intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình TTĐNN ở vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình TTĐNN trên địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRẦN MAI HƯƠNG NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRẦN MAI HƯƠNG NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9620115 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. HOÀNG NGỌC VIỆT 2. TS. HOÀNG MẠNH HÙNG HÀ NỘI, NĂM 2024
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài tiểu luận này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh (ký và ghi rõ họ tên) Trần Mai Hương
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................... 16 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đến đề tài ở ngoài nước .. 16 1.1.1. Các nghiên cứu về tập trung đất nông nghiệp và mối quan hệ giữa quy mô ruộng đất với hiệu quả SXNN .............................................................. 16 1.1.2. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp 19 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về tập trung đất nông nghiệp ........22 1.2.1. Các nghiên cứu về chính sách TTĐNN ............................................ 22 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN ........ 28 1.3. Kết luận tổng quan nghiên cứu ....................................................................... 33 1.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................ 35 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ... 38 2.1. Cơ sở lý thuyết về tập trung đất nông nghiệp ............................................... 38 2.1.1. Lý thuyết về tích tụ và tập trung tư bản ............................................ 38 2.1.2. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ................ 39 2.1.3. Lý luận về sản xuất hàng hoá, chuyên môn hoá và tập trung hoá trong sản xuất .................................................................................................... 41 2.2. Một số khái niệm và hình thức tập trung đất nông nghiệp ..........................43 2.2.1. Tích tụ và tập trung đất trong nông nghiệp ....................................... 43 2.2.2 Các hình thức tập trung đất nông nghiệp ........................................... 46 2.2.3. Phân biệt tích tụ và tập trung đất nông nghiệp .................................. 48 2.2.4. Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả tập trung ruộng đất trong nông nghiệp ....................................................................................................... 49 2.3. Khái niệm và phân loại nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp..... 49 2.3.1. Khái niệm nhân tố ảnh hưởng .......................................................... 49 2.3.2. Khái niệm về nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp ....... 50 2.3.3 Phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp ........ 50 2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tập trung đất nông nghiệp . 60 2.4. Cơ sở thực tiễn về tập trung đất nông nghiệp ...............................................62
  5. iii 2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế ....................................................................... 62 2.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về tập trung đất nông nghiệp, hình thức TTĐNN và nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN ....................................... 64 2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho vùng đồng bằng sông Hồng ...................... 68 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ............................................................................. 70 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng 70 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 70 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................ 72 3.1.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại đồng bằng sông Hồng đối với tập trung đất nông nghiệp ............ 73 3.2. Khái quát thực trạng tập trung đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.... 75 3.2.1 Vài nét khái quát thực trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng ĐBSH .... 75 3.2.2. Tập trung đất nông nghiệp vùng ĐBSH ........................................... 77 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 96 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ........................... 97 4.1. Thực trạng nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp vùng ĐBSH ... 97 4.1.1. Chính sách của Nhà nước và hỗ trợ của chính quyền địa phương liên quan đến tập trung đất nông nghiệp ........................................................... 97 4.1.2. Thị trường ..................................................................................... 115 4.1.3 Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ ........................................................ 120 4.1.4 Đặc điểm và điều kiện sản xuất ....................................................... 126 4.1.5 Hiệu quả sản xuất ........................................................................... 131 4.1.6. Hợp tác sản xuất kinh doanh .......................................................... 137 4.2 Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp vùng ĐBSH theo phân tích định lượng .........................................................................142 4.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................... 142 4.2.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha ............... 146 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................... 147 4.2.4 Phân tích thực trạng nhân tố ảnh hưởng tới TTĐNN ....................... 152 4.2.5 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới TTĐNN ............................ 154 4.3 Đánh giá chung ................................................................................................156 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................... 161 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2024-2030 ....................... 162 5.1. Bối cảnh phát triển và sự cần thiết tiếp tục tập trung đất nông nghiệp tại vùng ĐBSH ............................................................................................................162 5.1.1. Bối cảnh triển kinh tế - xã hội ĐBSH giai đoạn 2021-2030 ............ 162
  6. iv 5.1.2. Sự cần thiết tiếp tục tập trung đất nông nghiệp tại vùng ĐBSH ...... 164 5.2. Quan điểm và mục tiêu tập trung đất nông nghiệp ....................................166 5.2.1 Tập trung đất nông nghiệp cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương ................................... 166 5.2.2 Tập trung đất nông nghiệp phải gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, HTX làm trung gian, cầu nối doanh nghiệp với hộ nông dân / trang trại ........... 166 5.2.3 Tập trung đất nông nghiệp cần áp dụng nhiều hình thức khác nhau và có lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi địa phương ....... 167 5.2.4 Ưu tiên khuyến khích tập trung đất nông nghiệp ở những vùng có điều kiện sản xuất hàng hóa (có nhiều diện tích đất và có thị trường nông sản).167 5.2.5 Tập trung đất nông nghiệp diễn ra theo xu thế thị trường, có sự kiểm soát phù hợp của Nhà nước ............................................................................ 167 5.3. Các giải pháp thúc đẩy tập trung đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2024-2030 ....................................................................................168 5.3.1 Thúc đẩy hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các CSNN và các chủ thể khác để tăng quy mô và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ........................... 168 5.3.2 Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và công nghệ ....................................... 171 5.3.3 Khắc phục những cản trở trong đặc điểm nông hộ và nâng cao điều kiện sản xuất của các chủ thể tham gia TTĐNN .............................................. 172 5.3.4. Phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp và các thị trường liên quan ................................................................................................. 175 5.3.5. Tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích tập trung đất nông nghiệp và phát huy vai trò của Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội ở nông thôn trong hỗ trợ, tổ chức và quản lý hoạt động tập trung đất nông nghiệp ..................................................................................................... 177 5.3.6. Tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và làm đầu tàu trong các chuỗi liên kết sản xuất nông sản hàng hóa mà ĐBSH có lợi thế ........180 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................... 182 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 183 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 185 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................... 187 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 188 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 199
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNC Công nghệ cao CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CSNN Cơ sở nông nghiệp DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GCN Giấy chứng nhận HTX Hợp tác xã NLTS Nông lâm nghiệp, thuỷ sản NNUDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao NTTS Nuôi trồng thuỷ sản SXNN sản xuất nông nghiệp TTĐNN Tập trung đất nông nghiệp QSD Quyền sử dụng
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Số lượng huyện, xã khảo sát ..............................................................................7 Bảng 2: Số lượng mẫu khảo sát của Đề tài......................................................................8 Bảng 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN ............... 32 Bảng 3.1: Thay đổi diện tích đất nông nghiệp năm 2022 so với năm 2014 .................. 75 Bảng 3.2: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH .......................................... 76 Bảng 3.3: Kết quả dồn điền đổi thửa so sánh giữa năm 2016 và 2020 .........................79 Bảng 3.4: Số đơn vị sản xuất NLTS vùng ĐBSH giai đoạn 2011-2020 ....................... 80 Bảng 3.5: Kết quả xây dựng cánh đồng lớn vùng ĐBSH ............................................. 83 Bảng 3.6: Kết quả TTĐNN hình thành các khu NNUDCNC tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016- 2020. .....................................................................................................85 Bảng 3.7: Số lượng HTXNN và HTXNN ứng dụng CNC ............................................ 94 Bảng 4.1: Đánh giá ảnh hưởng của các hỗ trợ của chính quyền địa phương liên quan đến TTĐNN tại Hà Nội .......................................................................................112 Bảng 4.2: Đánh giá ảnh hưởng của các hỗ trợ của chính quyền địa phương liên quan đến TTĐNN tại Hà Nam .....................................................................................113 Bảng 4.3: Đánh giá ảnh hưởng hỗ trợ của chính quyền địa phương đến TTĐNN tại Vĩnh Phúc ..............................................................................................................114 Bảng 4.4: Đánh giá về ảnh hưởng của thị trường QSD đất đến TTĐNN ...................118 Bảng 4.5: Hệ thống kênh mương vùng ĐBSH năm 2021. ..........................................122 Bảng 4.6: Số xã có cơ cở chế biến nông, lâm, thuỷ sản vùng ĐBSH năm 2021 ........125 Bảng 4.7: Hệ thống tín dụng, ngân hàng và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của hộ NLTS vùng ĐBSH .......................................................................................130 Bảng 4.8: Hiệu quả sản xuất tại Công ty Nông nghiệp CNC Vinaseed ......................132 Bảng 4.9: Thay đổi về hiệu quả sản xuất trước và sau TTĐNN .................................133 Bảng 4.10: GRDP nông nghiệp vùng ĐBSH – theo giá so sánh và theo giá hiện hành .... 135 Bảng 4.11: GRDP bình quân đầu người vùng ĐBSH so sánh với cả nước năm 2022 ....... 136 Bảng 4.12: Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN trên địa bàn nghiên cứu (Điểm bình quân).......................................................................142 Bảng 4.13: Mô tả dữ liệu trong mẫu nghiên cứu.........................................................143 Bảng 4.14: Mã hoá các chỉ báo của các thang đo trong mô hình nghiên cứu .............144 Bảng 4.15: Thống kê mô tả chỉ báo của các thang đo trong mô hình nghiên cứu ......145 Bảng 4.16: Đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới TTĐNN ...147
  9. vii Bảng 4.17: Kiểm định KMO and Bartlett's .................................................................148 Bảng 4.18: Tổng phương sai giải thích của các nhân tố .............................................148 Bảng 4.19: Ma trận nhân tố xoay ................................................................................150 Bảng 4.20: Thực trạng các chỉ báo đo lường các nhân tố ...........................................152 Bảng 4.21: Các hệ số của mô hình hồi quy bội ...........................................................154 Bảng 4.22: Hệ số hồi quy trong mô hình GRDP nông nghiệp vùng ĐBSH – theo giá so sánh và theo giá hiện hành ...........................................................................199
  10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Khung phân tích của luận án ........................................................................................... 6 Hình 2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN............................................................. 13 Hình 2.1: Phân biệt tích tụ và tập trung đất nông nghiệp ......................................................... 48 Hình 2.2: Mối liên quan giao thoa giữa tích tụ và tập trung đất nông nghiệp ........................ 49 Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH đến năm 2030 ................................... 70 Hình 3.2: Cơ cấu nông hộ ĐBSH theo quy mô ruộng đất (%) ................................................ 76 Hình 3.3: DĐĐT để sắp xếp lại đồng ruộng thực hiện sản xuất nông nghiệp tập trung ....... 79 Hình 3.4: Biến động trang trại NLTS vùng ĐBSH giai đoạn 2011-2022 .............................. 81 Hình 4.1: GRDP nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vùng ĐBSH theo giá so sánh 2010 và giá hiện hành (nghìn đồng)................................................................................................... 136 Hình 4.2: GRDP bình quân một hecta đất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vùng ĐBSH theo giá so sánh năm 2010 và theo giá hiện hành (nghìn đồng/ha).................................. 137
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của nông dân. Đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là nước ta có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, với gần 70% dân số sống ở nông thôn và hơn 47% lao động làm nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hàng hoá nói riêng để cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng sản xuất lớn, hiện đại giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn ở nước ta. Việt Nam có 33,1 triệu ha đất, là một trong những nước có bình quân đất đai đầu người thấp nhất thế giới. Diện tích đất SXNN bình quân đầu người ở Việt Nam là 0,25 ha, trong khi đó trên thế giới là 0,52 ha và trong khu vực là 0,36 ha. Nền nông nghiệp Việt Nam được phát triển chủ yếu dựa vào trên khoảng 9 triệu hộ nông dân cá thể với trên 76 triệu thửa và mảnh ruộng nhỏ lẻ, phân tán, theo số liệu thống kê năm 2020. Ruộng đất phân tán và manh mún dẫn đến tăng thời gian lao động và chi phí canh tác, khả năng tiếp cận nguồn nước tưới thấp, hạn chế tiếp cận máy móc và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (Ebrahim & c.s, 2014, Yang & c.s, 2000), tác động tiêu cực đến hiệu quả và tăng trưởng SXNN (Niroula & Thapa, 2005, Kawasaki, 2010, Manjunatha & c.s, 2013, Kompas & c.s, 2012). Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có vị trí, vai trò hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. ĐBSH có tiềm năng to lớn và nhiều lợi thế vượt trội so với nhiều vùng kinh tế - xã hội khác, trong đó có lợi thế phát triển SXNN. Thời gian qua, vùng ĐBSH đạt những thành tựu to lớn, duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ rệt, chuyển dần từ tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu, từ sản xuất nhỏ lẻ dựa vào kinh tế hộ sang sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, ứng dụng công nghệ cao và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả để tăng thu nhập cho nông dân. Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp vùng ĐBSH năm 2020 đạt 3,8%, năm 2021 đạt 3,6%; cao hơn mức độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của cả nước (năm 2020 là 2,8%, năm 2021 là 2,9%). Dù vậy, vẫn còn những tồn tại hạn chế mà nông nghiệp và nông thôn của vùng ĐBSH đang gặp phải. Một trong số đó là vấn đề về hạn chế trong ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp do đất đai manh mún. ĐBSH được ghi nhận là địa phương có diện tích đất nông nghiệp
  12. 2 manh mún nhất trong cả nước. Số liệu thống kê năm 2016 cho thấy, bình quân mỗi hộ ở ĐBSH sở hữu không đến 0,27 hécta, diện tích này chỉ bằng 1/3 diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người trên cả nước và bằng 1/6 tại ĐBSCL. Số liệu năm 2022 cũng cho thấy, số mảnh ruộng của mỗi nông hộ ở ĐBSH là 2,7 mảnh, mỗi mảnh bình quân chỉ có 995 m2, số mảnh ruộng mỗi hộ của ĐBSH cao gấp 2 lần ở ĐBSCL (1,4 mảnh) và cao hơn trung bình cả nước (2,2 mảnh). Trong khi đó, giá trị tăng thêm ngành nông lâm, thủy sản vùng ĐBSH đạt 141.561 tỷ đồng năm 2021, chỉ chiếm 13,6% so với giá trị tăng thêm nông lâm, thủy sản của cả nước. Để giải quyết bài toán này, tập trung đất nông nghiệp (TTĐNN) được coi là một trong những giải pháp đột phá giúp phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, tập trung áp dụng cơ giới hoá và khoa học công nghệ, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập của nông dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở nông thôn, đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới. FAO (2002) cũng chỉ ra rằng tập trung đất nông nghiệp cho phép nông dân canh tác trên các trang trại lớn hơn với ít thửa đất đem lại hiệu quả hơn về mặt chi phí, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ mới và cải thiện khả năng tiếp cận máy móc, dẫn đến hiệu quả sử dụng đất và lao động cao hơn thông qua cơ giới hóa. Tập trung đất đai đã dẫn đến việc sử dụng đất hợp lý hơn, tăng năng suất đất và lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập của nông dân và cải thiện mức sống của người dân nông thôn (Castro Coelho & c.s, 2001), là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông thôn ở những vùng nông nghiệp manh mún (Ebrahimi & c.s, 2012). Đã có những bằng chứng về hiệu quả của TTĐNN đến năng suất cây trồng tại Malaysia (Najim & c.s, 2007), Albania (Cholo & c.s, 2019, Cianian & c.s, 2018), tại Ethiopia, Rwanda (Ntihinyurwa & c.s, 2019, Knippenberg & c.s, 2020), Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc (Klaus Deininger, 2016, Kawasaki, 2010, Huang Lin, 2023), và tại Việt Nam (Lê Cảnh Dũng, 2010, Hùng & c.s, 2007, Vũ Kim Cứ, 2017). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng phát hiện nhân tố động lực thúc đẩy hoặc tạo lực cản cho TTĐNN (Argawal, 1972, Mc Pherson, 1983, Lén Przemyslaw, 2023, Thomas Markusen & c.s, 2016, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2017, Hoàng Thị Thu Huyền, 2015, Vũ Kim Cứ, 2017). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy còn có nhiều khác biệt trong kết quả nghiên cứu tại mỗi địa bàn thực nghiệm khi xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến TTĐNN. Các nhân tố được nghiên cứu theo chủ thể tham gia TTĐNN thay vì được phân tích dưới góc độ các nhân tố bên ngoài và bên trong chủ thể TTĐNN. Đặc biệt, có rất ít nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TTĐNN dưới góc nhìn và đánh giá của các bên liên quan trong quá trình TTĐNN cũng như chưa nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu và kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến tập trung đất nông nghiệp tại vùng ĐBSH.
  13. 3 Như vậy, về mặt lý luận và thực tiễn, TTĐNN là tất yếu của phát triển nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường nhằm khai thác và sử dụng đất hiệu quả. Theo đó, đòi hỏi đặt ra cần xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sỹ. 2. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý thuyết về tập trung đất nông nghiệp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình TTĐNN ở vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình TTĐNN trên địa bàn nghiên cứu. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Một là, làm rõ và hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về TTĐNN trong nông nghiệp. Hai là, phân tích, đánh giá và làm rõ được thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN vùng đồng bằng sông Hồng. Ba là, phân tích, đánh giá và làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình TTĐNN ở vùng đồng bằng sông Hồng. Bốn là, đề xuất các giải pháp có cơ sở, phù hợp và khả thi nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình TTĐNN vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tới. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố ảnh hưởng và ảnh hưởng của các nhân tố đến TTĐNN vùng đồng bằng sông Hồng. 2.3. Phạm vi nghiên cứu 2.3.1. Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tập trung đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu những giải pháp thúc đẩy tập trung đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tới.
  14. 4 Để nghiên cứu những vấn đề trọng tâm trên, đề tài nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về TTĐNN gồm: khái niệm tập trung đất nông nghiệp, các hình thức tập trung đất nông nghiệp và kinh nghiệm tập trung đất nông nghiệp. 2.3.2. Phạm vi không gian: - Phạm vi không gian là vùng đồng bằng sông Hồng. - Phạm vi điều tra khảo sát là huyện Đan Phượng và huyện Ứng Hoà (thành phố Hà Nội), huyện Lập Thạch và huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc), huyện Lý Nhân và huyện Bình Lục (tỉnh Hà Nam). 2.3.3. Phạm vi thời gian: 1. Thời gian tiến hành nghiên cứu và thu thập dữ liệu sơ cấp: từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023; nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp về thực trạng và tác động của các nhân tố đến TTĐNN trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. 2. Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn: 2024-2030. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Tập trung đất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của những nhân tố nào? Câu hỏi 2: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp như thế nào? Câu hỏi 3: Các nhân tố có mức độ và chiều hướng ảnh hưởng như thế nào đến tập trung đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng? Câu hỏi 4: Cần có những giải pháp nào để khai thác, phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố nhằm thúc đẩy TTĐNN ở vùng đồng bằng sông Hồng? 4. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu: 4.1.1 Tiếp cận lịch sử: Nhìn nhận sự vận động, phát triển của TTĐNN qua các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau với điều kiện lịch sử cụ thể. Tiếp cận lịch sử cho phép khu biệt, phân chia giai đoạn, phân kỳ. Qua đó, nhận thức về từng giai đoạn, từng thời kỳ với đặc trưng, tính chất, nội dung, mục đích, động lực. Trên cơ sở sự nhận thức này, dự báo sự xuất hiện của các giai đoạn, các thời kỳ tiếp theo với những đặc trưng, tính chất, nội dung, mục đích và động lực của nó.
  15. 5 4.1.2 Tiếp cận theo hướng thể chế chính sách: Tiếp cận này nhằm nghiên cứu các chính sách liên quan đến TTĐNN một cách hệ thống, từ đó phân tích, đánh giá các điểm bất hợp lý, hiệu quả và tính khả thi của các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Nghiên cứu chính sách cho phép đánh giá và phân tích ảnh hưởng của chính sách về tất cả mọi phương diện, từ đó đưa ra các khuyến nghị và đề xuất các lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tiếp cận theo hướng thể chế chính sách tạo cơ sở cho tác giả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN đặc biệt là nhân tố chính sách. 4.1.3 Tiếp cận theo hình thức tập trung đất nông nghiệp: Cách tiếp cận này nhằm nghiên cứu các cơ chế hình thành các hình thức tập trung đất nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp. 4.1.4 Tiếp cận có sự tham gia của các chủ thể sử dụng đất: Sự tham gia là một khái niệm rất rộng (Lane, 1995) có nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau (Hussein và c.s., 1995). Thuật ngữ này thường được sử dụng bởi những người có lập trường tư tưởng khác nhau, gắn cho nó những ý nghĩa rất khác nhau (Nelson & Wright, 1995). Sự tham gia là một khái niệm tranh cãi về mặt tư tưởng, nó tạo ra một loạt các ý nghĩa cạnh tranh và các ứng dụng (Pelling, 1998). Sự tham gia của các bên cần được hiểu là một quá trình trong đó tất cả các bên liên quan bao gồm cả những người bị ảnh hưởng đều tham gia vào việc ra quyết định. Luận án sử dụng tiếp cận có sự tham gia nhằm thu thập thông tin, nhận định, đánh giá của các chủ thể sử dụng đất và các chủ thể khác về những vấn đề liên quan đến TTĐNN. 4.1.5 Tiếp cận quan hệ nhân quả: Quan hệ nhân quả được hiểu rộng là một quá trình (Rudolf Carnap, 1966), thể hiện sự chuyển biến, tác động của nguyên nhân vào đối tượng để tạo ra hệ quả. Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại, vận động với xu hướng phát triển nối tiếp nhau, hiện tượng này là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khác. Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Trên cơ sở đó, hệ quả phát sinh dựa trên sự biến đổi, tác động của nguyên nhân. Đó phải là hệ quả tất yếu, mang tính chất đương nhiên, khách quan. Quan hệ nhân quả là một diễn biến trong quá trình thuộc về một khoảng thời gian cụ thể. Do vậy, tiếp cận quan hệ nhân quả cho phép nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố và ảnh hưởng của các nhân tố (nguyên nhân) đến sự hình thành tập trung đất nông nghiệp (kết quả).
  16. 6 4.2 Khung phân tích và biến nghiên cứu 4.2.1 Khung phân tích: Các lý thuyết cơ sở: - Tích tụ và tập trung tư bản Thực trạng Bối cảnh phát triển - Hiệu quả kinh tế trong SXNN các nhân tố - Sản xuất hàng hoá, ảnh hưởng chuyên môn hoá đến TTĐNN Chiều và tập trung hoá trong sản xuất vùng ĐBSH hướng, mức độ Giải ảnh pháp Lý luận về các nhân hưởng của TTĐNN Thực trạng tố ảnh hưởng đến các nhân vùng TTĐNN và kết quả tố đến ĐBSH - Khái niệm, vai trò TTĐNN TTĐNN giai TTĐNN vùng ĐBSH - Các hình thức vùng đoạn TTĐNN ĐBSH và 2024- nguyên 2030 Kinh nghiệm TTĐNN nhân Ảnh hưởng - Kinh nghiệm ngoài của các nước - Kinh nghiệm trong nhân tố đến Quan điểm TTĐNN nước TTĐNN vùng ĐBSH - Bài học kinh nghiệm vùng ĐBSH Hình 1: Khung phân tích của luận án Nguồn: Tác giả xây dựng 4.2.2 Biến nghiên cứu Thang đo của các biến nghiên cứu trong mô hình được mô tả trong Bảng 2 Phụ lục 2 4.3 Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4.3.1 Quy trình nghiên cứu: Bước 1: Xây dựng mô hình và thang đo: Mô hình nghiên cứu và thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết sau: - Đối với tập trung đất nông nghiệp, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết về tích tụ và tập trung tư bản, sử dụng định nghĩa của Nguyễn Kim Chung (2018).
  17. 7 - Đối với hiệu quả kinh tế trong SXNN, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết về lợi thế theo quy mô của David Begg (2007). Trên cơ sở này, một tập các thang đo ban đầu được xây dựng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Bước 2: Nghiên cứu định tính Do sự khác nhau về đặc thù điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu so với các khu vực khác cũng như đặc điểm nông hộ và điều kiện sản xuất của các đối tượng được phỏng vấn, các thang đo đã được thiết lập tại các nước cũng như tại các vùng miền khác nhau chưa chắc đã phù hợp với vùng ĐBSH. Thông qua phỏng vấn sâu các đối tượng là nhà quản lý, chuyên gia, nông hộ, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp (DN), các thang đo này được điều chỉnh thành bộ thang đo điều chỉnh vòng 1. Nghiên cứu định tính cũng nhằm giúp tác giả khám phá các nhân tố mới ảnh hưởng đến TTĐNN. 1) Chọn tỉnh khảo sát: Tiêu chí chọn điểm khảo sát là: i) Điểm khảo sát phải đại diện cho vùng ĐBSH; ii) Là địa bàn có hoạt động TTĐNN diễn ra ở các mức độ khác nhau: mạnh, trung bình, hạn chế; có nhiều mô hình điển hình thành công. Với các tiêu chí nêu trên, đề tài chọn 3 tỉnh khảo sát gồm:  Thành phố Hà Nội: là địa bàn có hoạt động TTĐNN diễn ra mạnh;  Tỉnh Hà Nam: là địa bàn có hoạt động TTĐNN diễn ra trung bình trong vùng nhưng có xu hướng gia tăng do sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao gần đây.  Tỉnh Vĩnh Phúc: là địa bàn chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hoá, hoạt động TTĐNN thấp do hạn chế về mức độ đồng đều về địa hình của các thửa ruộng. 2) Chọn huyện, xã khảo sát: Do đặc điểm khác nhau ở mỗi tỉnh, việc lựa chọn huyện và xã tại mỗi tỉnh cần đảm bảo nguyên tắc đa dạng các mô hình tập trung đất nông nghiệp để có thể khảo sát. Vì thế, mỗi tỉnh sẽ lựa chọn 02 huyện và mỗi huyện chọn 01 xã để khảo sát. Số lượng huyện, xã được lựa chọn khảo sát như sau: Bảng 1: Số lượng huyện, xã khảo sát Tên tỉnh/thành phố Tên huyện Tên xã Đan Phượng Đồng Tháp Hà Nội Ứng Hoà Đại Hùng Bình Lục Đồng Du Hà Nam Lý Nhân Nhân Chính Lập Thạch Đồng Ích Vĩnh Phúc Yên Lạc Trung Kiên Tổng số 3 tỉnh 6 huyện 6 xã Nguồn: Tác giả xây dựng
  18. 8 3) Lựa chọn đối tượng khảo sát Việc lựa chọn các đối tượng khảo sát được thực hiện như sau: a) Cán bộ QLNN về nông nghiệp và đất đai: - Ở cấp tỉnh: Đối tượng khảo sát gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Sở NN&PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường; Hội nông dân tỉnh. - Cấp huyện: Đối tượng khảo sát gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: UBND huyện; Phòng Nông nghiệp và PTNT/ hoặc Phòng Kinh tế; - Cấp xã: Đối tượng khảo sát gồm đại diện lãnh đạo Đảng ủy xã, lãnh đạo UBND xã, lãnh đạo Hội nông dân xã. b) Các tổ chức kinh tế tập thể: Các tổ chức kinh tế tập thể là chủ thể tham gia TTĐNN là: HTX nông nghiệp (HTX). Phỏng vấn trực tiếp đại diện lãnh đạo như: Chủ tịch/Phó Chủ tịch HĐQT của HTX; Giám đốc/Phó Giám đốc HTX; Tổ trưởng/ Tổ phó của THT. c) Doanh nghiệp: Các DN được lựa chọn khảo sát là các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chế biến NLTS ở vùng ĐBSH. Các DN khảo sát có tham gia TTĐNN hoặc có nhu cầu TTĐNN để phát triển sản xuất kinh doanh. Mỗi DN phỏng vấn trực tiếp đại diện chủ DN. d) Hộ nông dân/trang trại: Với nghiên cứu định tính, mỗi tỉnh điều tra phỏng vấn đại diện 04 hộ nông dân trực tiếp SXNN (02 hộ/xã), tổng 12 hộ. Với nghiên cứu định lượng, mỗi tỉnh điều tra 40 hộ (20 hộ/xã), tổng cộng 120 hộ. Việc lựa chọn hộ để khảo sát do Hội Nông dân xã lựa chọn ngẫu nhiên có định hướng từ danh sách các hội viên nông dân của xã. Tổng hợp mẫu điều tra được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2: Số lượng mẫu khảo sát của Đề tài N.c định tính Tổng N.c định lượng Tổng Đối tượng TT khảo sát Hà Hà Vĩnh số mẫu Hà Vĩnh số mẫu Nội Nam Phúc NCĐT Hà Nội Nam Phúc NCĐL Cán bộ cơ quan 1 3 3 3 9 - - - - QLNN về NN Chuyên gia về 2 2 2 1 5 - - - - quản lý đất đai 3 Doanh nghiệp 1 1 1 3 20 20 10 50 4 Hợp tác xã 2 2 2 6 40 30 10 80 Hộ nông dân/ 5 4 4 4 12 40 40 40 120 Trang trại Tổng số 12 12 11 35 100 90 60 250 Nguồn: Tác giả xây dựng
  19. 9 Trong nghiên cứu định tính, điều tra khảo sát các đối tượng được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn sâu. Nội dung phỏng vấn bao gồm Dựa theo kết quả trả lời của từng người, tác giả tiếp tục đưa ra những câu hỏi nhằm khai thác rõ những nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN tại địa bàn nghiên cứu. Ghi chép từ các cuộc phỏng vấn được lưu lại và so sánh điểm giống, khác nhau và đưa ra kết luận để đề xuất mô hình. Sau khi có được kết quả phỏng vấn của 35 đối tượng trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và thước đo chính thức cho nghiên cứu của mình. Với thước đo sơ bộ này, tác giả thảo luận trực tiếp với đối tượng khảo sát là các cơ sở nông nghiệp bao gồm DN nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và hộ nông dân để có những điều chỉnh cho các phát biểu rõ ràng và dễ hiểu hơn với các đối tượng nghiên cứu này. Kết thúc giai đoạn này, tác giả có một bảng khảo sát chính thức để tiến hành điều tra trên diện rộng. Kết quả nghiên cứu định tính đối với 35 đáp viên cho thấy có nhân tố mới được phát hiện là hợp tác sản xuất kinh doanh. Tác giả đã đưa nhân tố mới này vào mô hình. Ngoài ra, nhân tố bí kíp, kinh nghiệm sản xuất cũng được tác giả làm rõ thêm để phục vụ cho phần thiết kế thang bảng hỏi cho phù hợp với đặc điểm của vùng nghiên cứu. Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Bộ thang đo điều chỉnh vòng 1 được đánh giá thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ (điều tra thử) với 24 hộ nông dân, 12 HTX, 6 DN, 6 cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp và 6 chuyên gia về quản lý đất đai trực tiếp liên quan đến TTĐNN. Các thang đo này được hiệu chỉnh thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronback alpha đối với các nhân tố ảnh hưởng tới TTĐNN và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis). Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức: Theo nghiên cứu của Tabachnick và Fidell (1996) khi sử dụng các phương pháp hồi quy, kích thước mẫu cần thiết được tính theo công thức: n ≥ 50 + 8p. Trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p là số lượng biến độc lập trong mô hình. Do đó, 06 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu được đề xuất thì cỡ mẫu cần điều tra là n ≥ 50 + 8*6 = 98 quan sát. Vậy với cỡ mẫu 250 quan sát, dữ liệu đã đảm bảo thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nông hộ, HTX, DN có tham gia vào TTĐNN, nhà quản lý, nhà chuyên môn liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai tại thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam và tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, kết hợp với các thông tin thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các tài liệu, các báo cáo, các nghiên cứu trong
  20. 10 và ngoài nước được thu thập để phục vụ cho nghiên cứu. Các thông tin đã thu thập được tổng hợp, tính toán và phân tích bằng phần mềm Excel và SPSS. 4.3.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Hai nhóm phương pháp này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. 4.3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu: Số liệu thu thập dựa trên hai nguồn chính: Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức.  Nguồn số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn và khảo sát trong khuôn khổ luận án. 4.3.2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo tổng kết về tập trung đất nông nghiệp của các cơ quan, ban ngành nông nghiệp (cơ quan ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh, huyện, xã), trung tâm khuyến nông thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã ở địa bàn nghiên cứu, niên giám thống kê, các báo cáo của các hợp tác xã, DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Một số nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế được thu thập thông qua phỏng vấn bán cấu trúc 4.3.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: 1) Phương pháp quan sát: Quan sát trong điều kiện tự nhiên để có thông tin sơ bộ về tình hình tập trung đất cho SXNN tại địa bàn nghiên cứu. 2) Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: được sử dụng nhằm tiếp thu các ý kiến, nhận định của các nhà chuyên môn, nhà quản lý và các chủ thể trực tiếp tham gia TTĐNN là nông hộ, HTX và DN nhằm làm cơ sở để đề xuất các giải pháp cụ thể trong triển khai để nâng cao hiệu quả tập trung đất nông nghiệp. Với nghiên cứu định tính, luận án tiến hành phỏng vấn sâu trên 3 tỉnh với tổng 35 người, trong đó, 9 cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp và đất đai, 5 chuyên gia về nông nghiệp và quản lý đất đai, 6 cá nhân đại diện nhóm HTX, 3 cá nhân đại diện cho DN sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, 12 cá nhân đại diện cho hộ gia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2