intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:246

108
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chủ đạo của nghiên cứu này là xác định và phân tích chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam trong đó có xét đến tác động của cấu trúc vốn lên giá trị của doanh nghiệp nhằm xây dựng các giải pháp hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc hoạch định cấu trúc vốn hướng tới mục tiêu tuân thủ các nguyên tắc hoạch định cấu trúc vốn và gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----o0o----- LUẬN ÁN TIẾN SĨ: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGÀNH: KINH DOANH PHAN THANH HIỆP HÀ NỘI, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----o0o----- LUẬN ÁN TIẾN SĨ: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngành : Kinh doanh Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 62.34.01.02 PHAN THANH HIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS, NGUYỄN ĐÌNH THỌ HÀ NỘI, NĂM 2017
  3. 151 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Giới thiệu luận án và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................4 4.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................5 5. Phương pháp luận nghiên cứu .............................................................................6 5.1 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................6 5.2 Cơ sở phân tích và xây dựng các mô hình nghiên cứu định lượng............6 5.3 Mô tả dữ liệu nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu ...........................6 5.4 Khung nghiên cứu dự kiến .........................................................................8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................9 6.1 Về mặt khoa học .........................................................................................9 6.2 Về mặt thực tiễn .........................................................................................9 7. Bố cục của luận án...............................................................................................10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................11 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ............................................................... 11 1.2 Xác định nội dung nghiên cứu ........................................................ 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP .........28 2.1 Khái niệm cấu trúc vốn doanh nghiệp và phương pháp đo lường các chỉ số phản ánh cấu trúc vốn ............................................................ 28 2.2 Một số lý thuyết cơ bản về cấu trúc vốn ......................................... 29 2.3 Tổng quan lý thuyết và thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ......................................................... 40 2.4 Một số vấn đề cơ bản về hoạch định cấu trúc vốn doanh nghiệp... 47 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ...........................................................55
  4. 152 3.1 Tổng quan ngành sản xuất công nghiệp của Việt Nam .................. 55 3.2 Thực trạng tình hình cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam có so sánh với cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam .............................................................. 58 3.3 Tổng kết thực trạng cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam trong mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 75 CHƯƠNG 4: MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................79 4.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................ 79 4.2 Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm ................................................... 81 4.3 Mô hình kiểm chứng tác động của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp ........................................................................................... 82 4.4 Mô hình kiểm chứng tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh doanh và giá trị doanh nghiệp ................................................................. 94 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY CÁC MÔ HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LÊN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................................................................96 5.1 Mô hình ảnh hưởng của các nhân tố “kinh doanh” của doanh nghiệp lên cấu trúc vốn ........................................................................... 96 5.2 Mô hình ảnh hưởng của các nhân tố quản trị doanh nghiệp lên cấu trúc vốn .................................................................................................. 107 5.3 Đánh giá các mô hình nghiên cứu ................................................. 113 CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ............................................................................................................116 6.1 Bối cảnh của việc hoạch định chính sách cấu trúc vốn cho các DNSXCN Việt Nam ............................................................................... 116 6.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc hoạch định cấu trúc vốn tại các DNSXCN Việt Nam ......................................................................... 123 6.3 Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước ........................... 141 KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN ...............................................................147
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án không trùng lặp và chưa từng được công bố ở các công trình nghiên cứu của các tác giả khác trước đó. Tác giả luận án
  6. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS Nguyễn Đình Thọ, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án từ lúc gợi ý hướng nghiên cứu đến khi luận án này được hoàn thành. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS Phạm Thu Hương và các thầy cô trong Khoa Sau Đại học đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học Ngoại Thương. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS Nguyễn Việt Dũng cùng các thầy, cô trong Khoa Tài Chính Ngân Hàng nơi tôi sinh hoạt bộ môn đã luôn có những góp ý sâu sắc giúp tôi hoàn thiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS Nguyễn Thu Thủy cùng các thầy, cô trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thiện luận án qua các lần bảo vệ chuyên đề nghiên cứu và luận án tiến sĩ cấp cơ sở. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng phân tích, Công ty cổ phần chứng khoán Kim Long đã nhiều lần cung cấp kịp thời và đầy đủ dữ liệu các công ty nghiên cứu theo yêu cầu của tôi để hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho nhiều mô hình nghiên cứu trong luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi đã luôn động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án
  7. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CTCP Công ty Cổ phần DNSXCN Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp GTSS Giá trị sổ sách GTTT Giá trị thị trường M&M Modigliani và Miller TSCĐ Tài sản cố định
  8. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt ANOVA Analysis of Variance Phương pháp Phân tích phương sai Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn BLDTA theo giá trị sổ sách Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn BSDTA theo giá trị sổ sách Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn theo BTDA giá trị sổ sách Difference Generalized Phương pháp ước lượng Moment tổng DGMM Method of Moments quát sai phân FEM Fixed Effects Model Mô hình các ảnh hưởng cố định Feasible Generalized Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát FGLS Least Squares khả thi Gross Domestic GDP Tổng sản phẩm quốc nội Product Generalized Method of Phương pháp ước lượng Moment tổng GMM Moments quát Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí HOSE/HSX Minh HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn MLDTA theo giá trị thị trường
  9. v Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn MSDTA theo giá trị thị trường Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn theo MTDTA giá trị thị trường OLS Ordinary least squares Mô hình bình phương tối thiểu nhỏ nhất REM Random Effects Model Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiêu ROE Return on Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROA Return on Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROS Return on Sales Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu System Generalized Phương pháp ước lượng Moment tổng SGMM Method of Moments quát hệ thống
  10. 153 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong các nghiên cứu thực nghiệm giai đoạn trước năm 2000 ...................................................................................................................................12 Bảng 1.2: Tổng hợp chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố “kinh doanh” của doanh nghiệp lên cấu trúc vốn trong các nghiên cứu thực nghiệm....................22 Bảng 1.3: Tổng hợp chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố quản trị doanh nghiệp lên cấu trúc vốn trong các nghiên cứu thực nghiệm ...............................25 Bảng 3.1 Tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 ............................................................56 Bảng 3.2: Tỷ trọng đóng góp giá trị sản xuất các nhóm ngành trong ngành công nghiệp giai đoạn 2007 - 2015 .........................................................................57 Bảng 3.3: Tình hình tỷ lệ vốn dài hạn của các DNSXCN Việt Nam trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2015 ...........................................................................59 Bảng 3.4: Thống kê các DNSXCN Việt Nam có thặng dư vốn dài hạn âm trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007 – 2015 .................................................................60 Bảng 3.5: Tương quan tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các DNSXCN Việt Nam so với mặt bằng chung các doanh nghiệp niêm yết phi tài chính giai đoạn 2010 – 2015 ...................................................................................................................................62 Bảng 3.6: Tương quan tỷ lệ vốn chủ sở hữu với tỷ lệ tài sản dài hạn/ Tổng tài sản của các DNSXCN Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 ............................63 Bảng 3.8: Thống kê tình hình cấu trúc vốn của tất cả các DNSXCN niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong cả giai đoạn 2007 - 2015 ........................68 Bảng 3.9: Chi tiết thống kê các chỉ số tỷ lệ nợ của tất cả các doanh nghiệp niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 ...................................................................................................................................69 Bảng 3.10: Thống kê mô tả giá trị trung bình của các chỉ số phản ánh cấu trúc vốn trong nhóm các doanh nghiệp nhà nước trong mẫu nghiên cứu.................71
  11. 154 Bảng 3.11: Thống kê mô tả giá trị trung bình của các chỉ số phản ánh cấu trúc vốn trong nhóm các doanh nghiệp tư nhân trong mẫu nghiên cứu ...................71 Bảng 3.12: Thống kê mô tả diễn biến các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của DNSXCN trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007 – 2015 ..............................72 Bảng 3.13: Thống kê mô tả diễn biến chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng các chỉ số qua các năm của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2015 ...............................................................................................................73 Bảng 3.14: Thống kê mô tả giá trị trung bình của tính thanh khoản (liquidity) và cấu trúc vốn trong mẫu nghiên cứu..................................................................75 Bảng 4.1: Phương pháp đo lường các biến trong mô hình các nhân tố “kinh doanh” của doanh nghiệp tác động lên cấu trúc vốn ...............................................84 Bảng 4.2: Phương pháp đo lường các biến trong mô hình các nhân tố quản trị tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp ........................................................93 Bảng 5.1: Thống kê mô tả các biến đại diện cho cấu trúc vốn trong mô hình nghiên cứu ................................................................................................................96 Bảng 5.2: Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu .............97 Bảng 5.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ................................................................................................................99 Bảng 5.4: Kết quả ước lượng bằng phương pháp SGMM hệ số hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố lên các chỉ số phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp và các kết quả kiểm định trong từng mô hình ....................................................101 Bảng 5.5: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ảnh hưởng của các nhân tố quản trị doanh nghiệp lên cấu trúc vốn ..............................................................107 Bảng 5.6: Tổng hợp hệ số VIF của các biến trong mô hình ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố quản trị lên cấu trúc vốn ...............................................108 Bảng 5.7: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan trong các mô hình ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố quản trị doanh nghiệp lên các biến đại diện cho cấu trúc vốn của doanh nghiệp .....................................................................109
  12. 155 Bảng 5.8: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong các mô hình ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố quản trị doanh nghiệp lên các biến đại diện cho cấu trúc vốn của doanh nghiệp ..............................................110 Bảng 5.9: Kết quả ước lượng bằng phương pháp FGLS ảnh hưởng của các nhân tố lên tỷ lệ nợ theo giá trị sổ sách của doanh nghiệp và các kết quả kiểm định trong từng mô hình.......................................................................................111
  13. 156 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 ........55 Đồ thị 3.2: So sánh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 .............................................................................57 Đồ thị 3.3: Tỷ trọng đóng góp giá trị sản xuất các nhóm ngành trong ngành công nghiệp giai đoạn 2005 - 2015 .........................................................................58 Đồ thị 3.4: Tương quan xu hướng vận động của tỷ lệ nợ các DNSXCN Việt Nam với các doanh nghiệp niêm yết phi tài chính giai đoạn 2010 - 2015 ..........61 Đồ thị 3.5: Tương quan tỷ lệ vay nợ dài hạn của các DNSXCN với các doanh nghiệp niêm yết phi tài chính khác giai đoạn 2010 - 2015 ...................................65 Đồ thị 3.6: Diễn biến tỷ lệ vay nợ dài hạn của các DNSXCN trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2015 .......................................................................................66 Đồ thị 3.7: Tương quan diễn biến tỷ lệ nợ ngắn hạn của các DNSXCN và các doanh nghiệp niêm yết phi tài chính khác giai đoạn 2010 - 2015 .......................66 Đồ thị 3.8: Biểu đồ mô tả tương quan diễn biến tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn của các DNSXCN Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015................................67 Đồ thị 3.9: Biểu đồ mô tả tương quan diễn biến tỷ lệ nợ của các DNSXCN Việt Nam trong mẫu nghiên cứu với lãi suất cho vay giai đoạn 2007 – 2015 ............70 Đồ thị 3.10: Biểu đồ mô tả tương quan diễn biến giữa ROA và cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007 – 2015 ...............................72 Đồ thị 3.11: Biểu đồ mô tả tương quan diễn biến chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng các chỉ số qua các năm của các DNSXCN trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2015 ...............................................................................................74 Đồ thị 3.12: Thống kê mô tả diễn biến chỉ tiêu tính thanh khoản và cấu trúc vốn qua các năm của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2015 ...........................................................................................................................75
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nội dung chủ đạo của luận án này là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam. Trong đó, có hai vấn đề cơ bản trong nội dung này mà cần cần làm rõ từ phần đặt vấn đề đó là: cấu trúc vốn của doanh nghiệp là gì và tại sao lại phải nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp? Thứ nhất, vấn đề về cấu trúc vốn của doanh nghiệp hiện chưa được khái niệm một cách thống nhất, có nhiều quan niệm về cấu trúc vốn như: (1) là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, (2) là tỷ lệ giữa vốn ngắn hạn và vốn dài hạn của doanh nghiệp, (3) tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu được sở hữu từ những người bên trong doanh nghiệp (có tham gia làm việc tại doanh nghiệp) và những người bên ngoài doanh nghiệp (không làm việc tại doanh nghiệp)… Tuy nhiên, kế thừa hầu hết các nghiên cứu trước trên thế giới cũng như ở Việt Nam về cấu trúc vốn, trong phạm vi nghiên cứu này cấu trúc vốn được hiểu là tương quan tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp để đo lường tỷ lệ này, chi tiết sẽ được trình bày trong chương 2 của luận án. Thứ hai, sở dĩ vấn đề ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn rất cần được nghiên cứu, đặc biệt là dưới góc độ quản trị doanh nghiệp bởi vì trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị tài chính doanh nghiệp nói riêng, thì cấu trúc vốn đóng một vai trò quan trọng. Đầu tiên, có thể khẳng định rằng có nhiều lý thuyết cho thấy cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu của M & M (1963) là một trong những nghiên cứu sớm nhất và tiêu biểu nhất khẳng định giá trị của doanh nghiệp có vay nợ và không có vay nợ là khác nhau khi giá trị doanh nghiệp có vay nợ bằng giá trị doanh nghiệp không có vay nợ cộng thêm hiện giá của lá chắn thuế. Tiếp theo, có thể khẳng định cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một sự thay đổi về cấu trúc vốn sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, chi phí lãi vay và chi phí tài chính của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Và qua nhiều
  15. 2 nghiên cứu thực nghiệm, sự ảnh hưởng nói trên sẽ dẫn đến những ảnh hưởng lên giá trị của doanh nghiệp. Các nội dung trình bày nêu trên đã mô tả khái niệm cấu trúc vốn trong luận án này và tầm quan trọng của việc nghiên cứu về cấu trúc vốn. Tuy nhiên, bản thân cấu trúc vốn của doanh nghiệp dường như không vận động độc lập theo ý chí của nhà quản trị mà nó chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố khác. Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu trên phạm vi thế giới cũng như ở Việt Nam về ảnh hưởng của các nhân tố này đến cấu trúc vốn. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị điều hành cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tiếp theo là vấn đề luận án tập trung nghiên cứu vào các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong từng ngành kinh tế đặc thù khác nhau lại có những tính chất riêng về cấu trúc vốn, ví dụ các doanh nghiệp thương mại với chu kỳ kinh doanh ngắn thì thường ưu tiên các khoản nợ ngắn hạn hơn là các khoản nợ dài hạn và ngược lại các doanh nghiệp sản xuất lại ưu tiên các khoản nợ dài hạn hơn là các khoản nợ ngắn hạn vì đặc thù chu kỳ kinh doanh dài, hoặc như các doanh nghiệp trong ngành tài chính thường có tỷ lệ vốn vay rất lớn trong tổng tài sản. Do đó, nếu gộp chung tất cả các nhóm doanh nghiệp vào trong một nghiên cứu sẽ phát sinh những bất cập nhất định hoặc phải sử dụng biến giả cho từng ngành nghiên cứu, mà điều này có thể dẫn đến số lượng quan sát rất nhỏ trong một số nhóm ngành dẫn đến kết quả nghiên cứu định lượng kém tin cậy, do đó nghiên cứu này chỉ lựa chọn các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp, nhóm ngành trọng tâm của chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và luôn chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong tổng cơ cấu GDP của đất nước những năm gần đây. Cuối cùng, về nội dung nghiên cứu cấu trúc vốn và ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm gần đây, vấn đề này cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Về lý thuyết, các nghiên cứu này hầu hết đều nhắc lại nhóm các lý thuyết tiêu biểu về cấu trúc vốn như thuyết đánh đổi (trade-off theory), thuyết thứ tự ưu tiên về huy động vốn (perking-order theory), thuyết
  16. 3 chi phí đại diện, thuyết thời điểm thị trường... Về các nội dung thực nghiệm, nhiều mẫu nghiên cứu được đề cập đến song kết quả thực nghiệm hầu như khác nhau ở các nghiên cứu và mới chỉ có một nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2012) chuyên sâu cho nhóm các DNSXCN với nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Đặc biệt, các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn ở Việt Nam hầu như tập trung chủ yếu vào chiều hướng tác động của các nhân tố lên cấu trúc vốn và bỏ qua kiểm chứng sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp thông qua các biến đại diện là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó dẫn đến tính nội sinh trong mô hình nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh là ảnh hưởng hai chiều, nghĩa là cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Ngoài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính của Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006) và phương pháp phân tích đường dẫn của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) hầu như tất cả các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam đều sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để khảo sát. Lý thuyết cho thấy các mô hình này không khắc phục được hiện tượng nội sinh trong mô hình. Do đó, phương pháp ước lượng Generalized Method of Moments (GMM) được sử dụng trong nghiên cứu này có thể coi là một giải pháp mới để khắc phục những tồn tại của các phương pháp ước lượng trước đây. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nội dung này sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 1 của luận án. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích chủ đạo của nghiên cứu này là xác định và phân tích chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam trong đó có xét đến tác động của cấu trúc vốn lên giá trị của doanh nghiệp nhằm xây dựng các giải pháp hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc hoạch định cấu trúc vốn hướng tới mục tiêu tuân thủ các nguyên tắc hoạch định cấu trúc vốn và gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
  17. 4 Trong quá trình tiếp cận mục đích nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu này lần lượt giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất, xây dựng tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp và đánh giá các nghiên cứu, trong đó, có đề cập sơ lược đến nội dung ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp. Thứ hai, đề cập đến khái niệm về cấu trúc vốn, tổng quan các lý thuyết tiêu biểu về cấu trúc vốn của doanh nghiệp, các vấn đề lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn doanh nghiệp và các nguyên tắc hoạch định cấu trúc vốn. Thứ ba, luận án sẽ phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam trong đó có đề cập đến vấn đề cấu trúc vốn tối ưu cho các DNSXCN Việt Nam. Cuối cùng, luận án sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ các DNSXCN Việt Nam hoạch định cấu trúc vốn và một số kiến nghị đối với các cấp quản lý để có tác động tích cực lên việc hoạch định cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam. Để làm rõ các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu cụ thể của luận án là: i. Đặc trưng cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam hiện nay là gì? ii. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam? Cụ thể ảnh hưởng của chúng như thế nào? iii. Phương án điều chỉnh cấu trúc vốn cho các DNSXCN Việt Nam là như thế nào? iv. Các giải pháp nào hỗ trợ cho việc điều chỉnh cấu trúc vốn cho các DNSXCN Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này bao gồm các chủ thể chính là: - Các vấn đề lý thuyết về cấu trúc vốn, các nguyên tắc hoạch định cấu trúc vốn.
  18. 5 - Các vấn đề lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn. - Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp. - Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong các khía cạnh sau: - Về khía cạnh nội dung lý thuyết về cấu trúc vốn: luận án đề cập đến các lý thuyết cơ bản về cấu trúc vốn gồm lý thuyết của Modigliani và Miller (1958, 1963), lý thuyết đánh đổi, lý thuyết thứ tự ưu tiên khi huy động vốn và một số lý thuyết khác như thuyết tín hiệu, thời điểm thị trường, tâm lý chống rủi ro hoặc thôn tính của nhà quản lý. - Về khía cạnh ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp, luận án này đề cập đến ảnh hưởng của các nhân tố thuộc hai nhóm: (1) nhóm các nhân tố “kinh doanh” của doanh nghiệp tác động lên cấu trúc vốn (các nhân tố “kinh doanh” ở đây được hiểu là các chỉ số về: hiệu quả kinh doanh, độ rủi ro trong kinh doanh, tốc độ tăng trưởng về doanh thu, tỷ lệ giá trị tài sản cố định hữu hình…) và (2) nhóm các nhân tố “quản trị doanh nghiệp” (corporate governance) tác động lên cấu trúc vốn (các nhân tố “quản trị doanh nghiệp” ở đây được hiểu là các nhân tố về: quy mô hội đồng quản trị, giới tính và độ tuổi giám đốc điều hành, sự kiêm chức chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành…). - Về các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu: Vì khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, nên để đáp ứng cho việc nghiên cứu thực nghiệm, trong các đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp, phạm vi nghiên cứu được giới hạn bởi số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán của 95 DNSXCN của Việt Nam niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX. Các nội dung chi tiết hơn về cách thức lựa chọn đối tượng nghiên cứu sẽ được trình bày trong phần thu thập dữ liệu nghiên cứu của luận án này.
  19. 6 - Về khía cạnh thời gian: nghiên cứu phân tích giai đoạn từ năm 2006 - nay. 5. Phương pháp luận nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu Như hầu hết các nghiên cứu kinh tế học khác, luận án này kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Về phương pháp nghiên cứu định tính: luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống là thống kê mô tả, đi kèm với các phương pháp tổng hợp, phân tích, diễn giải các luận điểm khoa học. Về phương pháp nghiên cứu định lượng: luận án căn cứ vào lý thuyết cũng như các mô hình hồi quy tiêu biểu trong các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp, ảnh hưởng các nhân tố lên cấu trúc vốn để xây dựng các mô hình thực nghiệm trong luận án này. 5.2 Cơ sở phân tích và xây dựng các mô hình nghiên cứu định lượng Phương pháp tiếp cận các cơ sở lý thuyết để phân tích và xây dựng các mô hình nghiên cứu trong luận án này như sau: Để phân tích tác động của các nhân tố lên cấu trúc vốn, luận án tách thành hai nhóm nhân tố để nghiên cứu: (1) ảnh hưởng của các nhân tố “kinh doanh” lên cấu trúc vốn và (2) ảnh hưởng của các nhân tố “quản trị doanh nghiệp” lên cấu trúc vốn. Các nhân tố trong cả hai nhóm này đều là những nhân tố cơ bản, đã được trình bày trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đó, luận án chỉ lựa chọn các nhân tố tiêu biểu, có thể lượng hóa được và phù hợp với đặc thù các DNSXCN Việt Nam để đưa vào mô hình kiểm chứng. 5.3 Mô tả dữ liệu nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu Về số liệu thứ cấp một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô kinh tế Việt Nam, tình hình ngành công nghiệp, luận án tổng hợp từ ba nguồn cơ sở dữ liệu chính là: Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á.
  20. 7 Về số liệu thứ cấp tại các doanh nghiệp niêm yết nói chung và các DNSXCN niêm yết nói riêng, với sự hỗ trợ của Công ty chứng khoán Kim Long, nghiên cứu tiến hành tổng hợp và phân tích thông tin của các doanh nghiệp này. Nội dung cụ thể về dữ liệu nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết hơn trong chương 4 của luận án này. Về phần mềm tiến hành các ước lượng, nghiên cứu này sử dụng chương trình Stata phiên bản 14 cho tất cả các mô hình ước lượng. Về cụ thể các phương pháp ước lượng, tất cả các mô hình ước lượng trong luận án này đều sử dụng dữ liệu dạng bảng, các phương pháp sử dụng trong các mô hình này là: (1) mô hình hồi quy GMM với câu lệnh xtabond2 (2) phương pháp hồi quy mô hình các ảnh hưởng cố định FEM và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên REM với lệnh xtreg, (3) phương pháp hồi quy ngưỡng với lệnh xthreg, và (4) phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS với câu lệnh xtgls. Có thể nói việc sử dụng hồi quy GMM là phương pháp ước lượng khá mới trong các nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam. Các nội dung về phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 4 và chương 5 của luận án này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2