intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế về kế toán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

19
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế về kế toán" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp; Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế về kế toán; Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế về kế toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế về kế toán

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- ĐÀO TUYẾT LAN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- ĐÀO TUYẾT LAN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trần Văn Hợi Người hướng dẫn khoa học 2:. TS. Lý Lan Yên HÀ NỘI, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Tác giả luận án
  4. ii MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ....................................................................................................................18 1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp....................18 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp .... 18 1.1.2. Khái niệm kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.............................................. 19 1.1.3. Vai trò của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................ 20 1.1.4. Khung pháp lý về kế toán thuế TNDN trong hội nhập quốc tế ....................... 21 1.2. Mối quan hệ giữa khuôn khổ quy định về kế toán và chính sách thuế TNDN........................................................................................................................ 23 1.2.1. Hệ thống lý luận về mối liên hệ giữa kế toán và thuế TNDN ......................... 24 1.2.2. Mối liên hệ giữa kế toán và thuế TNDN ......................................................... 26 1.3. Quy định về kế toán thuế TNDN trong xu thế hội nhập quốc tế về kế toán30 1.3.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ............................................. 30 1.3.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ................................................ 32 1.3.3. Chuẩn mực kế toán chi phối trực tiếp thuế thu nhập DN theo IFRS .............. 34 1.3.3.1. Đo lường và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp theo IFRS .................... 34 1.3.3.2. Trình bày thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại theo IFRS .... 40 1.3.3.2.1. Nguyên tắc trình bày thuế TNDN trên báo cáo tài chính theo IAS 12 ..... 41 1.3.3.2.2. Tính trọng yếu được hướng dẫn theo IAS 12 ........................................... 41 1.3.3.2.3. Trình bày thông tin thuế TNDN hiện hành trên báo cáo tài chính ........... 42 1.3.3.2.4. Trình bày thông tin thuế TNDN hoãn lại trên báo cáo tài chính .............. 43 1.3.4. Chuẩn mực kế toán chi phối gián tiếp thuế thu nhập doanh nghiệp .............. 44 1.4. Các lý thuyết nền tảng vận dụng cho nghiên cứu ......................................... 50 1.4.1. Lý thuyết xử lý thông tin ................................................................................. 50 1.4.2. Lý thuyết đại diện ............................................................................................ 50 1.4.3. Quan điểm quản trị chất lượng toàn diện (total quality management- TQM) 52 1.4.4. Lý thuyết kế toán thực chứng .......................................................................... 53
  5. iii 1.4.5. Lý thuyết thông tin hữu ích.............................................................................. 54 1.5. Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng kế toán thuế TNDN trong bối cảnh hội nhập quốc tế và bài học kinh nghiệp cho Việt Nam ............................................. 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG I .......................................................................................... 59 Chương II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN ................................. 60 2.1. Sự tác động tới kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi hội nhập quốc tế60 2.2. Thực trạng kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp Việt Nam ................ 61 2.2.1.Thực trạng những quy định văn bản pháp lý ở Việt Nam hiện nay chi phối đến kế toán thuế TNDN .................................................................................................... 61 2.2.2. Thực trạng kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt Nam................ 66 2.2.2.1. Thực trạng về đo lường và ghi nhận thuế TNDN hiện hành trong các DN Việt Nam ................................................................................................................... 66 2.2.2.2. Thực trạng về đo lường và ghi nhận kế toán thuế TNDN hoãn lại trong DN các Việt Nam ............................................................................................................. 74 2.2.2.3. Thực trạng về trình bày thông tin thuế TNDN trên BCTC của các DN Việt nam hiện nay. ............................................................................................................ 81 2.3. Đánh giá thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam ......... 88 2.3.1. Những mặt đã đạt được ................................................................................... 88 2.3.1.1. Về đo lường và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp ................................ 89 2.3.2.2. Về trình bày và công bố thông tin thuế thu nhập doanh nghiệp. ................. 89 2.3.2. Những mặt hạn chế ......................................................................................... 90 2.3.2.1. Về đo lường và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp ................................ 92 2.3.2.2. Về trình bày và công thông tin thuế thu nhập doanh nghiệp ....................... 92 2.3.2.3. Về những vấn đề khác ảnh hưởng đến việc đo lường, ghi nhận và trình bày thông tin thuế thu nhập doanh nghiệp. ...................................................................... 93 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................... 94 2.4. Thiết kế và nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN Việt Nam trong hội nhập quốc tế về kế toán ................................... 96 2.4.1. Xây dựng giả thuyết ........................................................................................ 96 2.4.2. Mô hình lý thuyết ........................................................................................... 100 2.4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................. 105 2.4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................. 105 2.4.5. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TN DN Việt Nam để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng tác động đến kế toán thuế TNDN
  6. iv Việt Nam trong hội nhập quốc tế về kế toán, mô hình hồi quy bội được xây dựng có dạng………............................................................................................................... 109 2.5. Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán thuế TNDN Việt Nam trong hội nhập quốc tế về kế toán làm cơ sở đưa ra các giải pháp ......... 113 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ....................................................................................... 117 Chương III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN................................ 118 3.1. Định hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập .... 118 3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán thuế TNDN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập......................................................................................................... 120 3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập120 3.2.2. Nguyên tắc xây dựng giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập .......................................................................................... 122 3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN Việt Nam trong hội nhập quốc tế về kế toán. .............................................................................................................. 123 3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện về ghi nhận, xử lý, trình bày và công bố thông tin thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. ........................................................................................................... 123 3.3.1.1. Hoàn thiện về đo lường và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp trong các DN Việt Nam ......................................................................................................... 125 3.3.1.2. Hoàn thiện xử lý và hệ thống hóa thông tin về thuế TNDN theo IFRS ..... 133 3.3.1.3. Hoàn thiện phương pháp trình bày và công bố thông tin thuế TNDN trên BCTC tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ............................................. 136 3.3.2. Các giải pháp hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán thuế TNDN trong hội nhập quốc tế về kế toán................................................................ 138 3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ...................................................... 138 3.3.2.2. Hoàn thiện năng lực nhân viên kế toán thuế TNDN trong hội nhập quốc tế về kế toán ................................................................................................................ 139 3.3.2.3. Hoàn thiện trình độ nhận thức của người quản lý khi thực hiện kế toán thuế TNDN trong hội nhập quốc tế về kế toán ............................................................... 142 3.3.2.4. Hoàn thiện hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề nghiệp đối với các DN thực hiện kế toán thuế TNDN trong hội nhập quốc tế (HTTV) .............................................. 146 3.3.2.5. Hoàn thiện nhân tố ảnh hưởng của đào tạo và bồi dưỡng.......................... 148 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN Việt Nam trong hội nhập quốc tế về kế toán ........................................................................ 150 3.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................................................ 151
  7. v 3.4.2. Đối với cơ quan ban hành chính sách pháp luật về kế toán và chính sách thuế TNDN……. .............................................................................................................. 151 3.4.3. Đối với cơ quan quản lý thuế ........................................................................ 152 3.4.4. Đối với các doanh nghiệp ............................................................................ 153 3.5. Hạn chế trong quá trình nghiên cứu ............................................................ 153 KẾT LUẬN CHƯƠNG III...................................................................................... 154
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT APEC Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEM Diễn đàn kinh tế Á – Âu BTC Bộ Tài chính CLKT Chất lượng kiểm toán CLTT Chênh lệch tạm thời CMKT Chuẩn mực kế toán DN Doanh nghiệp DT Doanh thu FASB Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Tài chín FASB Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Tài chính GAAP Kế toán được chấp nhận chung IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12 chuẩn mực kế toán quốc tế IASB Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASC Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRS Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế KQKD Kết quả kinh doanh KTTC Kế toán tài chính SXKD Sản xuất kinh doanh TN Thu nhập TNCT Thu nhập chịu thuế TNDN Thu nhập doanh nghiệp VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..............................................................15 Bảng 1.1. Chính sách thuế TNDN khi một số quốc gia áp dụng IFRS ....................27 Bảng 1.2. Mối quan hệ giữa kế toán và thuế TNDN ................................................29 Hình 1.2: Sơ đồ tính thuế TNDN ..............................................................................30 Bảng 1.3. Tính thuế thu nhập hiện hành ...................................................................35 Bảng 1.4. Nguyên tắc trình bày thuế TNDN trên BCTC theo IAS 12 .....................41 Bảng 1.5. So sánh quy định theo IFRS 15 và thuế TNDN .......................................45 Bảng 1.6: Ghi nhận TSCĐ theo qui định của IAS 16 và thuế TNDN ......................47 Bảng 1.7. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo qui định của IAS 16 và thuế TNDN ................................................................................................................48 Bảng 1.8. Tổng hợp các khoản phát sinh chênh lệch tạm thời .................................49 Bảng 1.9. Tổng kết các nhân tố tác động đến kế toán thuế TNDN từ Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................................................55 Bảng 2.1. Thuế TN hoãn lại phát sinh trên BCTC theo tỷ lệ ....................................66 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng về đo lường và ghi nhận thuế TNDN hiện hành ...........................................................................................................................67 Bảng 2.3. Chi phí thuế TNDN hiện hành của Công ty cổ phần Sông Đà số 10 .......69 Bảng 2.4. Chi phí thuế TNDN hiện hành Năm 2020 – 2021 Cty Cổ phẩn Sông Đà số 10 ..........................................................................................................................70 Bảng 2.5. Chi phí thuế TNDN hiện hành Năm 2020 – 2021 Công ty Sợi Thế kỷ ...70 Bảng 2.6. Thuế TNDN hiện hành Năm 2020 - 2021 Công ty CP Tập đoàn Nova ...71 Bảng 2.7. Thống kê mô tả về xác định thuế TNDN hoãn lại ....................................75 Bảng 2.8. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại năm 2020 – 2021 công ty Sợi Thế kỷ .....77 Bảng 2.9. Bảng xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại năm 2021 .............................79 Bảng 2.10. Tóm tắt tài sản và nợ phải trả được ghi nhận trên BCĐKT ..................80 Bảng 2.11. Chi phí khấu hao TSCĐ theo các năm ...................................................80 Bảng 2.12. Trích bảng thuyết minh thuế TNDN hiện hành trên BCTC hợp nhất của công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Na Va .................................................................82 Bảng 2.13. Trích bảng thuyết minh thuế ThTNDN hoãn lại trên BCTC hợp nhất của công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Na Va .................................................................84 Bảng 2.14. Chi phí thuế thuế TNDN ghi nhận trong báo cáo KQHĐ kinh doanh hợp nhất của công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Na Va ...................................................85
  10. viii Bảng 2.15. So sánh tổng quan giữa VAS 17 và IFRS ..............................................85 Bảng 2.16. Tổng hợp kết quả kháo sát về trình bảy thông tin thuế TNDN trên BCTC ........................................................................................................................86 Bảng 2.17. Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu ......................................101 Bảng 2.18. Kiểm định KMO và Bartlett .................................................................106 Bảng 2.19. Kiểm định KMO và Bartlett .................................................................107 Bảng 2.20. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố .................................................................................................................................107 Bảng 2.21. Tóm tắt mô hình....................................................................................110 Bảng 2.22. Phân tích phương sai mô hình nghiên cứu ...........................................110 Bảng 2.23. Kiểm định đa cộng tuyến mô hình........................................................111 Bảng 2.24. Hệ số hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng ....................................113 Bảng 3.1. Ghi nhận doanh thu theo IFRS 15 và doanh thu theo thuế .....................128 Bảng 3.2 : Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế của tài sản ...............132 Bảng 3.3 : Chênh lệch tạm thời được khấu trừ .......................................................133 Bảng 3.4 Thông tin thuế TNDN trình bày trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh ngày 31/12/2022 ......................................................................................................137 Bảng 3.5 Thông tin thuế TNDN trình bày trên Trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2022...............................................................................................................137
  11. ix DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 1.1: Khung pháp lý về kế toán thuế TNDN ………………………………...23 Hình 1.2. Xác định thuế TNDN theo IAS 12…………………………………… 30 Sơ đồ 2.1. Báo cáo tài chính được lập......................................................................65 Sơ đồ 2.2. Thuế TN hoãn lại phát sinh trên BCTC ...................................................65 Sơ đồ 2.3: Thuế TN Hoãn lại phát sinh trên BCTC Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................101 Hình 2.2. Kiểm định phương sai thay đổi ...............................................................112
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nhập quốc tế được định nghĩa là quá trình tham gia vào thị trường toàn cầu, vượt qua các rào cản văn hóa và giao dịch thông tin trên nhiều phương diện. Nó có tác động đáng kể đến việc hoạch định chính sách của các quốc gia (Dreher, 2006). Hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích như tăng sản lượng, tạo ra nhiều việc làm, giảm giá cả và tăng lương, nhưng đồng thời cũng dẫn đến giảm giá sản phẩm và tăng sự di chuyển của vốn và hàng hóa (Dehesa, 2008). Ở Việt Nam, việc hài hòa quốc tế đã được coi trọng từ khi nước này bắt đầu xây dựng chuẩn mực kế toán VAS (Nguyễn và Trần, 2012). Tuy VAS gần như hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực IASB 2003, nhưng nghiên cứu của Phạm (2010) cho thấy tỷ lệ hội tụ pháp lý giữa VAS và IAS/IFRS chỉ đạt 68%. Điều này là do VAS được kế thừa chủ yếu từ phiên bản IAS 2003, không phải là bản sao chính xác của IFRS. Theo (Nguyễn và Trần, 2012), VAS không thể ghi nhận được các lợi ích tiềm năng khi thực hiện IAS/IFRS. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định đa phương và song phương với các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi nước này phải thay đổi hệ thống pháp lý để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Với mục tiêu nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của thông tin tài chính, tăng trách nhiệm giải trình của DN, bảo vệ môi trường kinh doanh và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế của Việt Nam với khu vực và thế giới, vào ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt đề án áp dụng VFRS theo nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu của DN. Đề án này sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn, bao gồm giai đoạn chuẩn bị (2020 - 2021), giai đoạn áp dụng tự nguyện (2022 - 2025) và giai đoạn áp dụng bắt buộc sau năm 2025. Việc thực hiện IFRS thay GAAP quốc gia sẽ có tác động đến thuế do các nguyên tắc khác nhau được sử dụng để báo cáo hoạt động tài chính của các công ty (Mulyadi và cộng sự, 2012). Như Nobes (1994) đã chỉ ra, hài hòa hóa là một quá trình nâng cao tính nhất quán và khả năng so sánh của các tài khoản nhằm loại bỏ các rào cản đối với dòng vốn quốc tế và trao đổi thông tin bằng cách giảm bớt sự khác biệt trong luật kế toán và thuế. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn hài hòa hóa quốc tế này làm dấy lên lo ngại về tác động của nó đối với gánh nặng thuế của đơn vị báo cáo. Có thể thấy, việc áp dụng IFRS sẽ làm thay đổi cách
  13. 2 sắp xếp nội dung BCTC. Cũng có thể dự đoán rằng việc áp dụng IFRS có thể làm thay đổi kết quả tài chính của đơn vị báo cáo (Hickey et al., 2003). Mặc dù tác động tài chính của việc áp dụng IFRS sẽ khác nhau đối với mỗi công ty, Teixeira (2004), Bradbury và Van Zijl (2005) cũng đã xác định những tác động báo cáo sau đây đối với các công ty: (i) thuế thu nhập do những thay đổi cơ bản trong nguyên tắc đo lường và thừa nhận thuế thu nhập hoãn lại, tài sản và nợ phải trả; (ii) đánh giá lại nhà xưởng và thiết bị bất động sản khi việc bù đắp cho việc đánh giá lại không còn xảy ra trong một loại tài sản; (iii) thiếu các chuẩn mực tương đương với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) trong việc ghi nhận doanh thu và tài sản vô hình; (iv) công cụ tài chính, trong đó công cụ tài chính phái sinh phải được đo lường theo giá trị hợp lý và áp dụng các quy tắc chi tiết để hạch toán phòng ngừa rủi ro hoặc hợp nhất kinh doanh do thay đổi phương pháp kế toán đối với lợi thế thương mại khi hợp nhất... Mặt khác, có thể có cách kế toán thay thế các phương pháp được chấp nhận theo chuẩn mực kế toán, nhưng việc lựa chọn phương pháp đó có thể bị ảnh hưởng không thích hợp bởi các tác động về thuế (Abedana và cộng sự, 2016). Cho đến nay, Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện kế toán thuế TNDN có thể kể đến như: Nguyễn Anh Hiền và Phan Thành Trung (2016), Nguyễn Thị Chuyên và cộng sự (2017), Trần Thị Lan Hương (2015), Đào Nam Giang và Vũ Thị Thu Hằng (2019), Vũ Thị Hòa (2016), Nguyễn Thị Thu Hoàn (2020), Phạm Quốc Thuần (2019)... Các nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế và kế toán thuế, phân tích được những đặc điểm hoạt động của các DN, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán thuế phù hợp với các đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các nghiên cứu trong nước là tất cả các nghiên cứu đều tiếp cận kế toán thuế TNDN dựa trên VAS. Do đó, kết quả nghiên cứu có thể không còn phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi từ VAS sang IFRS đến năm 2025, một cuộc chuyển đổi từ một bộ chuẩn mực BCTC quen thuộc sang một bộ chuẩn mực đã hiện hữu trên thế giới với những thay đổi mới. Ngoài ra, các nghiên cứu nước ngoài về kế toán thuế TNDN cũng được quan tâm như: Martins và Sa (2018); Weinstein (2015); Flowerdew và Wan (2006); Komala (2012) …. Đây là các nghiên cứu định tính với kết quả nghiên cứu được rút ra từ nghiên cứu các trường hợp điển hình của các DN có sai sót kế toán thuế TNDN xảy ra trong thực tế. Do đó, trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của chính sách thuế đến việc áp dụng kế
  14. 3 toán thuế TNDN, doanh thu, chi phí phân bổ hai kỳ hay ảnh hưởng của thuế thu nhập hoãn lại, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm ra các hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN cho các DNVN trong bối cảnh chuyển đổi theo IFRS. Từ những lý do trên, tác giả cho rằng việc nghiên cứu “Kể toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế về kế toán” là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu về Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Nurnber (1971) lập luận rằng việc thừa nhận và coi thuế TNDN là một khoản CP phù hợp với lý thuyết độc quyền, trong khi coi nó như một sự phân phối TN sẽ phù hợp hơn với lý thuyết thực thể. So với Carey (1944), Nurnber (1971) đưa ra những phân tích cụ thể và thực tế hơn trong việc ghi nhận thuế TNDN. Ông tin rằng lý thuyết độc quyền sẽ phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế, do đó việc coi thuế TNDN là một khoản CP sẽ phù hợp hơn trong tương lai. Cả Carey (1944) và Nurnber (1971) đều áp dụng quan điểm lý thuyết kế toán trong việc ghi nhận thuế TNDN hiện hành mà không đề cập đến việc coi nó như một khoản CP sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ số BCTC liên quan hoặc các phương pháp kế toán thuế TN hoãn lại được sử dụng để xử lý mối quan hệ phức tạp giữa các mục tiêu kế toán. chính sách thuế trong việc cung cấp những thông tin hữu ích về thuế TNDN trên BCTC cho người sử dụng thông tin. Cả hai nghiên cứu đều nhằm mục đích phục vụ các nhà lập pháp trong việc thiết lập các CMKT và các nhà nghiên cứu kế toán, nhưng không tập trung vào việc cải thiện thực hành kế toán thuế TNDN trong các công ty cụ thể. Buckwold (2000) đã làm rõ việc xác định TN và thuế TNDN đối với hai đối tượng chính là DN và người lao động. Nghiên cứu đánh giá tác động của cơ cấu, hình thức tổ chức DN đến việc xác định thuế, ghi nhận TN, CP trong xử lý tài sản và tăng giảm vốn khi xác định nghĩa vụ thuế. Nghiên cứu làm rõ bản chất của thuế TNDN, các yếu tố ảnh hưởng đến nó và tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược thuế. Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về thuế, chính sách thuế quốc gia và xác định thực tế thuế TNDN đối với các DN và người lao động được lựa chọn để đánh giá và đưa ra hướng dẫn cụ thể trong việc xác định thuế TNDN. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra được phương pháp xây dựng chiến lược thuế
  15. 4 cho DN, cũng như chưa đề cập đến việc ghi nhận thuế TNDN hiện hành, xác định và ghi nhận thuế TN hoãn lại hay cung cấp các thông tin hữu ích về thuế TNDN trên BCTC. Nghiên cứu của Mai Ngọc Anh (2014) tóm tắt ba yếu tố chính ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tiêu chuẩn kế toán và chính sách thuế, bao gồm: mô hình cấu trúc pháp lý của mỗi quốc gia, bản chất sở hữu và hệ thống chính trị của quốc gia, và mức độ phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của thị trường chứng khoán. Những yếu tố này là những yếu tố ở mức đại trà ảnh hưởng đến việc thiết lập khung pháp lý cho kế toán thuế DN và không ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán thuế trong các DN cụ thể. Tuy nhiên, chúng thuộc về tác động từ môi trường kinh tế đến kế toán, như đã được đề cập bởi Nobes và Parker (1995) từ một góc nhìn khác. Các nghiên cứu trước đây đã chú trọng vào tác động chung của việc áp dụng chuẩn mực IFRS và các vấn đề liên quan. Ví dụ, Ermakova & Gudshatullaeva (2016) đã nghiên cứu việc áp dụng chuẩn mực thuế địa phương ở Nga và sự phù hợp của chúng với IAS 12 "Thuế thu nhập" trong việc xây dựng CBTC hợp nhất. Nghiên cứu này đã sử dụng nhiều phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu để thu thập thông tin. Kết quả cho thấy có những vấn đề song song trong việc áp dụng CMKT ở Nga và quốc tế. Nghiên cứu khuyến nghị cần thiết phải cung cấp các BCTC thống nhất và phù hợp với cả chuẩn mực địa phương và quốc tế, đồng thời cải cách hệ thống kế toán địa phương tại Nga. Một số nghiên cứu khác đã quan tâm đến hành vi trốn thuế trong quá trình kế toán thuế TNDN. Ví dụ, Zeng (2019) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên một mẫu công ty niêm yết từ 36 quốc gia để kiểm tra tác động của các tiêu chuẩn kế toán và quản trị đối với hành vi trốn thuế TNDN. Nghiên cứu này phát hiện rằng các công ty áp dụng IFRS ít có xu hướng trốn thuế hơn so với các công ty áp dụng CMKT quốc gia. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng quản trị ở mỗi quốc gia và việc áp dụng IFRS có mối quan hệ tích cực với hành vi tránh thuế. Việc áp dụng IFRS giúp giảm tình trạng trốn thuế bằng cách nâng cao chất lượng kế toán và công bố thông tin, đồng thời cung cấp cơ chế ràng buộc trong việc giảm tình trạng tránh thuế TNDN ở các quốc gia có quản trị yếu kém. Đồng thời, việc áp dụng IFRS cũng giúp BCTC của DN trở nên minh bạch và tin cậy Các nghiên cứu về thuế thu nhập hoãn lại
  16. 5 Đã có nhiều nghiên cứu về sự khác biệt giữa kế toán hoặc TN sổ sách và TNCT hoặc có thể đánh giá, là sự kết hợp giữa TN vĩnh viễn và thời gian hoặc khác biệt tạm thời (Phillips, Pincus và Rego 2003, Hanlon 2005, Cho, Wong và Wong 2006). Chính những khác biệt về thời gian/tạm thời này mà thuế TNCT hoãn lại được tính trên đó đã tạo ra một cuộc tranh luận lớn về việc liệu thuế TN hoãn lại có đóng góp vào các mục tiêu của BCTC cho mục đích chung. Có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để khảo sát sự khác biệt giữa kế toán hoặc TN sổ sách và TN chịu thuế, và có thể đánh giá là sự kết hợp giữa TN vĩnh viễn và thời gian hoặc khác biệt tạm thời (Phillips, Pincus và Rego 2003, Hanlon 2005, Cho, Wong và Wong 2006). Các khác biệt về thời gian/tạm thời này đã tạo ra một cuộc tranh luận lớn về việc liệu thuế TN hoãn lại có đóng góp vào các mục tiêu của BCTC cho mục đích chung. Trước đây, nhiều nghiên cứu đã đặt câu hỏi về tính hữu ích của thuế hoãn lại trong việc dự đoán dòng tiền trong tương lai (Cheung, Krishnan và Min 1997, Legoria và Sellers 2005, Chludek 2011, Laux 2011), hoặc ảnh hưởng của nó đến giá cổ phiếu (Chaney và Jeter 1994, Lev và Nissam 2004, Diehl 2010), hoặc tính hữu ích đối với các nhà phân tích (Van Horne và Wachowicz Jnr 2008). Các nghiên cứu này cũng đã đặt câu hỏi về CP tính thuế hoãn lại (Cheung và cộng sự. 1997) và xem liệu CP chuẩn bị thuế hoãn lại có lớn hơn lợi ích hay không (Chludek 2011). Abedana, Omane-Antwi và Owiredu (2016) đã chỉ ra rằng việc áp dụng IFRS/IAS đã giảm gánh nặng thuế và giảm số thuế phải nộp của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Ghana từ năm 2007 đến 2008. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ áp dụng cho Ghana và không thể áp dụng cho Nigeria. Một số nghiên cứu đã khám phá các thành phần của thuế hoãn lại có liên quan đến giá cổ phiếu. Các thành phần này bao gồm khấu hao, phúc lợi của nhân viên, TN chưa thu được và tổn thất. Các thành phần của Thuế TNDN hoãn lại phải trả bao gồm khấu hao, CP trả trước và DT hoãn lại (Diehl, 2010). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người sử dụng BCTC thường xem tài sản thuế TN hoãn lại là có lợi cho TN trong tương lai và thuế hoãn lại phải trả là bất lợi Thuế hoãn lại cũng hỗ trợ trong việc dự đoán các khoản thanh toán thuế trong tương lai. Cheung và cộng sự (1997) đã điều tra mối quan hệ giữa thuế hoãn lại và các khoản thanh toán thuế trong tương lai. Có ba tình huống khác nhau được
  17. 6 xem xét. Tuy nhiên, nghiên cứu này có một số hạn chế, bao gồm việc loại trừ các thay đổi hiện tại về thuế hoãn lại phải trả và tài sản thuế hoãn lại, và nó chỉ áp dụng trong ba khoảng thời gian tiêu chuẩn kế toán. Doehring (2011) đã làm rõ bản chất và vai trò của thuế TNDN hoãn lại trong việc ra quyết định và giám sát HĐKD của các DN. Mục tiêu nghiên cứu là phân tích vai trò của thuế TNDN hoãn lại trong DN nông nghiệp trên cơ sở lý luận và vai trò thực tiễn của thuế TNDN trong lĩnh vực nông nghiệp. Nghiên cứu nhằm làm rõ tác động của thuế TNDN hoãn lại đến quyết định của người sử dụng thông tin trên BCTC. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa trực tiếp đề cập đến các vấn đề kỹ thuật trong việc xác định, ghi nhận và trình bày thuế TNDN hoãn lại trên BCTC, khiến thông tin về thuế TNDN trên BCTC trở nên hữu ích hơn cho người sử dụng. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng vì thuế TN hoãn lại phải trả rất quan trọng đối với thị trường vì chúng cho biết mức độ mà mỗi thực thể đang tối thiểu hóa TN thuế. Phần lớn các nghiên cứu kết luận rằng thuế TN hoãn lại tăng dần hữu ích, không giải quyết được vấn đề về chi phí tính thuế hoãn lại theo một trong hai cách tiếp cận BCĐKT hoặc cách tiếp cận báo cáo TN so với cách tiếp cận bổ sung thông tin thuế hoãn lại cung cấp. Van Horne và Wachowic Jnr (2008) tóm tắt cách tiếp cận của các nhà phân tích khi định giá cổ phiếu và nhận thấy các nhà phân tích cộng chi phí thuế hoãn lại vào TN ròng và tài sản thuế TN hoãn lại hoặc nợ phải trả đối với vốn chủ sở hữu vì nó không hữu ích cho việc tính toán của họ. 2.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán và thuế Aisbit (2002) đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thuế và kế toán. Mục tiêu của thuế TNDN là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đạt được các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô, trong khi mục tiêu của kế toán là cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính của DN cho mục đích ra quyết định. Mối quan hệ này có thể dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp thông tin hữu ích trên BCTC. Speake (2011) đã xác nhận rằng các quy định về thuế chỉ được sử dụng để tính số thuế TNDN phải nộp. Các phương pháp nghiên cứu của Aisbit (2002) và Speake (2011) dựa trên lý thuyết và phân tích các quy định về kế toán và thuế để đưa ra quan điểm cá nhân về mối quan hệ giữa kế toán và thuế. Điều này nhằm kích thích nghiên cứu sâu hơn cho các nhà nghiên cứu kế toán và các đơn vị chịu trách
  18. 7 nhiệm phát triển chuẩn mực và hệ thống kế toán, cũng như giúp DN và kế toán viên hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa kế toán và thuế. Mai Ngọc Anh (2014) đã thực hiện nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa chế độ kế toán và chính sách thuế TNDN”, nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn tổng quan về khuôn khổ pháp lý của chính sách kế toán và thuế TNDN, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này, và đánh giá ưu, nhược điểm của góc độ tổng hợp và góc độ tương đối độc lập giữa quy định chính sách thuế và hệ thống kế toán. Mức độ phụ thuộc giữa kế toán và thuế khác nhau tùy thuộc vào quy mô DN. (Roe 2014) nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán và thuế ở Romania và phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Thời gian nghiên cứu kéo dài 45 ngày từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2011, mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ 1710 đối tượng ở Romania. Kết quả cho thấy việc chuyển đổi từ US GAAP sang IFRS không chỉ ảnh hưởng đến việc lập BCTC mà cón có tác động đến cả các vấn đề thuế TNDN. Mối quan hệ giữa kế toán và thuế TNDN cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như CMKT, thị trường vốn, cơ chế quản trị DN, thủ tục kế toán, quy tắc kế toán, mục tiêu của từng lĩnh vực khoa học, định hướng kinh tế vi mô và vĩ mô, độc lập thời gian và lãnh thổ, tuân thủ thuế (Cuzdriorean, 2010). Mối quan hệ giữa kế toán và thuế TNDN cũng phụ thuộc vào sự độc lập tạo ra những khác biệt quan trọng vĩnh viễn và tạm thời giữa TN kế toán và TNCT. (Gallego, 2004) nghiên cứu về mối quan hệ giữa các quy tắc kế toán và thuế TNDN trong các công ty niêm yết ở Tây Ban Nha. Nghiên cứu phân tích hành vi của các công ty niêm yết Tây Ban Nha giai đoạn 1996 đến 1998, bao gồm cách áp dụng phương pháp phân bổ thuế TNDN giữa các kỳ kế toán, số lượng và loại CP liên quan đến thuế và báo cáo khác biệt. Hầu hết các DN đã phương pháp phân bổ thuế TNDN và báo cáo sự khách biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ rõ các giao dịch nào được thực hiện. Trong các hoạt động tạo ra sự khác biệt CP thuế TNDN như: chế độ phúc lợi; phụ cấp lương hưu; điều chỉnh tiền tệ; khấu hao nhanh hoặc miễn tái đầu tư là những hoạt động phổ biến nhất.Tuy nhiên có tính độc lập trong các quy định tính toán, sự phụ thuộc lẫn nhau trong thực tế là một đặc điểm của lịch sử thuế và kế toán của mỗi quốc gia. Nguyên Văn Cương (2018) sử dụng dữ liệu từ cuộc phỏng vấn và các BCTC công bố trên sàn chứng khoán HOSE và HNX từ năm 2005 đến 2015. Kết quả cho
  19. 8 thấy 61% các chuyên gia và nhà quản lý cho rằng cần có sự liên kết giữa kế toán và thuế, trong khi tỷ lệ cho các xu hướng khác như "Kế toán là cơ sở để tính thuế", "Kế toán và thuế tương đồng nhau" và "Kế toán và thuế độc lập với nhau" lần lượt là 19%, 12% và 6%. Xu hướng "Kế toán dựa vào thuế" có tỷ lệ thấp nhất là 2%. Trương Thùy Vân (2019) nghiên cứu 185 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2007 đến 2016 và cho thấy tỷ lệ độc lập giữa kế toán và thuế là thấp, với thuế ảnh hưởng đến kế toán và lấn át kế toán trong thực tế với tỷ lệ mối liên hệ giữa kế toán và thuế là 71,46%. Nguyễn Công Phương (2010) nghiên cứu về mối liên kết giữa kế toán và thuế ở Việt Nam. Nghiên cứu lý thuyết về hệ thống mục tiêu của kế toán và thuế, từ đó đưa ra các dạng liên kết giữa thuế và kế toán ở Việt Nam cho một số đối tượng giao dịch điển hình. Kết quả phân tích lý thuyết cho thấy mức độ liên kết chặt chẽ giữa kế toán và thuế ở nước ta. Liên kết chặt chẽ giữa kế toán và thuế sẽ giảm chi phí vận dụng của người nộp thuế. Nghiên cứu cũng cho thấy nhận diện mức độ liên kết giữa kế toán và thuế có ý nghĩa thiết thực không chỉ trong quản lý điều hành vĩ mô mà còn trong thực hành kế toán và thuế ở các DN. Ngoài các nghiên cứu trên còn có nhiều nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa kế toán và thuế TNDN như (Radcliffe (1993), Hoogendoorm (1996), James (2019), Napoca (2014), Cuzdriorean (2010), Aisbit (2002), Logan (2011), Freedman (2004). Hầu hết các nghiên cứu này đều thừa nhận rằng mối quan hệ giữa kế toán và thuế là phức tạp và ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin cung cấp trên BCTC. Xu hướng của các nghiên cứu này là tập trung vào sự độ lập tương đối giữa kế toán và thuế. Các nghiên cứu này dựa trên lý thuyết và xu hướng phát triển của nền kinh tế để đưa ra các nhân định về mối quan hệ này. 2.3. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Nobes và Parker, 1995) đã nghiên cứu về quan điểm lý thuyết thực thể, nghiên cứu cho rằng các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu cung cấp tín dụng đều là các nhà cung cấp vốn và có ảnh hưởng đến kế toán, bao gồm cả kế toán thuế TNDN. Họ cũng nhận thấy rằng các yếu tố như biến cố lịch sử và tình hình lạm phát, được gọi chung là nhân tố tình hình kinh tế chính trị quốc gia cũng có tác động đến kế toán. Nhân tố này thuộc nhóm nhân tố vĩ mô, tác động của môi trường tình hình kinh tế
  20. 9 chính trị quốc gia đến công tác kế toán. Kế toán thuế TNDN chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường kinh tế do thuế TNDN là một công cụ điều tiết vĩ mô. (Holland & Jackson, 2002) đã chỉ ra 5 nhân tố thúc đẩy các DN điều chỉnh TN bao gồm: lợi nhuận từ cổ phiếu, che dấu thông tin, tạo hình ảnh cho giám đốc, đối phó với chính sách pháp luật và các động cơ nội bộ khác. (Noor và cộng sự, 2007) đã nhận thấy sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia quốc tế, chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân viên kế toán cũng được xem là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến vận dụng và cải các chính sách kế toán. Công nghệ thông tin cũng được xem là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán thuế TNDN. (Komala, 2012) cho rằng nhân lực kế toán cũng có ảnh hưởng đến chức hệ thống thông tin kế toán trong DN. Tóm lại, các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng kế toán thuế TNDN không chỉ phụ thuộc vào các quy định mà còn chịu sự tác động của mối quan hệ cung – cầu và đặc điểm của thực trạng nên kinh tế, văn hóa, xá hội trong từng giai đoạn lịch sử. Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN có thể kể đến như: nghiên cứu của Bùi Thị Mai Hoa và Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015), Nguyễn Thị Thu Hoàn (2016), Trần Đình Khôi Nguyên (2013), Đoàn Ngọc Phi Anh và Cao Thị Hoa (2016), Phạm Thị Bích Vân ( 2012), Bùi Thị Mỹ Ngân (2012), Đậu Thị Kim Thoa (2015), Tô Hồng Thiện (2017) đã khám phá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN ở Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm thay đổi giám đốc điều hành, tỷ lệ sở hữu cổ phần của giám đốc, loại TN ưu đãi, thay đổi chính sách thuế TNDN, chính sách giảm thuế của nhà nước, quy mô DN, chính sách tối đa hóa lợi nhuận, kế hoạch phát hành cổ phiếu, chính sách kế toán, tài liệu thực hành, trình độ học vấn. của kế toán viên, hệ thống thuế TNDN, vai trò của kiểm toán và chuyên gia, giám sát kiểm soát tài chính, đặc điểm kinh tế và xã hội, sự phức tạp của CMKT, nhận thức về quản lý, trình độ của kế toán viên và các yếu tố công nghệ thông tin. Trần Thị Hương (2019) đã hoàn thiện một nghiên cứu về kế toán thuế TNDN trong các DN xây lắp tại thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN trong các DN xây lắp tại thành phố Hà Nội, bao gồm: áp lực cân đối giữa lợi ích và chi phí, nhận thức của lãnh đạo DN,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2