intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

89
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hệ thống hóa, làm sáng tỏ và sâu sắc hơn cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị; phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt cho Hà Nội, tập trung đi sâu các giải pháp về vận hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép. Các số liệu và kết quả trong luận án này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Mai
  2. ii GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CLDV: Chất lượng dịch vụ CNVC: Công nhân viên chức CSHT: Cơ sở hạ tầng GTĐT: Giao thông đô thị GTVT: Giao thông vận tải GTVTCC: Giao thông vận tải công cộng GTVTĐT: Giao thông vận tải đô thị DN: Doanh nghiệp ĐSĐT: Đường sắt đô thị HK: Hành khách KHCN: Khoa học công nghệ PTCC: Phương tiện công cộng PTCGCN: Phương tiện cơ giới cá nhân PTCN: Phương tiện cá nhân PTVT: Phương tiện vận tải PTVTHK: Phương tiện vận tải hành khách PTVTHKCC: Phương tiện vận tải hành khách công cộng QL: Quản lý VTHK: Vận tải hành khách VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP: Thành phố TƯ: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................ii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ....................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.............................................................viii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG VTHKCC TRONG ĐÔ THỊ ............................................ 12 1.1 ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG GTVT ĐÔ THỊ ...................................................... 12 1.1.1 Đô thị - Đô thị hóa ................................................................................... 12 1.1.2 Nhu cầu đi lại trong đô thị......................................................................... 15 1.1.3 Hệ thống giao thông vận tải đô thị ............................................................. 18 1.2 HỆ THỐNG VTHKCC TRONG ĐÔ THỊ ........................................................ 19 1.2.1 Một số khái niệm ....................................................................................... 19 1.2.2 Vai trò của VTHKCC trong đô thị ............................................................. 21 1.2.3 Các phương thức VTHKCC có sức chứa lớn trong đô thị........................... 22 1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG VTHKCC TRONG ĐÔ THỊ ........................................................................................................................ 24 1.3.1 Lý luận chung về hiệu quả ......................................................................... 24 1.3.2 Hiệu quả VTHKCC trong đô thị ................................................................ 27 1.3.3 Cách tiếp cận về nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt...... 46 1.4 KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VTHKCC TẠI MỘT SỐ ĐÔ THỊ LỚN TRÊN THẾ GIỚI............................................................. 49 1.4.1 Thủ đô TOKYO - Nhật Bản ....................................................................... 49 1.4.2 Thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc.................................................................. 50 1.4.3 Thủ đô SEOUL - Hàn Quốc ....................................................................... 51 1.4.4 Thủ đô PARIS - Pháp ................................................................................ 52 1.4.5 Thủ đô BOGOTA - Colombia .................................................................... 52 1.4.6 Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC từ các đô thị lớn trên thế giới ............................................................................................. 53
  4. iv CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG VTHKCC TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI ........................................................ 56 2.1. HIỆN TRẠNG VTHKCC TRONG CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM....................... 56 2.1.1 Hiện trạng VTHKCC tại các đô thị đặc biệt ............................................... 56 2.1.2 Hiện trạng VTHKCC tại các đô thị loại 1 ................................................... 59 2.1.3 Hiện trạng VTHKCC ở các đô thị khác ...................................................... 60 2.1.4 Đánh giá chung về hiện trạng VTHKCC tại các đô thị Việt Nam ............... 61 2.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VTHKCC TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI....................... 62 2.2.1 Hiện trạng mạng lưới tuyến xe buýt tại Hà Nội .......................................... 63 2.2.2 Hiện trạng phương tiện hoạt động trên các tuyến ....................................... 65 2.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt. ................................. 66 2.2.4 Hiện trạng tổ chức quản lí điều hành VTHKCC tại Hà Nội. ...................... 67 2.2.5 Hiện trạng hệ thống vé ............................................................................... 70 2.2.6 Kết quả hoạt động VTHKCC ..................................................................... 71 2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG VTHKCC TẠI HÀ NỘI ........................................................................................................................ 72 2.3.1 Quan điểm đánh giá ................................................................................... 72 2.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội. 75 2.3.3 Những tồn tại của hệ thống tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt ...................................................................................... 94 CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG VTHKCC TRONG ĐÔ THỊ ....................................................................................................... 98 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GTVT VÀ HỆ THỐNG VTHKCC TRONG CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM .............................................................. 98 3.1.1 Định hướng phát triển giao thông vận tải đô thị ......................................... 98 3.1.2 Định hướng phát triển VTHKCC trong đô thị .......................................... 100 3.1.3 Định hướng phát triển VTHKCC Hà Nội ................................................. 101 3.2 CƠ SỞ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG VTHKCC ............................................................................................................................. 104 3.2.1 Đặc tính nhu cầu và phương tiện đi lại ..................................................... 104 3.2.2 Những vấn đề cần triển khai khi tổ chức hệ thống VTHKCC ................... 105 3.2.3 Luận cứ nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt................. 106
  5. v 3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THÓNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT ............................................................................... 108 3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng ............................................................ 108 3.3.2. Nhóm giải pháp tổ chức quản lý vận hành............................................... 120 3.3.3. Nhóm giải pháp về phương tiện .............................................................. 133 3.3.4 Nhóm giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân .......................................... 141 3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP .................................................. 144 3.4.1. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 144 3.4.2. Hiệu quả xã hội ....................................................................................... 145 3.4.3 Hiệu quả về môi trường ........................................................................... 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 147
  6. vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Phân loại đô thị tại Việt Nam ..................................................................... 13 Bảng 1.2: Qui mô đô thị và phương tiện đi lại chính .................................................. 24 Bảng 1.3: Các quan niệm về hiệu quả VTHKCC ....................................................... 28 Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ tin cậy .................................................... 40 Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ thuận tiện ............................................... 41 Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt TP HCM (2002-2011) ........... 58 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại các Thành phố trực thuộc Trung ương ................................................................................................................ 61 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu mạng lưới tuyến xe buýt tại Hà Nội năm 2012 ................... 63 Bảng 2.4. Một số đoạn tuyến có hệ số trùng lặp tuyến lớn tại Hà Nội ........................ 64 Bảng 2.5: Cơ cấu phương tiện buýt Hà Nội theo sức chứa qua các năm ..................... 65 Bảng 2.6. Phân tích mức độ sử dụng sức chứa phương tiện vào giờ cao điểm ............ 66 Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu khai thác phương tiện bình quân trên toàn mạng lưới ........ 67 Bảng 2.8: Các loại vé sử dụng trong VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội.................... 70 Bảng 2.9: Kết quả hoạt động của xe buýt tại Hà Nội trên các tuyến trợ giá ............... 74 Bảng 2.10: Mức độ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội.............................. 76 Bảng 2.11. Mối quan hệ giữa Doanh thu, Chi phí, Trợ giá ......................................... 78 Bảng 2.12: Diện tích chiếm dụng động của các loại phương tiện ............................... 80 Bảng 2.13: Lượng xe máy lưu thông trên đường giảm do sử dụng xe buýt................. 81 Bảng 2.14: Xác định mức tiêu hao nhiên liệu cho 1 chuyến đi ................................... 82 Bảng 2.15. Lợi ích do tiết kiệm nhiên liệu ................................................................. 82 Bảng 2.16: Lượng khí xả cho một chuyến đi ứng với từng phương tiện .................... 83 Bảng 2.17: Lượng khí xả - Chi phí xử lý khí xả giảm bớt khi có hệ thống buýt.......... 83 Bảng 2.18: Hiệu quả hoạt động buýt Hà Nội mang lại cho xã hội .............................. 84 Bảng 2.19: Chi phí cho chuyến đi sử dụng xe máy .................................................... 86 Bảng 2.20: Tổng hợp chi phí chuyến đi sử dụng ô tô con .......................................... 87 Bảng 2.21: So sánh về thời gian và chi phí đi lại giữa PTCN và PTCC ...................... 88 Bảng 2.22: Mối quan hệ giữa thời gian đi bộ và thời gian chờ đợi ............................. 90 Bảng 2.23: Hệ số tương quan của các nhân tố ............................................................ 92 Bảng 2.24: Bảng ý nghĩa câu trả lời của thang đo Likert - 5 bậc ................................ 93 Bảng 2.25: Tiêu chí đánh giá mức CLDV dựa vào thang đo Likert ............................ 93
  7. vii Bảng 2.26: Tính toán mức chất lượng dịch vụ buýt tại Hà Nội ................................... 94 Bảng 3.1: Định hướng phát triển cho các phương thức vận tải trong đô thị ................ 99 Bảng 3.2: Định hướng phát triển của vận tải xe buýt tại Hà Nội............................... 103 Bảng 3.3: Khoảng cách từ nút giao thông đến vị trí điểm dừng theo tốc độ dòng ..... 114 Bảng 3.4 : Các thông số vận hành cho trước trên tuyến 32 ....................................... 125 Bảng 3.5: Nghiệm các thông số vận hành tối ưu trên tuyến 32 ................................. 126 Bảng 3.6: Các chỉ tiêu vận hành cơ bản trên tuyến 32 .............................................. 127 Bảng 3.7: Mức phát thải của xe buýt động cơ diesel theo các tiêu chuẩn EURO ...... 135 Bảng 3.8: Mức phát thải khí CO2 theo loại nhiên liệu ............................................. 135 Bảng 3.9 : Tổng hợp chi phí khai thác trên các tuyến cho các loại xe ....................... 138 Bảng 3.10 : Lượng khí thải do tất các các xe buýt thải ra trong 1 năm trên tuyến ..... 139 Bảng 3.11 : Chi phí xử lý khí thải do các xe buýt thải ra trên tuyến ......................... 139
  8. viii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Nhu cầu đi lại theo phương thức thực hiện ................................................. 16 Hình 1.2: Hệ thống GTVT đô thị .............................................................................. 18 Hình 1.3: Các yếu tố của hệ thống VTHKCC............................................................. 20 Hình 1.4: Sơ đồ phân loại hiệu quả ............................................................................ 26 Hình 1.5: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá lợi ích và chi phí cho đầu tư GTĐT .................. 31 Hình 1.6: Sơ đồ tổng quát đánh giá hiệu quả VTHKCC Đô Thị ................................. 32 Hình 1.7: Mô phỏng hoạt động VTHKCC ở góc độ Nhà nước ................................... 33 Hình 1.8 : Mô phỏng hoạt động VTHKCC ở góc độ doanh nghiệp ............................ 36 Hình 1.9: Mô phỏng hoạt động VTHKCC ở góc độ hành khách ................................ 38 Hình 2.1. Phân loại tuyến xe buýt .............................................................................. 64 Hình 2.2: Mô hình quản lý VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội .................................. 69 Hình 2.3: Năng suất ngày xe vận doanh bình quân qua các năm ................................ 72 Hình 2.4 : Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của VTHKCC Hà Nội ................................... 76 Hình 2.5: Biểu đồ chi phí - Doanh thu - Trợ giá qua các năm..................................... 77 Hình 2.6: Doanh thu, chi phí và trợ giá bình quân cho 1 HK qua các năm.................. 78 Hình 2.7: Năng suất chuyến xe - hệ số lợi dụng sức chứa bình quân .......................... 79 Hình 2.8: Đặc điểm đối tượng sử dụng xe buýt .......................................................... 89 Hình 2.9: Cơ cấu thời gian chuyến đi của hành khách ................................................ 89 Hình 2.10: Mối quan hệ giữa thời gian O - D và thời gian đi bộ ................................ 90 Hình 2.11: Mối quan hệ giữa thời gian O - D và thời gian chờ đợi ............................. 90 Hình 2.12: Cơ cấu các loại thời gian chuyến đi của hành khách ................................. 91 Hình 3.1: Mô hình các yếu tố nâng cao hiệu quả vận hành của VTHKCC................ 107 Hình 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt ........ 108 Hình 3.3: Điều chỉnh lộ trình tuyến buýt với ĐSĐT/BRT ........................................ 112 Hình 3.4 : Quy trình xác định vị trí các điểm dừng xe buýt. ..................................... 113 Hình 3.5 : Vị trí điểm dừng tại giao cắt .................................................................... 114 Hình 3.6: Xác định vị trí điểm dừng dọc tuyến......................................................... 115 Hình 3.7: Bố trí kết cấu hạ tầng tại điểm trung chuyển cấp 1 ................................... 117 Hình 3.8 : Bố trí cho người đi bộ và người khuyết tật qua đường ............................. 118 Hình 3.9 : Bố trí tại nhà chờ xe buýt ........................................................................ 119 Hình 3.10 : Khoảng nghiệm tối ưu pareto cho tuyến 32 ........................................... 126
  9. ix Hình 3.11: Mô hình cơ sở dữ liệu VTHKCC Hà Nội ............................................... 130 Hình 3.12: Hệ thống thông tin xe buýt đặc trưng...................................................... 132 Hình 3.13 : Bảng thông tin thời gian thực tại điểm dừng xe buýt ............................ 132 Hình 3.14: Hệ thống quản lý xe buýt đặc trưng ........................................................ 133 Hình 3.15: Xe buýt cho người khuyết tật ................................................................. 140 Hình 3.16 : Bố trí thông tin bên ngoài xe buýt ......................................................... 141
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1- LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đô thị hoá là một xu hướng tất yếu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đối với các nước đang phát triển quá trình đô thị hoá cùng với quá trình cơ giới hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ trong đó có Việt Nam. Sau gần 30 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm xấp xỉ 7,6%, tốc độ đô thị hóa tại các đô thị lớn lên tới 3,4%/năm[31]. Sự tăng trưởng kinh tế cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo sự bùng nổ về nhu cầu đi lại trong các đô thị, nhất là các đô thị đặc biệt lớn. Để đáp ứng nhu cầu đi lại các phương tiện vận tải phát triển không ngừng, đây thực sự là một thách thức với hệ thống giao thông đô thị. Sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và nhiều vấn đề khác của các đô thị đặc biệt như Hà Nội và thành phố Hồ Chí minh đang phải đối đầu[27]. Chính phủ cùng với Chính quyền các đô thị đã và đang nỗ lực tìm kiếm các công cụ để giải quyết tình trạng này, trong đó phát triển VTHKCC được xem là giải pháp hữu hiệu, trọng tâm[28][33]. Hơn một thập kỷ qua, hai đô thị đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước đi nhảy vọt và và chính sách ưu đãi để phát triển VTHKCC, tuy nhiên thực tế cho thấy mức đáp ứng nhu cầu của lực lượng này còn hạn chế (Hà Nội khoảng 10%, thành phố Hồ Chí Minh < 10% nhu cầu đi lại), trong khi đó ở các thành phố tương tự trên thế giới tỷ lệ đáp ứng là rất cao. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến sự phát triển không đồng bộ của mạng lưới giao thông đô thị, sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho VTHKCC, lực lượng phương tiện chưa tương xứng với nhu cầu đi lại của thị dân. Bên cạnh đó, việc tổ chức quản lý, giám sát điều hành hoạt động của phương tiện và người điều khiển phương tiện trên đường chưa tốt, dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa cao, làm giảm tính hấp dẫn của dịch vụ nên chưa thu hút được đông đảo người dân sử dụng. Số lượng người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC thấp đồng nghĩa với hiệu quả hệ thống VTHKCC mang lại chưa cao. Trong bối cảnh đó, làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC nhằm thỏa mãn nhu cầu đi lại của thị dân và đáp ứng được
  11. 2 các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đô thị là vấn đề quan tâm hàng đầu của các Chính quyền đô thị. Đã có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu về phát triển VTHKCC tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện trong thời gian qua. Bên cạnh đó cũng đã có những đề tài nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá VTHKCC và hiệu quả VTHKCC trong các đô thị của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và chi tiết về thực tiễn hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC tại các đô thị Việt Nam, chỉ ra những điểm đã làm được và đặc biệt là những bất cập trong hoạt động của hệ thống. Từ đó, đưa ra các định hướng cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC, nhằm đáp ứng được các mục tiêu đặt ra, khuyến khích các đơn vị tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ VTHKCC cũng như thu hút ngày càng nhiều người dân sử dụng. Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra của thực tiễn cũng như yêu cầu phải hoàn thiện lý luận về hiệu quả hoạt động của VTHKCC, tác giả đã lựa chọn đề tài của luận án : " Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong các đô thị ". 2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về hệ thống VTHKCC và hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC đặc biệt là hệ thống VTHKCC bằng xe buýt. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt và hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại Thủ đô Hà Nội, từ đó chỉ ra được những tồn tại làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt cho Thủ đô Hà Nội trong đó luận án tập trung đi sâu vào các giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt. 3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống VTHKCC trong đô thị, trọng tâm là hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt như: Khái niệm, phân loại hiệu quả ; Các yếu tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá, các phương pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC, cũng như các vấn đề có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt.
  12. 3  Về phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu: Hệ thống VTHKCC gồm: VTHKCC sức chứa lớn (Tàu điện bánh sắt, tàu điện bánh hơi, tàu điện ngầm, Monorail, đường sắt đô thị, xe buýt, BRT…) và VTHKCC sức chứa nhỏ (Taxi, xe lam, xe lôi, xích lô...). Hiện nay, tại các đô thị của Việt Nam mới chỉ có loại hình VTHKCC sức chứa lớn duy nhất là xe buýt đang khai thác sử dụng, với mục tiêu chính của luận án là nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống VTHKCC, chính vì vậy luận án tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hệ thống VTHKCC bằng xe buýt và hiệu quả hoạt động của nó. - Phạm vi về không gian: Hiện nay tại Việt Nam có 5 đô thị trực thuộc Trung ương, trong đó có hai đô thị đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi đô thị có đặc thù riêng về quy mô, sự phát triển của xe buýt, khả năng trợ giá của Chính quyền đô thị cũng như đặc điểm đi lại của hành khách. Do hạn chế về thời gian, về nguồn tư liệu cũng như để đảm bảo tính chuyên sâu, không gian nghiên cứu luận án hướng vào đô thị đặc biệt tại Việt Nam, cụ thể là Thủ đô Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu thực tế luận án sử dụng để nghiên cứu đánh giá trong giai đoạn 2002-2012. Các chỉ tiêu định hướng của Chính phủ cũng như của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Về mặt khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở lý luận về VTHKCC trong đô thị và hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị. Phân tích làm rõ các quan điểm về hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC, các chỉ tiêu đánh giá cụ thể trên từng quan điểm và các yếu tố ảnh hưởng tới nó. Luận án cũng đã luận cứ nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt, kết hợp với tình hình thực tế về hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Thủ đô Hà Nội để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống buýt phù hợp với giai đoạn đến năm 2020. Về mặt thực tiễn: Luận án đã đánh giá hiệu quả mà hoạt động buýt mang lại, cũng như chỉ ra được những bất cập trong hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó, luận án đã nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm từ các đô thị lớn trên
  13. 4 thế giới để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC nói chung và hệ thống buýt nói riêng. Từ đó đề xuất các giải pháp, các khuyến nghị cho các doanh nghiệp khai thác nâng cao hiệu quả vận hành, giúp các chính quyền đô thị triển khai hoạt động của hệ thống một cách có hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều người dân đô thị sử dụng dịch vụ .
  14. 5 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1- Phân tích đánh giá những công trình nghiên cứu trong nước Cho đến thời điểm này, những nghiên cứu về VTHKCC, hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC ở nước ta thường có nguồn gốc từ các đề tài khoa học, các công trình dự án quy hoạch GTVTĐT và một số luận án. Những nghiên cứu về VTHKCC trong đô thị Việt Nam được khởi đầu vào những năm 90 của thế kỷ 20 với chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước mang mã số KC10-02 của Bộ Giao thông vận tải và do nhóm chuyên gia của trường đại học GTVT tiến hành ”Xây dựng luận cứ khoa học phát triển và tổ chức mạng lưới GTVT Thủ đô Hà Nội”. Chương trình nghiên cứu về mạng lưới giao thông vận tải đô thị và đưa ra định hướng quy hoạch chung về mạng lưới giao thông vận tải Hà Nội trong đó có mạng lưới VTHKCC[32]. Tuy nhiên vấn đề về hiệu quả VTHKCC chưa được đề cập nhiều. Vấn đề phát triển VTHKCC được đề cập một cách tương đối hệ thống trong đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước KHCN 10-02 (1997-2000) do trường đại học Giao thông vận tải chủ trì thực hiện. Kết quả trực tiếp của đề tài là quy hoach hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại hai đô thị lớn của Việt Nam là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong các bản quy hoạch đó có đề cập đến vai trò, lợi ích của VTHKCC cũng như những đánh giá sơ bộ về hiệu quả của VTHKCC ở mức độ định tính[33]. Những kết quả nghiên cứu của các cơ quan và chuyên gia nước ngoài về VTHKCC trong đô thị cũng đã có đề cập đến hiệu quả các dự án phát triển VTHKCC như: Dự án nghiên cứu hỗ trợ giao thông đô thị Việt Nam của SIDA (Thụy Điển) năm 1994 [21]; Quy hoạch tổng thể giao thông đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do JICA (Nhật Bản) tiến hành[37][38]. Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả được đề cập trong những dự án này còn rời rạc, chủ yếu là đánh giá hiệu quả tài chính của dự án phát triển VTHKCC hoặc việc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội chỉ mang tính định tính. Một số nghiên cứu chuẩn bị dự án phát triển GTĐT tại Hà Nội [39] và Thành phố Hồ Chí Minh do Ngân hàng thế giới tiến hành trong giai đoạn 2004-2007; Đề án phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội(Giai đoạn 2010-2020)[12] và Đề án phát triển VTHKCC tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lên phương án quy hoạch tổng thể hệ thống VTHKCC cho các đô thị này, trong đó đã có những đánh giá khá toàn diện về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc đầu tư xây dựng hệ thống.
  15. 6 Tuy nhiên những đánh giá này mang tính chất tổng hợp chung chưa đánh giá theo các chỉ tiêu cụ thể. Bên cạnh những đề tài khoa học, các công trình nghiên cứu, cũng có một số luận án có đề cập đến vấn đề hiệu quả VTHKCC ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, đó là: (1) Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thực năm 2006 với đề tài “ Nghiên cứu hoàn thiện phương thức trợ giá cho xe buýt công cộng ở các đô thị”[30]. Luận án đã xác định đơn giá định mức để tính toán trợ giá và phương thức nghiệm thu thanh quyết toán trợ giá cho các đơn vị vận hành xe buýt. Kết quả của luận án là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí nói riêng và hiệu quả hoạt động của hệ thống buýt nói chung. (2) Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Chương năm 2007 với đề tài “ Nghiên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt” [9]. Luận án đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hiệu quả VTHKCC, xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt cũng như phương pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể vận dụng để đánh giá thực trạng hoạt động buýt tại Việt Nam, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động buýt. (3) Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Điệp năm 2011 với đề tài “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá VTHKCC bằng xe buýt”[13]. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá của tác giả đề xuất có thể tham khảo để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong các đô thị ở Việt Nam. (4) Luận án tiến sỹ của tác giả Vũ Hồng Trường năm 2013 với đề tài “Nghiên cứu mô hình quản lý VTHKCC trong các thành phố Việt Nam” [35]. Luận án đã chỉ ra được những bất cập của các mô hình quản lý VTHKCC ở các thành phố Việt Nam hiện nay, từ đó xây dựng các mô hình quản lý Nhà nước về VTHKCC trong các thành phố phù hợp với điều kiện và tiến trình phát triển của đô thị Việt Nam đến năm 2020. Những nghiên cứu của luận án là một trong những cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành hoạt động buýt nói riêng và hoạt động hệ thống buýt nói chung. 2- Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến luận án Hệ thống VTHKCC đô thị hiện đại trên thế giới có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm nay, cùng với sự ra đời của loại hình vận tải đường sắt đô thị và sau đó là các phương thức vận tải khác, để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày một tăng của
  16. 7 người dân. Từ đó, có rất nhiều các nghiên cứu về hoạt động và hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC được thực hiện bởi các tác giả và các tổ chức khác nhau của các quốc gia trên thế giới. Hiệu quả VTHKCC có liên quan đến nhiều mặt và đã được đề cập bởi nhiều tác giả khác nhau. Liên quan đến vấn đề kinh tế, theo tác giả McCrosson (1978), Talley (1988), Giuliano (1981) thì hiệu quả có liên quan với sản lượng tiêu thụ ; Theo Fielding et al. (1978) hiệu quả là sự so sánh sản lượng sản xuất với sản lượng dự kiến hoặc mục tiêu ; Theo Keck et al. (1980), Fielding et al. (1985a), Takyi (1993), Lem et al. (1994) hiệu quả là mức độ mà kết quả đầu ra được tiêu thụ[46]. Liên quan đến các mục tiêu đặt ra, theo tác giả Dajani and Gilbert (1978) thì hiệu quả là mức độ mà dịch vụ vận tải thỏa mãn được các mục tiêu cá nhân và cộng đồng ; Theo Fielding and Lyons (1981) hiệu quả là mức độ dịch vụ đã tiêu thụ tương ứng với các mục tiêu của chính phủ đặt ra ; Hay theo Gleason and Barnum (1982) hiệu quả là mức độ mà một mục tiêu đã đạt được. Liên quan đến người sử dụng dịch vụ là hành khách, Theo Yeh et al. (2000) hiệu quả là mức độ mà các dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu của hành khách ; Theo Hensher and Prioni (2002) hiệu quả cho người sử dụng chính là chất lượng dịch vụ [47][62]. Như vậy, hiệu quả VTHKCC được nhìn nhận trên các góc độ khác nhau, đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá hiệu quả VTHKCC được thực hiện bởi nhiều tác giả trong những năm qua. Hai tác giả Richard Layard và Stephen Glaister đã nghiên cứu về phân tích lợi ích và chi phí (Cost Benefit Analysis - CBA) trong đó có đề cập đến đánh giá vận tải hành khách trong đô thị[60]. Lợi ích và chi phí được các tác giả tính toán xem xét ngoài chỉ tiêu kinh tế bao gồm cả chỉ tiêu về kinh tế và xã hội. Các lợi ích mà VTHKCC mang lại bao gồm lợi ích kinh tế (Tiết kiệm thời gian chuyến đi ; Tiết kiệm nhiên liệu ; Giảm chi phí khai thác) và lợi ích xã hội (Giảm ùn tắc giao thông ; Giảm tai nạn giao thông ; Các ảnh hưởng tốt cho xã hội). Để đạt được lợi ích đó thì chi phí phải bỏ ra ở đây bao gồm: Chi phí kinh tế (Chi phí đầu tư ; Chi phí khai thác ; Chi phí bảo dưỡng sửa chữa) và chi phí xã hội (Chi phí xử lý tiếng ồn ; Chi phí xử lý ô nhiễm không khí và các hiệu ứng xấu đối với con người). Các chỉ tiêu đánh giá cũng xem xét đến mức độ hiện tại hóa ( Net Present Value - NPV) hay tương lai hóa (Net Future Value - NFV). Các tác giả Geoffrey Gardner (Anh) nghiên cứu phân tích chi phí và lợi ích để lựa chọn phương tiện VTHKCC sức chứa lớn[50], tác giả Bruno De Borger (Bỉ ) và nhóm nghiên cứu lại đưa ra mô hình phân tích chi phí xã hội của VTHKCC. Phân tích
  17. 8 đa chỉ tiêu ( Multi Criteria Analysis - MCA) của tác giả Nijkamp và Blaas năm 1993 có kết hợp với phân tích lợi ích - chi phí[58]. Để đánh giá một cách đầy đủ hơn các tác giả Dimitrios Tsamboula và George Mikroudis đưa ra phương pháp đánh giá tổng hợp (EFECT - Evaluation Framework of Environmental impacts and Cost of Transport) là sự kết hợp của phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) và phương pháp phân tích lợi ích - chi phí ( CBA), xem xét tổng hợp các chỉ tiêu có thể mô tả qua sơ đồ sau [41]: Đánh giá tổng thể Đánh giá tác động môi trường Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế (MCA) (CBA) Môi trường tự Môi trường Các chỉ tiêu nhiên nhân tạo - NPV - Không khí - Sử dụng đất - IRR - Tiếng ồn - Ô nhiễm K.Khí - B/C - Nước - Tai nạn GT - Tài nguyên - Sức khỏe ... .... Sơ đồ đánh giá tổng hợp hiệu quả Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả cụ thể hoạt động của VTHKCC cũng được thực hiện qua một số nghiên cứu như: Tác giả Vukan R Vuchic[64] - trình bày trong quyển Giao thông vận tải đô thị: Vận hành, Qui hoạch và Kinh tế[65] đã đánh giá hiệu quả khai thác phương tiện để so sánh lựa chọn phương tiện theo các mức độ khai thác khác nhau, đánh giá xem xét lợi ích của phương án qui hoạch khi lựa chọn giữa loại phương thức vận tải như xe buýt thường, xe buýt hai tầng, tàu điện nhẹ trên cao, tàu điện ngầm trong đô thị. Tác giả Johan Holmgren nghiên cứu đánh giá hiệu quả vận hành vận tải công cộng bằng phương pháp phân tích biến ngẫu nhiên[52]: Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích biến ngẫu nhiên (SFA) với số liệu hàng năm, qua việc sử dụng 1 hàm chi phí để thể hiện mức chi phí nhỏ nhất là một hàm của mức độ đầu ra với giá các loại chi phí đầu vào: C = C (W, Q), trong đó W là giá các yếu tố đầu vào, Q là mức chất lượng dịch vụ đầu ra và giả định rằng các hoạt động được thực hiện có hiệu quả với điều kiện chi phí nhỏ nhất, có thể không phải là trường hợp xảy ra trong thực tế. Gọi Ci là tổng chi phí của tất cả các đơn vị ra quyết định I, N là đầu vào khác nhau trong quá trình sản xuất của M đầu ra, di là định lượng của sự không hiệu quả trong quyết định thứ I và 1 giá trị nhiễu bất kỳ εi, khi đó có hàm chi phí như sau:
  18. 9 Ci = C(w1i, w2i, …, wNi, q1i, q2i, …, qNi) + di + εi Tổng chi phí cho vận tải công cộng tại năm thứ t của khu vực i được ký hiệu (Ci,t) Kết quả đầu ra được đánh giá là số lượng chuyến đi được thực hiện (qi,t). Các yếu tố đầu vào được đánh giá là lương lái xe (w1i,t), chi phí nhiên liệu (w2i,t) và chi phí vốn đầu tư (w3i,t) được xác định bằng lãi suất trái phiếu chính phủ. Từ đó chỉ ra hiệu quả vận hành hệ thống vận tải công cộng đã được thay đổi như thế nào trong thời gian đánh giá. Các kết quả này được sắp xếp và hình thành 1 cơ sở điểm chuẩn để đánh giá hiệu quả vận tải hành khách công cộng. Nghiên cứu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải công cộng của tác giả Sampaio et al. (2008)[45]: Nghiên cứu đã thực hiện trên 12 hệ thống VTHKCC của Châu Âu và 7 hệ thống VTHKCC của Braxin. Các hệ thống này được đặc trưng bởi cấu trúc năng lực cũng như cấu trúc giá vé khác nhau. Một hệ thống được coi là hiệu quả nếu phân bổ năng lực công bằng hơn giữa các nhóm dân cư cũng như thiết lập một hệ thống giá vé rộng rãi hơn. Chất lượng và hiệu quả trong hệ thống vận tải công cộng được phân tích và đánh giá qua một số mặt như sau: (Khả năng tiếp cận hệ thống ; Thời gian chuyến đi ; Độ tin cậy ; Tần suất hoạt động ; Hệ số sử dụng sức chứa tối đa của phương tiện ; Đặc trưng kỹ thuật phương tiện ; Thông tin chính xác và trang thiết bị hỗ trợ như nhà chờ, thời gian biểu và biểu đồ vận hành, chỉ dẫn trực quan về nhà ga, phương tiện ; Mức độ linh động của hệ thống). Nghiên cứu chỉ ra rằng có càng nhiều bên tham gia và tỷ lệ phân bổ năng lực càng đều nhau thì hệ thống càng có xu hướng hiệu quả hơn. Tóm lại, nghiên cứu về hệ thống VTHKCC nói chung và hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC nói riêng trên thế giới nhất là ở các nước phát triển khá đầy đủ. Nhiều nội dung có thể tham khảo trong nghiên cứu của luận án như: Quan điểm về hiệu quả, đánh giá hiệu quả và một số chỉ tiêu đánh giá trên từng quan điểm ; Các phương pháp đánh giá hiệu quả ; Luận cứ cơ bản để nâng cao hiệu quả nói chung và hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC nói riêng. Kết luận rút ra: Đánh giá hiệu quả vận tải công cộng là một lĩnh vực quan trọng trong các nghiên cứu về quy hoạch và tổ chức giao thông, có vai trò quan trọng trong việc tổng kết, so sánh cũng như rút ra kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống VTHKCC. Qua đó, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đầu tư, phương án tổ chức vận hành cho những dự án mới hoặc quyết định nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả, chất
  19. 10 lượng của những hệ thống đang vận hành. Đã có những nghiên cứu cả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề này. Từ những kết quả nghiên cứu trong nước có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Các phân tích đánh giá hiệu quả VTHKCC của các công trình, dự án trong nước còn mang tính rời rạc, cách đánh giá hiệu quả chỉ là một phần nhỏ trong những vấn đề nghiên cứu, chưa có tính toàn diện và quan điểm đánh giá chung. Các đánh giá chủ yếu là sử dụng phân tích tài chính dự án, còn đánh giá kinh tế, xã hội thì chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các chỉ tiêu định tính, mức độ lượng hóa chưa đề cập nhiều. - Các luận án nghiên cứu trong nước đã đề cập đến hiệu quả VTHKCC ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, hoặc đã đưa ra được các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào ở trong nước vận dụng đánh giá hiệu quả hoạt động cụ thể của hệ thống VTHKCC trong đô thị tại Việt Nam, đưa ra định hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống. Từ những kết quả nghiên cứu trên thế giới nhận thấy: - Các nghiên cứu chủ yếu tập trung nhiều về vấn đề hiệu quả trên chi phí đầu tư, chi phí vận hành, so sánh và đánh giá kết quả hoạt động với những mức đầu tư và chính sách hỗ trợ VTHKCC. Trong khía cạnh này, vấn đề về cấu trúc đô thị, phân phối quyền lực giữa các nhóm lợi ích, các vấn đề về cạnh tranh cũng như những ràng buộc tạo ra sự khác biệt giữa chi phí thực tế và chi phí tối ưu của phương án đầu tư cũng như hành vi lựa chọn của người sử dụng đã được nghiên cứu, xem xét. Ngoài ra, đánh giá hiệu quả VTHKCC còn được chú ý về mặt phân phối lợi ích công cộng cho những nhóm đối tượng “dễ bị tổn thương” trong xã hội như người thu nhập thấp, người thất nghiệp, người già, người khuyết tật... - Vấn đề về nghiên cứu cấu trúc mạng lưới tuyến VTHKCC, các hình thức kết nối, phối hợp thông qua hệ thống điểm trung chuyển và phân cấp năng lực tuyến để tối ưu hóa năng lực vận chuyển của hệ thống, nâng cao khả năng kết nối, đa dạng hóa khả năng lựa chọn hành trình cho hành khách thì hiện vẫn còn thiếu, chưa được nghiên cứu kỹ càng. Ngoài ra, các vấn đề về đánh giá tác động môi trường, xã hội, xem xét những nhóm đối tượng được hưởng lợi và những nhóm bị thiệt hại khi vận hành tuyến VTHKCC, vận hành điểm trung chuyển cũng chưa được xem xét cụ thể. 3- Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, luận án tiếp tục bổ xung và hoàn thiện cả về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong các đô thị.
  20. 11 - Nghiên cứu những bất cập làm suy giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị, trên cơ sở kết hợp giữa luận cứ nâng cao hiệu quả hoạt động với những nhận định từ phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của hệ thống hiện nay. 4- Phương pháp nghiên cứu Luận án đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chung phổ biến như: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề một cách khách quan và toàn diện. Trên nguyên tắc tiếp cận hệ thống luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành để làm rõ bản chất của hệ thống VTHKCC và hiệu quả hoạt động của nó. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phần cơ sở lý luận, luận án nghiên cứu, hệ thống hóa các tài liệu, giáo trình, tham khảo các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án. Trong phần phân tích đánh giá thực trạng, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá trên cơ sở các số liệu được công bố cũng như các số liệu thu thập được từ cơ quan quản lý Nhà nước về VTHKCC. Ngoài ra, luận án đã sử dụng phương pháp đặc thù đó là phương pháp điều tra, khảo sát kết hợp với phỏng vấn hành khách để thu thập dữ liệu và số liệu làm cơ sở đánh giá trên quan điểm của hành khách. Để đề xuất các giải pháp, luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích tính toán, phương pháp chuyên gia, đặc biệt, luận án sử dụng phương pháp tối ưu hóa trong xây dựng một số mô hình toán học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị. 5- Kết cấu và nội dung của luận án Luận án được trình bày trong 149 trang với 42 bảng biểu và 37 hình vẽ sơ đồ. Ngoài phần mở đầu, nghiên cứu tổng quan và kết luận kiến nghị, nội dung luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị ; Chương 2: Phân tích đánh giá hiện trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC tại Thủ đô Hà Nội ; Chương 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2