intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam để tìm ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của các vấn đề trong liên kết này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề và thúc đẩy liên kết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------- MA NGỌC NGÀ LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MÍA ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, năm 2022 1
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------- Ma Ngọc Ngà LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MÍA ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. ĐÀO THỊ HOÀNG MAI 2. TS. VŨ TUẤN ANH Hà Nội, năm 2022 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Ma Ngọc Ngà 3
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AFTA Hiệp định thương mại tự do khu vực Đông Nam Á ASEAN Khu vực Đông Nam Á ATIGA Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN Commercial Cane Sugar - Chữ đường (tỷ lệ đường trong cây CCS mía) DN Doanh nghiệp HTX Hợp tác xã NN Nông nghiệp ND Nông dân PTNT Phát triển nông thôn WTO Tổ chức Thương mại thế giới NMĐ Nhà máy đường TMN Tấn mía/ngày FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế EU Liên minh châu Âu FTA Hiệp định thương mại tự do 4
  5. USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ SRI Viện nghiên cứu mía đường VSSA Hiệp hội mía đường Việt Nam QĐ Quyết định TTg Thủ tướng Chính phủ THT Tổ hợp tác MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn USD Đô la Mỹ VND Việt Nam đồng SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức GAP Thực hành nông nghiệp tốt 5
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên ngành nông nghiệp Việt Nam hiện đang đối mặt với các thách thức mới về chất lượng nông sản và phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và tác động của biến đổi khí hậu. Nông sản chất lượng thấp, nuôi trồng xong không có đầu ra dẫn đến sự bế tắc trong sản xuất, tiêu thụ. Trong một chuỗi giá trị nông sản, khâu sản xuất là một quá trình hoàn toàn mang tính sinh học. Để có được sản phẩm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, con người phải kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình sản xuất trên đồng ruộng, chăm sóc từng cá thể cây/con một cách đúng lúc và đúng kỹ thuật. Nông dân là chủ thể đảm đương tốt nhất các yêu cầu này. Tuy nhiên, các khâu còn lại của chuỗi giá trị, như chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản đều vượt quá tầm kiểm soát của nhà nông. Nhà nông không thể một mình giải quyết các vấn đề mà kinh tế thị trường đặt ra như việc tiêu thụ, thương hiệu sản phẩm, công nghệ mới và vốn đầu tư. Chỉ doanh nghiệp mới có thể giải quyết tốt những vấn đề đó, vì lợi ích của cả nhà nông và doanh nghiệp. Thực tế này đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất nông nghiệp, từ đầu vào tới đầu ra, từ cây/con giống tới nuôi trồng và tiêu thụ. Đây không phải là vấn đề mới đối với nông nghiệp thế giới nói chung và Việt nam nói riêng. Có nhiều hình thức liên kết giữa khâu sản xuất nông nghiệp với khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm, từ đơn giản như việc “bắt tay” hay “hứa bằng lời nói” dựa trên sự tin cậy và uy tín giữa các ông chủ xưa kia, tới việc ký kết hợp đồng được đảm bảo bằng pháp luật, hay phức tạp hơn là hình thành tập đoàn, công ty cổ phần nông – công – thương nghiệp mà trong đó nông dân là một cổ đông. Ở nền nông nghiệp Việt Nam, khi 6
  7. hộ gia đình nông dân vẫn còn là chủ thể kinh doanh chủ yếu, thì liên kết với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng là hình thức thích hợp. Chủ trương khuyến khích liên kết sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng được Chính phủ đề ra từ cách đây 20 năm tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và được chỉ đạo tăng cường tại Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg ngày 25/6/2008. Mười năm sau, chủ trương này tiếp tục được thúc đẩy với Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ- CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ như hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết; hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay cả cơ sở chế biến lẫn người nông dân sản xuất ra nông sản nguyên liệu đều không mấy mặn mà. Nguyên nhân chính là do quá trình thực hiện chưa có những cơ chế chia sẻ khó khăn và lợi ích một cách hợp lý, cũng như chưa có thể chế pháp lý và hành chính đảm bảo cho việc thực thi hợp đồng, cho nên khi có lợi, bên này có thể bỏ rơi bên kia. Phá vỡ hợp đồng, chạy theo thị trường là một trong những vấn đề tồn tại lớn nhất đối với liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong hầu như mọi chuỗi nông sản ở Việt Nam hiện nay. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong hầu hết các ngành hàng nông sản còn mờ nhạt và thiếu tính bền vững. Tỷ lệ nông sản sản xuất và tiêu thụ thông qua cơ chế liên kết nông dân và doanh nghiệp còn quá thấp. Phần lớn các doanh nghiệp chế biến chưa thiết lập được nguồn nguyên liệu ổn định, thường sản xuất đến đâu thu 7
  8. mua đến đó. Vì vậy, khi khan hiếm nguyên liệu thường khó sản xuất đủ theo nhu cầu đặt hàng của đối tác, thậm chí dẫn đến phá sản. Ngược lại, thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp chế biến nông sản cứng nhắc trong quá trình vận hành cơ chế thu mua sản phẩm của nông dân nên khó có điểm chung trong phân chia lợi ích. Chẳng hạn có những hợp đồng đã ký với nông dân với giá từ niên vụ trước nhưng thực tế thị trường giá đã tăng lên nhiều lần nhưng doanh nghiệp vẫn không chịu thỏa hiệp, kiên quyết áp giá cũ, khiến nông dân bức xúc, phá hợp đồng, bán cho thương lái theo giá thị trường. Người nông dân thường có lợi trước mắt thì tập trung đầu tư, khi hiệu quả thấp là sẵn sàng chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác hiệu quả cao hơn. Thực trạng này diễn ra khá phổ biến nhiều năm qua, đẩy một số nhà máy vào cảnh sản xuất đình đốn, thậm chí còn bị đóng cửa, phá sản. Mía là cây nông sản đặc biệt, hàm lượng đường trong mía phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm thu hoạch và thời điểm nhà máy thu gom. Chất lượng mía nguyên liệu được đảm bảo tốt nhất nếu được vận chuyển ngay sau khi thu hoạch (tối đa là 16 giờ sau khi cây mía được chặt). So với nhiều loại nông sản khác, mía đường có sự liên kết tương đối rõ ràng giữa sản xuất và tiêu thụ. Các nhà máy đường và nông dân có mối quan hệ hữu cơ đôi bên cùng có lợi. Vì vậy, việc liên kết hài hòa giữa nhà máy và nông dân đối với loại cây nguyên liệu này là vô cùng cần thiết. Song nhiều năm qua mía đường cũng chính là một trong những ngành hàng nông sản xảy ra tình trạng liên kết yếu kém giữa nông dân trồng mía và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Mặc dù một số doanh nghiệp đã thúc đẩy việc liên kết với nông dân, mở rộng vùng nguyên liệu nhưng nhìn chung liên kết trong chuỗi sản xuất mía đường (nhà máy - nông dân) còn rất lỏng lẻo, thiếu tính bền vững, có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Đặc biệt, chia sẻ lợi ích giữa các khâu trong chuỗi sản 8
  9. xuất mía - đường đang mất cân đối nghiêm trọng, thiệt thòi luôn thuộc về phía nông dân. Trong khi người trồng mía cung ứng khoảng 80% mía để sản xuất ra đường, thì lợi ích được hưởng lại thấp nhất, chưa đến 11% lợi nhuận trung bình từ mía và đường1. Do vấn đề phân chia lợi ích không công bằng, giá bán mía nguyên liệu thấp, hợp đồng liên kết giữa các nhà máy và nông dân không được đảm bảo hiệu lực dẫn đến việc nông dân trồng mía ở nhiều địa phương, đặc biệt là vùng ĐBSCL đã bỏ cây trồng này chuyển sang cây trồng khác. Đối với nhiều địa phương, mía được coi là nguồn sinh kế chính, là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nông dân. Chính vì vậy, khi xảy ra tình trạng này sẽ dấn đến nhiều hệ lụy không chỉ đối với các nhà máy đường mà còn đối với cả các ngành chức năng và chính quyền địa phương. Trong nhiều thập kỷ qua, ngành mía đường Việt Nam đã được bảo hộ mạnh với việc duy trì hạn ngạch nhập khẩu và áp dụng thuế nhập khẩu ở mức cao. Mặc dù được bảo hộ, nhưng mía đường vẫn liên tục là ngành có năng lực cạnh tranh thấp, vẫn gặp khó khăn cả về phía doanh nghiệp, nông dân trong khi người tiêu dùng trong nước vẫn phải sử dụng đường giá cao. Theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đầu năm 2020, thuế suất cho mặt hàng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm về 0%. Với thực trạng Việt Nam hiện nay thì sau khi tham gia ATIGA, dự kiến sẽ có khoảng một nửa số nhà máy đường đóng cửa, số còn lại nhờ đầu tư mạnh về nguồn lực sẽ vẫn có cơ hội phát triển. Lợi thế thị trường mở rộng hơn, nhưng áp lực cạnh tranh về giá thành với các nước sản xuất đường trong khu vực càng căng thẳng. Việc thực thi cam kết này sẽ khiến ngành mía đường Việt Nam vốn dĩ đang gặp nhiều khó khăn sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn do sức ép từ đường nhập khẩu từ các 1 https://congthuong.vn/lien-ket-chuoi-san-xuat-mia-duong-long-leo-bat-binh-dang-171113.html 9
  10. nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan. Trước nguy cơ và rủi ro như vậy, thậm chí có một số ý kiến cực đoan còn cho rằng nên xóa bỏ ngành mía đường khỏi cơ cấu nền kinh tế quốc dân vì ngành đường Việt Nam hiện nay thực sự đã quá yếu, không thể cạnh tranh nổi với các nước trong khu vực lân cận chứ chưa nói gì đến cạnh tranh với thế giới. Ngành đường nói chung gặp khó khăn thì điều tất yếu sẽ tác động trực tiếp đến liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Vì những lí do nêu trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn chủ đề “Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam„ làm đề tài luận án của mình với kì vọng từ kết quả nghiên cứu này sẽ khuyến nghị được một số giải pháp hiệu quả để tăng cường liên kết DN-ND trong chuỗi giá trị ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án Mục tiêu tổng quát: Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề liên kết, luận án sẽ phân tích, đánh giá thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam để tìm ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của các vấn đề trong liên kết này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề và thúc đẩy liên kết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu cụ thể: i. Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. ii. Phân tích, đánh giá thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2013 (lấy điểm mốc là Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg) cho đến nay (năm 2021). 10
  11. iii. Đánh giá những kết quả đạt được và phát hiện những vấn đề tồn tại trong liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam cũng như nguyên nhân của các vấn đề đó. iv. Khuyến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án - Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi lĩnh vực: Luận án nghiên cứu về mối quan hệ lien kết giữa nông dân và doanh nghiệp ngành mía đường. + Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, có tham khảo bài học kinh nghiệm của các nước Thái Lan, Philippines. + Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2021, trong đó số liệu khảo sát cập nhật đến năm 2019. Năm 2013 được đánh dấu bởi Quyết định số 62/2013-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng (thay thế cho QĐ 80 trước đó). 4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và khung phân tích của đề tài luận án 4.1. Cách tiếp cận + Tiếp cận thể chế và quản lý kinh tế: Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi giá trị ngành mía đường không thể thiếu các thể chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, tiếp cận thể chế là một trong những cách tiếp cận cần thiết để phục vụ cho việc phân tích chính sách và xem xét ảnh hưởng của thể chế, chính sách đến liên kết doanh nghiệp – nông dân. Về góc độ quản lý kinh tế, luận án tiếp cận và xem xét vai trò của các chủ thể (công và tư) trong thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. 11
  12. + Tiếp cận chuỗi giá trị: Giống như nhiều nghiên cứu về các chuỗi giá trị nông sản, nghiên cứu này sẽ được triển khai dựa trên tiếp cận theo chuỗi giá trị. Trong một chuỗi giá trị nông nghiệp, doanh nghiệp thường đóng vai trò là tác nhân cung cấp vật tư đầu vào hoặc tác nhân tiêu thụ sản phẩm. Liên kết doanh nghiệp – nông dân là liên kết dọc theo chuỗi giá trị: Tác nhân sản xuất liên kết với tác nhân cung cấp dịch vụ đầu vào và tác nhân tiêu thụ nông sản để nhằm mục đích có giá thành ổn định cũng như giá bán tốt hơn cho sản phẩm của mình. Về mặt tổng thể, tuy tiếp cận theo chuỗi giá trị nhưng nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung vào mắt xích quan trọng nhất của chuỗi, đó là mắt xích kết nối giữa người sản xuất và nhà máy đường. Ngành mía đường cũng như các ngành sản xuất khác đều có các mắt xích cơ bản của chuỗi: Sản xuất mía Chế biến Phân phối nguyên liệu đường sản phẩm Mía nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp, cũng giống như hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, việc thu mua diễn ra theo hai cách: thứ nhất là theo phương thức trực tiếp với doanh nghiệp và thứ hai là thông qua thương lái. Mía từ khi xuống giống đến khi thu hoạch là một quy trình khép kín từ khâu làm đất ➔ xuống giống ➔ chăm sóc: bón phân, tưới nước, diệt sâu bệnh, cỏ dại.. ➔ tổ 12
  13. chức thu hoạch ➔ mía nguyên liệu. Đối với ngành sản xuất chế biến mía đường, chuỗi giá trị là sự tương tác, liên kết kinh tế giữa nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ – Giữa người nông dân trồng mía, doanh nghiệp sản xuất chế biến, phân phối tiêu thụ sản phẩm đường từ mía và các tác nhân liên quan khác tham gia vào quá trình làm gia tăng giá trị của cây mía. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp mà cụ thể là các nhà máy đường với người nông dân vùng nguyên liệu. + Tiếp cận năng suất, hiệu quả: Năng suất có quan hệ nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội, liên quan đến sản xuất và đời sống của nông dân. Nó trở thành nội lực phát triển của các công ty, ngành và cả nền kinh tế. Hơn nữa, nó còn là cơ sở đảm bảo cho đời sống của nông dân ngày càng tốt hơn. Hay nói cách khác, nâng cao năng suất sẽ ảnh hưởng nhiều mặt đến mọi cấp độ từ nền kinh tế, đến doanh nghiệp và nông dân. Như vậy, năng suất đóng vai trò trung tâm, là động lực phát triển kinh tế, là cơ sở trong các quyết định ở tầm vĩ và vi mô. Trong bối cảnh hiện nay, năng suất là lực lượng khởi động bên trong của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Năng suất có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đảm bảo xã hội ngày ngày càng tốt hơn. Tăng năng suất góp phần tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, phân phối lợi ích tốt hơn cho nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông. + Tiếp cận kinh tế vi mô: Phân tích mối quan hệ kinh tế từ góc độ các chủ thể doanh nghiệp và nông dân là các đơn vị sản xuất - kinh doanh cấp vi mô. 4.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk reseach): NCS tiến hành thu thập, tìm kiếm các tài liệu, số liệu thứ cấp từ các nguồn hiện có như sách báo, báo cáo của các cơ quan có liên quan, số liệu thống kê, công trình nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước để phục vụ quá trình xây dựng và phân tích các nội dung của luận án, cụ thể như: - Xây dựng nội dung tổng quan của luận án; 13
  14. - Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn về liên kết doanh nghiệp – nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung, mía đường nói riêng; - Xây dựng nội dung về hệ thống thể chế, chính sách liên quan đến vấn đề liên kết doanh nghiệp – nông dân; - Phân tích số liệu về quy mô, năng suất, sản lượng, giá thành, công nghệ, thị phần … của ngành mía đường Việt Nam; - Và những nội dung khác. b. Phương pháp phân tích chính sách: Nghiên cứu hệ thống luật pháp, thể chế, chính sách về liên kết DN-ND, khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng giữa 2 chủ thể này. c. Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong kinh tế học và xã hội học: - Phương pháp nghiên cứu định tính: NCS thực hiện phỏng vấn sâu đối với đại diện của 2 doanh nghiệp (02 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa) và một số nông dân được lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá về nhu cầu cũng như nhận thức của doanh nghiệp và nông dân về sự cần thiết và mức độ quan trọng của liên kết. Ngoài ra, NCS còn lựa chọn phỏng vấn sâu một số cán bộ địa phương (Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Phát triển nông thôn, cán bộ khuyến nông của một số huyện, xã…trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa) để đánh giá một cách khách quan về vai trò của chính quyền địa phương trong thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. - Phương pháp nghiên cứu định lượng qua điều tra bằng bảng hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp: NCS thực hiện điều tra bảng hỏi đối với 100 hộ nông dân trồng mía theo phương thức lựa chọn ngẫu nhiên tại 2 địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa (huyện Diên Khánh và thị xã Ninh Hòa). Thời gian thực 14
  15. hiện khảo sát (2 đợt) vào tháng 1/2018 và tháng 3/2019. Dựa trên số liệu điều tra, phân tích một số chỉ tiêu định lượng về sản xuất – kinh doanh của các hộ nông dân gắn với mối quan hệ liên kết với doanh nghiệp. Sở dĩ Khánh Hòa được chọn để khảo sát thực địa là vì mấy lý do sau đây: (a) Đây là một tỉnh có diện tích trồng mía tập trung lớn. Trước năm 2017, cây mía đường trên địa bàn là một trong những cây trồng chủ lực được nông dân phát triển lên đến 18.500 ha, với sản lượng gần 1 triệu tấn mía cây/năm, cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy đường có công suất 12.000 tấn mía/ngày. Trồng mía đã giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, từ 2018 đến nay, sản xuất mía gặp nhiều khó khăn do những nơi trồng mía không chủ động được nước tưới, giá đường trong nước giảm do thuế nhập khẩu đường giảm, tới năm 2020 bằng 0, nông dân nhiều nơi không tiêu thụ được mía; trong khi đó hai nhà máy đường không đủ nguyên liệu, phải hoạt động với công suất thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế. Tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để chuyển đổi từ mía sang những cây trồng thích hợp, hiệu quả hơn, song mặt khác cũng thúc đẩy thực hiện các biện pháp liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với các hộ nông dân trồng mía. Nghiên cứu quá trình liên kết này để rút ra những bài học kinh nghiệm có thể có ích cả từ góc độ khoa học và thực tiễn, trước hết là xác minh tính hiệu quả của việc trồng và chế biến mía ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế; sau nữa là lựa chọn hình thức liên kết phù hợp giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến. b) Đã có một số nghiên cứu về những mô hình liên kết thành công như ở Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn Thanh Hóa, Công ty TNHH Mía đường Nghệ An dẫn đến sự phát triển ổn định của cả hai phía nông dân và nhà máy đường; song cũng có cả tư liệu về những trường hợp liên kết yếu kém, cạnh tranh nguyên liệu 15
  16. gay gắt, cắt giảm diện tích trồng mía và đóng cửa nhà máy đường như ở một số địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Việc phân tích so sánh các mô hình thành công và thất bại với nhau và với Khánh Hòa – trường hợp “nằm giữa” hai hiện trạng “cực đoan”, sẽ có thể cung cấp những phát hiện hữu ích cho vấn đề nghiên cứu. d. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi giá trị mía đường của tỉnh Khánh Hòa và Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa). 4.3. Cơ sở dữ liệu, nguồn tài liệu - Luận án sử dụng các tài liệu thứ cấp: Bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê; Số liệu và các báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê; Hiệp hội mía đường; Viện Nghiên cứu Mía đường; các Báo cáo của các Sở, ban, ngành, địa phương, Hiệp hội, HTX; Các văn bản chính sách của cấp trung ương và địa phương liên quan tới vấn đề nghiên cứu; Các báo cáo chuyên ngành và các công trình nghiên cứu đã được công bố như báo cáo khoa học, sách chuyên khảo, đề tài khoa học các cấp; các bài tạp chí, bài báo, các website trong nước và nước ngoài cũng như các công trình nghiên cứu khác có liên quan. - Luận án sử dụng số liệu sơ cấp: Kết quả điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu đối với một số hộ nông dân, 2 doanh nghiệp và một số cán bộ quản lý của các Sở ban ngành tỉnh Khánh Hòa. 4.4. Khung phân tích của luận án 16
  17. Các khái niệm và Sự cần thiết/vai các chủ thể Kinh nghiệm quốc tế trò của liên kết Các hình thức liên kết Kinh Cơ sở lí Cơ sở lí nghiệm luận và về liên luận về Nội dung liên thực tiễn liên kết kết kết về liên kết Kinh nghiệm liên kết Các yếu tố ảnh hưởng Các tiêu chí đánh giá DN-ND trong một số liên kết chuỗi nông sản của VN Hệ thống thể Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chế chính sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam sách về liên kết Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân Kết quả của Những vấn đề tồn liên kết tại và nguyên nhân Bối cảnh quốc tế và Một số giải pháp thúc Quan điểm, định hướng về trong nước đẩy liên kết phát triển liên kết DN-ND Giải pháp về cơ chế, chính sách và vai trò của Giải pháp cụ thể đối với Giải pháp đối với Giải pháp đối với quản lý Nhà nước các cơ quan liên quan doanh nghiệp nông dân 17
  18. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam nói chung và nghiên cứu trường hợp điển hình, luận án chỉ ra được những vấn đề tồn tại, hạn chế cũng chính là những rào cản trong việc thúc đẩy liên kết, đồng thời tìm ra được nguyên nhân của các vấn đề và đưa ra được một số giải pháp tương đối khả thi để có thể thúc đẩy liên kết trong bối cảnh hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và sản phẩm mía đường nói riêng. Luận án cũng đánh giá một cách khách quan về thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam để từ đó đưa ra được những giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy liên kết giữa hai chủ thể này trong ngắn hạn và dài hạn, góp phần giúp ngành mía đường Việt Nam nói chung có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đây có thể được coi là những luận cứ khoa học và là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các chủ thể tham gia liên kết ứng dụng có chọn lọc vào hoạt động của họ. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án được chia làm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. 18
  19. Chương 3: Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam. Chương 4: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG 19
  20. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài Hợp đồng nông sản là một cơ chế quan trọng để điều phối việc sản xuất, phân phối, là công cụ gắn kết giữa các chủ thể của một chuỗi giá trị và giúp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trọng tâm của các hợp đồng nông sản chính là mối quan hệ DN-ND. Mối liên kết này trong chuỗi giá trị các ngành nông sản luôn được các nhà khoa học thế giới đặc biệt quan tâm. Theo Sporleder (1992), Hợp đồng liên kết có thể qua các cách thức khác nhau. Hợp đồng có thể xác định giá cả, số lượng, chất lượng cung cấp các đầu vào trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, cung cấp tín dụng, điều kiện sản xuất và giao hàng và các yêu cầu khác kèm theo. Các điều khoản khác có thể có trong hợp đồng như về tiếp thị, về yêu cầu kiểm soát sản xuất… Glover (1987) cho rằng liên kết sản xuất theo hợp đồng vừa phát huy được tính ưu thế của sản xuất đồn điền quy mô lớn mà không làm mất đi ưu thế của sản xuất tiểu nông. Việc liên kết như vậy là nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm cũng như thời gian thu hoạch được quản lý và giám sát nhằm đạt được lợi ích tối đa cho các bên tham gia (Gulati và cộng sự, 2007). Theo một Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về phát triển nông nghiệp (World Bank, 2007), nhiều tổ chức nhận định nông nghiệp theo hợp đồng là một trong những giải pháp chính để liên kết giữa nông dân và thị trường trong và ngoài nước, và qua đó góp phần vào quá trình giảm nghèo. Berdegué và cộng sự (2008) chỉ ra rằng trong hầu hết các mô hình liên kết người nông dân đều có lợi hơn khi tham gia, ít nhất là trong ngắn hạn; còn về dài hạn nhất thiết phải xây dựng được các tổ chức sản xuất lớn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2