Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 14
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng mô hình, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó đưa ra các khuyến nghị, hàm ý chính sách nhằm cải thiện HQKD của các doanh nghiệp ngành thực phẩm ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- LÊ THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 2021
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- LÊ THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Luận án tiến sĩ kinh tế Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS,TS. Lê Thị Kim Nhung 2. TS. Nguyễn Thế Hùng Hà Nội, Năm 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong luận án, các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Các kết luận nghiên cứu sinh đưa ra trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Thanh Huyền
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, cho phép nghiên cứu sinh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS,TS. Lê Thị Kim Nhung và TS. Nguyễn Thế Hùng, là những giáo viên hướng dẫn khoa học đã luôn hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ để nghiên cứu sinh có thể hoàn thành bản luận án này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm thuộc trường Đại học Công nghiệp, trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp và Đại học Bách Khoa đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tài liệu quý báu, có giá trị thực tiễn về ngành thực phẩm. Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại, Khoa Sau đại học, các đồng nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng và Bộ môn Tài chính công đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong qúa trình nghiên cứu sinh thực hiện luận án. Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh Lê Thanh Huyền
- iii MỤC LỤC Phần mở đầu................................................................................................................... 1 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................ 8 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................................................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................ 8 1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. ............................................................................................................... 10 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến ngành thực phẩm và các doanh nghiệp ngành thực phẩm. .................................................................................................................... 13 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................... 14 1.2. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. ..................................... 15 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................................... 15 1.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.......................................... 17 1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ..................... 18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .................. 25 1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp................................... 25 1.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.................................................................. 29 Chương 2: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu................................. 34 2.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................................... 35 2.1.1. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 35 2.1.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu.......................................................................... 47 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 49 2.3. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................................ 55 2.3.1. Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 55 2.3.2. Xử lý dữ liệu ....................................................................................................... 56 Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................... 58 3.1. Thực trạng ngành thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 ...................... 58 3.1.1. Doanh nghiệp thực phẩm ở Việt Nam ............................................................. 58 3.1.2. Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp ngành thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019 ........................................................................................................... 59 3.1.3. Những đóng góp của các doanh nghiệp ngành thực phẩm vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019 ....................................................... 64
- iv 3.1.4. Đánh giá chung về thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm giai đoạn 2014 – 2019 ........................................................................................ 67 3.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu .......................................................................................................... 71 3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa vào số liệu kế toán .................................. 71 3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa trên giá trị thị trường ............................ 74 3.2.3. Thực trạng các yếu tố môi trường bên ngoài và yếu tố bên trong của các doanh nghiệp ....................................................................................................................................... 76 Chương 4:Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019 ............................................................................................................................. 89 4.1. Kết quả kiểm định t-test ............................................................................................... 89 4.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành thực phẩm tại Việt Nam trong mô hình tĩnh ........................................ 89 4.2.1. Phân tích tương quan ........................................................................................ 89 4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................................. 90 4.2.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khi hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng hệ số lợi nhuận trên VCSH. .................................................................... 90 4.2.4. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khi hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư.............................................................. 92 4.2.5. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khi hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng hệ số lợi nhuận doanh thu. ...................................................................... 98 4.2.6. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khi hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng tỷ suất Tobin’s Q. .................................................................................. 104 4.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam trong mô hình động ................................................. 111 4.3.1. Phân tích tương quan ...................................................................................... 111 4.3.2. Kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................................... 111 4.3.3. Kết quả phân tích hồi quy GMM hệ thống cho toàn bộ mẫu ...................... 111 4.3.4. Kết quả phân tích hồi quy GMM hệ thống cho hai nhóm DN .................... 114 4.4. Kết luận về ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm ................................................................................................... 116 4.4.1. Kết luận về ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm đối với toàn bộ mẫu........................................................ 116 4.4.2. Kết luận về ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 22000 . ................................................................... 118
- v 4.4.3. Kết luận về ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận ISO 22000 ......................................................... 119 Chương 5: Triển vọng phát triển của ngành thực phẩm ở Việt Nam và hàm ý, khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm ............................................................................................................................ 122 5.1. Triển vọng phát triển của ngành thực phẩm. ....................................................... 122 5.1.1. Bối cảnh kinh tế................................................................................................ 122 5.1.2. Cơ hội và thách thức đối với ngành thực phẩm Việt Nam trong tương lai 125 5.1.3. Dự báo triển vọng phát triển ngành thực phẩm Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2035. ......................................................................................................................... 128 5.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp ngành thực phẩm tại Việt Nam ..................................................................................................................................... 129 5.2. Một số khuyến nghị, hàm ý chính sách nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành thực phẩm ở Việt Nam ................................................................ 137 5.2.1. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp ................................................................ 137 5.2.2. Hàm ý chính sách đối với Nhà nước .............................................................. 158
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ bằng tiếng Anh Từ đầy đủ bằng tiếng Việt DN Doanh nghiệp HQKD Hiệu quả kinh doanh LN Lợi nhuận VCSH Vốn chủ sở hữu VĐT Vốn đầu tư TSSL Tỷ suất sinh lời ROA Return on asset Tỷ suất sinh lời tổng tài sản ROE Return on equity Tỷ suất sinh lời VCSH ROC Return on capital Tỷ suất sinh lời của VĐT ROS Return on sales Hệ số lợi nhuận trên doanh thu BEP Basic earning power Hệ số sức sinh lợi căn bản PE Price – earning ratio Hệ số giá – thu nhập MVA Market value added Giá trị thị trường gia tăng EVA Economic value added Giá trị kinh tế gia tăng EBIT Earning before interest and tax Lợi nhuận trước thuế và lãi vay WACC Weighted average cost of Chi phí sử dụng vốn bình quân capital GDP Gross domestic products Tổng sản phẩm quốc nội CPI Consumer price index Chỉ số giá tiêu dùng SM Solvency measure Khả năng thanh toán TM Turnover measure Khả năng hoạt động LEV Leverage Tý số quản lý nợ SIZE Size Quy mô doạnh nghiệp AGE Age Thời gian hoạt động GROWTH Growth Tốc độ tăng trưởng/Khả năng chiếm lĩnh thị trường FEM Fixed effect model Mô hình hồi quy tác động cố định REM Random effect model Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên RC Random coefficient Mô hình hệ số ngẫu nhiên GMM Generalized Method of Hồi quy GMM Moments
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay tài sản dài hạn và 37 vòng quay tổng tài sản trung bình của ngành thực phẩm Bảng 2.2 Tổng kết giả thuyết nghiên cứu 47 Bảng 3.1 Số lượng DN ngành thực phẩm 59 Bảng 3.2 Sự thay đổi chỉ số giá nguyên vật liệu và hiệu quả sử dụng tài 60 sản giai đoạn 2014 – 2019 Bảng 3.3 Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 62 2019 Bảng 3.4 Quy mô vốn kinh doanh của ngành thực phẩm 64 Bảng 3.5 Tỷ trọng lao động và thu nhập ngành thực phẩm so với toàn 65 quốc Bảng 3.6: Số liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành thực phẩm 66 Bảng 3.7 Chỉ số sản xuất công nghiệp 67 Bảng 3.8 Chỉ số tiêu thụ 67 Bảng 3.9 Hệ số LN trên tổng tài sản trung bình của ngành thực phẩm 70 Bảng 3.10 Các chỉ số tài chính được tính theo trọng số 72 Bảng 3.11 Thống kê số DN có ROE lớn hơn re 73 Bảng 3.12 Thống kê số DN có ROC lớn hơn WACC 73 Bảng 3.13 Thống kê số DN có ROS lớn hơn ROS trung bình ngành 74 Bảng 3.14 Các chỉ số tài chính tính theo giá trị thị trường 74 Bảng 3.15 Thống kê số DN có Tobin’s Q lớn hơn 1 74 Bảng 3.16 Tỷ trọng chợ và siêu thị của một số thành phố so với toàn 79 quốc Bảng 3.17 Thu nhập bình quân đầu người một tháng 79 Bảng 3.18 Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 83 2019 Bảng 3.19 Lãi suất trung bình giai đoạn 2014 - 2019 83 Bảng 3.20 Chỉ số giá cước vận tải, kho bãi giai đoạn 2014 - 2019 84 Bảng 3.21 Chỉ số đo lường sức mạnh tài chính 84 Bảng 3.22 Tỷ trọng nợ ngắn hạn trung bình 85 Bảng 3.23 Quy mô doanh nghiệp 85 Bảng 3.24 Tốc độ tăng trưởng 86 Bảng 3.25 Lực lượng lao động 86 Bảng 3.26 Lao động đã qua đào tạo của ngành chế biến chế tạo 87 Bảng 4.1 Kết quả hồi quy theo ước lượng sai số chuẩn vững 90 Bảng 4.2 Kết quả hồi quy phân vị 91 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy theo ước lượng sai số chuẩn vững 92 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo ước lượng sai số chuẩn vững 93 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy phân vị 94 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy phân vị cho DN đạt tiêu chuẩn ISO 22000 95
- viii Bảng 4.7 Kết quả hồi quy phân vị cho DN không có chứng nhận ISO 96 22000 Bảng 4.8 Kết quả phân rã chi tiết Oxaca – Blinder 97 Bảng 4.9 Kết quả hồi quy theo ước lượng sai số chuẩn vững Cluster 98 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy theo ước lượng sai số chuẩn vững 99 Bảng 4.11 Kết quả hồi quy phân vị 100 Bảng 4.12 Kết quả hồi quy phân vị 101 Bảng 4.13 Kết quả hồi quy phân vị 102 Bảng 4.14 Kết quả phân rã chi tiết Oxaca – Blinder 103 Bảng 4.15 Kết quả hồi quy theo ước lượng sai số chuẩn vững Cluster 105 Bảng 4.16 Kết quả hồi quy theo ước lượng sai số chuẩn vững 105 Bảng 4.17 Kết quả hồi quy phân vị 106 Bảng 4.18 Kết quả hồi quy phân vị 107 Bảng 4.19 Kết quả hồi quy phân vị 108 Bảng 4.20 Kết quả phân rã chi tiết Oxaca – Blinder 109 Bảng 4.21 Kết quả ước lượng theo GMM hệ thống 113 Bảng 4.22 Kết quả ước lượng theo GMM hệ thống 114 Bảng 4.23 Kết quả ước lượng theo GMM hệ thống 114 Bảng 4.24 Kết quả ước lượng theo GMM hệ thống 115 Bảng 5.1 Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2020 121 Bảng 5.2 Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 122 2020 Bảng 5.4 Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 133 2020
- ix DANH MỤC BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ, Tên sơ đồ, biểu đồ Trang biểu đồ Sơ đồ 2.1 Mô hình các yếu tố tác động đến HQKD của DN 48 Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm định 52 Biểu đồ 3.1 Chỉ số giá sản xuất giai đoạn 2014 – 2019 61 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu DN theo số lượng nhân viên trong ngành thực phẩm 63 Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng DN thực phẩm có quy mô vốn từ 1 - 5 tỷ và từ 5 - 10 tỷ 63 Biểu đồ 3.4 Kết quả kinh doanh của DN ngành thực phẩm giai đoạn 2014 – 2019 68 Biểu đồ 3.5 Tỷ suất LN trên vốn cố định giai đoạn 2014 – 2019 68 Biểu đồ 3.6 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của DN ngành thực phẩm 69 Biểu đồ 3.7 Vòng quay tổng tài sản và tỷ suất LN doanh thu của các DN 70 Biểu đồ 3.8 Tốc độ tăng vốn sản xuất kinh doanh của DN ngành thực phẩm 71 Biểu đồ 3.9 Tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 76 Biểu đồ 3.10 Thu nhập và mức sống người Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 78 Biểu đồ 3.11 Khả năng sản xuất, xuất - nhập khẩu của ngành thực phẩm 81
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh (HQKD) của doanh nghiệp (DN) luôn thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế. Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu này, có hai nhiệm vụ được các nhà khoa học đặt lên hàng đầu: thứ nhất là xác định đúng các chỉ tiêu để đánh giá HQKD, thứ hai là lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng phù hợp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có sự thống nhất về vấn đề này. Liên quan đến công tác đánh giá HQKD của DN, đây chính là cơ sở để xác định sự cần thiết của việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới HQKD. Trong thực tế, một yếu tố không thể phản ánh mọi khía cạnh của HQKD của công ty. Do đó, việc sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu cho phép các nhà kinh tế học đánh giá tốt hơn về khả năng phát triển của DN. Tuy nhiên, công việc này không hề dễ dàng, bởi vì mỗi ngành nghề có những đặc trưng riêng, dẫn tới sự khác biệt trong tiêu chuẩn đánh giá HQKD. Chính vì vậy, việc lựa chọn hệ thống các thước đo, tiêu chí phù hợp với đối tượng đo lường là một vấn đề quan trọng, cần được tiếp tục nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQKD của DN cũng đang trở nên vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà các công ty phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ trong ngành và yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, sự biến động kinh tế và những đặc trưng ngành nghề là rào cản khiến cho việc tìm ra và đánh giá mức ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD trở nên khó khăn hơn. Nghiên cứu về vấn đề này, các nhà kinh tế học Hawawini, Subramanian và Verdin (2003) cho rằng các yếu tố bên ngoài đóng vai trò quan trọng hơn trong việc xác định ảnh hưởng của HQKD của công ty. Mặt khác, các nghiên cứu khác (Opler và Titman, 1994) cho thấy các yếu tố cụ thể bên trong của công ty dường như là yếu tố chính quyết định hiệu quả hoạt động và là động lực chính cho việc tạo lợi thế cạnh tranh, điều này có vai trò quan trọng giúp DN tồn tại khi xảy ra suy thoái kinh tế. Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có sự thống nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của DN (Rumelt, 1991), chính vì vậy, việc xây dựng các mô hình để xác định chính xác hơn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới HQKD của các DN vẫn là một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Ở Việt Nam, ngành thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của quốc gia, tuy nhiên, do những vấn đề khách quan và chủ quan, HQKD của các DN thực phẩm lại chưa tương xứng với tiềm năng của ngành, vì vậy, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD là cần thiết, tạo cơ sở để đề xuất các giải pháp hữu ích cho DN. Trên thực tế, việc phát triển lĩnh vực thương mại thực phẩm ở Việt Nam có
- 2 nhiều thuận lợi. Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Đây chính là tiền đề quan trọng, giúp cho các DN có cơ hội tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào với chi phí hợp lý. Thứ hai, khi mức thu nhập bình quân đầu người theo tháng đã tăng 1.6 lần (từ 2,637,000 đồng lên 4,295,000 đồng) trong giai đoạn 2014 - 2019, khiến cho nhu cầu của người dân về việc cải thiện chất lượng dinh dưỡng cũng thay đổi. Thứ ba, dân số Việt Nam là dân số trẻ với tỷ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên luôn nằm quanh mức 57%, điều này tạo nên thị trường lao động và tiêu thụ ngày càng rộng lớn. Thư tư, hoạt động thương mại tự do được tạo điều kiện phát triển, và ngành du lịch ngày càng mở rộng đã dẫn đến tổng mức chi tiêu của người dân trong nước cũng như nước ngoài vào thực phẩm tăng mạnh. Chính nhờ những thuận lợi này nên ngành thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ cung ứng thực phẩm để duy trì năng lượng cho con người, nó còn là một trong những ngành nghề tạo nên lượng việc làm lớn (số lượng lao động trong ngành luôn chiếm khoảng 4% so với lao động toàn quốc), mức đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội khá cao (khoảng 15%) và góp phần giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội (Tổng thu nhập của người lao động trong lĩnh vực thực phẩm luôn chiếm khoảng 3.9% tổng thu nhập lao động trong cả nước). Những kết quả trên đều có sự đóng góp rất lớn từ các DN thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), bởi đó là những công ty sản xuất, phân phối thực phẩm lớn nhất toàn quốc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy HQKD của các DN trong ngành chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của nó. Tỷ suất lợi nhuận của tổng tài sản ngành thực phẩm chỉ khoảng 6% và hệ số lợi nhuận doanh thu nằm dao động quanh mức 4.5%. Kết quả này đã phần nào cho thấy tiềm năng của ngành chưa được khai thác triệt để. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, bao gồm: khó khăn trong quản lí nguyên vật liệu đầu vào, quy mô vốn bị hạn chế, cơ cấu vốn chưa hợp lí, trình độ lao động chưa cao,… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành còn chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ra sự biến động khó dự đoán về sản lượng hàng hóa tiêu thụ. Ngoài ra, các công ty trong ngành còn liên tục phải đối mặt với nhiều áp lực từ các diễn biến bất lợi liên quan đến thị trường cung cứng hàng hóa đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm, như: hiện tượng sụp đổ dây chuyền trong ngành thủy sản diễn ra năm 2011- 2012, khủng hoảng trong ngành chăn nuôi và chế biến thịt lợn năm 2017, biến động bất thường trong giá gạo trong giai đoạn 2018 – 2019,… Những khó khăn này đã khiến cho HQKD của các DN thực phẩm chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Việc không khai thác tốt các lợi thế cạnh tranh có thể sẽ khiến cho ngành thực phẩm khó phát triển khi phải cạnh tranh với các DN nước ngoài trong bối cảnh thương mại quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi đó, ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai diễn ra trong thời gian gần đây đã tạo nên những thay đổi trong hoạt động ngành
- 3 thực phẩm. Vì vậy, việc xây dựng mô hình và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD của các công ty thực phẩm là cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình này không dễ dàng vì các công ty thực phẩm có những đặc điểm khác biệt so với các DN thuộc ngành kinh doanh khác như nhu cầu vốn, chi phí và kết quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào yếu tố nguyên vật liệu, hoạt động kinh doanh chịu sự chi phối của các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề này một cách hiệu quả, nhiều nhà kinh tế cho rằng các DN thực phẩm đã niêm yết trên TTCK nên được quan tâm đầu tiên. Với nguồn vốn lớn và khả năng đáp ứng các điều kiện chặt chẽ của việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các DN này có nhiều tiềm lực để phát triển thành các DN đầu ngành, tạo tiền đề tốt cho các doanh nghiệp còn lại. Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng mô hình, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó đưa ra các khuyến nghị, hàm ý chính sách nhằm cải thiện HQKD của các doanh nghiệp ngành thực phẩm ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về HQKD, các chỉ tiêu đánh giá và thước đo HQKD của DN. - Khảo sát thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của các DN ngành thực phẩm giai đoạn 2014 – 2019 và các DN thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam thuộc mẫu nghiên cứu, từ đó tìm ra các vấn đề mà các DN trong ngành đang phải đối diện. - Tổng quan nghiên cứu, xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến HQKD của các DN thực phẩm ở Việt Nam. - Kiểm định mô hình để đảm bảo sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, qua đó, đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến HQKD của các DN thực phẩm ở Việt Nam. - Thảo luận kết quả và đưa ra các kết luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến HQKD của các DN thực phẩm ở Việt Nam.
- 4 - Nhận diện các vấn đề đặt ra trong tương lai đối với của các DN ngành thực phẩm ở Việt Nam, qua đó, đề xuất những khuyến nghị, hàm ý chính sách nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm ở Việt Nam trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD của DN ngành thực phẩm nói chung và các DN ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các DN thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. - Về thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu của luận án giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa vào cơ sở của phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề nhằm đảm bảo tính toàn diện, cụ thể, có hệ thống và logic. Với dữ liệu thứ cấp lấy từ báo cáo tài chính của các DN ngành thực phẩm, niên giám của Tổng cục Thống kê quả các năm, các số liệu liên quan ở Bộ Tài chính, luận án kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trong đó, phương pháp định lượng sẽ được sử dụng chủ yếu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD của DN ngành thực phẩm. 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các chỉ tiêu phù hợp để đánh giá HQKD của các DN thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng. Luận án sử dụng một số phương pháo nghiên cứu như: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, hoạt động thu thập dữ liệu từ các tài nguyên sẵn có được tiến hành. Dữ liệu được thu thập từ các nguồn: thư viện, các cơ quan Chính phủ, các hiệp hội, các viện nghiên cứu,… - Trên cơ sở dử dụng các nguồn thông tin thu thập, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh để đạt được mục tiêu nghiên cứu. 4.2. Phương pháp định lượng Trên cơ sở nghiên cứu các công trình đã công bố, luận án xây dựng mô hình phù hợp để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến HQKD của các DN ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019. Phương pháp định lượng sẽ được sử dụng chủ yếu để đạt được các mục tiêu nghiên cứu. + Xử lý dữ liệu và kiểm định mô hình:
- 5 Dữ liệu thứ cấp được xử lý và thống kê trên phần mềm Stata 14, sau đó được phân tích dựa trên các lý thuyết kinh tế lượng và tài chính DN. Luận án sẽ sử dụng các kiểm định (bao gồm: kiểm định Fisher, phương pháp nhân tử Lagrange (LM) với kiểm định Breusch-Pagan, kiểm định Hausman) để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp như: phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (ordinary least squares – OLS), phương pháp ước lượng theo mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model (FEM)), phương pháp ước lượng theo mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model (REM)). Trong luận án, các kiểm định sẽ được thực hiện để phát hiện ra các hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và nội sinh. Các giải pháp để giải quyết các khuyết tật cũng được thực hiện như sử dụng như ước lượng sai số chuẩn vững, ước lượng GMM nhằm mục đích đạt được kết quả ước lượng chính xác nhất về tác động của các yếu tố đến HQKD của DN. Bên cạnh phân tích hồi quy tác động trung bình, luận án còn sử dụng kết quả hồi quy phân vị và phân tích phân rã Oaxaca – Blinder để có nhận định toàn diện hơn về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình đến HQKD của DN. + Phân tích và thảo luận kết quả: Trong phân tích dữ liệu, luận án sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh và suy luận. Các kỹ thuật suy luận thống kê như phân tích hai chiều để đo sự liên kết, phân tích hai chiều để thử nghiệm sự khác biệt, phân tích yếu tố và phân tích hồi qui sẽ được áp dụng để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu. Dựa trên việc phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm, các kết luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD của các DN thực phẩm sẽ được đưa ra. 5. Những đóng góp mới của luận án. HQKD và các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD là một vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là đối với các DN chịu áp lực cạnh tranh lớn như DN thuộc ngành thực phẩm. Để đánh giá tác động của các yếu tố đến HQKD, luận án đã xây dựng mô hình dựa trên ba yếu tố: thứ nhất là lựa chọn chỉ tiêu đo lường HQKD phù hợp. Thứ hai là lựa chọn yếu tố tác động phù hợp. Thứ ba là lựa chọn dạng mô hình và các ước lượng hiệu quả. Thứ nhất, liên quan đến việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá HQKD, bên cạnh hai chỉ số tài chính hệ số LN doanh thu (ROS) và chỉ số Tobin’s Q, luận án đã sử dụng nhóm hai chỉ số mức độ sinh lời của VCSH (ROE) và mức độ sinh lời của VĐT (ROC) để tăng tính toàn diện của kết quả đánh giá HQKD của DN thực phẩm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án đã tiến hành đánh giá HQKD dựa trên sự so sánh với chi phí sử dụng vốn như chi phí sử dụng VCSH hay chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền để có những kết luận chính xác hơn về tình hình kinh doanh thực sự của các DN. Kết quả phân tích cho thấy, xét về TSSL của VCSH, khoảng 50% số lượng DN được khảo sát có mức ROE
- 6 tương đối tốt trong giai đoạn 2014 – 2019. Tuy nhiên, TSSL của VĐT và hệ số LN doanh thu của các DN không cao, cho thấy tồn tại những vấn đề khiến cho HQKD của DN không đạt như mong đợi. Mặc dù vậy, kết quả phân tích hệ số Tobin’s Q lại cho thấy sự đánh giá tích cực của các nhà đầu tư đối với các DN ngành thực phẩm, bằng chứng là cổ phiếu của DN được đánh giá cao hơn giá trị sổ sách. Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư đánh giá cao tiềm năng của ngành thực phẩm. Thứ hai, liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tới HQKD của DN, ngoài các yếu tố trong nhóm môi trường bên ngoài và yếu tố bên trong, luận án đã xem xét việc đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 22000 để đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của DN, và kiểm tra xem sự khác biệt về HQKD giữa DN có chứng nhận ISO 22000 và DN không có chứng chỉ này. Kết quả phân tích cho thấy, có tồn tại sự khác biệt về TSSL của VĐT, hệ số LN doanh thu và tý số Tobin’s Q giữa DN đạt tiêu chuẩn ISO 22000 và các DN còn lại. Kết quả cho thấy HQKD của các DN có chứng nhận ISO 22000 tốt hơn với nhóm DN còn lại, chứng tỏ việc lựa chọn các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mang lại những ý nghĩa tích cực đối với hoạt động kinh doanh của DN ngành thực phẩm. Ngoài ra, luận án cũng đã đánh giá tác động của HQKD và mức độ sử dụng nợ trong quá khứ đến hiện tại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố nợ trong quá khứ có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến HQKD của DN, nhưng thay vì ảnh hưởng tiêu cực, nó lại có tác động tích cực. Điều này là ngược lại với giả thuyết đặt ra ban đầu, và nó gợi mở một phương án cho các DN khi xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn Thứ ba, điểm mới của luận án là việc sử dụng phương pháp hồi quy phân vị và phân tích phân rã Oaxaca trong việc đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến HQKD của DN và khai thác nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong HQKD của nhóm DN đạt tiêu chuẩn ISO 22000 và các DN còn lại. Phương pháp hồi quy phân vị đã chỉ ra rằng các yếu tố trong mô hình đều có tác động đến HQKD của DN ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK tại các phân vị khác nhau. Hồi quy phân rã Oaxaca -Blinder đã cho thấy nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt trong HQKD của hai nhóm DN. Nguyên nhân của sự khác biệt này đều đến từ hiệu ứng cấu trúc và các yếu tố góp phân tạo nên sự khác biệt của hai nhóm DN bao gồm: Khả năng thanh toán, Khả năng hoạt động, Quy mô DN, Thời gian kinh doanh và Chỉ số giá tiêu dùng. 6. Kết cấu luận án Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành năm chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- 7 Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 5: Triển vọng phát triển của ngành thực phẩm ở Việt Nam và các hàm ý, khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm.
- 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp HQKD là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động khác. Trong quá trình hoạt động, đây luôn là vấn đề được tổ chức kinh tế quan tâm hàng đầu, bởi vì dựa vào nó, DN có thể đánh giá được khả năng hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của mình, và đưa ra các quyết định phù hợp. Dưới góc độ tài chính, các nhà kinh tế thường tiến hành phân tích HQKD của DN dựa vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty với hệ thống các chỉ tiêu tài chính được lựa chọn. Theo nhiều nhà kinh tế học như Kim Clark và Fujimoto (1991), Suwignjo, Bititci và Carrie (2000), James và John (2005), Brigham (2010), việc đánh giá HQKD thường được thực hiện dựa trên việc phân tích các chỉ số được thiết kế để hiển thị mối quan hệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chính, qua đó nhà nghiên cứu có thể đánh giá tình hình tài chính nói riêng và thực trạng kinh doanh nói chung của DN trong sự so sánh ở nội bộ công ty và giữa các công ty với nhau. Các nhà kinh tế học cho rằng phép đo HQKD có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong DN, chính vì vậy, đã có nhiều công trình khoa học được tiến hành để hệ thống hóa các chỉ tiêu tài chính có thể sử dụng để đánh giá HQKD của DN Venkatraman và Ramanujam (1986) đã đặt nền tàng cho nghiên cứu HQKD trong bài báo “Measurement of business performance in strategy research: A comparison of approaches”. Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã đưa ra hai hệ thống chỉ tiêu để đo lường HQKD bao gồm: chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu hoạt động. Các tác giả cùng nhấn mạnh để đânhs giá HQKD, chỉ tiêu về tài chính phải bao gồm các chỉ số tính trên giá trị sổ sách và các chỉ số dựa trên giá trị thị trường. Bên cạnh đó, hai nhà kinh tế học cũng khuyễn nghị sử dụng các chỉ tiêu hoạt động trong việc đánh giá HQKD của DN. Dựa trên nghiên cứu của của Venkatraman và Ramanujam (1986), Murphy và cộng sự (1996) đã phân chia các tiêu chí đánh HQKD thành 8 nhóm: mức độ hiệu quả, mức độ tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi, quy mô công ty, tính thanh khoản, mức độ thành công/ thất bại, thị phần và đòn bẩy tài chính. Trong đó, các tác giả cũng nhấn mạnh mức độ hiệu quả, mức độ tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận là những chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng nhất khi đánh giá HQKD của một doanh nghiệp. Bên cạnh các chỉ tiêu cơ bản, Chen và Dodd (1997) đã đưa ra mô hình về giá trị
- 9 gia tăng kinh tế (Economic value added- EVA) để đánh giá hiệu quả DN trong công trình nghiên cứu “An empirical examination of a new corporate performance measure” C. Walsh (2008) đánh giá HQKD của DN dựa khả năng sinh lợi. Thông qua việc giải thích cụ thể các chỉ số tài chính, tác giả giúp cho các nhà quản lí DN nhận ra những thay đổi quan trọng trong hoạt động của công ty và những tác động của nền kinh tế mà họ cần phải chú ý tới. Các chỉ số đã cho thấy mối quan hệ tồn tại giữa các phần khác nhau của một DN, và sự cần thiết của sự cân bằng tương đối giữa các bộ phận này. Do đó, kết quả phân tích các chỉ số tài chính sẽ giúp các nhà quản lý phối hợp với nhau hiệu quả hơn. Ngoài ra, tác giả cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của DN. Có thể nói, đây là một cuốn cẩm nang về tài chính của các nhà quản trị nói chung và các giám đốc tài chính nói chung. Higgins (2007) cũng hệ thống hóa lý thuyết để đánh giá kết quả hoạt động của DN dựa trên kết quả hoạt động tài chính. Trong tác phẩm của mình, tác giả đã trình bày một cách chi tiết các nguồn số liệu cần thiết để phục vụ cho hoạt động phân tích tài chính và những chỉ số quan trọng, thông qua đó có thể có được những nhận xét cơ bản về tình hình tài chính của DN. Các chỉ tiêu tài chính được hệ thống lại tương đối đầy đủ bao gồm nhóm chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu rủi ro cơ cấu nợ, nhóm chỉ tiêu rủi ro cơ cấu chi phí… Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ rõ các mối liên hệ giữa các chỉ số và đào sâu phân tích các thuật ngữ tài chính nhằm giúp cho việc phân tích được chính xác hơn. Theo nghiên cứu của R.Simon (2000), kết quả hoạt động của DN không chỉ được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu tài chính thông thường. Tác giả đã hệ thống hóa được một số phương pháp phi tài chính thông qua đó có thể đưa ra được nhận định về kết quả hoạt động của DN. Tài liệu cũng đưa ra hướng dẫn cho các DN xây dựng hệ thống kiểm soát và quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyễn Tấn Bình (2008) đã đưa ra được nhóm các hệ số tài chính cơ bản để đánh giá HQKD của DN như các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính…, kèm theo đó là các ví dụ cụ thể để minh họa cho lý thuyết. Tuy nhiên,hiện nay, các nhà phân tích tài chính đã phát triển thêm các thước đo khác là MVA (Market value added) và EVA (Economic value added), tác giả chưa đề cập đến hai giá trị này khi đánh giá HQKD của doanhh nghiệp. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống các chỉ tiêu để đo lường và đánh giá HQKD, nhưng vì chưa có sự thống nhất việc lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, các khoa học có thể sử dụng rất nhiều chỉ tiêu kinh tế khác nhau. Trong khi Maryanee và Don (2006) dùng chỉ số lợi nhuận (LN) trên tổng tài sản (ROA) làm thước đo hiệu quả sử dụng tài sản trong DN,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn