Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý thuyết về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại; Phương pháp nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại; Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phan Diên Vỹ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2024 Phan Thị Thu Hằng
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/ Cô của trường Đại học Ngân hàng đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại đây. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Phan Diên Vỹ, người hướng dẫn khoa học cho luận án, đã giúp tôi tiếp cận hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại Học, thầy TS Lê Đình Hạc, chị Vũ Thị Thu Hà – Quản lý lớp NCS22 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh chị và các bạn lớp NCS22, đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024 Phan Thị Thu Hằng
- iii TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, luận án đã trình bày về TNNL và tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM tai Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các phương pháp hồi quy OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM và Bayes với dữ liệu thu thập từ 32 NHTM tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2022 với 352 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 biến tác động đến TNNL, cụ thể: biến BANKSIZE có tác động ngược chiều đến TNNL, trong khi các biến DEPTA, ROA, HHI, TEC và GDP có tác động cùng chiều đến TNNL. Kết quả nghiên cứu về đánh giá tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam cho thấy rằng TNNL có tác động tích cực đến HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam thông qua các biến độc lập là ICO-non, ICO -com, ICO-trad và ICO-oth. Đối với SE, biến ICO-trad không có ý nghĩa thống kê. Đồng thời luận án cũng sử dụng phương pháp Bayes để kiểm định tính vững của mô hình. Xác suất hệ số hồi quy của các biến tác động đến TNNL và HQHĐ đều lớn hơn 50%. Như vậy, kết quả phân tích Bayes cho thấy mô hình có tính ổn định cao và các kết luận rút ra sẽ có độ tin cậy. Kết quả kiểm định sự hội tụ của các MCMC tương ứng với các hệ số hồi quy trong các mô hình đều thể hiện sự hội tụ. Bên cạnh đó, luận án còn tiến hành xác định các kênh tác động của TNNL đến HQHĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy TNNL từ hoạt động dịch vụ và TNNL từ hoạt động khác của ngân hàng là những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản của các NHTM. Đồng thời, TNNL từ hoạt động khác của ngân hàng có thể làm tăng chi phí của các NHTM. Với chi phí hoạt động dịch vụ, kết quả ước lượng mô hình với các thành phần của TNNL cho thấy TNNL từ hoạt động khác của ngân hàng thậm chí còn làm giảm chi phí hoạt động dịch vụ của các NHTM. Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả cũng đưa ra các kết luận và các hàm ý chính sách nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng nhằm nâng cao TNNL, gia tăng HQHĐ, giảm thiểu những rủi ro cho NHTM. Từ khoá: Thu nhập, Thu nhập ngoài lãi, hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại, Phương pháp Bayes.
- iv SUMMARY The thesis presented Non-Interest Income and the impact of Non-Interest Income on the performance of commercial banks in Vietnam. The thesis uses quantitative research methods with OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM and Bayes regression methods with data collected from 32 commercial banks in Vietnam during the period from 2012 to 2022 with 352 observations. Research results show that there are 6 variables that impact Non-Interest Income, specifically: the BANKSIZE variable has a negative impact on Non-Interest Income, while the variables DEPTA, ROA, HHI, TEC and GDP have the same impact direction to Non-Interest Income.Research results on assessing the impact of Non-Interest Income on the performance of commercial banks in Vietnam show that Non-Interest Income has a positive impact on the performance of commercial banks in Vietnam through the independent variables ICO-non, ICO-com, ICO-trad and ICO-oth. For SE, the ICO-trad variable is not statistically significant. The thesis also uses the Bayesian method to test the robustness of the model. The probability of regression coefficients of variables affecting Non-Interest Income and operating efficiency are all greater than 50%. Thus, the Bayesian analysis results show that the model is highly stable and the conclusions drawn will be reliable. The results of testing the convergence of the MCMCs corresponding to the regression coefficients in the models all show convergence. In addition, the thesis also identifies the impact channels of Non-Interest Income on operational efficiency. Research results show that Non-Interest Income from service activities and Non-Interest Income from other banking activities are the main reasons for increasing asset utilization efficiency of commercial banks. At the same time, Non- Interest Income from other bank activities can increase the costs of commercial banks. With service operating costs, the model estimation results with the components of Non- Interest Income show that Non-Interest Income from other bank activities even reduces the service operating costs of commercial banks. From the above research results, the author also draws conclusions and policy implications to develop non-credit products and services to improve Non-Interest Income, increase operational efficiency, and minimize risks for commercial banks. Keywords: Income, Non-Interest Income, operating efficiency, commercial banks, Bayesian analysis.
- v MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ X DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... XI DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... XIII CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................. 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 3 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4 1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 5 1.6. KẾT CẤU LUẬN ÁN ............................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................... 8 2.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG .................... 8 2.1.1. KHÁI NIỆM ......................................................................................................... 8 2.1.2. CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG ................................................................................. 9 2.2. THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG ......................................................................... 12 2.3. THU NHẬP NGOÀI LÃI ...................................................................................... 13 2.3.1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 13 2.3.2. CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG ............................................................................... 14 2.3.3. VAI TRÒ CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG...... 14 2.3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI ....................... 15 2.4. TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................................... 19 2.5. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ......................................................................... 21 2.5.1. LÝ THUYẾT VỀ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG ( MARKET POWER THEORY) ..................................................................................................................... 21 2.5.2. LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN LỰC (RESOURCE-BASED VIEW)..................... 22 2.5.3. LÝ THUYẾT VỀ ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP.............................................. 23 2.5.4. LÝ THUYẾT CHI PHÍ ĐẠI DIỆN (AGENCY THEORY) .............................. 24 2.5.5. LÝ THUYẾT PHÁT TÍN HIỆU (SIGNALING THEORY) .............................. 25 2.6. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ...................................................................... 26
- vi 2.6.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNNL CỦA CÁC NHTM ................................................................................................................. 26 2.6.2. CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN HQHĐ CỦA CÁC NHTM ................................................................................................................. 29 2.7. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 40 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 43 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................................................................................... 44 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 44 3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HQHĐ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM .............. 50 3.3. PHƯƠNG PHAP DANH GIA CAC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNNL CỦA CAC NHTM VIỆT NAM ............................................................................................. 51 3.3.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................................................................... 51 3.3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................. 55 3.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN HQHĐ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM ...................................................................................................... 57 3.4.1. PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................. 57 3.4.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................. 59 3.5. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH KÊNH TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................................................................. 62 3.6. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 64 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 65 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ............... 65 4.1.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ .......................................................................................... 65 4.1.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ............................................................................ 67 4.1.3. KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN ....................................................................... 69 4.1.4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH POOLED – OLS, MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH, MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN ...................................... 69
- vii 4.1.5. KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI . .............. 71 4.1.6. KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG NỘI SINH CỦA MÔ HÌNH ............................... 72 4.1.7. KẾT QUẢ HỒI QUY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SGMM .................................. 73 4.1.8. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES ......................................................................................................................... 74 4.1.9. THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..................................... 77 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN HQHĐ CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM .............................................................................................. 79 4.2.1.THỐNG KÊ MÔ TẢ ........................................................................................... 79 4.2.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN TƯƠNG QUAN ......................................................... 80 4.2.3. KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN ....................................................................... 82 4.2.4. KẾT QUẢ HỒI QUY THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG .............. 82 4.2.4.1. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HỒI QUY POOLED – OLS ................................. 82 4.2.4.2. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HỒI QUY FEM .................................................... 85 4.2.4.3. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HỒI QUY REM .................................................... 86 4.2.4.4. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY PHÙ HỢP .................................... 88 4.2.4.5. KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI ......................................... 90 4.2.4.6. KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN .................................................................. 91 4.2.4.7. KHẮC PHỤC KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH BẰNG FGLS ..................... 91 4.2.4.8. KIỂM ĐỊNH TÍNH NỘI SINH CỦA MÔ HÌNH ........................................... 94 4.2.5. KẾT QUẢ HỒI QUY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SGMM .................................. 98 4.2.6. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES ....................................................................................................................... 102 4.2.6.1. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES ĐỐI VỚI ROA.............................................................................................. 102 4.2.6.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES ĐỐI VỚI ROE .............................................................................................. 108 4.2.6.3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES ĐỐI VỚI SE ................................................................................................. 113 4.2.6.4. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES ĐỐI VỚI TE ................................................................................................. 118
- viii 4.2.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 123 4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH KÊNH TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................................................................................... 126 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 130 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 131 5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 131 5.2. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH.............................................................................. 132 5.2.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI ......... 132 5.2.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH KHÁC ....................................................................... 134 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO. ..................................... 136 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... I PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TNNL CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ...........................................................................XII PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROA CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH) ............................................................................................................................... XXVII PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH) ..................................................................................................................................... XL PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN TE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH) ................................................................................................................................... LIX PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN SE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH) ..............................................................................................................................LXXVI PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROA CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-NON) ..............................XCIII PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-NON) ................................ CIV PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN TE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (BIẾN ĐỘC LẬP ICO-NON) .............................. CXIV
- ix PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN SE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (BIẾN ĐỘC LẬP ICO-NON) ........................... CXXIX PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH KÊNH TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN HQHĐ CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ....................................................CXXXIX
- x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT ĐỊNH NGHĨA 1 DGMM Difference Generalized Method of moments 2 ĐDH Đa dạng hoá 3 FGLS Feasible Generalized Least Squares 4 FEM Fix Effects models 5 Fintech Financial Technology 6 GDP Gross Domestic product 7 GMM Generalized Method of moments 8 HHI Herfindahl Hirschman index 9 HQHĐ Hiệu quả hoạt động 10 HQQM hiệu quả quy mô 11 NH Ngân hàng 12 NHNN Ngân hàng Nhà nước 13 NHTM Ngân hàng Thương mại 14 NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần 15 NHTMVN Ngân hàng Thương mại Việt Nam 16 NON Thu nhập thuần ngoài lãi 17 NIM Thu lãi biên ròng 18 OECD Organization for Economic Cooperation and Development 19 REM Random Effects models 20 ROA Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 21 ROE Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu 22 SGMM System Generalized Method of moments 23 TCTD Tổ chức tín dụng 24 TNNL Thu nhập ngoài lãi 25 VN Việt Nam
- xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Lược khảo các nghiên cứu liên quan........................................................... 34 Bảng 3.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL ..... 55 Bảng 3.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM........................................................................................................................... 59 Bảng 3.3. Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ......................................... 63 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ TNNL của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012-2022 ............ 66 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNNL ............................................................................................................................ 66 Bảng 4.2. Ma trận tương quan ...................................................................................... 68 Bảng 4.3: Hệ số VIF của các biến trong mô hình nghiên cứu ...................................... 69 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng Pooled – OLS, FEM, REM 69 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật mô hình bằng FGLS ............ 71 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Wu - Hausman ............................................................... 72 Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL tại các NHTM Việt Nam bằng phương pháp SGMM .............................................................. 73 Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp Bayes ................................ 74 Bảng 4.9. Xác suất của các hệ số hồi quy ..................................................................... 75 Bảng 4.10. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................. 79 Bảng 4.11. Bảng ma trận tương quan của mô hình tác động TNNL đến HQHĐ của NHTM tại Việt Nam ..................................................................................................... 81 Bảng 4.12: Hệ số VIF của các biến trong mô hình nghiên cứu .................................... 82 Bảng 4.13. Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled – OLS ..................................... 84 Bảng 4.14. Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM ................................................... 85 Bảng 4.15. Kết quả hồi quy theo phương pháp REM ................................................... 87 Bảng 4.16. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình của ROA ......................................... 88 Bảng 4.17. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình của ROE .......................................... 88 Bảng 4.18. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình của TE ............................................. 89 Bảng 4.19. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình của SE ............................................. 90 Bảng 4.20. Kết quả kiểm định Wald............................................................................. 91 Bảng 4.21. Kết quả kiểm định Wooldridge .................................................................. 91 Bảng 4.22. Kết quả hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật mô hình bằng FGLS .......... 92
- xii Bảng 4.23. Kết quả kiểm định Hausman Test của ROA .............................................. 94 Bảng 4.24. Kết quả kiểm định Hausman Test của ROE ............................................... 95 Bảng 4.25. Kết quả kiểm định Hausman Test của SE .................................................. 95 Bảng 4.26. Kết quả kiểm định Hausman Test của TE .................................................. 97 Bảng 4.27. Kết quả ước lượng theo SGMM đối với ROA ........................................... 99 Bảng 4.28. Kết quả ước lượng theo SGMM đối với ROE ......................................... 100 Bảng 4.29. Kết quả ước lượng theo SGMM đối với SE ............................................. 101 Bảng 4.30. Kết quả ước lượng mô hình 1 bằng phương pháp Bayes đối với ROA ... 103 Bảng 4.31. Kết quả ước lượng mô hình 2 bằng phương pháp Bayes đối với ROA ... 104 Bảng 4.32. Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 1 ............................................... 105 Bảng 4.33. Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 2 ............................................... 105 Bảng 4.34. Kết quả ước lượng mô hình 1 bằng phương pháp Bayes đối với ROE .... 109 Bảng 4.35. Kết quả ước lượng mô hình 2 bằng phương pháp Bayes đối với ROE .... 110 Bảng 4.36. Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 1 ............................................... 110 Bảng 4.37. Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 2 ............................................... 111 Bảng 4.38: Kết quả ước lượng mô hình 1 bằng phương pháp Bayes đối với SE ....... 113 Bảng 4.39. Kết quả ước lượng mô hình 2 bằng phương pháp Bayes đối với SE ....... 115 Bảng 4.40. Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 1 ............................................... 115 Bảng 4.41. Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 2 ............................................... 116 Bảng 4.42: Kết quả ước lượng mô hình 1 bằng phương pháp Bayes đối với TE ....... 118 Bảng 4.43. Kết quả ước lượng mô hình 2 bằng phương pháp Bayes đối với TE ....... 119 Bảng 4.44. Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 1 ............................................... 120 Bảng 4.45. Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 2 ............................................... 120 Bảng 4.46. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu............................................................. 126 Bảng 4.47. Kết quả ước lượng theo SGMM đối với AU ............................................ 126 Bảng 4.48. Kết quả ước lượng theo SGMM đối với TER .......................................... 127 Bảng 4.49. Kết quả ước lượng theo SGMM đối với STA .......................................... 129
- xiii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 45 Hình 4.1. Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC .................................................. 77 Hình 4.2. Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 1 ........... 107 Hình 4.3. Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 2 ........... 108 Hình 4.4. Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 1đối với ROE .................................................................................................................................... 112 Hình 4.5. Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 2 đối với ROE .................................................................................................................................... 113 Hình 4.6. Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 1đối với SE .................................................................................................................................... 117 Hình 4.7. Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 2 đối với SE .................................................................................................................................... 118 Hình 4.8. Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 1đối với TE .................................................................................................................................... 122 Hình 4.9 Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 2 đối với TE .................................................................................................................................... 123
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Hiệu quả hoạt động (HQHĐ) luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các Ngân hàng thương mại (NHTM). Để tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào, kể cả NHTM phải đảm bảo có hiệu quả. Thu nhập của ngân hàng là thước đo phản ánh hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Hiện nay, nguồn thu nhập của NHTM gồm thu từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Nhưng trên thực tế, minh chứng từ các báo cáo tài chính của các NHTM cho thấy thu nhập chính của các ngân hàng vẫn là thu nhập từ lãi với tỷ trọng qua các năm đều cao. Cụ thể, trong báo cáo tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước quý 1 năm 2023 thì Thu nhập từ hoạt động tín dụng của các NHTM chiếm 79,6% tổng thu nhập của NHTM. Tuy nhiên, với định hướng hạn mức tăng trưởng tín dụng bị hạn chế theo mức trần của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong những năm vừa qua và thời gian tới, lãi suất dần được thúc đẩy cải cách theo hướng thị trường. Thêm vào đó, nếu chỉ tập trung vào các hoạt động tín dụng truyền thống các NHTM sẽ chịu nhiều rủi ro và đối mặt với thách thức nghiêm trọng trước những sự bất ổn của nền kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và còn chịu nhiều áp lực thích ứng với tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Thực tiễn hoạt động ngân hàng cho thấy, việc chuyển mình để thích nghi với xu thế hiện đại, chuyển đổi cơ cấu thu nhập của các NHTM là điều tất yếu. Vài năm trở lại đây, các Ngân hàng đã và đang có sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập của mình theo hướng giảm dần tỷ trọng thu từ lãi và tích cực gia tăng tỷ trọng thu từ các hoạt động ngoài lãi như: dịch vụ, đầu tư, chứng khoán, môi giới, tư vấn… Với việc mở rộng các hoạt động phi truyền thống, các NHTM có thể phân tán và giảm rủi ro, thúc đẩy cạnh tranh trên phân khúc thị trường rộng hơn, thu nhập từ nhiều nguồn hơn và cao hơn. Một trong các nội dung của đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 là: “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng”, cho đến nay các NHTM vẫn luôn theo đuổi mục tiêu này. Điều này cho thấy các NHTM đang dần chú trọng hơn vào các hoạt động tạo ra TNNL. Theo nguồn tổng hợp của tác giả về cơ cấu thu nhập của nhóm các NHTM Việt nam niêm yết, tỷ trọng TNNL trên tổng thu nhập
- 2 có xu hướng tăng trưởng qua các năm từ: 22,7 % năm 2015, 24,5 % năm 2016, 26,3% năm 2018, và đạt mức 31,9% cho 2022.Vì thế, việc gia tăng thu nhập ngoài lãi (TNNL) đang dần trở thành một chiến lược quan trọng và có tác động lớn đến HQHĐ của NHTM. Trong bối cảnh học thuật, việc nâng cao tỷ lệ thu nhập phi lãi được nhận định có khả năng mang lại dòng thu ổn định hơn cho các tổ chức tài chính, qua đó nâng cao hiệu suất hoạt động kinh doanh khi đã được điều chỉnh để phản ánh các rủi ro (Odesanmi & Wolfe, 2007). Theo quan điểm của Chiorazzo và cộng sự (2008) và Baele và cộng sự (2007), một sự gia tăng trong thu nhập phi lãi có thể cải thiện hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng, với ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ đối với những ngân hàng lớn. Cụ thể tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu của Lê Long Hậu & Phạm Xuân Quỳnh (2016), Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2018) cũng như Văn Thị Thái Thu (2022) đều khẳng định rằng việc tăng cường tỷ lệ thu nhập phi lãi mang lại hiệu quả tích cực đối với khả năng tạo lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mặt khác, không phải tất cả các nghiên cứu đều ủng hộ quan điểm này. Dữ liệu từ các nghiên cứu của Delpachitra & Lester (2013), Lepetit, Nys, Rous, & Tarazi (2008), Li & Zhang (2013), Maudos (2017), và Williams (2016) bày tỏ quan ngại về việc thu nhập phi lãi có thể làm tăng rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu khác như của Edirisuriya và cộng sự (2015) và Singh và cộng sự (2016) - với tập trung vào hệ thống ngân hàng Ấn Độ từ 2003 đến 2013 - cũng đã chỉ ra rằng thu nhập phi lãi có thể không luôn góp phần vào việc cải thiện doanh thu và giảm rủi ro cho các ngân hàng. Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kết quả không đồng nhất về mối tương quan giữa TNNL và HQHĐ, sự tác động này có thể thay đổi tuỳ và điều kiện quốc gia, sự phát triển của hệ thống tài chính và giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, mặc dù hầu hết các nghiên cứu đều tìm thấy bằng chứng về tác động của TNNL đến HQHĐ, tuy nhiên một vấn đề gần như đã bị bỏ quên đó là kênh tác động của TNNL đến HQHĐ. Cụ thể, TNNL đã tác động đến những khía cạnh nào của hoạt động NHTM để từ đó thúc đẩy HQHĐ. Xuất phát từ các vấn đề đã chỉ ra ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam" làm luận án nghiên cứu của mình để tìm hiểu về tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án có mục tiêu tổng quát là đánh giá tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam. Việc nghiên cứu tác động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho các ngân hàng có thể đánh giá ảnh hưởng của TNNL đến HQHĐ của NHTM, từ đó đưa ra các chính sách, phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng nhằm nâng cao HQHĐ, giảm thiểu những rủi ro cho NHTM. Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận án có các các mục tiêu cụ thể như sau: - Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL của các NHTM Việt Nam. - Đánh giá tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam. - Đề xuất các hàm ý chính sách nâng cao TNNL nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận án trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: - TNNL của các NHTM Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL như thế nào? - TNNL có tác động như thế nào đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam? - Các hàm ý chính sách nào để nâng cao TNNL nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả trong hoạt động của các NHTM Việt Nam? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài lựa chọn đối tượng nghiên cứu là tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam. Phạm vi về không gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 32 NHTM trong nước. Nghiên cứu không bao gồm các NHTM liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và NHTM 100% vốn nước ngoài. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam được lấy từ Tổng cục Thống Kê Việt Nam, Ngân hàng thế giới (World Bank). Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2012- 2022. Từ năm 2011, Nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu cao có nguy cơ đe dọa đến an toàn của hệ thống ngân hàng. Do đó, tái cấu trúc, tái
- 4 cơ cấu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong giai đoạn tiếp theo. Ngày 1/3/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định 254/QĐ-TTg Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 ban hành Đề án Xử lý nợ xấu. Đồng thời, ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” và đề án xử lý nợ xấu được gia hạn theo nghị quyết 42/2017/QH14 đến hết tháng 12/2023. Tính đến nay, các NHTM đã trải qua 2 giai đoạn tái cơ cấu là 2012 - 2015 và 2016 - 2021 và đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh và đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ trong tổ chức, hoạt động kinh doanh và cơ cấu thu nhập. Đồng thời, bắt đầu từ năm 2013, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu bùng nổ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và tạo ra nhiều thay đổi trong hoạt động của các NHTM. Chính vì các lý do đó, tác giả đã chọn thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2012-2022. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, nhằm khám phá ảnh hưởng của tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, luận án đã áp dụng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng. Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bao gồm nhiều kỹ thuật như Pooled OLS, Fixed Effects Model (FEM), và Random Effects Model (REM), được biết đến là các công cụ phân tích phổ biến. Tuy nhiên, sự xuất hiện của hiện tượng nội sinh do độ trễ của các biến trong mô hình có thể dẫn đến vấn đề tự tương quan và biến đổi phương sai của sai số, làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các ước lượng. Để giải quyết vấn đề này, Arellano và Bond (1991) đã giới thiệu phương pháp Generalized Method of Moments (GMM) như một giải pháp hiệu quả. Thêm vào đó, Blundell và Bond (1998) nhấn mạnh rằng trong trường hợp biến phụ thuộc có mối liên kết chặt chẽ với giá trị của chính nó ở các kỳ trước và khi khung thời gian nghiên cứu không quá dài, phương pháp GMM sai phân (DGMM) có thể không mang lại hiệu quả do sự yếu kém của các biến công cụ. Vì vậy, họ đã phát triển phương pháp ước lượng GMM hệ thống (System GMM - SGMM), kết hợp cả mô hình cơ bản GMM và DGMM, để tăng cường độ tin cậy và hiệu quả của phân tích. Dựa trên đặc điểm của giai đoạn nghiên cứu từ 2012 đến 2022, cũng như tính chất của dữ liệu tài chính có mối tương quan mật thiết giữa các giá trị trong chuỗi thời gian, phương pháp SGMM đã được chọn làm công cụ ước lượng chính trong nghiên cứu.
- 5 Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, tác giả cũng thực hiện kiểm định tính vững của mô hình thông qua phân tích Bayes. Việc sử dụng giá trị p_value để kiểm tra một giả thuyết đã bị chỉ trích từ lâu (Wasserstein & Lazar, 2016). Cơ sở lý luận cho sự chỉ trích này là giá trị p_value là một xác suất có điều kiện, cho biết khả năng dữ liệu xảy ra nếu giả thuyết được xác định là đúng. Nói cách khác, giá trị p_value không cung cấp thông tin liên quan đến xác suất xảy ra giả thuyết. Trong khi đó, với thống kê Bayes, ngoài các thông tin dữ liệu thông qua hàm hợp lý còn bổ sung thông tin tiên nghiệm từ các nghiên cứu trước đó (Robert, 2007). Do đó, thống kê Bayes sử dụng được đa dạng các nguồn thông tin nên kì vọng sẽ dự báo chính xác hơn so với thống kê tần suất. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả đóng góp một phương pháp suy luận giả thuyết dựa trên phân tích Bayes. Ưu điểm của phân tích Bayes so với giá trị p-value là nó cho thấy xác suất xảy ra giả thuyết. 1.5. Ý nghĩa của đề tài 1.5.1. Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu tổng kết các lý thuyết về các yếu tố tác động đến TNNL và tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM. Trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM trong điều kiện nghiên cứu tại một quốc gia đang phát triển là Việt Nam. Đồng thời, trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra kênh tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM. Cụ thể, TNNL và các cấu phần của nó đã cho thấy tác động tích cực làm gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản, đồng thời các hoạt động tạo TNNL cũng làm gia tăng chi phí nhưng mức tăng là không đáng kể so với mức tăng hiệu quả sử dụng tài sản, thậm chí là một số hoạt động TNNL còn có tác động làm giảm chi phí lãi và các chi phí tương tự của NHTM. Kết quả là TNNL đã góp phần làm tăng HQHĐ của NHTM. Kết quả mới này đã góp phần bổ sung một cách toàn diện hơn cho dòng nghiên cứu về TNNL và tác động của nó đến HQHĐ của NHTM. 1.5.2. Về mặt phương pháp Dựa vào dữ liệu 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2022, tác giả đã đánh giá các yếu tố tác động đến TNNL và tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM bằng phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 17.0. Đồng thời, các suy luận về giả thuyết nghiên cứu được tác giả dựa trên kết quả ước lượng các mô hình bằng phương pháp SGMM của Blundell và Bond (1998) để khắc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 18 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn