intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:169

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm giải quyết được các vấn đề sau: Xác định xem có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của doanh nghiệp với tư cách là thành viên trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của doanh nghiệp với tư cách là thành viên trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------------- TRẦN DIỄM HỒNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP NHẬN TRI THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DẦU NHỜN TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------------- TRẦN DIỄM HỒNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP NHẬN TRI THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DẦU NHỜN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VIẾT LÂM HÀ NỘI - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Người hướng dẫn khoa học Tác giả luận án GS.TS. Nguyễn Viết Lâm Trần Diễm Hồng
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài và bối cảnh nghiên cứu ................................................. 1 1.1.1. Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1 1.1.2. Bối cảnh nghiên cứu- chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam ......................... 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 12 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 12 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14 1.4.1. Khái quát về phương pháp thu thập dữ liệu ................................................... 16 1.4.2. Khái quát về phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu ....................................... 17 1.5. Đóng góp mới của luận án.............................................................................. 17 1.5.1 Đóng góp về lý luận ...................................................................................... 17 1.5.2. Đóng góp về thực tiễn ................................................................................... 18 1.6. Bố cục của luận án .......................................................................................... 19 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 19 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TIẾP NHẬN TRI THỨC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 20 2.1. Cơ sở lý luận về tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ................................................................................................................ 20 2.1.1. Tri thức và quản trị dựa trên tri thức ............................................................. 21 2.1.2. Học tập của tổ chức ...................................................................................... 23 2.1.3. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng .................................................. 26 2.1.4. Tiếp nhận tri thức trong chuỗi cung ứng ....................................................... 30 2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong chuỗi cung ứng ....................................................... 33 2.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức nói chung có thể áp dụng cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ....................................................................................................... 33
  5. iii 2.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trực tiếp bàn về những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các thành viên chuỗi cung ứng ....................................... 44 2.3.Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 53 2.4.Thiết kế mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong chuỗi cung ứng ............................................................................................ 54 2.4.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án ...................................................... 54 2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu............................................................................. 55 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 59 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .. 61 3.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 61 3.1.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính ...................................................................... 61 3.1.2. Lựa chọn đối tượng tham gia thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu ................... 61 3.1.3. Thu thập và xử lý thông tin ........................................................................... 63 3.1.4. Kết quả ......................................................................................................... 64 3.1.5. Hoàn thiện mô hình nghiên cứu, giả thuyết và bộ tiêu chí đo lường các biến từ kết quả nghiên cứu định tính .................................................................................. 72 3.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 80 3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng ................................................................... 80 3.2.2. Lựa chọn mẫu nghiên cứu............................................................................. 81 3.2.3. Thiết kế bảng hỏi .......................................................................................... 82 3.2.4. Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 83 3.2.5.Phân tích, xử lý dữ liệu .................................................................................. 86 3.2.6. Kết quả ......................................................................................................... 88 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 105 CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ... 106 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 106 4.1.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam. ...................................................... 107 4.1.2. Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức giữa các thành viên chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam. .............................................. 112 4.1.3. Sự tác động khác nhau giữa các nhóm doanh nghiệp về tiếp nhận tri thức trong chuỗi cung ứng ............................................................................................ 116 4.1.4. Có sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức học tập khi tổ chức đó tham gia vào CCU .................................................... 117 4.2. Một số khuyến nghị nâng cao tiếp nhận tri thức ........................................ 117
  6. iv 4.3. Một số khuyến nghị nâng cao tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn Petrolimex................................................................. 123 4.4. Hạn chế của luận án và cáchướng nghiên cứu tiếp theo ............................. 124 4.4.1 Hạn chế của luận án ..................................................................................... 124 4.4.2. Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 126 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................... 126 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 128 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .... 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 130 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 141 Phụ lục 1-Bảng tổng hợp các tiêu chí đo lường .................................................... 141 Phụ lục 2- Đề cương nội dung phỏng vấnsâu/thảo luận nhóm về tiếp nhận tri thức tại các thành viên chuỗi cung ứng dầu nhờn ........................................................ 145 Phụ lục 3 PHIẾU CÂU HỎI .................................................................................. 149
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT API : American Petroleum Institute (Hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ, Hiệp hội này ban hành bộ tiêu chuẩn dầu nhờn của Mỹ và được áp dụng phổ biến trên thế giới) CCU : Chuỗi cung ứng CPTPP : Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) Df : Degrees of Freedom DIFM : Do it for me ( chỉ các sản phẩm được cung cấp luôn đi kèm dịch vụ tư vấn sử dụng sản phẩm) DN : Doanh nghiệp EFA : Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) JASO : Japan Automobile Standard Organization (Hiệp hội xe cơ giới Nhật Bản, Hiệp hội này ban hành bộ tiêu chuẩn dầu nhờn của Nhật Bản và được áp dụng phổ biến trên thế giới) KBV : Knowledge Base View (Góc nhìn dựa trên tri thức, quản trị dựa trên tri thức) KMO : Kaiser Meyer Olkin NCC : Nhà cung cấp NPP : Nhà phân phối NSX : Nhà sản xuất PLC : Tổng công ty Hóa Dầu Petrolimex-CTCP SAE : Society of Automotive Engineers (Hiệp hội kỹ sư ô tô, Hiệp hội này ban hành bộ tiêu chuẩn dầu nhờn của Mỹ và được áp dụng phổ biến trên thế giới) SPSS : Statistical Package for the Social Sciences TPP : Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương),
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Danh sách các nhà máy sản xuất dầu nhờn lớn tại Việt Nam........................ 5 Bảng 1.2: Tóm tắt thiết kế nghiên cứu tổng thể .......................................................... 15 Bảng 2.1: Tổng hợp cấu trúc và quá trình học tập của tổ chức ................................... 24 Bảng 2.2: Các yếu tố về “Khả năng nhận ra tri thức mới bên ngoài” .......................... 37 Bảng 2.3: Các yếu tố về “Khả năng hấp thụ tri thức mới bên ngoài” .......................... 40 Bảng 2.4: Nhóm các yếu tố về “Khả năng áp dụng tri thức mới bên ngoài” ............... 41 Bảng 2.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của tổ chức ........................... 42 Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một DN trong CCU ........ 49 Bảng 2.7: Các yếu tố quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức ................................................................ 52 Bảng 3.1: Thông tin về đối tượng phỏng vấn trong nghiên cứu định tính ................... 62 Bảng 3.2: Các tiêu chí đo lường biến “Tiếp nhận tri thức” ......................................... 74 Bảng 3.3:Các tiêu chí đo lường biến “Mối liên hệ hợp tác kinh doanh” ..................... 75 Bảng 3.4:Các tiêu chí đo lường biến ‘Đầu tư của DN trong đào tạo’ .......................... 75 Bảng 3.5: Các tiêu chí đo lường biến ‘Lòng tin giữa các đối tác’ ............................... 76 Bảng 3.6:Các tiêu chí đo lường biến‘Khả năng học hỏi của nhân viên’ ...................... 77 Bảng 3.7: Các tiêu chí đo lường biến‘Văn hóa doanh nghiệp’ .................................... 77 Bảng 3.8:Các tiêu chí đo lường biến ‘Sự tham gia chung’.......................................... 78 Bảng 3.9: Các tiêu chí đo lường biến ‘Mục tiêu và kế hoạch được cụ thể hóa’ ........... 79 Bảng 3.10:Các tiêu chí đo lường biến ‘Sự sẵn có lựa chọn thay thế’ .......................... 79 Bảng 3.11:Các tiêu chí đo lường biến ‘Hạn chế sử dụng quyền lực’ .......................... 80 Bảng 3.12: Kết quả thu thập và sàng lọc phiếu điều tra .............................................. 85 Bảng 3.13: Thống kê mẫu .......................................................................................... 88 Bảng 3.14: Thống kê mô tả các tiêu chí đo lường đo lường biến độc lập .................... 90 Bảng 3.15: Thống kê mô tả các tiêu chí đo lường đo lường biến phụ thuộc................ 92 Bảng 3.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (Rotated ComponentMatrixa) .......... 93 Bảng 3.17: Bảng phân nhóm các nhân tố ................................................................... 95 Bảng 3.18: Kiểm định tiêu chí đo lường biến độc lập bằng Cronbach's Alpha ........... 97 Bảng 3.19: Kiểm định tiêu chí đo lường biến phụ thuộc bằng Cronbach's Alpha ....... 98 Bảng 3.20: Ma trận hệ số tương quan....................................................................... 100 Bảng 3.21: Các yếu tố ảnh hưởng đến Tiếp nhận tri thức (1) ................................... 101 Bảng 3.22: Các yếu tố ảnh hưởng đến Tiếp nhận tri thức (2) ................................... 102 Bảng 3.23: Kiểm định ANOVA – Phương sai trung bình trong các nhóm ................ 103
  9. vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Bản đồ các nhà máy pha chế dầu nhờn tại Việt Nam ..................................... 6 Hình 1.2 Mô hình các công đoạn trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam ........................... 9 Hình 1.3: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 14 Hình 2.1: Các chủ thể học tập ................................................................................... 25 Hình 2.2: Cấu trúc theo chiều dọc - chiều ngang chuỗi cung ứng ............................... 27 Hình 2.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tiếp nhận tri thức trong tổ chức .................. 35 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu về mối liên hệ giữa quyền lực và tiếp nhận tri thức trong chuỗi cung ứng ................................................................................................. 51 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 55 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................. 73 Hình 3.2: Phân tích ANOVA giữa biến phụ thuộc với các nhóm DN ....................... 104 Hình 4.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doan nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam ........................................................... 108
  10. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài và bối cảnh nghiên cứu 1.1.1. Lý do lựa chọn đề tài Đề tài luận án được lựa chọn để nghiên cứu xuất phát từ một số lý do sau: Về lý thuyết:Sự chia sẻ và tiếp nhận tri thức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi tổ chức nói chung và đối với các thành viên trong chuỗi cung ứng nói riêng. Theo Grant,1996b,“Tri thức được coi là nguồn lực chiến lược quan trọng nhất”, để tồn tại và thành công, các DN phải liên tục mở rộng và nâng cao tri thức của họ, điều đó phụ thuộc vào nguồn tri thức nội tại cũng như khả năng tích hợp tri thức từ bên ngoài. Grant và Charles (1995) cũng đã nhấn mạnh rằng tri thức có thể được tích hợp từ bên ngoài thông qua hợp tác với các bên khác.Chia sẻ thông tin, tri thức tuy khó đo đếm, nhưng lại có tác dụng lớn trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác, giúp các DN yếu thế liên minh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Chia sẻ thông tin, kiến thức giữa các DN giúp họ hiểu biết về nhau nhiều hơn, tin tưởng nhau hơn, cùng nhau tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hợp tác, giúp dòng chảy vật chất lưu thông với tốc độ nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định việc chia sẻ tri thức giữa các đối tác trong một liên minh là một đóng góp lớn cho tăng cường năng lực cạnh tranh (Levinson và Asahi, 1995; Mowery & cộng sự, 1996; Inkpen, 1998).Để tăng cường chia sẻ và tiếp nhận tri thức giữa các DN trong chuỗi cung ứng, việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức giữa các DN là cần thiết. Những nghiên cứu về tiếp nhận tri thức không còn mới, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở trong nước và trên thế giới, nhưng vẫn còn những khoảng trống: - Bản thân tiếp nhận tri thức là một quá trình và luôn vận độngphát triển. Huber (1991) cho rằng học tập, tiếp nhận tri thức làm “thay đổi phạm vi các hành vi tiềm năng của nó và có khả năng dẫn đến kết quả tốt hơn”. Học tập, tiếp nhận tri thức gồm cả học tập, thu thập tri thức có được ngay trong quá trình hoạt động nội bộ một tổ chức cũng như từ các nguồn tri thức bên ngoài qua quá trình hợp tác, tìm kiếm, quan sát... để đồng hóa vào kho tri thức của DN mình. Do vậy học tập, tiếp nhận tri thức là một quá trình luôn đi song hành với các hoạt động nội bộ cũng như giao tiếp với bên ngoài của một doanh nghiệp/tổ chức.
  11. 2 - Tiếp nhận tri thức trong chuỗi cung ứng có nhiều đặc thù nhưng những nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến hoặc chưa phản ánh hết những đặc thù này. Đó là (1) Thành viên trong chuỗi cung ứng vừa tiếp nhận tri thức với tư cách là một tổ chức học tập đồng thời tiếp nhận tri thức với tư cách là những doanh nghiệp có mối liên hệ gắn bó, hợp tác liên kết với nhau trong một thể thống nhất để đưa sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có về tiếp nhận tri thức của doanh nghiệp mới chỉ thiên về vế này hoặc thiên về vế kia mà chưa có sự nghiên cứu xoay quanh việc chia sẻ, tiếp nhận tri thức kết hợp đồng thời cả hai vế với nhau.(2)Khi chia sẻ, tiếp nhận tri thức giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, mọi thành viên đều phải rất cân nhắc đến việc giữ vị trí của mình trong thương thảo, giữ bí quyết kinh doanh, quản lý. Theo lý thuyết quản trị CCU, quản trị dòng chảy thông tin, trong đó có chia sẻ và tiếp nhận tri thức giữa các doanh nghiệp trong CCU, là quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hợp tác CCU. Tuy nhiên, các DN trong một CCU lại vô cùng đa dạng, có quy mô, loại hình và mục tiêu rất khác nhau khi tham gia liên kết với nhau để cùng phát triển. Trong quá trình trao đổi, chia sẻ tri thức, các thành viên cũng có thể muốn giữ vị thế để thương thảo, nên việc chia sẻ/tiếp nhận tri thức có thể làm lộ bí quyết kinh doanh, giảm quyền lực của thành viên đó trong liên kết…Do vậy, việc chia sẻ và tiếp nhận tri thức cần phải cân bằng giữa hai nhu cầu này, tri thức nào được chia sẻ, tri thức nào cần bảo mật ... để duy trì quyền lực của mình trong liên kết. - Các nghiên cứu trước đây về tiếp nhận tri thức trong CCU chủ yếu được tiến hành trong điều kiện các nước phát triển hoặc trong các doanh nghiệp có các đối tác ở nước phát triển(ví dụ, Zhenxin Yu & cộng sự, 2001; Benton và Maloni,2005; Shih & cộng sự,2012) hoặc trong ngành nghề thiên về nghiên cứu phát triển(Grant 1996b, Shih & cộng sự,2012). Ở đó, công nghệ mới, tri thức mới là mấu chốt của sự hợp tác, chia sẻ và tiếp nhận tri thức.Trong khi đó, ngay tại các CCU không thiên về nghiên cứu phát triển thì nhu cầu tiếp nhận tri thức từ các đối tác trong CCU cũng rất cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.Vì ngay chính quá trình hợp tác với đối tác bên ngoài cũng như sự vận hành, hoạt động của doanh nghiệp cũng tạo ra tri thức mới mà mỗi tổ chức, cá nhân tiếp nhận được ở mức độ khác nhau, tùy vào khả năng, điều kiện riêng của họ. Quá trình hợp tác với các đối tác CCU trong điều kiện cụ thể của quá trình hợp tác, văn hóa bản địa, quy định của từng quốc gia cũng như các thông lệ quốc tế, sự thay đổi trong các hiệp định hợp tác thương mại như TPP, CPTPP.. cũng đòi hỏi các DN, cá nhân phải thay đổi để thích nghi. Đây là môi trường mới, yêu cầu mới tạo ra tri thức mới mà các bên cần phải chia sẻ và tiếp nhận của nhau để hợp tác hiệu quả hơn. Trên thực tế, các CCU được hình thành tại Việt Nam đa số là các CCU không thiên về nghiên cứu phát triển.
  12. 3 - Tiếp nhận tri thức có sự phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau, như Grant, (1996b), Shih & cộng sự, (2012) tập trung nghiên cứucác doanh nghiệp hướng đến nghiên cứu phát triển hoặc các nghiên cứu của Zhenxin Yu & cộng sự, (2001); Benton và Maloni, (2005);Phan và cộng sự (2006), Shih & cộng sự, (2012), Hong và Nguyễn (2013) tập trung vào doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp đa quốc gia. Với những loại hình doanh nghiệp này, việc tiếp nhận tri thức từ bên ngoài là cấp thiết để tồn tại hoặc để đáp ứng được yêu cầu thay đổi trong hoạt động doanh nghiệp theo yêu cầu của công ty mẹ có trình độ công nghệ, quản lý, văn hóa… khác so với doanh nghiệp liên doanh, công ty con ở nước ngoài. Qua đó có thể thấy rằng, đặc điểm phân biệt các loại hình doanh nghiệp cũng có thể ảnh hưởng, tạo ra sự khác biệt trong tiếp nhận tri thức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến và chưa có nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh. - Môi trường kinh doanh cụ thể tại Việt Nam có sự khác biệt với môi trường kinh doanh thế giới có thể dẫn đến mức độ tác động khác nhau của các yếu tố đến tiếp nhận tri thức. Điều này cần có thêm nhiều nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng. Về khía cạnh thực tế: - Tiếp nhận, chia sẻ tri thức trong một tổ chức học tập nói chung và trong các doanh nghiệp CCU nói riêng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được quan tâm coi trọng và chưa mang lại những kết quả tích cực.Các CCU được hình thành tại Việt Nam đa số là các CCU không thiên về nghiên cứu phát triển, khi tham gia vào thị trường quốc tế, nhu cầu học hỏi, thu nhận kiến thức càng cần thiết hơn để mau chóng bắt kịp mặt bằng chung trên thế giới và phát triển các lợi thế cạnh tranh sẵn có. Hiện tại trên thị trường Việt Nam, có nhiều ngành hàng và sản phẩm được sản xuất và phân phối mà các DN trong nước đang chiếm ưu thế và kinh doanh thành công, đặc biệt là ở hạ nguồn các CCU – từ NSX đến hệ thống phân phối sản phẩm. Theo quy luật cung cầu của thị trường và theo lộ trình Việt Nam mở cửa thị trường ra thế giới, những ưu thế này có thể không còn nữa nếu lợi thế cạnh tranh của các CCU Việt Nam không phải là bền vững, độc đáo. Tri thức, đặc biệt là tri thức ẩn được công nhận là một trong những nguồn lực chiến lược quan trọng nhất (Grant vàCharles, 1995; Grant, 1996a; 1996b; 1997). Tăng cường tiếp nhận tri thức lẫn nhau giữa các DN trong CCU Việt Nam để phát triển những tri thức ẩn, độc đáo của thành viên thành tri thức của chuỗi đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác, đoàn kết ngay trong nội bộ CCU Việt Nam là một giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho các CCU Việt Nam nói chung và các DN tham gia vào CCU nói riêng.
  13. 4 - Cho đến nay tại Việt Nam dường như chưa thấy các nghiên cứu thực nghiệm về chia sẻ và tiếp nhận tri thức trong CCU, đặc biệt là những nghiên cứu về tiếp nhận tri thức trong các CCU không thiên về nghiên cứu phát triển, rất phổ biến trong các DN Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là có những yếu tố nào ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức giữa các DN trong CCU không thiên về nghiên cứu phát triển, có hay không có sự tác động khác biệt đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức học tập khi tổ chức đó tham gia vào một chuỗi cung ứng? Câu hỏi này cần được giải đáp để việc hợp tác, chia sẻ thông tin, tiếp nhận tri thức giữa các thành viên trong CCU được vận hành thành công và tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho mỗi CCU.Trên thực tế, các nghiên cứu về tiếp nhận tri thức trong CCU mới tìm thấy ở điều kiện các nước phát triển. Các nghiên cứu về tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp với tư cách là một tổ chức học tập tại Việt Nam đã được công bố, lại chủ yếu tập trong vào các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như các liên doanh, các công ty con của các công ty đa quốc gia. Cần có nghiên cứu thực nghiệm để xác định sự tương đồng hay khác biệt giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp trong CCU tại Việt Nam. Xuất phát từ các nguyên nhân về lý luận và thực tiễnnêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề ‘Những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam’làm đề tài nghiên cứu của Luận án. Đề tài này vừa có ý nghĩa về lý luận và cũng rất có ý nghĩa trong thực tiễn quản trị của các nhà quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. 1.1.2. Bối cảnh nghiên cứu- chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam Để có đầy đủ thông tin hơn làm căn cứ cho nghiên cứu, dưới đây sẽ trình bày những đặc điểm cơ bản của chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt nam. - Thượng nguồn CCU dầu nhờn:Việt Nam hiện nay chưa sản xuất được dầu gốc, nguyên liệu chính để sản xuất dầu nhờn thành phẩm, mà phải nhập khẩu từ các nhà máy lọc dầu chuyên cung cấp dầu gốc trong khu vực như tại Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.... Ngoài dầu gốc được sản xuất từ dầu mỏ, còn có dầu gốc tái sinh từ dầu nhờn đã qua sử dụng, nhưng thị phần của nhóm dầu gốc tái chế này không cao, chiếm khoảng 5-7%, do hạn chế về thu gom dầu thải (theo PFC Energy. Inc., 2010). Trên thế giớicó không nhiềuNCCphụ gia dầu nhờn, họ cung cấp cho gần như tất cả các thương hiệu dầu nhờn tại Việt Nam. Phụ gia có thể được cung cấp dưới dạng combo cho một loại dầu nhờn nhất định hoặc phụ gia cho từng tính năng sản phẩm, như tính năng chống tạo bọt, chống lắng cặn… để pha chế thành các sản phẩm dầu nhờn khác nhau, theo các tiêu chuẩn chất lượngnhư API, SAE, JASO…
  14. 5 Bảng 1.1: Danh sách các nhà máy sản xuất dầu nhờn lớn tại Việt Nam Công suất thiết kế Địa điểm đặt nhà máy Hãng sản xuất (1000 tấn/năm) Nhà Bè BP-Petco 50 Đồng Nai Total 30 Cát Lái AP Saigon Petro 25 Gò Dầu Shell 25 Hải Phòng Petrolimex 25 Nhà Bè Petrolimex 25 Nhà Bè Vilube-Motul 25 Vĩnh Long Mekong 25 TP Hồ Chí Minh Mipec 25 Cần Thơ Phúc Thành 20 Hà Nội Davina 20 Bình Dương PVPDC 15 Hải Phòng PVPDC 15 Hải Phòng Caltex 15 TP Hồ Chí Minh Đông Dương 15 Nhà Bè Sotrans 15 Hải Phòng Idemitsu 25 Nguồn: Tổng công ty Hóa Dầu Petrolimex (2016) - Nhà sản xuất và các nhà cung ứng phụ trợ: Tùy theo cấp chất lượng, các NSX dầu nhờn sẽ lựa chọn, thử nghiệm trong phòng thì nghiệm công thức pha chế có hiệu quả kinh tế nhất từ các loại dầu gốc và phụ gia hiện có. Như vậy, mức độ nghiên cứu phát triển tại các NSX dầu nhờn là không nhiều, không phải là lợi thế cạnh tranh của các CCU dầu nhờn. Lợi thế cạnh tranh mà các NSX dầu nhờn tạo ra được chủ yếu ở quy mô sản xuất để tiết kiệm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản xuất. Tuy nhiên, dầu gốc là một sản phẩm của dầu mỏ được các nhà máy lọc dầu sản xuất và xuất bán theo từng lô sản xuất. Mỗi lô sản phẩm được giao dịch, mua bán trên các sàn giao dịch hàng hóa thế giới. Với đặc trưng nguyên liệu đầu vào sản xuất ra dầu gốc và dầu diesen là cùng nhóm, nên khi nhu cầu mua bán trên sàn giao dịch dầu gốc không đủ mẻ sản xuất, các nhà máy lọc dầu sẽ chuyển sang sản xuất diesen cung cấp ra thị trường nhiên liệu có quy mô lớn hơn rất nhiều so với thị trường nguyên liệu dầu nhờn. Tổng nhu cầu cầu dầu nhờn chỉ chiếm khoảng từ 3-5% so với nhu cầu nhiên liệu trên thị trường (Tổng công ty Hóa Dầu Petrolimex, 2016). Thực tế, các nhà máy sản xuất dầu nhờn có quy mô sức chứa rất nhỏ so với năng lực sản xuất dầu gốc của mỗi nhà nhà máy lọc dầu.
  15. 6 Hình 1.1 Bản đồ các nhà máy pha chế dầu nhờn tại Việt Nam Nguồn PFC Energy, 2010
  16. 7 Ngoài ra, với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, tồn kho, thì các nhà máy sản xuất dầu nhờn đều không đủ năng lực để tham gia mua bán trực tiếp dầu gốc từ các máy lọc dầu mà phải mua lại dầu gốc từ các trung gian thương mại. Các trung gian thương mại là người ghép mối, tìm đủ số lượng khách hàng có nhu cầu để mua đủ một lô dầu gốc sẽ được sản xuất theo kỳ hạn đã được giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa. Chính vì thế, nhu cầu mua dầu gốc càng lớn thì người mua càng dễ dàng lựa chọn được người bán và có lợi thế về giá, hơn hẳn những người mua dầu gốc số lượng nhỏ vì phải qua nhiều trung gian thương mại. Với đặc thù địa lý Việt Nam, tất cả dầu gốc đều được nhập khẩu và vận chuyển về nhà máy bằng đường biển, mỗi nhà máy sản xuất dầu nhờn tại Việt Nam đều đáp ứng đủ sức chứa của một tàu chở dầu gốc cỡ trung bình, theo đánh giá của Tổng công ty Hóa Dầu Petrolimex, (2016). Với đặc thù các nhà máy của các NSX dầu nhờn đều được tập trung ở hai đầu đất nước (hình 1.1) rất gần nhau, thậm chí còn sử dụng chung hạ tầng cầu cảng, đường ống nhập dầu vào kho. Các NSX dầu nhờn muốn tiết giảm chi phí đầu vào, đã hợp tác chặt chẽ với các NCC nguyên vật liệu, nhà thầu vận tải và thậm chí hợp tác với nhau để chung mua một lô nguyên liệu lớn với giá bán thấp để tiết giảm chi phí (Tổng công ty Hóa Dầu Petrolimex, 2016). Với mức độ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa các NCC với các NSX dầu nhờn tại Việt Nam như hiện nay, nguồn cung cấp đầu vào không phải là lợi thế cạnh tranh của các CCU dầu nhờn tại Việt Nam, đặc biệt là những NSX dầu nhờn lớn, đã được định vị và chiếm thị phần tương đối ổn định trên thị trường. - Hạ nguồn CCU dầu nhờn:Theo nghiên cứu của PFC Energy (2010), thị trường dầu nhờn Việt Nam hiện đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, năng lực sản xuất dầu nhờn của các nhà máy trong nước đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu một phần.Vị thế cạnh tranh của mỗi nhãn hiệu dầu nhờn trên thị trường Việt Nam được xác định qua giá trị thương hiệu và lợi thế trong hệ thống phân phối sản phẩm, theo Công ty TNHH Castrol BP Petco (2010). Quyền lực của NSX trong CCU dầu nhờn thể hiện qua quy mô và thị phần. Mỗi NSX, là chủ sở hữu của các thương hiệu dầu nhờn, là DN trung tâm của CCU dầu nhờn mang thương hiệu đó. Có thể thấy, điểm khác biệt của các CCU dầu nhờn tại Việt Nam chính là hệ thống phân phối dầu nhờn. Hệ thống phân phối dầu nhờn của mỗi hãng có đặc điểm riêng phụ thuộc vào nhóm sản phẩm thế mạnh của từng hãng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Lâm và Trần Diễm Hồng (2012), đặc điểm hệ thống phân phối dầu nhờn ở Việt Nam chia thành các phân khúc chính sau:
  17. 8 (1) Nhóm dầu nhờn cho xe máy, ô tô con được phân phối chủ yếu qua hệ thống các điểm dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, điểm bán phụ tùng xe máy hoặc điểm rửa xe (DIFM) thông qua các NPP. (2) Nhóm dầu nhờn cho xe tải, xe khách được phân phối chủ yếu qua hệ thống các điểm sửa chữa, bảo dưỡng thông qua các NPP hoặc trung gian bán buôn. (3) Trong phân khúc dầu nhờn khác – là dầu nhờn cung cấp cho các hệ thống máy móc công nghiệp khác ngoài các phương tiện vận tải thông thường, việc phân phối chủ yếu qua hình thức bán trực tiếp hoặc qua một trung gian thương mại. (4) Ngoài các phân khúc dầu nhờn đáp ứng các nhu cầu bôi trơn của máy móc, động cơ trên bộ, còn có phân khúc dầu nhờn hàng hải. Dầu nhờn hàng hải, với đặc điểm cung cấp cho đội ngũ tàu bè di chuyển liên tục và đặc biệt đối với các đội tàu viễn dương, thì việc cung ứng dầu nhờn hàng hải của các hãng sản xuất dầu nhờn càng đòi hỏi phải có sự hợp tác, tham gia chặt chẽ của CCU mang tính quốc tế và sản phẩm quy chuẩn tại tất cả các quốc gia. Ở mỗi phân khúc, trong hệ thống phân phối, NSX đều là người lãnh đạo hệ thống.Với các hãng dầu nhờn nước ngoài như Castrol, BP, Shell, Total, Esso Mobil, Caltex…trước khi thâm nhập thị trường Việt Nam, đều nghiên cứu thị trường và lựa chọn thành viên tham gia kênh phân phối như nói trên. Mỗi thành viên trong hệ thống phân phối dầu nhờn đều bắt buộc phải tuân thủ theo các quy định của NSX.Các công ty sản xuất dầu nhờn nội địa, hầu hết đều xuất thân từ lĩnh vực cung ứng xăng dầu như PLC của Petrolimex; PDC của PV… nên có ưu thế sẵn có về hệ thống khách hàng công nghiệp truyền thống và các điểm phân phối xăng dầu và dầu nhờn tại các cây xăng trên toàn quốc nên vẫn giữ được một thị phần nhất định, đặc biệt trong phân khúc dầu nhờn khác. Các hãng dầu nội địa được thành lập sau này như Nikko (Phúc thành); Solube (Sotran), Delta (Mekong)... phát triển thương hiệu riêng sau một thời gian hợp tác phân phối sản phẩm của các hãng dầu nhờn khác và giữ được thế mạnh ở một vài phân khúc nhất định. Đến nay, các NSX dầu nhờn trong nước cũng đã và đang xây dựng, quản lý và lãnh đạo hệ thống phân phối của mình để cạnh tranh với các thương hiệu dầu nhờn khác, xác định vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, mỗi hãng cũng chỉ có thế mạnh trong một vài phân khúc thị trường nhất định. Theo đánh giá của PFC Energy (2010) và Công ty TNHH Castrol BP Petco (2010) về thị trường Việt Nam, các hãng dầu nhờn lớn trên thị trường đều cố gắng tham gia vào tất cả các phân khúc thị trường,
  18. 9 THƯỢNG NGUỒN CCU- NHÀ CUNG CẤP - Dầu gốc (khoảng 10 nhà máy trong khu vực) - Phụ gia (có 5 hãng lớn trên thế giới) - Bao bì (khoảng 10 NCC các loại bao bì thép, nhựa, giấy cho gần hết các NSX tại VN) NHÀ SẢN XUẤT - Công ty Việt Nam (11 NSX) - Các hãng dầu nhờn đa quốc gia (6 NSX) HẠ NGUỒN CCU – HỆ THỐNG PHÂN PHỐI DẦU NHỜN Dầu nhờn ô tô, xe Dầu nhờn cho xe Dầu nhờn cho Dầu nhờn máy tải, xe khách máy móc công hàng hải nghiệp - Nhà phân phối khu - Nhà phân phối - Khách hàng sử -Khách hàng vực dụng dầu nhờn và trực tiếp - Nhà phân phối cấp dịch vụ bảo 2 (tùy quy mô nhà dưỡng máy móc phân phối khu vực) có liên quan đến dầu nhờn - Điểm bán lẻ (rửa - Điểm bán lẻ (Các xe, sửa xe, cây cây xăng, trạm bảo xăng, trạm bảo dưỡng..) dưỡng) Người sử dụng ô tô, Chủ sở hữu/ Người xe máy sử dụng xe tải, xe khách Hình 1.2 Mô hình các công đoạn trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam Nguồn tổng hợp của tác giả
  19. 10 nhưng chỉ có thể tham gia vào một vài phân khúc chính mà họ có lợi thế. Với các hãng dầu nhờn nội địa, các phân khúc tham gia thường tập trung vào nhóm (1) dầu nhờn cho xe máy, ô tô con và nhóm (2) dầu nhờn cho xe tải, xe khách và phát triển các dòng sản phẩm cấp chất lượng trung bình và tổ chức phân phối sản phẩm thông qua hệ thống các điểm bán lẻ, khi có sự tư vấn dịch vụ (DIFM), theo Nguyễn Viết Lâm và Trần Diễm Hồng (2012). Hệ thống bán lẻ này gồm rất đông đảo các thành viên là những điểm sửa xe, rửa xe, ga ra ô tô, trạm xăng dầu...phủ khắp các tuyến đường trên toàn quốc. Việc cung cấp dầu nhờn nhóm (3) dầu nhờn cung cấp cho các hệ thống máy móc công nghiệp và nhóm (4) dầu nhờn hàng hải yêu cầu nhiều rào cản kỹ thuật mà không phải hãng dầu nhờn nội địa nào cũng đáp ứng được. Dầu nhờn là nguyên liệu chiếm tỷ trọng nhỏ không quá 5% đầu vào của nhiên liệusản xuất, nhưng số lượng, chủng loại lại rất đa dạng, mới đáp ứng được nhu cầu bôi trơn của một hệ thống máy móc công nghiệp của một khách hàng. Thế hệ máy móc càng hiện đại thì nhu cầu sử dụng dầu bôi trơn càng đặc chủng và số lượng càng ít, thì người sử dụng càng yêu cầu uy tín chất lượng và dịch vụ kỹ thuậtcao. Các nhà NSX thiết bị thường có khuyến cáo về chủng loại và thương hiệu dầu nhờn đáp ứng yêu cầu bôi trơn của máy móc, là các hãng dầu nhờn quốc tế có sự hợp tác lâu dài với các hãng sản xuất thiết bị. Chính vì thế, các hãng dầu nhờn nội địa sẽ rất khó khăn trong việc cung ứng dầu nhờn cho các thế hệ máy móc đời mới. Việc chuyển đổi dầu nhờn của nhóm (3) và nhóm (4) từ hãng này sang hãng khác là rất khó khăn và tốn kém, đòi hỏi NSX dầu nhờn phải có thử nghiệm về chất lượng và chứng minh năng lực, uy tín sản phẩm...Quyết định chuyển đổi thương hiệu dầu nhờn còn khó khăn vì các rủi ro khác, khi chi phí dầu nhờn là rất nhỏ so với giá trị máy móc, nhưng sử dụng dầu nhờn không phù hợp có thể làm hỏng cả hệ thống máy móc, ảnh hưởng đến vận hành, sản xuất của người sử dụng. Riêng phân khúc (4) dầu nhờn hàng hải, ngoài nhu cầu cung cấp dầu nhờn bôi trơn cho hệ thống tàu cá, vận tải thủy và sông... thì dịch vụ cung cấp dầu nhờn cho tàu viễn dương lại có đặc thù riêng, cần tham gia vào chuỗi ung ứng toàn cầu với một thương hiệu dầu nhờn hàng hải quốc tế, được các hãng tàu viễn dương công nhận. Các hãng dầu nhờn nội địa, chỉ phát triển thương hiệu dầu nhờn trong nước sẽ khó tham gia vào phân khúc này. Ngay cả những hãng dầu nhờn đa quốc gia, nếu không xây dựng được mạng lưới các thành viên cùng cung ứng rộng khắp trên thế giới cũng không thể cạnh tranh được. Với các đặc điểm nêu trên, có thể thấy NSX là DN trung tâm trong CCU dầu nhờn, là người có ảnh hưởng và tác động đến các hoạt động trong CCU để cạnh tranh với các CCU dầu nhờn khác trên thị trường. Các thành phần khác trong CUU, cả ở thượng nguồn hay hạ nguồn CCU đều có thể cùng lúc tham gia vào nhiều CCU dầu
  20. 11 nhờn khác nhau để cung ứng dịch vụ, nguyên liệu đầu vào hay phân phối cho nhiều NSX daaufnhownf khác nhau trên thị trường. CCU dầu nhờn, theo tổng quan tại chương 2, là CCU đẩy, phân tán, sự khác biệt của CCU chủ yếu ở phần hạ nguồn phân phối sản phẩm.Lựa chọn khung cảnh nghiên cứu là CCU dầu nhờn Việt Nam đãđáp ứng được các tiêu chí đặt ra: Trước hết,đây là CCU điển hình, không hướng đến nghiên cứu phát triển và có tính phổ quát cao. Các thành viên hỗ trợ, tham gia cung ứng và phân phối rất đa dạng, thể hiện gần như đầy đủ các loại hình DN đang tồn tại ở Việt Nam. Các đối tượng doanh nghiệp tham gia vào cung cấp nguyên liệu, sản xuất, phân phối dầu nhờn rất đa dạng, có cả doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Các doanh nghiệp trong nước tham gia vào CCU dầu nhờn cũng rất phong phú về loại hình, theo PFC Energy (2010). Ngành hàng dầu nhờn có công nghệ và nguyên liệu chính phải nhập khẩu từ nước ngoài, các phụ liệu được sản xuất tại Việt Nam, thành phẩm được phân phối trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.Sản xuất và phân phối dầu nhờn có hệ thống phân phối theo hướng truyền thống, dễ dàng trong phân định giữa đơn vị thượng nguồn cung cấp nguyên liệu và hạ nguồn phân phối sản phẩm.Do vậy, tính đại diện, phổ quát của CCU dầu nhờn là cao trong thực tế các CCU đang tồn tại ở Việt Nam. Thứ đến, trong CCU dầu nhờn, nhu cầu có được hiểu biết, cập nhật kiến thức chung về thương phẩm dầu nhờn, máy móc thiết bị, thực hành trong sử dụng cũng như kiến thức trong quản lý, phân phối sản phẩm...trong toàn hệ thống luôn được đặt ra. Bởi vì dầu nhờn là sản phẩm phụ trợ cần thiết trong hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp cũng như giao thông vận tải, tính năng sản phẩm luôn đi liền với cấu trúc và thay đổi theo từng thế hệ thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải…Hệ thống phân phối đa dạng, yêu cầu quản lý và phát triển mạng lưới luôn được đặt ra, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu dầu nhờn hay nói cách khác là sự cạnh tranh giữa các CCU dầu nhờn rất khốc liệt. Do đó, nhu cầu trao đổi thông tin, cập nhật kiến thức để tăng cường sức mạnh, mối quan hệ hỗ trợ trong hệ thống CCU là yêu cầu tất yếu. Tiếp theo, ngoài tính đại diện, điển hình cho các CCU không thiên về nghiên cứu phát triển nhưng vẫn có nhu cầu tiếp nhận tri thức thì lựa chọn CCU dầu nhờn còn có một số lợi thế, rất cần thiết trong tổ chức nghiên cứu và khảo sát số liệu, thông tin.Một là,CCU dầu nhờn là đại diện cho một CCU truyền thống, các thành viên tham gia cung ứng và phân phối đa dạng, thể hiện gần như đầy đủ các loại hình doanh nghiệp đang tồn tại ở Việt nam. Đồng thời phân biệt được nguyên liệu và sản phẩm cũng như dòng tiền và thông tin. Hai là, có thể dễ dàng xác định vị trí, vị thế chính xác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0