intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng Đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới và mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng. Từ kết quả thu được đưa ra một số khuyến nghị về các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của cư dân nông thôn vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng Đồng bằng sông Hồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRẦN THỊ THOA NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRẦN THỊ THOA NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 9620115 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN QUỐC KHÁNH 2. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG HÀ NỘI - 2020
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng Luận án tiến sĩ này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Trần Thị Thoa
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ........................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ....................................................................................................................6 1.1. Kết quả nghiên cứu về sự tham gia của người dân ..........................................6 1.2. Kết quả nghiên cứu về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ...........................................................................................................10 1.2.1. Về khái niệm và ý nghĩa xây dựng nông thôn mới ......................................10 1.2.2. Kết quả nghiên cứu về vai trò của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ..................................................................................................................11 1.2.3. Kết quả nghiên cứu về nội dung tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới................................................................................................14 1.2.4. Kết quả nghiên cứu về phương thức tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới .........................................................................................17 1.2.5. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông thôn mới ......................................................................18 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới................................................................................................18 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................................................19 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ...........................22 2.1. Lý thuyết vận dụng vào nghiên cứu ................................................................22 2.1.1. Lý thuyết về sự tham gia ..............................................................................22 2.1.2. Lý thuyết “các bên liên quan” ......................................................................28
  5. iii 2.1.3. Lý thuyết về hành động tập thể ....................................................................30 2.2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới và sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới .......................................................................31 2.2.1. Khái niệm nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới................................31 2.2.2. Sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới .............33 2.2.3. Phương thức tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ..34 2.2.4. Nội dung cư dân nông thôn tham gia thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới .........................................................................................................37 2.3. Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ....................................................................................................................41 2.3.1. Thực tiễn sự tham gia của cư dân nông thôn trong một số mô hình nông thôn mới trên thế giới .............................................................................................41 2.3.2. Thực tiễn tham gia của cư dân nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương tại Việt Nam ..........................................................46 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quá trình xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng .............................................................................................47 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................49 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......50 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông hồng ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân nông thôn ..................................................................50 3.1.1. Vị trí ..............................................................................................................50 3.1.3. Tình hình đất đai ...........................................................................................51 3.1.3. Tình hình đất đai ...........................................................................................51 3.1.4. Các nguồn tài nguyên khác...........................................................................52 3.1.5. Dân số và Lao động .....................................................................................52 3.1.6. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................53 3.1.7. Tình hình phát triển các ngành kinh tế .........................................................54 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................55 3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích .................................................................55 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin ......................................57 3.2.3. Các phương pháp phân tích thông tin ...........................................................61 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................66
  6. iv CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ...........67 4.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSH ...........................................67 4.1.1. Khái quát chung ............................................................................................67 4.1.2. Khái quát kết quả xây dựng nông thôn mới và sự tham gia của cư dân nông thôn tại các tỉnh khảo sát ........................................................................................71 4.2. Thực trạng về phương thức tham gia .............................................................77 4.2.1. Thực trạng về phương thức tham gia của cư dân nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ...............................................................................................................77 4.2.2. Thực trạng về phương thức tham gia của cư dân nông thôn tại các điểm khảo sát ...................................................................................................................82 4.3. Thực trạng tham gia thực hiện các tiêu chí XDNTM của cư dân nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng (nội dung tham gia) ..................................................86 4.3.1. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện tiêu chí quy hoạch nông thôn mới ........86 4.3.2. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội...87 4.3.3. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất .....89 4.3.4. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện tiêu chí về cảnh quan, môi trường và an toàn sản xuất ......................................................................................................96 4.4. Mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông thôn mới ...........................................................................................................99 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ...............................................................................................104 4.5.1. Nhận thức của cư dân nông thôn ................................................................104 4.5.2. Xuất phát điểm về kinh tế và trình độ chuyên môn của cư dân nông thôn không đồng đều ảnh hưởng đến sự tham gia ........................................................104 4.5.3. Do điều kiện đất đai ảnh hưởng đến sự tham gia .......................................105 4.6. Đánh giá chung sự tham gia của cư dân nông thôn .....................................105 4.6.1. Những ưu điểm ...........................................................................................105 4.6.2. Những tồn tại và nguyên nhân....................................................................107 Tiểu kết chương 4 ......................................................................................................111
  7. v CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY SỰ THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ......................................................................112 5.1. Quan điểm và mục tiêu về phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng sông Hồng ...........................112 5.1.1. Quan điểm về phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng sông Hồng ......................................................112 5.1.2. Mục tiêu phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn vào xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng sông Hồng ...............................................................113 5.2. Một số giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ........................................................................................114 5.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới .....................................................................114 5.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới .....................................................................115 5.2.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn về xây dựng nông thôn mới ................................................................................................................117 5.2.4. Giải pháp về nâng cao năng lực, trách nhiệm tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới .............................................................................118 5.2.5. Giải pháp về nâng cao trình độ, năng lực quản lý của cán bộ xã để huy động được sức dân và quản lý hiệu quả quá trình XDNTM .........................................120 5.2.6. Giải pháp trong việc tham gia vào các tổ chức tập thể ở nông thôn. .........121 5.2.7. Giải pháp về sự tham gia của cư dân nông thôn để phát triển thị trường nông sản và sản phẩm công nghiệp nông thôn. .............................................................122 Tiểu kết chương 5 ......................................................................................................123 KẾT LUẬN ................................................................................................................124 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......126 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................127 PHỤ LỤC ...................................................................................................................140
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ NN và PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ TNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BXD : Bộ Xây dựng CT : Chương trình CTMTQG : Chương trình mục tiêu Quốc gia DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long EFA : Phân tích nhân tố khám phá NQ : Nghị quyết NCS : Nghiên cứu sinh NTM : Nông thôn mới QH : Quy hoạch TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân VFĐFNTMTW : Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương XDNTM : Xây dựng nông thôn mới
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất vùng ĐBSH .............................................51 Bảng 3.2: Dân số và lao động vùng ĐBSH ...................................................................53 Bảng 3.3: Các biến mô tả về sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM .........58 Bảng 3.4: Các biến mô tả về kết quả xây dựng nông thôn mới ....................................59 Bảng 3.5: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt .............................................62 Bảng 3.6: Kiểm định KMO và Bartlett lần hai..............................................................63 Bảng 3.7: Mô hình điều chỉnh qua phân tích nhân tố khám phá lần 2 ..........................64 Bảng 4.8: Diện tích nông dân đưa giống mới vào sản xuất (ha) ...................................70 Bảng 4.9: Đóng góp tự nguyện của dân ........................................................................87 Bảng 4.10: Cư dân nông thôn hiến đất ..........................................................................88 Bảng 4.11: So sánh số lượng trang trại năm 2011 và 2018 ...........................................91 Bảng 4.12: Cư dân nông thôn tham gia cải thiện sinh kế ..............................................94 Bảng 4.13: So sánh kết quả thực hiện tiêu chí môi trường năm 2011 - 2016 ...............96 Bảng 4.14: Thực trạng sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng ....................................................................................................97 Bảng 4.15: Phân tích phương sai ...................................................................................99 Bảng 4.16: Hệ số hồi quy ............................................................................................100 Bảng 4.17: Tỷ lệ % các hệ số hồi quy .........................................................................102 Bảng 4.18: Tóm tắt mô hình ........................................................................................104
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 3.1: Thực trạng cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH so với cả nước năm 2010 (%) .....54 Biểu đồ 4.1: So sánh tỉ lệ xã đạt chuẩn NTM của vùng ĐBSH và cả nước qua các năm (%) ......67 Biểu đồ 4.2: So sánh mức độ đạt chuẩn NTM vùng ĐBSH ..........................................68 Biểu đồ 4.3: So sánh bình quân tiêu chí của vùng ĐBSH với cả nước .........................68 Biểu đồ 4.4: Kết quả thực hiện chỉ tiêu thu nhập và giảm nghèo của các xã ở vùng ĐBSH đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2018 ............................................................69 Biểu đồ 4.5: Nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 - 7/2019 ..............................................70 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ hộ chủ động tiếp nhận thông tin về XDNTM (%)...........................83 Biểu đồ 4.7: Dân đóng góp ý kiến trong xây dựng nông thôn mới (%) ........................84 Biểu đồ 4.8: Cư dân nông thôn đóng góp vật chất trong XDNTM (%) ........................85 Biểu đồ 4.9: Cư dân nông thôn tham gia giám sát trong XDNTM (%) ........................85 Biểu đồ 4.11: Mức độ tham gia đóng góp tự nguyện của dân ......................................87 Biểu đồ 4.12: So sánh mức độ đạt chuẩn tiêu chí hạ tầng tại các xã vùng ĐBSH (%) .88 Biểu đồ 4.13: So sánh tỷ lệ dồn điền đổi thửa của vùng ĐBSH và cả nước .................91 Biểu đồ 4.14: Số hộ tham gia liên kết trong chuỗi giá trị..............................................93 Biểu đồ 4.15: Cư dân nông thôn tham gia cải thiện sinh kế trong XDNTM (%) .........95 Biểu đồ 4.16: So sánh mức độ đạt chuẩn tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất tại các xã vùng ĐBSH (%).............................................................................................................95 Biểu đồ 4.17: Tỷ lệ hộ, trang trại vùng đồng bằng sông Hồng áp dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi (%) ..................................................................................................96 Biểu đồ 4.18: Cư dân nông thôn tham gia hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường trong XDNTM (%) ............................................................................................98 Biểu đồ 4.19: So sánh mức độ đạt chuẩn tiêu chí môi trường tại các xã vùng ĐBSH (%)...........99 Hình 2.1: Tám nấc thang tham gia của người dân.........................................................25 Hình 2.2: Bậc thang về sự tham gia của cộng đồng dành cho các quốc gia kém phát triển......27
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Trên thế giới, sự tham gia được sử dụng rộng rãi trong lý thuyết phát triển và các dự án phát triển. Cuối những năm 1960 sự tham gia được đề cập ở các lĩnh vực xã hội hay phát triển cộng đồng (Arnstein, 1969), sau này trong các nghiên cứu về phát triển cộng đồng và làm việc cộng đồng ngày càng được đề cập nhiều hơn đến sự tham gia của người dân (Abbott, 1995). Sự tham gia giúp cho các chương trình, dự án hoặc các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đạt được mục tiêu đã đặt ra một cách hiệu quả và bền vững hơn; đồng thời cũng tác động đến việc chia sẻ lợi ích của phát triển cho các bên liên quan và có tác dụng hỗ trợ quản lý trong quá trình tổ chức thực hiện. Mặt khác, sự tham gia còn giúp huy động hợp lý các nguồn lực tại chỗ để phát triển (Chhetri, 2013). Ở Việt Nam, xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu Quốc gia được triển khai trên diện rộng nhằm thực hiện Nghị Quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương ngày 05 tháng 8 năm 2008 và Chương trình hành động của Chính phủ nhằm phát triển đồng bộ, toàn diện ở khu vực nông thôn cả về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và gìn giữ môi trường sinh thái. Sau 9 năm triển khai, thực hiện (2010 - 30/7/2019), sự tham gia của cư dân nông thôn nói chung và cư dân nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng ngày càng được thể hiện rõ nét ở công việc cụ thể như: nhiệt tình đóng góp ý kiến, tự nguyện đóng góp các nguồn lực (tiền, vật chất, đất đai, ngày công lao động,…); chủ động, sáng tạo trong tổ chức sản xuất, cải thiện sinh kế ở nông thôn, hăng hái tham gia các phong trào phát triển văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự,…Những nơi có sự tham gia tích cực của các hộ dân nông thôn đã thực sự làm tăng tính khả thi, tính bền vững của các công trình hạ tầng, văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, tinh thần đoàn kết, gắn bó trong dân được phát huy và luôn thể hiện được tính trách nhiệm với cộng đồng, làng xóm. Đặc biệt, sự tham gia còn giúp khơi dậy bản tính siêng năng, tinh thần ham học hỏi, cải thiện tính năng động của cư dân nông thôn giúp họ phát triển ổn định kinh tế gia đình hơn, nâng cấp nhà ở, vườn, ao hồ, sông suối, ruộng đồng tạo cảnh quan và làm cho nông thôn trở nên khang trang, sạch, đẹp hơn. Kết quả XDNTM đã đạt được những thắng lợi nhất định, huy động được nguồn lực lớn ở ngay khu vực nông thôn để phát triển tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn được cải thiện và nâng cao, các hình thức tổ chức sản xuất trong nông thôn ngày càng được đổi
  12. 2 mới, kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và tiến bộ, cảnh quan môi trường tự nhiên được chú trọng gìn giữ tốt hơn để duy trì, bảo vệ hệ sinh thái vốn có ở các vùng nông thôn. Song thực tế việc triển khai XDNTM vẫn nảy sinh một số bất cập như: chạy theo tiêu chí một cách hình thức, chất lượng cuộc sống thực sự của cư dân nông thôn theo chuẩn mới chưa đáp ứng hoặc chưa bền vững, một số nơi còn huy động quá sức dân, một bộ phận cư dân nông thôn còn chưa hiểu rõ bản chất của chương trình, chưa tận dụng các lợi thế của mình để vươn lên, vẫn còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước. Sự tham gia thực hiện các tiêu chí về thu nhập, tổ chức sản xuất, môi trường và an toàn trong sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản còn rất nhiều hạn chế và chưa thực sự chủ động, một số hộ sản xuất nhỏ lẻ chưa có khả năng ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường, dịch bệnh,… Mặt khác, nhu cầu nâng cấp các tiêu chí NTM (NTM kiểu mẫu) trong giai đoạn tới cũng là một thách thức lớn cần có sự tham gia tích cực, chủ động hơn của cư dân nông thôn. Tuy, đã có những công trình nghiên cứu về vai trò chủ thể của các đoàn thể, vai trò chủ thể của người dân nhưng các đề tài vẫn chưa nghiên cứu một cách đầy đủ trên nhiều khía cạnh về sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM. Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào như vậy ở vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn phục vụ cho phát kinh tế xã hội ở nông thôn được bền vững, hiệu quả hơn bảo đảm nông thôn ngày càng văn minh giàu mạnh (NTM kiểu mẫu). Từ những vấn đề nêu trên đề tài: “Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng” là cần thiết, được tác giả lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới và mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng. Từ kết quả thu được đưa ra một số khuyến nghị về các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của cư dân nông thôn vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng sông Hồng.
  13. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. - Phân tích và đánh giá rõ thực trạng sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng; - Trên cơ sở định hướng chung và các phân tích thực trạng, đề tài đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Đề tài tập trung chủ yếu ở đối tượng là người dân định cư ở khu vực nông thôn. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu phương thức và nội dung tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng NTM (trong đó tác giả nhấn mạnh các nội dung tham gia thực hiện tiêu chí quy hoạch; tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội; tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất; tiêu chí về môi trường- an toàn trong sản xuất) để làm rõ mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông thôn mới. + Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn vùng đồng bằng sông Hồng. + Về thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM giai đoạn từ năm 2010 - 7/2019 và định hướng khuyến nghị đến năm 2030. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Phương thức, nội dung sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới? - Kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM vùng đồng bằng sông Hồng là gì? - Sự tham gia của cư dân nông thôn có mối liên hệ như thế nào đến kết quả xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng? - Làm thế nào để huy động tốt nhất sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới?
  14. 4 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng (tác giả sẽ trình bày chi tiết ở chương III). 6. Đóng góp của luận án Các nghiên cứu trước đây xem xét sự tham gia của người dân trong phát triển cộng đồng, trong phát triển nông thôn, sinh kế nông thôn và ảnh hưởng của sự tham gia tới kết quả thực hiện các dự án trong phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn; sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới, vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở góc độ chung chung hoặc một số tác giả nghiên cứu dưới góc độ đánh giá sự tham gia trong phát triển nông thôn. Nghiên cứu này đi sâu hơn một số vấn đề và những đóng góp mới gồm: 6.1. Đóng góp về phương diện lý luận Làm sáng tỏ hơn lý thuyết sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, trong đó đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở khoa học về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời bổ sung làm rõ mối quan hệ của sự tham gia cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông thôn mới. 6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn - Phân tích đánh giá trên nhiều khía cạnh sự tham gia của cư dân nông thôn vùng đồng bằng sông hồng trong xây dựng nông thôn mới, qua đó rút ra được những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của chúng, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn vào XDNTM. - Với phương pháp nghiên cứu định lượng đã làm rõ mối quan hệ của sự tham gia của cư dân nông thôn đến kết quả xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng sông Hồng. - Đưa ra một số khuyến nghị mới nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn vào XDNTM. Kết quả nghiên cứu thu được có thể sử dụng góp phần xây dựng chính sách để thực hiện thành công và bền vững chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo các mục tiêu đã đặt ra.
  15. 5 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được trình bày thành 05 chương: Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Chương 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng tham gia của cư dân nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới Chương 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở vùng ĐBSH.
  16. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông thôn, phân tích chính sách nông thôn mới ở Trung Quốc hay một số chiến lược xây dựng nông thôn ở Đài Loan, Nhật Bản hay phong trào xây dựng làng mới ở Hàn Quốc, tầm quan trọng của nông dân trong xây dựng nông thôn mới,... Có thể khái quát một số kết quả của các công trình liên quan đến đề tài ở các vấn đề sau: 1.1. Kết quả nghiên cứu về sự tham gia của người dân Thứ nhất, kết quả các công trình khái quát về khái niệm và ý nghĩa của sự tham gia Từ công trình nổi tiếng của Arnstein (1969) về nấc thang sự tham gia của người dân, các nghiên cứu sau này đã chứng minh sự tham gia luôn cần thiết cho sự phát triển ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các nghiên cứu này trên cơ sở mối quan hệ của lý thuyết tham gia và lý thuyết các bên liên quan để rút ra các khái niệm về sự tham gia của người dân trong từng lĩnh vực cụ thể (Ủy ban Kinh tế Châu Mỹ La tinh, 1973; UNDP, 1993; Nkunika, 1987; Lisk, 1980). Sau này các công trình về thực hành tham gia lại nhấn mạnh đến ý nghĩa của sự tham gia trong sử dụng các nguồn lực của địa phương (Oakley, 1991), ý nghĩa trong tổ chức phát triển nông thôn (Oakley, 1995), ý nghĩa trong việc tạo niềm tin và khuyến khích người dân hoạt động tích cực hơn (Richards, 2004). Đánh giá sự tham gia của người nghèo trong sinh kế bền vững, một số tác giả đã nêu lên ý nghĩa của sự tham gia như là chìa khóa để “giảm nghèo thực sự và bền vững” thông qua việc trao quyền nhiều hơn cho những ai là cư dân “địa phương và người nghèo” (Chambers, 1995; Nelson & Wright, 1995). Trên cơ sở thực hành có sự tham gia ở các lĩnh vực trong đời sống xã hội như: phát triển giáo dục (ở Philippin), cơ sở hạ tầng (Hà Tĩnh Việt Nam, Sub-Sahar Africa) và quản lý rừng (Indian) cho thấy tầm quan trọng của tham gia là giúp người nghèo nâng cao thu nhập và tích lũy tài sản của họ. Từ đó, Ngân hàng thế giới phân tích khá rõ nét về sự phức tạp của tham gia và đưa ra khuyến nghị là cần phải khích lệ bằng những hành động cụ thể làm tăng tiếng
  17. 7 nói của các nhóm người nghèo trong việc đối mặt với sự phân tầng xã hội hoặc kỳ thị. Điều này hàm ý rằng phương thức tham gia cần được định hình trong một bối cảnh thể chế rộng hơn (World bank, 2000). Các nghiên cứu khác, minh chứng sự tham gia như là yếu tố quyết định của giảm nghèo đồng bộ và những nỗ lực phát triển nông thôn (Chinsinga, 2003). Sự tham gia của cộng đồng hợp lý là chìa khóa hướng tới sự phát triển bền vững cho rằng sự phát triển được đề xuất sẽ được cấu trúc dựa trên nhu cầu và đòi hỏi của các bên liên quan, trong đó bao gồm những lợi ích cho các thế hệ tương lai. Việc thực hiện quá trình tham gia của công chúng là quan trọng đối với dân chủ hóa các giá trị xã hội và lập kế hoạch tốt hơn và đáp ứng các nhu cầu của công chúng. Tham gia cũng hữu ích cho việc giáo dục tính trách nhiệm của người dân trong các chương trình phát triển của Chính phủ. Đây chính là điều có thể ảnh hưởng đến những thay đổi xã hội hoặc cá nhân giữa các thành viên trong cộng đồng, mà có thể được sử dụng để kết hợp các lợi ích công cộng khác nhau và do đó cho phép mọi người có quyền tham gia vào các quyết định mà sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ (Marzuki, 2015). Sự tham gia thành công thúc đẩy người dân tích cực hơn trong các công việc ở cộng đồng dân cư và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giúp tăng niềm tin của người dân vào các quyết định chính trị (Richards, 2004). Một số công trình nghiên cứu về các nguồn lực ở các nước đang phát triển, cho thấy hầu hết các nước này vẫn đang lúng túng trong việc tìm cách sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của họ, để khắc phục những hạn chế này cần phân chia quyền lực hợp lý cho địa phương, qua đó tăng tính trách nhiệm và sự chủ động cho chính quyền địa phương. Việc phân chia quyền lực cần chú trọng từ hoạt động đổi mới công tác quản lý các nguồn lực đến sự tham gia của cộng đồng để phát triển bền vững (Manor, 1995; Verhagen, 1980; Mills & cộng sự, 1990; Ahmad, 2011). Sự tham gia của người dân có thể đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Nếu nguồn lực địa phương (kể cả nguồn lực con người, tài nguyên, vật liệu và tài chính) đều được sử dụng trên cơ sở các quyết định thực hiện bởi chính người dân địa phương, có nghĩa là sự tham gia phải được diễn ra từ giai đoạn lập kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và chia sẻ lợi ích cho người dân địa phương ở cấp độ của họ. Với sự tham gia tích cực của người dân địa phương, có thể phá vỡ tâm lý phụ thuộc và cũng để nâng cao nhận thức, sự tự tin và tập trung của họ về quá trình phát triển (Nepal, 2009). Thứ hai, kết quả nghiên cứu bàn về nội dung tham gia Nội dung tham gia của cư dân nông thôn được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội:
  18. 8 Kết quả các nghiên cứu về phát triển cộng đồng đã nhấn mạnh vào nội dung khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương để tăng hiệu quả của các chương trình dự án (Cleaver, 1999; Korten, 1980; Samah 2009; Marzuki, 2015; Malinga, 2017). Các nghiên cứu về lý thuyết dân chủ, nội dung người dân có thể tham gia được nhấn mạnh vào vấn đề tham gia chính trị và tham gia quản lý xã hội (Verba, 1995; Nguyễn Trung Kiên, 2012). Quyền tham gia quản lý xã hội của người dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, các quyền đó bao gồm: quyền tham gia bàn bạc, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của xã hội (điều 28, điều 6, điều 36, điều 57, điều 10, điều 11). Trong phát triển nông thôn, nội dung tham gia của người dân tập trung vào quá trình phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc chuyển giao công nghệ mới cho các hộ nông dân (Chambers, 1995; Nelson & Wright, 1995; Cramb và Purcell, 2001; Cramb và cộng sự, 2004; Nwaobiala, 2014). Thứ ba, kết quả nghiên cứu về phương thức tham gia Trong lý thuyết về phát triển, các nghiên cứu về phát triển cộng đồng và sự tham gia của người dân xuất hiện từ những năm 1940 tại các thuộc địa đầu tiên của Anh từ sáng kiến rất đơn giản là giúp dân tự cải thiện đời sống. Quá trình thực hiện trên thực tế đã mang lại hiệu quả đáng kể khi có sự đóng góp tích cực của người dân địa phương để cải thiện đời sống của chính họ. Sau này các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng càng ngày càng phổ biến và được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị, phương thức tham gia vào quá trình ra quyết định, người dân được dân chủ tiếp nhận thông tin, được đóng góp ý kiến trong quá trình lập quy hoạch và ra quyết định (Chadwick, 1971). Nghiên cứu về phương pháp tiếp cận có sự tham gia, các tác giả minh chứng sự tham gia của cộng đồng như một phương tiện để truyền đạt những lợi ích và quan tâm cá nhân của xã hội liên quan đến các kế hoạch phát triển, những hoạt động lập kế hoạch này sẽ ảnh hưởng theo sau đến cộng đồng nói chung và một số nhóm cụ thể (Slocum & cộng sự, 1995; Marzuki, 2015). Phương thức tham gia của người dân vào các vấn đề cộng đồng được tính từ lập kế hoạch đến ra quyết định và sau đó là đánh giá (Rifkin và cộng sự, 2002). Những nghiên cứu tiếp theo, phương thức tham gia của người dân cũng được các tác giả giải thích là các quá trình mà các mối quan tâm, nhu cầu và giá trị công
  19. 9 cộng được kết hợp vào quá trình ra quyết định. Sự tham gia của người dân diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau như trong xã hội dân sự, bầu cử, lập pháp, hành chính và có thể có nhiều hình thức, phương pháp để tham gia từ quá trình trao đổi thông tin đến việc ra quyết định. Giá trị cốt lõi cho thực hành sự tham gia của người dân được Hiệp hội Quốc tế về sự tham gia công cộng cho rằng: (1) người dân cần chủ động ý kiến vào các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ; (2) Sự tham gia gồm cả việc đóng góp nguồn lực cho việc tổ chức thực hiện quyết định; (3) Sự tham gia của người dân làm cho các quyết định khả thi và bền vững bởi các nhu cầu và lợi ích của tất cả các bên tham gia đều được đảm bảo trong quyết định; (4) Sự tham gia giúp tìm kiếm và tạo điều kiện cho sự tham gia của những người có khả năng bị ảnh hưởng bởi quyết định; (5) Sự tham gia nhằm tìm kiếm đầu vào từ những người tham gia trong việc thiết kế phương thức họ tham gia; (6) quá trình tham gia giúp cung cấp thông tin cho các bên liên quan để họ tham gia một cách có ý nghĩa; (7) Sự tham gia của người dân giúp họ hiểu việc tham gia của họ có ảnh hưởng đến quyết định như thế nào (IAP2, 2006). Thứ tư, kết quả nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia Tuy nhiên, sự tham gia không phải lúc nào cũng giống nhau ở tất cả mọi nơi. Trong Báo cáo phát triển con người (UNDP, 1993) có đề cập tới các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân nông thôn là: sức khỏe, kiến thức, kỹ năng và chuẩn mực xã hội, các nhân tố này đã làm cho sự tham gia của họ bị hạn chế đi. Nghiên cứu về loại trừ xã hội, nhiều tác giả đã minh chứng tình trạng thiếu thốn hoặc thiếu khả năng tham gia trong các lĩnh vực quan trọng của xã hội, các khía cạnh đa chiều của nghèo đói có ảnh hưởng đến sự tham gia (Hills và cộng sự, 2002; Dorsner, 2004). Các nghiên cứu về quản lý rừng cho thấy nhân tố trình độ dân trí và giới tính có ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân trong các dự án quản lý, bảo tồn rừng (Lise, 2000). Các nghiên cứu về phát triển du lịch, đã chỉ ra sự hiểu biết về nội dung chi tiết của các dự án và sự hiểu biết về tầm quan trọng của du lịch sinh thái hoặc sự gắn bó của cộng đồng cũng ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân trong các dự án phát triển du lịch (Briedenhann và cộng sự, 2004; Lee, 2013). Nghiên cứu sâu hơn về văn hóa, Cornwall (2003, 2008), Nuttavuthisit (2015) lại chứng minh giá trị văn hóa, định mức, trách nhiệm, năng lực và thiếu kinh nghiệm là những rào cản quan trọng có thể ảnh hưởng tới sự tham gia của cư dân. Nhận thức của cư dân nông thôn cũng có ảnh hưởng tới sự tham gia của họ (Long, 2009; Besculides, 2002; Wang, 2008).
  20. 10 1.2. Kết quả nghiên cứu về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Về khái niệm và ý nghĩa xây dựng nông thôn mới Tác giả Xuefeng đưa ra khái niệm về nông thôn mới của Trung Quốc trên cơ sở nghiên cứu ở khía cạnh xây dựng văn hóa xã hội, cải thiện lối sống ở nông thôn và tăng lợi ích cho nông dân, đồng thời qua đó giúp nông dân chống lại các tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Xây dựng nông thôn mới tập trung vào việc xây dựng văn hóa xã hội nhằm làm cho nông thôn trở thành nơi chứa đựng sự ổn định về kinh tế, xã hội cũng như một nền tảng nông thôn vững mạnh cho hiện đại hóa Trung Quốc (Xuefeng, 2007). Một số khác công trình khi nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới lại thống nhất sử dụng khái niệm nông thôn mới trên cơ sở các tiêu chí đặt ra đối với nông thôn mới. Từ đó tác giả nghiên cứu thực tiễn để giải thích về từng yếu tố này (Long và cộng sự, 2009) và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới (Long và cộng sự, 2010). Nghiên cứu về nông thôn mới ở Việt Nam, tác giả Vũ Trọng Khải dẫn chứng các cơ sở khoa học trên cơ sở phân tích nông thôn truyền thống và mô hình phát triển kinh tế nông thôn mới để đưa ra khái niệm nông thôn mới. Ngoài ra, nông thôn mới còn được nhìn nhận từ hai khía cạnh: (i) “Thay đổi tư duy về nông thôn là giá trị quan trọng của phong trào nông thôn mới”. Để làm được điều này cần khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên ở mỗi nông dân. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần thực hiện vai trò chủ đạo của mình thông qua việc tạo động lực cho nông thôn phát triển, nâng cao đời sống cư dân, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh phong phú, giữ được bản sắc dân tộc, tạo sự ổn định, dân chủ giúp dân tự tin với cuộc sống của họ; (ii) Cần coi nông nghiệp là cốt lõi của sự phát triển ở nông thôn. Thay đổi về cơ chế chính sách, đổi mới thể chế để đầu tư thích đáng và thúc đẩy thu hút đầu tư hiệu quả vào nông nghiệp, nông thôn tạo khả năng tăng trưởng bền vững cho nông nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp để thích ứng với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và năng lực chống chịu những rủi ro có thể xảy ra do biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp (Đặng Kim Sơn, 2016). Luận án tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp của tác giả Nguyễn Mậu Thái (2015) từ thực tế triển khai xây dựng NTM tại các xã, huyện phía Tây Thành Phố Hà Nội đã lập luận khái niệm xây dựng nông thôn mới trên các khía cạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0