp mới của luận án .............................................................. 14 8. Bố cục của Luận án .................................................................................... 15 CHUƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO SME .......... 16 1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................... 16 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng về Doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................. 16 1.1.2. Những ưu thế và hạn chế của SME ...................................................... 19 1.1.3. Vai trò của SME đối với sự phát triển kinh tế xã hội ........................... 21 1.2. Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp ........................................................ 24 1.2.1. Khái niệm và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp ............................ 24 1.2.2. Khái niệm và phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp ......................... 26 1.3. Huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa SME .................................. 30 1.3.1 Khái niệm về huy động vốn................................................................... 30 1.3.2 Phương thức huy động vốn cho hoạt động của SME ............................ 30 1.3.3 Nguyên tắc huy động vốn cho hoạt động của SME .............................. 52 1.3.4 Quy trình thực hiện huy động của SME ................................................ 54 1.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn của SME ................... .. 56 1.3.6 Nhân tố tác động tới hoạt động huy động vốn của SME ...................... 58 1.4. Kinh nghiệm về huy động vốn cho SME ................................................... 65 1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về huy động vốn của một số nước trên thế giới. 65 1.4.2. Kinh nghiệm một số tỉnh ở Việt Nam về huy động vốn cho SME ..... 75 1.4.3 Một số bài học kinh nghiệm về huy động cho SME ở Nghệ An ......... 79 iii
  6. Kết luận chương 1........................................................................................... 80 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN........................................ 82 2.1 Tổng quan về tình hình phát triển SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............ 82 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An .. 82 2.1.2 Tình hình hoạt động SXKD SME trên địa bàn Tỉnh Nghệ An ............. 85 2.2. Thực trạng huy động vốn tại SME trên địa bàn Tỉnh Nghệ An ........... 101 2.2.1. Thực trạng huy động vốn chủ sở hữu cho SME ................................ 101 2.2.2. Thực trạng huy động vay và nợ cho SME .......................................... 110 2.2.3. Thực trạng về quy trình huy động vốn cho SME ............................... 123 2.3. Ảnh hƣởng của các nhân tố đến khả năng huy động vốn của SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An................................................................................ 124 2.3.1 Phương pháp phân tích ....................................................................... 124 2.3.2 Kết quả nghiên cứu .............................................................................. 129 2.4. Đánh giá thực trạng huy động vốn của SME ở Nghệ An ...................... 140 2.4.1 Những kết quả đạt được trong huy động vốn của SME ..................... 140 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân huy động vốn cho SME Nghệ An ............... 142 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................. 152 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ............................................ 154 3.1. Định hƣớng huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An...................................................................................................... 154 3.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến huy động vốn cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An ..................................................... 154 3.1.2 Định hướng huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An................................................................................................. 155 3.1.3 Quan điểm hoàn thiện giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................................................. 157 3.2. Giải pháp hoàn thiện huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Nghệ An ...................................................................................... 158 3.2.1. Khai thác tối đa các nguồn lực tài chính để gia tăng vốn chủ sở hữu ..................................................................................................................... ..159 iv
  7. 3.2.2. Đa dạng hóa phương thức huy động nguồn tài trợ vốn vay ................ 165 3.2.3 Hạn chế các thách thức đối với hoạt động huy động vốn .................... 171 3.2.4 Tăng cường hỗ trợ huy động vốn cho SME ......................................... 175 3.2.5 Tăng cường thực hiện quy trình huy động vốn cho các SME ............. 179 3.3. Điều kiện thực hiện giái pháp hoàn thiền huy động vốn tại SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An ........................................................................................ 179 3.3.1. Đối với các tổ chức cung ứng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ..... 180 3.3.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. ............................................ 190 Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................ 194 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 196 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 198 PHỤ LỤC 1: Kết quả kiểm định Cronbach‟s alpha ........................................... 204 PHỤ LỤC 2: Ma trận xoay Rotaed componene matrix ..................................... 206 PHỤ LỤC 3: Bảng Correlations ......................................................................... 207 PHỤ LỤC 2: Phiếu điều tra doanh nghiệp ......................................................... 208 v
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Mô tả 1 ADB Ngân hàng Châu á Thái bình dương 2 TTC Thuê tài chính 3 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 DN Doanh nghiệp 5 SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 7 NN Nhà nước 8 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 9 GTGT Giá trị gia tăng 10 TTC Thuê tài chính 11 HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội 12 NHNN Ngân hàng nhà nước 13 NHTM Ngân hàng thương mại 14 NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước 15 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 16 NSNN Ngân sách nhà nước 17 TP Trái phiếu 18 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 19 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 20 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 21 SMEDF Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 22 SXKD Sản xuất kinh doanh 23 TDTM Tín dụng thương mại 24 TSĐB Tài sản đảm bảo 25 TSCĐ Tài sản cố định 26 TSLĐ Tài sản lưu động 27 TTCK Thị trường chứng khoán 28 TCTC Tổ chức tài chính 29 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 30 VCĐ Vốn cố định vi
  9. 31 VKD Vốn kinh doanh 32 NV Nguồn vốn 33 DT Doanh thu 33 VLĐ Vốn lưu động 34 Upcom Sàn giao dịch Upcom 35 VCSH Vốn chủ sở hữu 36 PE Quỹ đầu tư tư nhân 37 HĐV Huy động vốn 38 SXKD Sản xuất kinh doanh 39 KTTT Kinh tế thị trường 40 NPT Nợ phải trả vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Trang Bảng 1.1: Tiêu chuẩn xác định SME của một số quốc gia trên thế giới ............. 16 Bảng 1.2: Tiêu chuẩn xác định SME của ngân hàng thế giới .............................. 17 Bảng 1.3: Tiêu chuẩn xác định SME của Việt Nam............................................. 17 Bảng 1.4: Số lượng NHTM và dư nợ cho vay SME ở Singapore ......................... 69 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người của Nghệ An (2016-2020) ...... 84 Bảng 2.2: Cơ cấu GRDP theo ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An .......................... 84 Bảng 2.3: Số lượng SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An ........................................... 88 Bảng 2.4: Số lượng SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An phân theo quy mô ............. 89 Bảng 2.5: Số lượng SME ở Nghệ An phân theo hình thức pháp lý ..................... 91 Bảng 2.6: Số lượng SME ở Nghệ An phân theo ngành kinh tế............................ 93 Bảng 2.7: Cơ cấu vốn của SME trên địa bàn Nghệ An ....................................... 95 Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn của SME trên địa bàn Nghệ .................................. 96 Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn của SME phân theo loại hình DN .......................... 97 Bảng 2.10: Doanh thu thuần SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An phân theo quy mô doanh nghiệp ........................................................................................................ 99 Bảng 2.11: Lợi nhuận trước thuế SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An phân theo loại hình doanh nghiệp ....................................................................................... 101 Bảng 2.12: Quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số vốn chủ sở hữu của SME ............... 101 Bảng 2.13: Vốn chủ sở hữu của SME phân theo khu vực NN và NNNN ......... 103 Bảng 2.14: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của SME khu vực NN ................................ 104 Bảng 2.15: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của SME khu vực ngoài NN ...................... 105 Bảng 2.16: Số lượng SME Nghệ An niêm yết trên HNX, Upcom..................... 107 Bảng 2.17: Số lượng quỹ đầu tư tư nhân đầu tư vào các DN Nghệ An ............. 109 Bảng 2.18: Dư nợ cho vay SME của NHTM, TCTC tại Nghệ An .................... 111 Bảng 2.19: Dư nợ cho vay SME trên địa bàn Nghệ An so với nợ phải trả ........ 114 Bảng 2.20: Vốn SME huy động từ TDTM của nhà cung cấp ............................ 116 Bảng 2.21: Nguồn vốn SME Nghệ An huy động từ trái phiếu DN và Thuê tài chính .................................................................................................................... 118 Bảng 2.22: SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An huy động vốn từ thuê tài chính .... 119 Bảng 2.23: Nguồn vốn SME huy động từ các khoản nợ phải trả khác .............. 121 Bảng 2.24: Cơ cấu vốn nợ trong nợ phải trả của SME trên địa bàn Nghệ An ... 122 viii
  11. Bảng 2.25: Thống kê kết quả khảo sát việc thực hiện quy trình huy động vốn cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................................... 123 Bảng 2.26: Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý ............................ 126 Bảng 2.27: Thang đo các biến trong mô hình..................................................... 127 Bảng 2.28: Thống kê loại hình pháp lý doanh nghiệp ........................................ 129 Bảng 2.29: Thống kê doanh nghiệp theo quy mô ............................................... 129 Bảng 2.30: Thống kê doanh nghiệp theo ngành nghề ........................................ 130 Bảng 2.31: Thống kê nguồn tài trợ vốn cho SME trên đại bàn tỉnh Nghệ An ... 130 Bảng 2.32: Thách thức đối với huy động vốn cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An thống kê trên mẫu chọn 400 SME ................................................................ 131 Bảng 2.33: Hỗ trợ huy động vốn cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An thống kê trên mẫu chọn 400 SME ..................................................................................... 132 Bảng 2.34: Thống kê kết quả huy động vốn ....................................................... 133 Bảng 2.35: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt ................................ 133 Bảng 3.36: KMO and Bartlett's Test .................................................................. 134 Bảng 2.37: Nhóm nhân tố được xác định sau kiểm định EFA ........................... 135 Bảng 2.38: ANOVA ........................................................................................... 137 Bảng 2.39: Model Summary ............................................................................... 138 Bảng 2.40: Coefficients ...................................................................................... 138 Bảng 2.41: NHTM và TCTC .............................................................................. 143 ix
  12. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Biểu đồ 1.1. Số liệu vốn hóa thị trường và gía trị giao dịch trên sàn chứng khoán dành cho SME singapore ........................................................................... 71 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu khoản vay theo ngành của các SME Thái Lan năm 2019 ... 73 Biều đồ 1.3. Giá trị vốn hóa thị trường và giá trị giao dịch tại thị trường chứng khoán dành cho SME tại Thái Lan ....................................................................... 75 Biểu đồ 2.1. Số lượng SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An (đang hoạt động và có kết quả sản xuất kinh doanh) ................................................................................ 88 Biều đồ 2.2. Số lượng SME ở Nghệ An phân theo quy mô ................................. 90 Biều đồ 2.3. Số lượng SME ở Nghệ An phân theo hình thức pháp lý ................. 92 Biều đồ 2.4. Số lượng SME ở tỉnh Nghệ An phân theo nghành kinh tế .............. 95 Biều đồ 2.5. Doanh thu thuần SME ở Nghệ An phân theo quy mô DN ............ 100 Biều đồ 2.6. Tốc độ tăng VCSH của SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An .............. 102 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu vốn chủ sở hữu của SME khu vực NN .............................. 105 Biểu đồ 2.8. Cơ cấu vốn chủ sở hữu của SME khu vực ngoài NN .................... 106 Biều đồ 2.9 số lượng thương vụ PE tại một số nước châu á .............................. 108 Biểu đồ 2.10. Dư nợ cho vay SME/nợ phải trả của SME Nghệ An ................... 115 Biểu đồ 2.11: Nguồn vốn huy động từ tín dụng thương mại .............................. 117 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Sơ đồ 1.1: Cấu trúc quỹ đầu tư tư nhân (PE) ........................................................ 36 Sơ đồ 1.2: Dòng tiền trong quỹ đầu tư tư nhân (PE) ............................................ 37 Sơ đồ 1.3: Mô hình giao dịch tại thị trường vốn SME Hàn Quốc........................ 67 Sơ đồ 2.1: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp ................................................................................................ 125 x
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 9. Sự cần thiết của nghiên cứu Hiện nay, SME chiếm trên 95% tổng số DN và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước. Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2016 -2020, khu vực DN đóng góp bình quân cho ngân sách nhà nước (NSNN) tăng đến 12,4%/năm. Trong đó, SME chiếm đến 98,1% trên số doanh nghiệp đang hoạt động, tạo ra khoảng 45% GDP, 31% tổng thu NSNN và tạo công ăn việc làm cho hơn 5 triệu lao động. Bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020, số SME tăng 8,8% cao hơn mức tăng bình quân của DN lớn là 5,4%. Các SME phát triển ở tất cả, ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, các địa phương trong đó có tỉnh Nghệ An. Theo báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020, doanh nghiệp Nghệ An phát triển nhanh về số lượng; hoạt động đa dạng ở các ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới gấp 1,49 lần so với giai đoạn 2011- 2015, số doanh nghiệp đang hoạt động đứng thứ 9 cả nước. Hoạt động của doanh nghiệp đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: nguồn thu ngân sách nhà nước; giải quyết việc làm; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đóng góp an sinh xã hội...Tuy vậy, doanh nghiệp Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều chỉ tiêu đánh giá về doanh nghiệp của tỉnh chưa bằng mức bình quân chung của cả nước (mật độ doanh nghiệp/1000 dân trong độ tuổi lao động mới bằng 43,5% mức bình quân chung, thu nhập bình quân lao động chỉ bằng 65% mức bình quân chung cả nước...). Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang đóng góp khoảng 60-62% tổng thu ngân sách, tạo việc làm cho hơn 200.000 người lao động. Mặc dù có số lượng không nhỏ nhưng quy mô doanh nghiệp nhỏ bé (hơn 97% số doanh nghiệp của tỉnh là siêu nhỏ, nhỏ), vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu lao động kỹ thuật, trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, hiệu quả thấp và chưa có nhiều thương hiệu mạnh đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Môi trường đầu tư kinh doanh mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; Doanh nghiệp đặc biệt SME vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, nguồn vốn, khoa học công nghệ, quản trị, nguồn nhân lực...Việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả chưa cao. Không đủ vốn và huy động vốn khó khăn là vấn đề cấp bách của nhiều SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An, vấn đề này cần được tháo 1
  14. gỡ không chỉ từ các tổ chức cung ứng vốn mà còn từ chính mỗi SME và các cơ quan quản lý nhà nước Là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Góp phần khơi dậy các tiềm năng đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ở nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận một trở ngại lớn đang hiện hữu đối với các SME trên con đường phát triển – Đó là thiếu vốn triền miên. Hệ lụy tất yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh của không ít doanh nghiệp bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Trước những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế, trước hậu họa của đại dịch covid 19 và biến đổi khí hậu, các SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An khó có đủ sức cạnh tranh, khó hiện thực hóa được mục tiêu phát triển của chính các doanh nghiệp và của địa phương nếu không coi giải bài toán về vốn là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Nhận thức được đòi hỏi cấp bách đó, NCS lựa chọn nội dung: “Huy động vốn cho SME trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận án của mình, hy vọng sẽ đóng góp một phần trí tuệ và sức lực nhỏ bé của mình để kiến giải một số giải pháp hoàn thiện khả năng huy động vốn cho SME trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. 10.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Liên quan đến SME, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đã bàn về SME, huy động vốn cho SME đó là: * Thứ nhất, Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về SME - “Small and medium-sized enterprises in countries in transition/ Economic commission for Europe" của United Nation - Geneva New York [72]; Phân tích tình hình hoạt động của các SME ở các nước Đang chuyển đổi - được mệnh danh là hoa hồng cho kinh tế Châu Âu. Tác giả chỉ rõ đặc điểm, tiêu thức phân loại, đánh giá sự hoạt động và vai trò của các SME - Nguyen Hoa Cuong (2007). Donor Coordination in SME Development in Vietnam: What has been done and How can it be strengthened?Vietnam Economic Management Review [68]. Phân tích về tình hình hoạt động của các SME Việt Nam, trên cơ sở đó điều phối các nhà tài trợ nhằm trợ giúp cho SME phát triển. Tác giả đã phân tích thực trạng hỗ trợ tài chính cho các SME. - Trần Tiến Cường, Lê Xuân Sang, Nguyễn Kim Anh (2018) Vietnam’s Small and Medium Sized Enterprises Development: Characteristics, Constraints 2
  15. and Policy Recommendations [87]. Phân tích đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa ra các khuyến nghị về hành chính và chính sách để phát triển SME ở Việt Nam. - “Sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” Luận án TS của Bạch Đức Hiển [21], 1996 - ĐH Tài chính Kế toán (nay là Học viện Tài chính) Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng các công cụ tài chính như thuế, chứng khoán, tín dụng trong việc định hướng sự phát triển các SME ở nước ta từ năm 1986 đến năm 2000. Tư liệu tác giả sử dụng từ trước 1995 trong đó tác giả đặc biệt quan tâm đến vai trò của thị trường chứng khoán trong huy động nguồn vốn cho các SME. - “Quản lý tài chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội” - LATS 2012, NCS Nguyễn Thị Minh - ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội [35]. Phân tích những vấn đề chung về SME, khung lý thuyết và khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp, nội dung cơ bản của quản lý tài chính như quản lý vốn, tổ chức huy động vốn, quản lý hạch toán chi phí, phân phối lợi nhuận và tái đầu tư. Phân tích và hoạch định tài chính, đánh giá kết quả quản lý tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính. * Thứ hai, Nghiên cứu về nguồn vốn, cơ cấu vốn và huy động vốn. - Các nghiên cứu về nguồn vốn của SME: Nghiên cứu của Beck, T. & Demirguc-Kunt, A. (2006)“Small and medium-size enterprises: Access to finance as a growth constraint”[67], của Resiano Ann (2017) “factor influencing small and medium size enterprises access to financing: a case of kiambu county Kenya” [84], của João Lussuamo “the importance of finance theories of SME capital structure decision” (2020) [92], của Harald Pechlaner “Growth perceptions of small and medium sized enterprises (SME's)”- The case of South Tyrol của case of South Tyrol (2009) [75], của TS Hoàng Đình Minh, TS Trương Bảo Thanh (2016) “Khả năng huy động vốn của SME tại Việt Nam”[38], của Hà Lê (2017) “Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đói vốn”[36], của LATS Hà Thị Thanh Nga (2019) “ Các nhân tố tác động tới cấu trúc vốn của SME- trường hợp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”[48], của Lưu Hà Chi (2018) “Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến hiện nay”[7], của Ngô Xuân Thanh (2019) “Chính sách huy động, phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính - tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 3
  16. Việt Nam”[47], của LATS Ngô Thị Hương Thảo (2021), “Huy động vốn để phát triển SME trên địa bàn thành phố Hà Nội”[51], của LATS Nguyễn Thế Bính (2013) “Nguồn vốn cho phát triển SME trên địa bàn thành phố Cần thơ”[1]. Các tác giả chỉ ra những đặc trưng, ưu điểm, nhược điểm của SME, các loại nguồn vốn của SME: nguồn VCSH gồm nguồn vốn góp khi thành lập doanh nghiệp, nguồn vốn giữ lại từ lợi nhuận sau thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn từ bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần; vốn vay nợ gồm nguồn vốn từ vay vốn từ ngân hàng và các TCTC, tín dụng thương mại, từ phát hành các giấy tờ có giá như trái phiếu. Đối với các SME, do khả năng tài chính còn nhiều hạn chế, việc huy động đủ vốn để sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ được các SME đặt lên hàng đầu. Các tác giả cũng chỉ ra tình trạng thiếu vốn cũng như khó khăn trong huy động vốn của SME từ các NHTM và TCTC, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho các SME. Các bài viết đã phân tích khả năng huy động vốn cho SME trong bối cảnh của từng địa phương cụ thể như Cần Thơ, Hà Nội, Thái Nguyên, từ đó đưa ra giải pháp cho SME tại từng địa phương. - Nghiên cứu về khả năng huy động vốn của SME từ các kênh cung ứng vốn trong nền kinh tế. + Nghiên cứu về nguồn vốn từ NHTM, các TCTC cho SME: Nghiên cứu của Le. PNM (2012)“What determine the access to credit by SMEs? A case study in Vietnam”[93], Khalid và Kalsom (2014), “Financing of Small and Medium Enterprises (SMEs) in Libya: Determinants of Accessing Bank Loan” [69], Kung‟u và cộng sự (2011), “Factors influencing SMEs access to finance:A case study of Westland Division, Kenya” [70], Nhung Nguyễn, Nhung Luu (2013), “Determinants of Financing Pattern and Access to Formal -Informal Credit: The Case of Small and Medium Sized Enterprises in Viet Nam” [78], đề tài của TS Trương Quang Thông (2010) “Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các SME - Thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh”[44], của LATS Võ Đức Việt “Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An” [41], của LATS Nguyễn Minh Tuấn (2011) “Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” [30],, nghiên cứu của Khánh Vân (2015) “Giải pháp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”[31], của Thúy 4
  17. Hiền (2018) “Giải pháp tín dụng nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” [24], của TS Trần Quốc Hoàn (2018) “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của SME tại tỉnh Phú Thọ” [25], của TS Nguyễn Thị Hiền (2019) “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng”[49]. Các tác giả đã chỉ ra vai trò của NHTM, TCTC đối với SME trong việc cung ứng vốn, khẳng định nguồn vốn từ các NHTM, TCTC là nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn cho các SME. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn tín dụng của SME trên địa bàn các địa phương khác nhau, từ đó các tác giả đề xuất những giải pháp đa dạng các dịch vụ cho vay, tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng giúp các SME thuận lợi hơn trong quá trình huy động vốn tín dụng từ các NHTM và TCTC. Các bài viết trên đã chỉ ra những khó khăn về đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình hoạt động của các SME Việt Nam, đề xuất những giải pháp, kiến nghị về dịch vụ cung ứng vốn, và các chính sách từ hệ thống ngân hàng và TCTC giúp các SME dễ dàng trong tiếp cận vốn. + Nghiên cứu về huy động vốn của các SME từ kênh dẫn vốn qua phát hành trái phiếu DN: Nghiên cứu của Peter Dollé (2013) “SMEs Embrace the Bond Markets”[75], của Emanuele Rossi và Simone Boccaletti (2020) “Financial Fragility and Corporate Bond Funding of SMEs: An Analysis of the Italian Case” [73], của TS Tạ Thanh Bình (2019) “Thị trường chứng khoán và khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” [50], của TS Bạch Thanh Hà (2014) “Huy động vốn thông qua trái phiếu doanh nghiệp cho đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp ở Việt Nam” [6], của Thanh Hà (2019) “Giải pháp huy động vốn tích cực thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng”[14], của TS Trần Thị Thu Hiền (2020) “ Các yếu tố tác động tới quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam” [23], của TS Nguyễn Trí Hiếu (2019) “Huy động vốn trên thị trường chứng khoán còn nhiều hạn chế” [57], của Trần Anh (2019) “Vì sao thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động” [52]. Các công trình chỉ ra đặc trưng, ưu nhược điểm của nguồn vốn từ phát hành trái phiếu DN, khẳng định trái phiếu là công cụ giúp DN có thể đa dạng hóa nguồn vốn. Các tác giả đã chỉ ra ưu điểm của trái phiếu doanh nghiệp sẽ hưởng lợi hơn so với các hình thức đầu tư khác do đó đầu tư vào thị trường trái phiếu DN ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm. Thị trường trái phiếu ở Việt Nam ngày 5
  18. càng sôi động và thu hút được các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp tham gia, tuy nhiên để các DN huy động vốn hiệu quả trên thị trường này thì pháp luật về thị trường Trái phiếu cần hoàn thiện hơn nữa. + Nghiên cứu về hoạt động cung ứng vốn cho các SME từ thuê tài sản của công ty cho thuê tài chính: LATS Phạm Huy Hùng (1997)“Giải pháp phát triển và hoàn thiện tín dụng thuê mua ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường” [26], của Đoàn Thanh Hà (2003) “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam” [20], của Bùi Hồng Đới (2003) “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam” [13], của Lê Thị Kim Nhung (2004) “Hoàn thiện các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam”[34], của Trần Đức Trung (2014) “Đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam”[33]. Các tác giả nghiên cứu lý luận về thuê tài sản nói chung và cho thuê tài chính nói riêng, đồng thời phân tích ưu nhược điểm để so sánh với các hình thức tín dụng khác. Các công trình chỉ ra lợi thế của nguồn vốn từ TTC, từ đó làm rõ vai trò của TTC trong cung cấp vốn trung, dài hạn cho SME trong điều kiện huy động vốn từ các NHTM, TCTC còn khó khăn. Các nghiên cứu khẳng định TTC là hình thức cung ứng vốn trung và dài hạn phù hợp với SME khi không đáp ứng được điều kiện vay vốn từ hệ thống ngân hàng về TSĐB, tính minh bạch trong hoạt động tài chính. + Nghiên cứu về huy động vốn của các SME từ kênh dẫn vốn tín dụng thương mại. Nghiên cứu của Phan Đình Nguyên và Trương Thị Hồng Nhung (2014) “ Nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”[53], của Trần Ái Kết (2016) “Nhân tố ảnh hưởng tới khoản phải trả của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng”[54], của Trần Diệu Hương (2020) “Các nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam”[27].Các nghiên cứu đã phân tích đặc điểm, ưu nhược điểm của nguồn vốn tín dụng thương mại của các doanh nghiệp. Các tác giả khẳng định vai trò của tín dụng thương mại đối với doanh nghiệp, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại trong doanh nghiệp như quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh khoản, tỉ lệ tài sản ngắn hạn, tỷ lệ hàng tồn kho… từ đó đưa ra các giải pháp huy động vốn tín dụng thương mại cho các doanh nghiệp. 6
  19. + Nghiên cứu về huy động vốn của các SME từ kênh dẫn vốn quỹ đầu tư tư nhân. Nghiên cứu của Cyril Demaria (2013) “Venture, Growth, LBO & Turn- Around Capital” [94] , của Matthew Hudson “Private Equity, Hedge and All Core Structures”2014 [95], Bowen White “Private Equity in Action Case Studies from Developed and Emerging Markets” 2017 [77], của Nguyễn Hồng Nhung “Thu hút vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân: Những vấn đề cần lưu ý” 2019, của Trịnh Thị Tuyết Anh “Quỹ đầu tư chọn gì tại Việt Nam?” 2020. Các nghiên cứu làm rõ cấu trúc của quỹ đầu tư bao gồm các đối tác chung trực tiếp thực hiện hoạt động của quỹ và các đối tác hữu hạn tham gia góp vốn đầu tư, đồng thời chỉ ra cơ chế hoạt động cũng như hình thức đầu tư của quỹ gồm đầu tư mạo hiểm, LBO, tài trợ hạng hai. Các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của quỹ đầu tư đối với doanh nghiệp, các vấn đề cần chú ý để huy động vốn từ các quỹ đầu tư. * Thứ ba, Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp - Factors Affecting Access to Finance of Small and Medium Enterprises (SMEs) of Bangladesh (2017) của Mohammed Chowdhury[74] thông qua việc điều tra mẫu gồm 86 doanh nghiệp tại Bangladesh tác giả chỉ các nhân tố bao gồm quy mô, độ tuổi của doanh nghiệp, trình độ học vấn, kĩ năng của chủ sở hữu, cũng như các điều khoản cung ứng vốn như tài sản đảm bảo, lãi suất cản trở khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thêm vào đó, các SME phải đối mặt với những trở ngại về nạn tham nhũng và phân biệt đối xử trong quá trình tiếp cận nguồn tài chính. - Factors influencing small and medium size enterpres access to financing: a case of Kiambu county, (2017) của Margaret Mutiria [96]. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ đáng kể tồn tại giữa các loại hình tài trợ cho DNVVN với khả năng tiếp cận tài chính. Theo đó, tiết kiệm cá nhân, quỹ từ gia đình và bạn bè, khoản vay ngân hàng, khoản vay tài chính vi mô, quỹ đầu tư mạo hiểm, dựa trên tài sản tài chính, các khoản vay SACCO, các khoản vay NGO và các khoản vay chính phủ đã được tìm hiểu, và tất cả đều ý nghĩa thống kê với khả năng huy động vốn của SME. Tác giả phát hiện về những thách thức mà các DNVVN phải đối mặt trong việc tiếp cận nguồn vốn bao gồm nhu cầu về tài sản thế chấp, phí xử lý khoản vay cao, điều kiện cho vay nghiêm ngặt, lãi suất cao, rủi ro cho vay cao và thiếu thông tin về cho vay DNVVN. Cuối cùng, kết 7
  20. quả nghiên cứu này cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ đáng kể giữa các biện pháp được thực hiện để tăng cường tài chính và khả năng tiếp cận tài chính của DNVVN. Các biện pháp được xem xét bao gồm sự can thiệp của chính phủ như quỹ thanh niên, các sản phẩm cho vay ngân hàng dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các sản phẩm cho vay tài chính vi mô cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đào tạo kỹ năng tài chính, quỹ dành cho người khôn ngoan và sử dụng tiết kiệm luân phiên và các hiệp hội hợp tác (ROSCA) đều đã đóng góp đáng kể trong việc tăng cường khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho DNVVN. - Improving SME access to finance in the North West Province of South Africa (2009) của Imraan Bakhas [71]. Các phát hiện của nghiên cứu này phù hợp và hỗ trợ kết quả của các nghiên cứu trước đó, điều tra khả năng tiếp cận tài chính của DNVVN. Các phát hiện chỉ ra rằng khu vực DNVVN có đặc điểm sự khan hiếm của các doanh nhân, các tổ chức tài chính mạo hiểm và một môi trường hỗ trợ và phát triển. Những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng các sáng kiến hợp tác giữa các tổ chức tài chính và tổ chức hỗ trợ với các SME đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của DNVVN. - Access to capital of small and medium sized enterprise in the Braxilian service sector (2016) Victor Motta [97]. Tác giả nghiên cứu với mẫu chọn là các SME trong lĩnh vực dịch vụ tại Brazil, kết luận lý do cho việc tiếp cận vốn hạn chế là sự hiện diện của sự bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay. Để bù đắp thông tin sự bất cân xứng giữa các tổ chức tài chính và DNVVN, sự sẵn có của các công nghệ cho vay chẳng hạn như tài sản thế chấp cá nhân, cho vay kinh doanh tài sản cố định và cho vay báo cáo tài chính, có thể báo hiệu cho các ngân hàng về sự sẵn có của các dự án chất lượng cao hơn, giúp tiết lộ hồ sơ rủi ro của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để giảm thiểu tình trạng vỡ nợ trong các hợp đồng vay và giảm sự bất cân xứng về thông tin giữa các DNVVN và các tổ chức ngân hàng. Nghiên cứu này điều tra tác động của việc cho vay công nghệ về: 1) khả năng tiếp cận vốn và 2) quy mô của các hợp đồng cho vay trong tín dụng Brazil thị trường, tập trung rộng rãi vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và cụ thể hơn là vào ngành công nghiệp khách sạn. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2