intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:186

67
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam, xác định những nhân tố có ảnh hưởng tích cực và những nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ở Việt Nam, nguyên nhân của những tác động tiêu cực đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ====***==== CÙ THANH THỦY NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển (Kinh tế Đầu tư) Mã số: 62310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN THỌ ĐẠT HÀ NỘI, 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Cù Thanh Thủy
  3. LỜI CẢM ƠN Luận án “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam” không thể hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn là: GS.TS. Trần Thọ Đạt và các thầy giáo, cô giáo của Khoa Đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô giáo của Khoa Đầu tư đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới GS.TS. Trần Thọ Đạt đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành thời gian trao đổi và định hướng cho Nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh xin cảm ơn gia đình đã thường xuyên động viên, khích lệ để Nghiên cứu sinh có thêm động lực để hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Cù Thanh Thủy
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HỘP PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .. 18 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ....................................................... 18 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và ảnh hưởng của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ........................................................................ 20 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ................................................................. 28 1.3.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ................ 28 1.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng....................................................... 29 1.4. Khoảng trống nghiên cứu.............................................................................. 37 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 39 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ............................................................................................................. 40 2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ..................................... 40 2.1.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ................................................................. 40 2.1.2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................ 40 2.1.3. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.............................. 41 2.1.4. Phân loại nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ . 43 2.1.5. Nội dung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ............... 48
  5. 2.1.6. Quản lý hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ..... 50 2.2. Vai trò của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........... 52 2.2.1. Vai trò của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với phát triển kinh tế ................................................................................................. 52 2.2.2. Vai trò của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với phát triển xã hội .................................................................................................. 54 2.2.3. Vai trò của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với quản lý Nhà nước ............................................................................................... 54 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ............................................................................................. 55 2.3.1. Chỉ tiêu kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ..... 55 2.3.2. Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ... 55 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ..................................... 58 2.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ...................................... 58 2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ..................................................... 60 2.5. Kinh nghiệm của một số nước về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và bài học cho Việt Nam ................ 69 2.5.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ....................................................................... 69 2.5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................... 70 2.5.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ...................................................................... 72 2.5.4. Kinh nghiệm của Singapore ...................................................................... 73 2.5.5. Bài học về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho Việt Nam ............................................................................ 74 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 75 CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ................................................... 76 3.1. Thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam 76 3.1.1. Thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ............................................................... 76 3.1.2. Những kết quả đạt được về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam..................................... 83
  6. 3.1.3. Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ........................................................ 87 3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ở Việt Nam ........... 92 Biến độc lập: ......................................................................................................... 93 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ở Việt Nam ................................ 96 3.3.1. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước .......................... 97 3.3.2. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố điều kiện kinh tế đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ............. 98 3.3.3. Phân tích ảnh hưởng của chính trị, văn hóa, xã hội đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ........... 100 3.3.4. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố quản lý Nhà nước tới kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ........... 102 3.3.5. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố chủ đầu tư đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ................... 104 3.3.6. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố nhà thầu đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ........................ 106 3.3.7. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố khác đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ............................... 108 3.3.8. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ....... 110 3.4. Kiểm định sự khác biệt về một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước .... 119 3.5. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước .................................. 126 3.5.1. Những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ........................................... 126 3.5.2. Những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ........................................... 128 3.5.3. Nguyên nhân của những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ................... 130 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 132
  7. CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC TỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ........ 134 4.1. Mục tiêu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam đến năm 2030 ............................................................................................. 134 4.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đến năm 2030 ................................................... 137 4.3. Một số giải pháp nhằm phát huy các nhân tố ảnh hưởng tích cực và hạn chế các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ................................................. 143 4.3.1. Giải pháp nhằm phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực, hạn chế những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ............................................ 143 4.3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực, hạn chế nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ............................................ 145 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 154 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .... 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 159 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 166 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 170
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ Nghĩa tiếng Việt BOT Build - Operate - Transfer Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BT Build - Transfer Xây dựng - chuyển giao BTO Build - Transfer - Operate Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội NSNN Ngân sách Nhà nước NGO Non-Governmental Organization Tổ chức phi Chính phủ ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức QL Quốc lộ WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Vốn đầu tư nâng cấp đường quốc lộ........................................................... 77 Bảng 3.2: Mức gia tăng vốn đầu tư nâng cấp đường quốc lộ (không bao gồm đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1) qua các giai đoạn ............................................................ 78 Bảng 3.3: Vốn nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh ............................. 79 Bảng 3.4: Mức gia tăng vốn nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh ........ 79 Bảng 3.5: Vốn đầu tư phát triển đường cao tốc .......................................................... 80 Bảng 3.6: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2011 - 2015............................................................................................................... 81 Bảng 3.7: Những kết quả về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam ................................................................ 83 Bảng 3.8: Số lượng trạm và đầu nối hành lang an toàn đường bộ ở Việt Nam............ 85 Bảng 3.9: Kết quả đạt được về vận chuyển hàng hóa ................................................. 86 Bảng 3.10: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ................................................. 94 Bảng 3.11: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ................................................ 94 Bảng 3.12: Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình ............................. 94 Bảng 3.13: Các tham số hồi quy ................................................................................ 95 Bảng 3.14. KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố điều kiện tự nhiên ................... 97 Bảng 3.15. Kết quả phân tích nhân tố với hệ số Eigenvalues của nhân tố ................... 97 điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 97 Bảng 3.16. Ma trận nhân tố điều kiện tự nhiên ........................................................... 98 Bảng 3.17. Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại nhân tố điều kiện kinh tế ................... 98 Bảng 3.18. KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố điều kiện kinh tế ..................... 99 Bảng 3.19. Kết quả phân tích nhân tố với hệ số Eigenvalues của nhân tố ................... 99 Bảng 3.20. Ma trận nhân tố điều kiện kinh tế ........................................................... 100 Bảng 3.21. KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố chính trị, văn hóa, xã hội ...... 101 Bảng 3.22. Kết quả phân tích nhân tố với hệ số Eigenvalues của nhân tố chính trị, văn hóa, xã hội ............................................................................................................... 101 Bảng 3.23. Ma trận nhân tố chính trị, văn hóa, xã hội .............................................. 101 Bảng 3.24. Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại nhân tố quản lý Nhà nước................ 102 Bảng 3.25. KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố quản lý Nhà nước ................. 103 Bảng 3.26. Kết quả phân tích nhân tố với hệ số Eigenvalues của nhân tố ................. 103 quản lý Nhà nước..................................................................................................... 103 Bảng 3.27. Ma trận nhân tố quản lý Nhà nước ......................................................... 103 Bảng 3.28. Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại nhân tố chủ đầu tư ........................... 104
  10. Bảng 3.29. KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố chủ đầu tư ............................. 105 Bảng 3.30. Kết quả phân tích nhân tố với hệ số Eigenvalues của nhân tố chủ đầu tư 105 Bảng 3.31. Ma trận nhân tố chủ đầu tư..................................................................... 106 Bảng 3.32. Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại nhân tố nhà thầu .............................. 107 Bảng 3.33. KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố nhà thầu ................................ 107 Bảng 3.34. Kết quả phân tích nhân tố với hệ số Eigenvalues của nhân tố nhà thầu... 107 Bảng 3.35. Ma trận nhân tố nhà thầu........................................................................ 108 Bảng 3.36. KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố khác ...................................... 109 Bảng 3.37. Kết quả phân tích nhân tố với hệ số Eigenvalues của nhân tố khác ........ 109 Bảng 3.38. Ma trận nhân tố khác ............................................................................. 110 Bảng 3.39. Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại nhân tố kết quả ................................ 111 Bảng 3.40. KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố kết quả .................................. 111 Bảng 3.41. Kết quả phân tích nhân tố với hệ số Eigenvalues của nhân tố kết quả..... 111 Bảng 3.42. Ma trận nhân tố kết quả.......................................................................... 112 Bảng 3.43: Kết quả kiểm định sự phù hợp và một số khuyết tật của mô hình ........... 112 Bảng 3.44: Kết quả kiểm định sự phù hợp và một số khuyết tật của mô hình ........... 113 Bảng 3.45: Kết quả hồi quy mô hình ........................................................................ 113 Bảng 3.46. Giá trị trung bình các thang đo ............................................................... 119 Bảng 3.47: Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình thang đo tiêu chí vốn đầu tư của Nhà nước........................................................................................................... 120 Bảng 3.48: Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình thang đo tiêu chí phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ........................................................................ 121 Bảng 3.49: Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình thang đo tiêu chí ảnh hưởng của dự án về mặt xã hội ........................................................................................... 122 Bảng 3.50: Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình thang đo tiêu chí chiều dài của dự án........................................................................................................................ 123 Bảng 3.51: Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình thang đo tiêu chí lưu lượng xe di chuyển dự kiến .................................................................................................... 124 Bảng 3.52: Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình thang đo tiêu chí Ảnh hưởng của dự án đến hộ dân ............................................................................................... 126 Bảng 4.1: Dự đoán tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2030 theo phương pháp theo đồ thị................................ 139 Bảng 4.2: Dự đoán tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2030 theo hàm FORECAST .......................................... 140 Bảng 4.3: Dự đoán tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2030 theo hàm TREND ................................................. 142
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HỘP Sơ đồ 2.1: Nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ............ 43 Đồ thị 4.1: Đường xu hướng thể hiện tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2018 - 2030 ... 138 Hộp 3.1: Ý kiến của đại diện cán bộ quản lý Nhà nước về ảnh hưởng của nhân tố kinh tế khách quan đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ................ 115 Hộp 3.2: Ý kiến của chuyên gia về ảnh hưởng của nhân tố chính trị, văn hóa, xã hội tới đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước .... 116 Hộp 3.3: Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về ảnh hưởng của năng lực tài chính và khả năng sử dụng nguồn lực của các đơn vị thực hiện đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................................................ 117 Hộp 3.4: Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về ảnh hưởng của kế hoạch giải ngân và năng lực của nhà thầu đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .... 118
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sau khoảng ba thập kỷ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình đáng kể: Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, nông nghiệp thay đổi theo hướng công nghiệp hóa của ngành, khoa học công nghệ phát triển tương đối mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 6,21% (Tổng cục Thống kê, 2016). Việc phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế đặt ra yêu cầu ngày càng sâu và rộng về mặt cơ sở hạ tầng xét trên cả khía cạnh về chất lượng và số lượng, trong đó hệ thống giao thông là một trong những khía cạnh được quan tâm lớn nhất khi nói đến hệ thống cơ sở hạ tầng. Thực tế cho thấy, giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng đã thể hiện được vị trí và vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho quá trình sản xuất và di chuyển được thông suốt, tạo ra những giá trị gia trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Với vị trí và vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, đồng thời để đáp ứng những yêu cầu của ngành, ngành Giao thông vận tải đã đề ra những chính sách, chiến lược phát triển giao thông đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với những nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông về mặt số lượng bên cạnh đó là nâng cao chất lượng các công trình giao thông trên toàn lãnh thổ. Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải đã tập trung giải quyết các vấn đề như tái cơ cấu, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo cơ chế thuận lợi thu hút các dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải... Thành quả thu được từ những nỗ lực đó là hàng loạt các công trình giao thông trọng điểm ra đời, tạo ra nền tảng và đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của các ngành khác, cụ thể như tính đến hết năm 2016, tổng chiều dài đường bộ nước ta vào khoảng 417204 km (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, 2016), trong đó chiều dài đường quốc lộ khoảng 22660 km và chiều dài cao tốc khoảng 114146 km. Tuy nhiên, với đặc điểm đầu tư phát triển giao thông vận tải nói riêng, đầu tư phát triển trong các lĩnh vực khác nói chung, nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư này thường rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài, các công trình được xây dựng chiếm một tỷ trọng không nhỏ là các dự án, công trình công cộng… Thêm vào đó, các dự án này với nhu cầu vốn lớn cộng thêm thời gian thực hiện dài, khả năng rủi ro của các dự án là không tránh khỏi, chính vì vậy việc huy động và sử dụng vốn là một vấn đề được quan
  13. 2 tâm của không chỉ với các nhà hoạch định chính sách mà còn của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này. Ngoài ra, việc thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển trong lĩnh vực giao thông vận tải như thế nào cũng là một câu hỏi cần những câu trả lời cho cả các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu. Chính vì những lý do như vậy, vốn ngân sách Nhà nước có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ, vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ và đảm bảo việc thực hiện những dự án mang tính rủi ro và yêu cầu dòng vốn lớn của đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Để đạt được những kết quả tích cực cho hoạt động đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này có vị trí tương đối quan trọng. Có các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như các nhân tố về vốn đầu tư, các nhân tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, các nhân tố thuộc về các đơn vị liên quan thực hiện dự án (Chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công…), các nhân tố này có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến quyết định đầu tư và kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Vì vậy, cần phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực, hạn chế những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư phát triển nhằm đạt được những kết quả đầu ra theo mong muốn. Thực tế đã chứng minh vị trí và vai trò của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này, mảng vấn đề này không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách mà còn của các nhà nghiên cứu. Cụ thể, Các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến việc huy động và sử dụng sao cho hiệu quả các nguồn lực, trong khi đó các nhà nghiên cứu khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong phạm trù đầu tư này, với những mảng kiến thức khác nhau, những phương pháp nghiên cứu khác nhau được lựa chọn để có thể tìm ra những quy luật cho vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung xem xét đến khía cạnh đầu tư phát triển. Về đầu tư phát triển có khá nhiều nghiên cứu đã được thực hiện từ hệ thống những lý luận, những chỉ tiêu nền tảng khi nghiên cứu về đầu tư phát triển theo ngành, theo lĩnh vực như nghiên cứu của tác giả Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2013), đến những nghiên cứu cụ thể trong từng lĩnh vực như trong đầu tư phát triển cảng biển của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2013), hay xem xét đến việc quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý dự án đầu tư của tác giả Nguyễn Thị Bình (2009) khi nghiên cứu trong ngành giao thông vận tải.
  14. 3 Tuy nhiên, những nghiên cứu đang dừng lại ở việc xem xét chủ yếu về thực trạng đầu tư tại các ngành, chưa đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực cụ thể: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chưa có nhiều nghiên cứu xem xét về mặt định lượng, lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố tác động tới hoạt động đầu tư phát triển như: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào đến quyết định đầu tư, kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước? Do vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam” theo tác giả là cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam, xác định những nhân tố có ảnh hưởng tích cực và những nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ở Việt Nam, nguyên nhân của những tác động tiêu cực đó. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam. Bởi vậy, nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi: • Nhận diện và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam? • Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước? • Nhận diện và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam.
  15. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016  Phạm vi không gian: Nghiên cứu tiến hành trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước Nguồn vốn của các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ vốn Trung ương  Phạm vi nội dung: Nghiên cứu xem xét đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận a. Cơ sở lý thuyết *) Hàm sản xuất Cobb - Douglas Trong hoạt động sản xuất có ba yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển: Vốn, lao động, khoa học kỹ thuật và khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước hay toàn xã hội nói chung. Sản xuất nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Để đo lường tác động của các yếu tố này đến kết quả sản xuất sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để đo lường: Hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng: Y = f(X1, X2, …, Xn, D1, D2, …, Dm, u) Trong đó: Y là kết quả sản xuất (output) Xi là các yếu tố đầu vào (inputs) Hàm CD được viết lại dưới dạng: Y = AX1b1 X2b2 … Xibi … Xnbn +u (1) Trong đó: Y: Là biến phụ thuộc X1, X2, …, Xi, Xn: Là các biến giải thích có tác động ảnh hưởng tới biến phụ thuộc Y. bi : Là các tham số cần ước lượng của bài toán và hệ số ảnh hưởng của từng nhân tố định lượng tới biến phụ thuộc Y
  16. 5 U: Là sai số ngẫu nhiên, nói lên ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài các Xi và Dj tới Y. *) Lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư Bên cạnh lý thuyết hành vi người sản xuất, lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư cũng được tác giả sử dụng làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu này, theo Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2013) đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế, do đó dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn. Vì lợi nhuận cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn hơn và mức đầu tư sẽ cao hơn. Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm: Lợi nhuận giữ lại, tiền trích khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu bán cổ phiếu là nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Đối với việc huy động từ vay mượn thì phải trả nợ, trường hợp nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, doanh nghiệp có thể không trả được nợ và lâm vào tình trạng phá sản. Vì vậy, việc đi vay không phải là điều hấp dẫn, trừ khi được vay ưu đãi. Cũng tương tự, việc tăng vốn đầu tư bằng phát hành trái phiếu cũng không phải là biện pháp hấp dẫn. Còn bán cổ phiếu để tài trợ cho đầu tư chỉ được các doanh nghiệp thực hiện khi hiệu quả của dự án đầu tư là rõ ràng và thu nhập do dự án đem lại trong tương lai sẽ lớn hơn các chi phí đã bỏ ra. Do đó, theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và các sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn. Lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư được tác giả sử dụng khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam là các nhân tố thuộc về đơn vị tư vấn, thiết kế, nhà thầu, chủ đầu tư, các đơn vị thẩm tra - các đơn vị trực tiếp thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, các đơn vị này thường là các đơn vị kinh doanh. Theo đó, mục đích hoạt động của các đơn vị này là lợi nhuận, việc sử dụng lý thuyết quỹ đầu tư nội bộ là thích hợp với nhóm nhân tố này. Theo quan điểm của Agnieszka Chidlow & Stephen Young (2008), các nhân tố về địa lý như điều kiện tự nhiên, vị trí, tài nguyên thiên nhiên… có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, điều kiện địa lý thuận lợi là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định tới quyết định lựa chọn của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đề cập đến yếu tố thị trường cũng là một trong những quan tâm của nhà đầu tư và ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Kế thừa nghiên cứu, tác giả phân tích ảnh hưởng của các nhân tố về mặt địa lý ảnh hưởng đến hoạt động
  17. 6 đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mang đặc thù riêng, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên… điều kiện về mặt tự nhiên thuận lợi sẽ có tác động tích cực tới hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và ngược lại. Các thang đo trong nghiên cứu cũng sẽ được tác giả cụ thể hóa để phản ánh các nhân tố thuộc về điều kiện địa lý ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ngoài ra, tác giả sử dụng các lý thuyết về đầu tư phát triển, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ làm cơ sở cho nghiên cứu của mình. b. Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu sinh thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước, sau đó, với những dự án đã được quyết định đầu tư, nghiên cứu sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước. Sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas làm cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu, bất cứ hoạt động sản xuất để đảm bảo cho hoạt động sản xuất phát triển cũng cần có những yếu tố cơ bản như: Vốn (máy móc, thiết bị, vốn đầu tư...), lao động (số lượng lao động, trình độ lao động...), và trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước (Yếu tố tổng hợp). Với luận án của mình, đầu ra của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh hay kết quả của quá trình chuẩn bị đầu tư là có được quyết định đầu tư, sau khi có quyết định đầu tư bắt đầu thực hiện đầu tư phát triển kết quả đầu ra là kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, hai mô hình nghiên cứu cụ thể nghiên cứu sinh sử dụng trong luận án là: *) Mô hình 1: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước Trong đó: + Biến phụ thuộc: Quyết định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
  18. 7 + Biến độc lập: Biến độc lập Thước đo (Items) Căn cứ chọn biến 1. Kết quả dự kiến dự án + Chiều dài dự kiến dự án Karim và cộng sự (2013), đầu tư phát triển kết cấu hạ + Lưu lượng phương tiện Santoro và cộng sự (2012), tầng giao thông đường bộ di chuyển của dự án John Dunning (1973), Alam và cộng sự (1989), + Ảnh hưởng của dự án Gilmore và cộng sự (2003), đến các hộ dân Phùng Xuân Nhạ (2001) + Ảnh hưởng về mặt xã hội của dự án 2. Điều kiện tự nhiên + Điều kiện địa hình Agnieszka Chidlow & Stephen Young (2008), Trần + Vị trí địa lý Đình Thiên và Phí Vĩnh Tường (2016), Nguyễn Thị Bình (2009), Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2012) 3. Điều kiện kinh tế xã hội + Chính sách kinh tế Era Dabla-Norris và cộng sự (2011), Esfahani và Ramirez + Quy hoạch phát triển (2003), Haque và Kneller kinh tế xã hội (2008), Flyvbjerg (2003), Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2012), Karim và cộng sự (2013), Phùng Xuân Nhạ (2001), Gilmore và cộng sự (2003) Nguồn: Tổng hợp của tác giả *) Mô hình 2: Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ở Việt Nam Trong đó: + Biến phụ thuộc:
  19. 8 Kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước ở Việt Nam + Biến độc lập: Biến độc lập Thước đo (Items) Căn cứ chọn biến 1. Về điều - Vị trí địa lý Agnieszka Chidlow & Stephen kiện tự - Điều kiện địa hình Young (2008), Trần Đình Thiên nhiên và Phí Vĩnh Tường (2016), - Điều kiện khí hậu Nguyễn Thị Bình (2009), Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2012) 2. Về kinh tế - Chính sách kinh tế chung Era Dabla-Norris và cộng sự (2011), Esfahani và Ramirez - Chính sách cho đầu tư phát triển (2003), Haque và Kneller (2008), - Cơ cấu kinh tế Flyvbjerg (2003), Từ Quang - Quy hoạch phát triển kinh tế Phương, Phạm Văn Hùng (2012) - Kế hoạch phát triển kinh tế - Điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước - Cơ chế phân bổ nguồn lực của Nhà nước 3. Về chính - Sự ổn định về chính trị, an toàn, an ninh Era Dabla-Norris, Jim Brumby trị, văn hóa, - Sự ủng hộ của người dân với các dự án và cộng sự (2011), Esfahani và xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Ramirez (2003), Haque và Kneller (2008), Flyvbjerg (2003) - Những nhân tố về văn hoá, lịch sử, tập quán của người dân 4. Về cơ - Năng lực quản lý của cán bộ quản lý Theo Robert S.Pindyck và Daniel quan quản Nhà nước L. Rubinfeld (1995), Nguyễn lý Nhà nước - Trình độ chuyên môn của cán bộ Nhà Mạnh Toàn (2010), Lê Tuấn Lộc nước liên quan đến đầu tư phát triển kết và cộng sự (2013), Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2012) cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Kế hoạch giải ngân của các dự án 5. Về đơn vị thực hiện 5.1. Chủ đầu - Năng lực quản lý của chủ đầu tư Theo Robert S.Pindyck và Daniel tư L. Rubinfeld (1995), Nguyễn
  20. 9 Biến độc lập Thước đo (Items) Căn cứ chọn biến Mạnh Toàn (2010), Lê Tuấn Lộc - Năng lực thẩm tra, thẩm định dự án của và cộng sự (2013), Từ Quang cán bộ quản lý dự án Phương, Phạm Văn Hùng (2013) - Năng lực đấu thầu của cán bộ quản lý dự án - Trình độ khoa học kỹ thuật của chủ đầu tư - Kinh nghiệm thực hiện dự án của chủ đầu tư - Khả năng sử dụng tiết kiệm nguồn lực của chủ đầu tư 5.2. Nhà - Năng lực quản lý của nhà thầu Theo Robert S.Pindyck và Daniel thầu xây lắp - Năng lực tài chính của nhà thầu L. Rubinfeld (1995), Nguyễn Mạnh Toàn (2010), Lê Tuấn Lộc - Kinh nghiệm thi công của nhà thầu và cộng sự (2013), Từ Quang - Năng lực công nghệ thực hiện dự án của Phương, Phạm Văn Hùng (2013) nhà thầu 5.3. Nhân tố - Năng lực các đơn vị tư vấn thực hiện dự Theo Robert S.Pindyck và Daniel khác án L. Rubinfeld (1995), Nguyễn Mạnh Toàn (2010), Lê Tuấn Lộc - Năng lực các đơn vị thẩm tra, thẩm và cộng sự (2013), Từ Quang định dự án Phương, Phạm Văn Hùng (2013) - Mức độ ảnh hưởng của giá cả vật liệu, nguồn cung cấp nguyên liệu - Múc độ ảnh hưởng của năng lực ban quản lý dự án - Mức độ ảnh hưởng của lạm phát và trượt giá Nguồn: Tổng hợp của tác giả 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Số liệu thống kê của các cấp, các báo cáo về tình hình thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư của Bộ Giao thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1