intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tại các trường Đại học công lập đào tạo nhóm ngành KT-CN ở Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

87
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận án "Kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tại các trường Đại học công lập đào tạo nhóm ngành KT-CN ở Việt Nam" là nghiên cứu hoàn thiện kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tại các trường đại học công lập đào tạo nhóm ngành KT- CN ở Việt nam trong tiến trình thực hiện cơ chế tự chủ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tại các trường Đại học công lập đào tạo nhóm ngành KT-CN ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- Trần Thị Thắm KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM Luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- Trần Thị Thắm KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 Luận án tiến sĩ kinh tế Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Phạm Thị Thu Thủy 2. TS Bùi Hồng Quang Hà Nội, Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả của Luận án xin được cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả và khẳng định nghiên cứu này chưa từng được tác giả sử dụng để nhận bất kỳ một học vị nào từ trước đến nay, nguồn số liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là trung thực, nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Nội dung nghiên cứu của Luận án cũng có sử dụng kết quả nghiên cứu trước đó của một số tác giả ở dạng trích dẫn của Luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Thắm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên NCS xin phép được gửi lời cảm ơn tới Thầy (cô) giáo trường Đại học Thương mại luôn tạo những điều kiện thuận lợi để NCS học tập, nghiên cứu tại trường trong thời gian qua. Tác giả Luận án xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Thị Thu Thủy và TS Bùi Hồng Quang đã hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành các nội dung của Luận án. Nhân đây tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các anh (chị) kế toán trưởng các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT- CN ở Việt Nam đã hỗ trợ tác giả trong quá trình khảo sát, tìm hiểu thực trạng về kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tại các trường. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã giành nhiều tình cảm, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành Luận án, tác giả Luận án xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận án
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI 1 2.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3 3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 11 4.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 11 5.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12 6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 7.NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 13 8.KẾT CẤU LUẬN ÁN 14 CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KT THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ SNCL 15 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SNCL 15 1.1.1 Khái niệm phân loại đơn vị SNCL 15 1.1.2 Bản chất hoạt động của đơn vị SNCL 19 1.1.3 Cơ chế TC trong đơn vị SNCL 23 1.2 KẾ TOÁN THU CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ SNCL 27 1.2.1 Cơ sở kế toán trong đơn vị SNCL 27 1.2.2 Nội dung thu chi và kết quả hoạt động trong đơn vị SNCL 29 1.2.3 Kế toán thu chi và kết quả hoạt động trong đơn vị SNCL theo cơ sở KT tiền mặt 37 1.2.4 Kế toán thu chi và kết quả hoạt động trong đơn vị SNCL theo cơ sở KT dồn tích 41 1.3 KINH NGHIỆP ÁP DỤNG CMKT CÔNG QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN THU CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ SNCL TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 48
  6. iv 1.3.1 Kinh nghiệm của Australia 48 1.3.2 Kinh nghiệm của Indonesia 50 1.3.3 Bài học cho Việt Nam 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 55 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐHCL ĐÀO TẠO NHÓM NGHÀNH KT- CN Ở VIỆT NAM 56 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG ĐHCL ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH KT-CN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG 56 2.1.1 Khái niệm và phân loại trường ĐHCL 56 2.1.2 Mô hình tổ chức hoạt động của các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT- CN 60 2.1.3 Đặc điểm hoạt động trong các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT- CN 63 2.1.4 Quản lý tài chính đối với hoạt động tại các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT- CN 69 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT- CN 71 2.2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN THU CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ SNCL 69 2.2.1 Thực trạng xây dựng và ban hành khuôn khổ pháp lý về tài chính trong các đơn vị SNCL 69 2.2.2 Thực trạng quy định về kế toán thu chi và kết quả hoạt động trong các đơn vị SNCL 71 2.3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐHCL ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH KT- CN Ở VIỆT NAM 74
  7. v 2.3.1 Thực trạng cơ sở kế toán ghi nhận các giao dịch thu chi và kết quả hoạt 74 động 2.3.2 Thực trạng kế toán thu hoạt động 74 2.3.3 Thực trạng kế toán chi hoạt động 75 2.3.4 Thực trạng kế toán kết quả hoạt động 95 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐHCL ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH KT- CN Ở VIỆT NAM 96 2.4.1 Ưu điểm 96 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 97 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 102 CHƯƠNNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐHCL ĐÀO TẠO NHÓM NGHÀNH KT- CN Ở VIỆT NAM 103 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐHCL ĐÀO TẠO NHÓM NGHÀNH KT- CN Ở VIỆT NAM 103 3.1.1 Xu hướng phát triển các trường ĐHCL 103 3.1.2 Xu hướng phát triển hoạt động trong các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT- CN 104 3.2 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐHCL ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH KT – CN Ở VIỆT NAM 105 3.3GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ SNCL LẬP THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM 108
  8. vi 3.3.1 Giải pháp hoàn thiện các vấn đề mang tính khuôn mẫu về kế toán thu, chi và kết quả hoạt động trong các đơn vị SNCL thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo 108 3.3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi và kết quả hoạt động trong các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT- CN 122 3.4 ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP 135 3.4.1 Về phía Nhà nước và các Bộ, ngành 135 3.4.2 Về phía các trường ĐHCL đào tạo các ngành KT- CN 136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 137 KẾT LUẬN 138
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng việt BCTC Báo cáo tài chinh CNH Công nghiệp hóa CP Chi phí CMKT Chuẩn mực kế toán CN Công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin DT Doanh thu ĐHCL Đại học công lập GTGT Giá trị gia tăng GDĐH Giáo dục đại học HCSN Hành chính sự nghiệp HĐH Hiện đại hóa KTTC Kế toán tài chính KT Kế toán KT-CN Kỹ thuật công nghệ KT-XH Kinh tế xã hội KQ Kết quả NSNN Ngân sách Nhà nước NCS Nghiên cứu sinh SNCL Sự nghiệp công lập SX Sản xuất TNDN Thu nhập doanh nghiệp TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định Tiếng anh IEAC International Federation of Accountant
  10. viii IAS International Accounting Standard PSC Public Sector Committee IMF International International Monetary Fund IPSAS International Pubic Sector Accounting Standard IPSASB International Pubic Sector Accounting Standard Board
  11. ix CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TT Sơ đồ và biểu đồ 1 Sơ đồ 2.1 Tổ chức hoạt động đối với các trường ĐHCL trực thuộc ĐH Quốc gia 2 Sơ đồ 2. 2 Tổ chức hoạt động trường ĐHCL theo mô hình đại học độc lập 3 Sơ đồ 2.3 Tổ chức hoạt động tại các trường ĐHCL thuộc đại học vùng 4 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ KT thu hoạt động từ nguồn NSNN 5 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ KT thu hoạt động dịch vụ SN công chưa tự chủ 6 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ KT thu hoạt động dịch vụ tại các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT-CN 7 Sơ đồ 3.4 Sơ đồ kế toán chi hoạt động tại các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT-CN 8 Sơ đồ 3.5 Sơ đồ KT kết quả hoạt động tại các trường ĐHCL đào tạo các ngành KT-CN 9 Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ các trường ĐHCL đào tạo các ngành KT-CN theo ngành đào tạo 10 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nội dung chi cho từng hoạt động tại các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT-CN
  12. x CÁC BẢNG, BIỂU TT Tên bảng, biểu 1 Bảng 1.1 Phân loại các đơn vị SNCL theo ngành, lĩnh vực của hoạt động 2 Bảng 1.2 Phân loại đơn vị SNCL theo mức độ tự chủ 3 Bảng 1.3 Phân loại các đơn vị SNCL theo mức độ tự đảm bảo KP 4 Bảng 1.4 Cơ sở hoạt động của các đơn vị SNCL 5 Bảng 1.5 Phân loại hoạt động trong đơn vị SNCL theo tính chất giao dịch 6 Bảng 1.6 Phân loại hoạt động trong các đơn vị SNCL theo TC hoạt động 7 Bảng 1.7 Phân loại hoạt động trong đơn vị SNCL theo các nguồn KP sử dụng 8 Bảng 1.8 Phân phối kết quả tài chính của đơn vị SNCL tự chủ toàn bộ 9 Bảng 1.9 Phân phối kết quả tài chính của đơn vị SNCL tự chủ chi thường xuyên 10 Bảng 1.10 Phân phối kết quả tài chính của đơn vị SNCL chịu trách nhiệm tự bảo đảm một phần chi TX 11 Bảng 1.11 Sự khác biệt cơ sở KT tiền mặt và cơ sở KT dồn tích 12 Bảng 1.12 Phân loại doanh thu theo bản chất giao dịch 13 Bảng 1.13 Phân loại doanh thu theo nội dung kinh tế 14 Bảng 1.14 Phân loại chi phí theo tính chất 15 Bảng 2.1 Tỷ các trường ĐHCL đào tạo các ngành KT-CN theo vùng địa lý 16 Bảng 2.2 Tỷ các trường ĐHCL đào tạo các ngành KT-CN theo quy mô 17 Bảng 2.3 Phân loại các trường ĐHCL đào tạo các ngành KT-CN theo phân tầng đào tạo 18 Bảng 2.4 Phân loại các trường ĐHCL đào tạo các KT-CN theo mức độ tự chủ 19 Bảng 2.5 Quy định mức trần học phí đối với trường tự chủ toàn bộ kinh phí 20 Bảng 2.6 Mức trần học phí đối với các trường ĐHCL tự chủ một phần KP
  13. xi 21 Bảng 2.7 Các nguồn thu hoạt động của trường ĐH Bách khoa Hà nội 22 Bảng 2.8 Cơ cấu nguồn chi hoạt động của trường ĐH Bách khoa Hà nội 23 Bảng 2.9 Kết quả hoạt động của trường ĐH Bách khoa Hà nội 24 Bảng 2.10 Kết quả hoạt động của Trường đại học Xây dựng 25 Bảng 2.11 Phân phối thu lớn hơn chi của Trường đại học Bách khoa Hà nội 26 Bảng 2.12 Phân phối thu lớn hơn chi Trường đại học Xây dựng 27 Bảng 2.13 Tổ chức bộ máy KT trong các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT-CN 28 Bảng 2.14 Số lượng, trình độ nhân viên KT tại các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT-CN 29 Bảng 2.15 Cơ sở kế toán áp dụng tại các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT-CN 30 Bảng 2.16 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại các trường ĐHCL đào tạo nhóm ngành KT-CN 31 Bảng 3.1 Nội dung chi cho hoạt động đào tạo tại các trường 32 Bảng 3.2 Nội dung chi hoạt động NC và chuyển giao CN trong các trường ĐHCL khối KT-CN 33 Bảng 3.3 Bảng tính giá thành các sản phẩm DV 34 Biểu 3.1 Biên bản nghiệm thu 35 Biểu 3.2 Bảng kê thu hoạt động 36 Biểu 3.3 Sổ chi tiết thu hoạt động trong các trường 37 Biểu 3.4 BC kết quả hoạt động 38 Biểu 3.5 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 39 Biểu 3.6 Sổ chi hoạt động 40 Biểu 3.7 Sổ KQ hoạt động trong các trường
  14. xii
  15. 1
  16. 2
  17. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong tiến trình hội nhập quốc tế Việt Nam theo lộ trình cam kết của WTO chúng ta cần cho phép những nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực GD & ĐT kể từ năm 2008. Do đó trong giáo dục ĐH của Việt Nam không tránh khỏi việc phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối tác nước ngoài với nguồn đầu tư lớn cùng các nền giáo dục ĐH tiên tiến và hơn tất cả chính là các dịch vụ đào tạo chất lượng cao. Nhận thức được điều đó Việt nam đang thực hiện chiến lược đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục ĐH theo hướng tự chủ và trong thời gian qua từng bước có nhiều những chuyển biến tích cực. Từ chỗ toàn bộ hệ thống GDĐH của Việt nam giống như là một Đại học lớn và phải chịu quản lý chung Nhà nước về các mặt thông qua Bộ giáo dục và Đào tạo nhưng đến nay các trường ĐHCL được trao quyền tự chủ ngày một mạnh mẽ hơn thông qua các chính sách Nhà nước. Khởi đầu, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2002/ NĐ- CP giao quyền cho các đơn vị SNCL có thu tự chủ tài chính (Nghị định 10), tiếp đến là Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP tiếp tục trao quyền tự chủ cho các đơn vị SNCL rộng hơn không chỉ về lĩnh vực tài chính (Nghị định 43). Đến năm 2015 tiếp tục ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL thay thế Nghị định 43 và được đánh giá là bước đột phá về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị SNCL nói chung, trong đó có các trường ĐHCL nói riêng (Nghị định 16). Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP với đề án thí điểm đổi mới về cơ chế hoạt động áp dụng đối với các cơ sở Đại học công lập giai đoạn 2014- 2017, theo đó cơ chế tự chủ cho phép các trường ĐHCL tự chủ cao về mọi mặt nhưng hơn tất cả là tự chủ về TC. Cơ chế tự chủ cũng quy định các mức độ khác nhau đối với đơn vị SNCL trong lĩnh vực cụ thể dựa theo nguyên tắc là khi đơn vị có mức tự chủ cao về TC thì cũng có quyền tự chủ cao trong công tác quản lý và ngược lại. Điều đó đã khuyến khích các đơn vị có mức tự chủ thấp sẽ cố gắng để đạt được chủ ở mức cao hơn. Mặt khác, là thúc đẩy các cơ sở giáo dục ĐHCL phát triển dịch vụ công cả về lượng và chất tạo
  18. 2 một môi trường cạnh tranh giữa các trường được bình đẳng, tăng nhu cầu đầu tư từ các thành phần kinh tế. Để có thể phát huy tốt hơn về lợi thế và vai trò của các trường ĐHCL nói chung đặc biệt tại các trường ĐHCL đào tạo các ngành KT-CN của Việt nam nói riêng ngoài việc các trường phải làm tốt các nhiệm vụ được Nhà nước giao, các trường có thể hợp tác với tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động SXKD, dịch vụ thuộc lĩnh vực đào tạo và chuyển giao CN với mục tiêu đem lại các lợi ích cho các bên và để các trường có cơ hội phát triển cơ sở vật chất, nâng cao thương hiệu của mình để hội nhập quốc tế, theo đó để các trường ĐHCL đào tạo các ngành KT-CN của Việt nam muốn sớm thích nghi với điều đó thì các công cụ quản lý về TC và KT phải phù hợp. Ngày 30/03/2006 BTC đã ban hành Quyết định số 19/2006/QĐ- BTC sau đó cũng đã ban hành thêm các văn bản sửa đổi, bổ sung về KT nhưng hệ thống KT này là các hướng dẫn cụ thể về thực hành kế toán theo nội dung các hoạt động mang tính khung cứng tạo ra những quy định mang tính khuôn mẫu phục vụ cho việc kiểm soát của Nhà nước tình hình sử dụng nguồn kinh phí mà chưa tuân thủ theo khuôn mẫu chung được thừa nhận trên thế giới nên có nhiều khác biệt giữa KT khu vực công ở Việt Nam so với thế giới. Khi vận hành tại các trường ĐHCL đào tạo các ngành KT- CN của Việt Nam theo cơ chế tự chủ đã gặp nhiều vướng mắc nguồn kinh phí trong các trường được hình thành do nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là các nguồn kinh phí không có nguồn gốc từ NSNN mà từ các nguồn xã hội hóa. Khi các trường sử dụng hệ thống kế toán HCSN trong viêc ghi nhận cũng như trình bày thông tin về KT thu, chi và KQ hoạt động đã gây nhiều ảnh hưởng đến các chất lượng của hệ thống thông tin do KT cung cấp để trình bày và công bố đồng thời cũng đã làm ảnh hưởng cho việc sử dụng thông tin KT để phục vụ trong các quyết định tài chính trong đơn vị theo cơ chế tự chủ. Để có thể khắc phục được những hạn chế ngày 10/11/2017 BTC đã ban hành Thông tư 107/2017/TT-BTC thay thế Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và được áp dụng từ ngày 01/01/2018. Nhưng theo Chế độ KT mới ban hành theo (Thông tư 107) vẫn chỉ là các hướng dẫn để thực hiện các giao dịch mang tính thực hành, coi trọng hình
  19. 3 thức của giao dịch nên hiện tại vẫn chưa có thể đáp ứng các yêu cầu của một hệ thống đồng bộ về KT mang tính khuôn mẫu, mặc dù chế độ cũng có những thay đổi bản chất và đã được chuyển từ hệ thống KT trên cơ sở KT tiền mặt sang kế toán trên cơ sở KT dồn tích xong chưa đạt được kỳ vọng là cần phải có một hệ thống CMKT trong khu vực công của Việt nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Xuất phát từ những lý do trên, NCS đã chọn chọn đề tài “Kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tại các trường Đại học công lập đào tạo nhóm ngành KT-CN ở Việt nam” cho nghiên cứu đề tài Luận án. 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài có liên quan đến nội dung của Luận án được tác giả tổng hợp theo các hướng nghiên cứu dưới đây: Các nghiên cứu về thông tin kế toán trong trường Đại học Tác giả Reich & A braham (2006), “Activity Based Costing and Activity Data Collection: A Case study in the Hight Education Sector” [48], trong nghiên cứu này các tác giả đã trình bày phương pháp phi truyền thống từ việc thu thập dữ liệu hoạt động tại một số trường đại học ở Australia với mục đích nhận diện chi phí một các chính xác và hoàn thiện hơn bằng cách sử dụng mô hình nghiên cứu ABC (Activity Based Costing) trong nghiên cứu. Nghiên cứu thông qua khảo sát và phỏng vấn các nhân viên đang làm việc tại một số trường đại học ở Australia về cách thu thập dữ liệu hoạt động của các trường từ đó nghiên cứu đưa ra những thảo luận và phân tích để từ đó nghiên cứu có cơ sở đưa ra nhận định việc sử dụng mô hình nghiên cứu ABC trong lĩnh vực hoạt động phi lợi nhuận đặc biệt là đối với các trường đại học được xem như một công cụ quản lý hiệu quả. Nghiên cứu của các tác giả Ajayi & Omirin (2007), “The Use of Management Information Systems in Decision Making in The South- West Nigerian Universities” [36], công trình nghiên cứu về việc vận dụng hệ thống thông tin quản lý cho việc ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn cũng như các quyết định liên quan đến tài chính tại các trường đại học tại miền Tây - Nam của Nigeria. Nghiên cứu đã sử dụng công cụ T-test để kiểm định sự khác biệt giữa các trường đại học thuộc liên bang và các trường đại học tiểu bang ở miền Tây - Nam Nigeria thông qua các giả thuyết nghiên cứu. Trên cơ sở đó các tác giả đưa ra được kết luận là chưa có sự vận dụng hợp lý và
  20. 4 thích đáng của hệ thống thông tin quản trị cho việc ra các quyết định trong quản lý và điều hành hoạt động của các đơn vị. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã đưa ra được những khuyến cáo cho các trường đại học nên vận dụng hệ thống thông tin vào việc ra quyết định cho những kế hoạch ngắn và dài hạn cũng như các kế hoạch ngân sách tại các trường. Các tác giả Momoh & Abdulsalam (2014), “Information Management Efficiency in Universities in Northern Nigeria: An Analysis” [34], với nghiên cứu này tác giả muốn tìm hiểu sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong quản lý các trường đại học miền Bắc Nigeria. Thông qua thống kê mô tả các tác giả đã chọn lọc ra được 15 trong số 44 trường đại học ở khu vực miền Bắc Nigeria để tiến hành khảo sát nhằm kiểm định giả thuyết nghiên cứu là thông tin quản lý trong các trường đại học ở miền Bắc Nigeria thiếu hiệu quả. Sau khi nghiên cứu sử dụng công cụ Pearson Chi-Square và One- Sample-t-Test để phân tích thì kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống thông tin quản lý không được khai thác hiệu quả tại các trường trong mẫu nghiên cứu của các tác giả. Trên cơ sở những hạn chế nghiên cứu cũng đã đề xuất những giải pháp để các trường đại học ở khu vực miền Bắc Nigeria khai thác được hiệu quả hơn các thông tin quản lý trong các đơn vị. Các nghiên cứu về ứng dụng mô hình kế toán trong các trường Đại học Tác giả Jarra, Smith và Dolley (2007) [45], đã nghiên cứu về việc ứng dụng mô hình kế toán chi phí theo hoạt động vào các trường đại học tại Australia nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và điều hành đơn vị được hiệu quả. Để các tác giả đưa ra được các giải pháp ứng dụng mô hình kế toán chi phí theo hoạt động vào các trường đại học các tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng và đánh giá thực trạng ứng dụng mô hình kế toán chi phí theo hoạt động trong các trường đại học từ năm 2002 đến năm 2007 và nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận cần thiết để làm cơ sở đề xuất các hướng giải pháp. Đồng thời, để giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu được triển khai hiệu quả và đồng bộ, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra điều kiện đồng bộ gồm từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước và điều kiện từ phía các trường đại học của Australia. Tác giả Adeyeme (2011), “Impact of information and communication technology on the effective management of universities in South- West Nigeria” [47] trong nghiên cứu này mục tiêu của tác giả là tìm ra mối liên hệ của truyền thông và công nghệ thông tin đến hiệu quả quản lý ở các trường ĐHCL ở miền Tây- Nam của Nigeria. Tác giả đã thực hiện thiết kế các câu hỏi nghiên cứu và tiến hành khảo sát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2