intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

18
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên" trình bày các nội dung chính sau: Luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt bò; Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên; Đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI VĂN QUANG NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2024
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI VĂN QUANG NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : 9 31 01 05 Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Bùi Văn Quang i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga, đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn dự án “Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất dốc vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam”, mã dự án LPS/2015/037 đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia nghiên cứu và sử dụng một phần số liệu của dự án trong viết luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn học bổng SEACA đã hỗ trợ tài chính cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Điện Biên và UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Điện Biên Đông, Điện Biên và Tuần Giáo, UBND các xã Pú Nhung, Chiềng Sinh, Quài Nưa, Sam Mứn, Pom Lót, Núa Ngam, Keo Lôm, Mường Luân, và Phì Nhừ, cùng với đó là lãnh đạo, nhân viên của siêu thị Hoa Ba, Tâm Đỏ; chuyên gia, nhà khoa học và các tác nhân khác chuỗi giá trị thịt bò mà tôi đã có điều kiện gặp gỡ, khảo sát và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, đã đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác đáng, và đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Bùi Văn Quang ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục đồ thị .............................................................................................................. vii Danh mục sơ đồ, hình, bản đồ .......................................................................................... x Danh mục hộp .................................................................................................................. xi Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii Abstract .......................................................................................................................... xiv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi không gian ............................................................................................. 4 1.3.3. Phạm vi thời gian ................................................................................................. 4 1.3.4. Phạm vi nội dung ................................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của luận án........................................................................ 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .......................................................... 5 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị thịt bò .......................................... 7 2.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị thịt bò ................................................................... 7 2.1.1. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 7 2.1.2. Đặc điểm của chuỗi giá trị thịt bò...................................................................... 14 2.1.3. Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò.......................................................... 17 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt bò.................................................. 23 iii
  6. 2.2. Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò ........................................... 30 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị thịt bò ...................................................... 30 2.2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng chuỗi giá trị thịt bò đối với tỉnh Điện Biên........... 35 2.2.3. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị bò thịt ......................................................... 36 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 40 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 42 3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ......................................................... 42 3.1.1. Phương pháp tiếp cận ........................................................................................ 42 3.1.2. Khung phân tích ................................................................................................ 44 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 46 3.3. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................... 51 3.4. Thu thập thông tin ............................................................................................. 52 3.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp ................................................................................. 52 3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp .................................................................................. 52 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 55 3.4.4. Phương pháp phân tích số liệu........................................................................... 55 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 61 3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế ......................................... 61 3.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi giá trị .............................................................................................. 61 3.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện liên kết trong chuỗi ...................................................... 63 3.5.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò và chuỗi giá trị thịt bò ........................................................................................ 63 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 64 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 65 4.1. Thực trạng chuỗi giá trị thịt bò tại Điện Biên.................................................... 65 4.1.1. Tổng quan tình hình chăn nuôi bò tại Điện Biên............................................... 65 4.1.2. Bản đồ chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên .................................................. 69 4.1.3. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt bò ........................................................ 72 4.1.4. Phân tích liên kết trong chuỗi giá trị ................................................................. 88 4.1.5. Phân tích tài chính trong chuỗi giá trị thịt bò tỉnh Điện Biên............................ 93 iv
  7. 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên ............ 99 4.2.1. Điều kiện vùng sản xuất .................................................................................... 99 4.2.2. Các chính sách phát triển chăn nuôi bò và phát triển chuỗi giá trị thịt bò .............. 103 4.2.3. Nguồn lực phát triển chăn nuôi bò thịt ............................................................ 105 4.2.4. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, giết mổ ................................... 112 4.2.5. Thị trường tiêu thụ ........................................................................................... 117 4.2.6. Phân tích các cản trở và cơ hội nâng cấp trong chuỗi giá trị thịt bò................ 123 4.3. Định hướng và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tỉnh Điện Biên .......... 128 4.3.1. Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tỉnh Điện Biên .............................. 128 4.3.2. Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tỉnh Điện Biên .................................. 129 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 136 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 138 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 138 5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 141 Danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án .................... 142 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 143 Phụ lục ......................................................................................................................... 152 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt AEV Giá trị tương đương hàng năm AV Giá trị trung bình CC, VC Công chức, viên chức CTV TY Cộng tác viên thú y ĐVT Đơn vị tính FGD Thảo luận nhóm GO Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian KN-GCTVN Khuyến nông – Giống cây trồng vật nuôi NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NPV Giá trị hiên tại dòng NSTW Ngân sách Trung ương NTM Nông thôn mới NVTY Nhân viên thú y NGOs Tổ chức phi chính phủ Max Số lớn nhất Min Số nhỏ nhất OCOP Chương trình mỗi xã một sản phẩm PTNT Phát triển nông thôn QĐ Quyết định SXKD Sản xuất kinh doanh TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TX Thị xã Tr.đ Triệu đồng UBND Ủy ban nhân dân VA Giá trị gia tăng vi
  9. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng .......................................... 12 2.2. Bảng các khó khăn, cản trở trong chuỗi giá trị chăn nuôi cơ bản ................... 23 3.1. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2020-2022 (theo giá hiện hành) ........................................................................................ 48 3.2. Số lượng gia súc ăn cỏ của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2020 – 2022 ................ 50 3.3. Cơ cấu mẫu điều tra hộ chăn nuôi................................................................... 53 3.4. Số lượng mẫu điều tra ..................................................................................... 55 3.5. Ma trận SWOT ................................................................................................ 59 4.1. Tình hình chăn nuôi bò của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018 – 2022 ............... 66 4.2. Sản lượng thịt bò của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019 – 2021 ......................... 67 4.3. Thực trạng về phương thức chăn nuôi bò thịt năm 2022 tại tỉnh Điện Biên ................................................................................................................. 69 4.4. Tỷ lệ nguồn giống của các hộ chăn nuôi bò tại tỉnh Điện Biên (%) ............... 73 4.5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và số lượng giống cung cấp hàng năm tại tỉnh Điện Biên .................................................................................... 74 4.6. Tình hình nhân lực cung ứng dịch vụ thú y cho chăn nuôi tại tỉnh Điện Biên ......... 75 4.7. Thông tin chung về người chăn nuôi .............................................................. 76 4.8. Số lượng bò bán trung bình qua của các hộ qua 3 năm .................................. 77 4.9. Tỷ lệ bán bò cho các tác nhân trong chuỗi của hộ qua 3 năm ........................ 77 4.10. Thông tin chung về người thu gom ................................................................. 78 4.11. Đặc điểm về tần suất thu gom ......................................................................... 79 4.12. Tài sản phục vụ thu gom ................................................................................. 79 4.13. Số lượng cơ sở giết mổ và sơ chế thịt trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2021....... 81 4.14. Thông tin chung của các hộ giết mổ ............................................................... 81 4.15. Tài sản phục vụ hoạt động giết mổ ................................................................. 82 4.16. Thông tin chung về người bán lẻ .................................................................... 83 4.17. Tài sản phục vụ hoạt động bán lẻ.................................................................... 83 4.18. Đặc điểm của hộ tiêu dùng thịt bò tại tỉnh Điện Biên ..................................... 84 4.19. Thông tin về chủ nhà hàng, quán ăn tại tỉnh Điện Biên .................................. 85 4.20. Địa điểm mua hàng của người tiêu dùng tại tỉnh Điện Biên........................... 85 vii
  10. 4.21. Các loại thịt bò tiêu thụ lần gần nhất .............................................................. 86 4.22. Tiêu chí lựa chọn người bán và đặc điểm thịt khi mua ................................... 87 4.23. Tình hình liên kết ngang trong chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên ............. 88 4.24. Quy mô chăn nuôi của các Hợp tác xã............................................................ 89 4.25. Yêu cầu của các tác nhân trong liên kết dọc tại tỉnh Điện Biên ..................... 93 4.26. Phân tích tài chính của hộ chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Điện Biên...................... 94 4.27. Phân phối giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt bò tỉnh Điện Biên ................................................................................................. 95 4.28. Phân phối giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt bò theo hướng hiện đại tại tỉnh Điện Biên ........................................................... 97 4.29. Đặc điểm của chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên ..................................... 98 4.30. Tình hình đất đai, giao thông của tỉnh Điện Biên đến năm 2021 ................... 99 4.31. Kết quả thực hiện các chương trình hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2020 .......................................................... 104 4.32. Ảnh hưởng của trồng cỏ tới số lượng bò nuôi và bán của các hộ ................. 107 4.33. Ảnh hưởng của trồng cỏ đến doanh thu bán bò của các hộ .......................... 108 4.34. Loại chuồng và diện tích chuồng nuôi của các hộ ........................................ 108 4.35. Ảnh hưởng của loại chuồng tới số lượng bò bán qua 3 năm của hộ ............. 109 4.36. Tình hình dịch bệnh đối với trâu, bò của tỉnh giai đoạn 2016-2020 ............. 110 4.37. Tình hình tham gia tập huấn về chăn nuôi bò của người điều tra ................. 111 4.38. Giống và mục đích của các hộ nuôi bò tại tỉnh Điện Biên ........................... 112 4.39. Tiêu chí chọn bò nuôi thịt của hộ.................................................................. 113 4.40. Đánh giá về chất lượng giống của hộ ........................................................... 114 4.41. Khó khăn về giống của hộ chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Điện Biên ................... 114 4.42. Tỷ lệ hộ sử dụng thức ăn tinh trong chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Điện Biên .... 116 4.43. Thức ăn và nhu cầu đáp ứng thức ăn của hộ theo quy mô ............................ 116 4.44. Số lượng các cơ sở chế biến thịt trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2021 ...... 119 4.45. Khả năng phân biệt thịt bò theo giống bò của các chủ nhà hàng, quán ăn tại tỉnh Điện Biên ..................................................................................... 120 4.46. Đặc điểm của các biến sử dụng trong mô hình ............................................. 121 4.47. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ thịt bò tại tỉnh Điện Biên ............................................................................................... 122 4.48. Phân tích SWOT cho chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên ....................... 127 viii
  11. DANH MỤC ĐỒ THỊ TT Tên đồ thị Trang 3.1. Diện tích lúa gieo trồng cả năm của các huyện có diện tích lớn nhất từ năm 2020 – 2022 ............................................................................................. 49 4.1. Sự biến động về số lượng bò thịt thu gom trong năm ..................................... 80 4.2. Cơ cấu giá trị gia tăng trong các kênh phân phối............................................ 96 4.3. Ảnh hưởng của lượng mưa tới số lượng bò thu gom tại tỉnh Điện Biên ...... 101 4.4. Nhiệt độ hàng tháng tại trạm khí tượng Đèo Pha Đin từ năm 2016 - 2021....... 102 4.5. Sản lượng thức ăn thô xanh dùng cho chăn nuôi đại gia súc của tỉnh Điện Biên năm 2021 (tấn) ............................................................................. 106 4.6. Tỷ lệ tiêm phòng Tụ huyết trùng và Lở mồm long móng cho đàn trâu, bò tỉnh Điện Biên 2017 – 2021 ..................................................................... 111 4.8. Lượng tiêu dùng thịt bò của người Việt Nam giai đoạn 2009-2023 và dự báo đến năm 2029 .................................................................................... 118 4.9. Giá thịt bò hơi của người chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2011-2022 ........... 118 4.10. Giá bò thịt tại các nước từ năm 2019 - 2023................................................. 123 ix
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢN ĐỒ TT Tên sơ đồ, hình, bản đồ Trang 2.1. Chuỗi giá trị nông sản điển hình .................................................................. 10 2.2. Mô hình các chuỗi giá trị nông sản tại các nước đang phát triển ................. 15 2.3. Sơ đồ các chuỗi giá trị thịt bò tại Việt Nam ................................................. 16 2.4. Liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị ....................................... 20 2.5. Mô hình liên kết trong sản xuất tiêu thụ bò thương phẩm tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019 – 2025 ......................................................................... 35 3.1. Khung phân tích nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò......................................... 45 3.2. Phương pháp chọn mẫu Snowball ................................................................ 52 4.1. Sơ đồ chuỗi giá trị bò thịt tại tỉnh Điện Biên ............................................... 70 4.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ thịt bò tại tỉnh Điện Biên.............................................. 71 4.3. Mạng lưới thú y tại tỉnh Điện Biên .............................................................. 75 4.4. Liên kết ngang trong Hợp tác xã chăn nuôi bò ............................................ 90 4.5. Liên kết ngang trong các nhóm sở thích ...................................................... 91 4.6. Trao đổi thông tin và quan hệ giữa các tác nhân.......................................... 92 4.7. Chuỗi giá trị thịt bò theo theo hướng hiện đại tại tỉnh Điện Biên ................ 97 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên ............................................................... 47 4.1. Diện tích trồng cỏ tại các huyện trên địa bàn tỉnh tỉnh Điện Biên năm 2022 ... 105 x
  13. DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Vai trò của liên kết giữa các hộ nông dân trong chăn nuôi bò ..................... 90 4.2. Ý kiến của người tiêu dùng về chất lượng thịt bò bán tại siêu thị Hoa Ba ....... 98 4.3. Ý kiến của người thu gom bò về ảnh hưởng của địa hình và giao thông khi thu gom ................................................................................................ 100 4.4. Ý kiến của cán bộ về ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc đến bò thịt tại tỉnh Điện Biên ................................................................................. 119 4.5. Ý kiến của người tiêu dùng về chất lượng thịt bò Điện Biên so với các tỉnh khác trong nước .................................................................................. 120 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Bùi Văn Quang Tên Luận án: Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Luận án nhằm luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt bò; Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên; Đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên đến năm 2030. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận bền vững, luận án đã xây dựng được khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu phục vụ nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Thông tin thứ cấp về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số lượng bò, sản lượng thịt bò, giá trị sản xuất … được thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê và các đơn vị có liên quan của tỉnh Điện Biên. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp: Thảo luận nhóm với các hộ chăn nuôi bò thịt (07 thảo luận) và người tiêu dùng (03 thảo luận); Phỏng vấn sâu với cán bộ thực thi chính sách ở các cấp: huyện, xã; bao gồm các cán bộ các phòng ban liên quan đến phát triển chăn nuôi (6 cán bộ), các tác nhân khác trong chuỗi như thu gom (9 người), giết mổ (12 người), bán buôn (5 người), bán lẻ (14 người), hợp tác xã chăn nuôi (2) và siêu thị (2); phỏng vấn thông qua bảng hỏi với hộ chăn nuôi bò (205 người), hộ gia đình (85 hộ) và nhà hàng quán ăn (60 nhà hàng); Tổ chức hội thảo tác nhân (01 hội thảo). Các phương pháp sử dụng để phân tích số liệu gồm: Phương pháp thống kê mô tả, thang đo Liker, phân tích SWOT và phương pháp hồi quy. Kết quả chính và kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2021, số lượng bò tại tỉnh Điện Biên có tốc độ phát triển bình quân hơn 11% mỗi năm, cao hơn so với tốc độ phát triển bình quân của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc 1,21%. Các huyện có số lượng bò thịt nuôi lớn nhất là huyện Điện Biên Đông, Tuần Giáo và huyện Điện Biên với số lượng bò năm 2021 lần lượt là 29,03%, 19,16% và 16,17%. Phương thức chăn nuôi chính tại Tỉnh là chăn thả tự do, chăn thả có kiểm soát và nuôi nhốt. Số bò nuôi trung bình trên hộ là 3,1 con/hộ. Các tác nhân chính trong chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên bao gồm các nhà cung cấp đầu vào, người chăn nuôi; môi giới và thu gom; lò mổ; và lò mổ, người tiêu xii
  15. dùng bao gồm hộ gia đình, cơ sở chế biến, nhà hàng quán ăn, siêu thị. Sản phẩm thịt bò tại tỉnh Điện Biên được tiêu thụ qua các kênh chủ yếu sau: Kênh 1: Người chăn nuôi -> thu gom nhỏ -> thu gom lớn -> Giết mổ -> bán lẻ -> Tiêu dùng Kênh 2: Người chăn nuôi -> thu gom nhỏ -> Giết mổ -> bán lẻ -> Tiêu dùng Kênh 3: Người chăn nuôi -> Giết mổ -> Tiêu dùng Kênh 4: Người chăn nuôi -> Giết mổ -> bán buôn -> Tiêu dùng Trong cả 4 kênh trên người chăn nuôi có giá trị gia tăng lớn nhất trong toàn chuỗi với tỷ lệ giá trị gia tăng kênh 1 và 2, kênh3, kênh 4 lần lượt là hơn 67%, 78% và 82,1%. Người giết mổ mặc dù là đối tượng quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm thịt bò đảm bảo chất lượng và tỷ lệ giá trị gia tăng trong toàn chuỗi lại thấp nhất với hơn 10% kênh 2, 6,67% ở kênh 1 và 11,24% ở kênh 3 Liên kết trong chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên bao gồm liên kết ngang và liên kết dọc. Trong đó liên kết ngang chủ yếu giữa người chăn nuôi bò với nhau, có 2 hình thức liên kết ngang giữa người sản xuất đó là liên kết giữa các hộ chăn nuôi với hợp tác xã và liên kết giữa các hộ chăn nuôi tạo thành các nhóm sở thích. Liên kết dọc trong toàn chuỗi tương đối yếu, hình thức liên kết chủ yếu diễn ra giữa người bán buôn/bán lẻ với lò mổ và giữa người thu gom với lò mổ. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên bao gồm điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông, văn hóa xã hội, các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nguồn lực của hộ trong đó nguồn lực đất đai là yếu tố quan trọng, ứng dụng khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng thịt bò do ứng dụng kỹ thuật cải tạo giống như thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn bò, kỹ thuật về thức ăn như ủ chua. Thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng có tính chất dẫn dắt chuỗi giá trị thịt bò mang lại cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến chuỗi giá trị. Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố về giá thịt bò và gia đình có trẻ em làm giảm lượng thịt tiêu thụ, ngược lại yếu tố về thu nhập, các đặc điểm bên ngoài của thịt bò ảnh hưởng tích cực đến lượng thịt bò tiêu thụ. Dựa trên các phân tích thực trạng và yếu tố ảnh hưởng các giải pháp đã được đề xuất để nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò bao gồm: (1) Giải pháp rà soát, bổ sung quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ nói chung và chăn nuôi bò; (2) Giải pháp về kỹ thuật, khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò; (3) Giải pháp về phát triển giết mổ, chế biến thịt bò; (4) Giải pháp tổ chức lại phương thức chăn nuôi bò; (5) Giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết trong chuỗi giá trị thịt bò; (6) Các giải pháp về xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu; (7) Giải pháp đào tạo, nâng cao năng lực và thông tin tuyên truyền. xiii
  16. ABSTRACT PhD candidate: Bui Van Quang Thesis title: Research on beef value chain in Dien Bien province Major: Development Economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The thesis aims to explain and systematize the theoretical and practical basis of the value chain and the beef value chain; Assess the current situation of the beef value chain in Dien Bien province; Analysis of factors affecting the beef value chain in Dien Bien province; Proposing solutions to upgrade the beef value chain in Dien Bien province until 2030. Materials and Methods Based on value chain approaches, participatory approaches, and sustainable approaches, the thesis has developed an analytical framework and indicator system for beef value chain research in Dien Bien province. Secondary information on the characteristics of the study area, the number of cows, beef production, production value ... collected from the Department of Agriculture and Rural Development, the Department of Statistics, and relevant units of Dien Bien province. Primary data were collected using the following methods: Group discussions with beef cattle farmers (07 discussions) and consumers (03 discussions); In-depth interviews with Policy Enforcement Officers at all levels: districts and communes; including officers of departments related to livestock development (6 persons), other actors in the chain such as collection (9 people), slaughter (12 people), wholesale (5 people), retail (14 people), livestock cooperatives (2) and supermarkets (2); interviews through questionnaires with cow farmers (205 people), households (85 households) and restaurants (60 restaurants); Organization of agent workshop (01 workshops). The methods used to analyze the data include Descriptive statistical methods, a system of national accounts, the Likert scale, SWOT analysis, and regression method. Main findings and conclusions Research results show that in the period from 2019 to 2021, the number of cattle in Dien Bien province has an average growth rate of more than 11% per year, higher than the average growth rate of the Northern Midlands and Mountainous region (1.21%). The districts with the largest number of beef cattle are Dien Bien Dong District, Tuan Dao District, and Dien Bien District with the number of cows in 2021 with 29,03%, 19,16% và 16,17% respectively. The province's main mode of animal husbandry is free grazing, controlled grazing, and intensive. The average number of cows per household was 3.1 cows per household. xiv
  17. The main actors in the beef value chain in Dien Bien province include input suppliers and breeders; brokerage and collection; abattoirs; and abattoirs, consumers include households, processing facilities, restaurants, eateries, supermarkets Beef products in Dien Bien province are consumed through the following main channels: Channel 1: Breeders -> small collectors ->big collectors -> Slaughter -> retail -> Consumption Channel 2: Breeders -> small collectors -> Slaughter -> retail -> Consumption Channel 3: Breeders -> Slaughter -> Consumption Channel 4: Breeders -> Slaughter -> wholesale -> Consumption Value added in the value chain varies between distribution channels. In three chanel, farmers have the largest added value in the whole chain, with the value-added rates of channel 1 and 2, channel 3 and channel 4 being more than 67%, 78% and 82%, respectively. Slaughterers, although important in creating quality beef products and value-added rates throughout the chain, are the lowest with more than 11% of channel, 10% of channel 2 and 6.67% of channel 1. Links in the beef value chain in Dien Bien province include horizontal links and vertical links. In which, horizontal links are mainly between producers, there are 2 forms of horizontal links between producers, namely links between livestock households and cooperatives and links between livestock households forming interest groups. Vertical links throughout the chain are relatively weak, the main form of linking takes place between wholesalers/retailers and abattoirs and between collectors and abattoirs. Factors affecting the beef value chain in Dien Bien province include natural conditions, transport infrastructure, socio-culture, policies to support livestock development, and household resources in which land resources are an important factor, The application of science and technology affects the quality of beef due to the application of reclamation techniques such as artificial insemination to improve cows, feed techniques such as silage. The consumption market is an essential factor that leads the beef value chain, bringing both positive and negative influences to the value chain. The regression results showed that factors such as beef prices and families with children reduced meat consumption, whereas income factors and external characteristics of beef positively influenced beef consumption. Based on the analysis of the current situation and influencing factors, proposed solutions to upgrade the beef value chain include (1) Solutions to review and supplement the regional planning for the development of grass-fed cattle in general and cow breeding; (2) Technical, scientific and technological solutions to promote the development of cow breeding; (3) Solutions for beef slaughter and processing development; (4) Solutions to reorganize cow breeding methods; (5) Solutions to promote linkage development in the beef value chain; (6) Trade promotion and branding solutions; (7) Solutions for training, capacity building, and information propaganda. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng với tổng đàn năm 2021 là 6.365,3 nghìn con, sản lượng thịt bò hơi đạt 466,4 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê, 2021). Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc nói chung và bò thịt nói riêng. Đây là vùng đứng thứ 2 toàn quốc về số lượng bò thịt, số lượng đàn bò của vùng tây Bắc gần 19% tổng đàn bò của cả nước, sản lượng thịt bò chiếm khoảng 6,4% tổng sản lượng thịt bò cả nước (Tổng cục Thống kê, 2021). Tương tự, tỉnh Điện Biên có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ như diện tích đất đai rộng, màu mỡ, nhiều đồi, rừng, nguồn cỏ tự nhiên. So với các tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh Điện Biên có diện tích đồng bằng lớn, thích hợp trồng lúa do đó có nguồn phụ phẩm rơm là nguồn thức ăn thô quan trọng cho chăn nuôi bò. Mật độ dân cư thấp ở tỉnh Điện Biên, người dân có truyền thống, kinh nghiệm trong chăn nuôi đại gia súc nói chung và bò thịt nói riêng. Thêm vào đó, bò thịt thích ứng với điều kiện các vùng sinh thái khác nhau nên phát triển rất tốt, tổng đàn bò thịt lớn (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên, 2021). Về khía cạnh thị trường, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (2022), mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt Nam giai đoạn 2018-2020 là 7,3kg/người/năm. Trong đó, sản lượng sản xuất trong nước đáp ứng được khoảng 40% đồng thời chất lượng thịt cũng chưa cao. Do đó, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn cả bò sống và thịt bò. Năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 419.952 con trâu bò sống, 854 tấn thịt trâu bò không xương và 4.845 tấn thịt trâu bò có xương (Hoàng Kim Giao, 2017). Nhiều học giả cũng đánh giá là thu nhập tăng lên sẽ tạo ra sự thay đổi làm tăng nhu cầu tiêu dùng các loại protein có nguồn gốc động vật trong đó có trứng, sữa, thịt bò. Thêm vào đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và vấn đề an toàn thực phẩm (Truong Quang Dung, 2020). Tỉnh Điện Biên còn có lợi thế về phát triển du lịch với các di tích lịch sử văn hóa. Hàng năm, tỉnh có lượng khách lớn từ các tỉnh khác đến thăm quan, do đó, lượng cầu tiêu dùng thịt bò cũng cao hơn. Tuy nhiên, để đưa sản phẩm thịt bò tới 1
  19. tay người tiêu dùng cần qua nhiều tác nhân như thu gom, giết mổ và thương mại, như vậy hình thành nên chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên. Trong chuỗi giá trị nói chung mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi sẽ quyết định đến giá trị gia tăng của chuỗi. Kết quả của liên kết theo chuỗi giá trị làm gia tăng lợi nhuận cho các đơn vị sản xuất tham gia liên kết hơn 19% so với các đơn vị sản xuất không tham gia liên kết (Hoàng Vũ Quang, 2021). Tương tự, khi liên kết theo chuỗi giá trị giữa các hộ dân trồng lúa và doanh nghiệp làm tăng tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận giữa doanh nghiệp và người sản xuất là 50% so với trước đây không liên kết là 30%, đồng thời doanh nghiệp giảm chi phí trả lãi, giảm được 17,7% trong giá thành sản xuất lúa (Võ Thị Thanh Lộc & cs., 2016). Tuy nhiên các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản đã chỉ ra liên kết kinh doanh giữa nông dân và các công ty vẫn còn yếu kém vì thiếu năng lực sản xuất và hậu cần (Võ Thị Thanh Lộc, 2016).Tương tự, khi nghiên cứu về chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Sóc Trăng tác giả Nguyễn Văn Nhiều Em & Nguyễn Thanh Bình (2018) đã kết luận liên kết trong sản xuất và tiêu thụ bò thịt còn hạn chế và bán qua nhiều trung gian, năng lực tiếp cận thông tin thị trường của hộ hạn chế. Thiếu thông tin thị trường và lò mổ có quyền lực cao là kết luận của Nguyễn Phú Son & cs. (2015) khi nghiên cứu về chuỗi giá trị bò thịt tỉnh Ninh Thuận. Khi nghiên cứu về chuỗi giá trị thị bò tại huyện Chương Mỹ các điểm yếu về liên kết như: Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi thịt bò còn lỏng lẻo; Hoạt động chăn nuôi bò thịt ở quy mô nhỏ, chưa có liên kết ngang (Trần Thế Cường & cs., 2021). Từ đó, dẫn tới sản xuất hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh thấp và sản phẩm giá trị gia tăng hạn chế. Các chuyên gia dự báo trong những năm tới chăn nuôi bò thịt của tỉnh Điện Biên sẽ còn tiếp tục gặp phải những thách thức, đó là: (1) Cạnh tranh sản phẩm ngày càng gay gắt; yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm ngày càng cấp thiết; Thị trường Trung Quốc chuyển từ nhập khẩu tiểu ngạch sang nhập khẩu chính ngạch gây khó khăn cho việc tiêu bò thịt tại các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. (2) Chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ lẻ, nông hộ chiếm tỷ lệ cao 99,6%, giống địa phương (nội) là chủ yếu, tỷ lệ thịt xẻ thấp, sản lượng thịt hơi xuất chuồng chưa cao. Với bối cảnh thay đổi mới của thị trường, các chuỗi giá trị nông sản quy mô nhỏ nói chung và người chăn nuôi nhỏ lẻ nói riêng có cả những cơ hội phát triển và những thách thức (Trương Quang Dũng, 2020). Sự gia tăng về cầu tiêu dùng protein động vật tạo cơ hội cho người chăn nuôi nhỏ lẻ và các chuỗi giá trị nông 2
  20. sản quy mô nhỏ có cơ hội thu được lợi ích kinh tế cao hơn nếu cung cấp được những sản phẩm đặc trưng, bản địa. Nhưng nếu họ làm không tốt, họ sẽ đối mặt với sự siêu cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập thị trường và có thể bị loại khỏi thị trường vì họ thường là người có ít cơ hội tiếp cận với những khoa học công nghệ tiên tiến, thông tin thị trường kém hơn và khả năng tài chính cũng eo hẹp hơn. (3) Phương thức chăn thả tự do dẫn đến hiện tượng giao phối đồng huyết và cận huyết làm suy giảm năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm thịt bò. (4) Chưa hình thành được các chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò thịt gắn với giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động xúc tiến thương mại, chế biến sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực này còn thiếu và yếu; cơ chế, chính sách chưa hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trong đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh. Do vậy, những câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu hiện nay là: Cấu trúc và hoạt động của chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên hiện nay như thế nào? Các hình thức liên kết và mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên đang ở mức độ nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và cơ hôi nào để nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tại Điện Biên? Giải pháp nào để nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tỉnh Điện Biên trong thời gian tới? Để trả lời những câu hỏi trên nhằm cung cấp thực trạng về chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi trong thời gian tới. Đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên” là cần thiết về cả lý luận và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt bò tỉnh Điện Biên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò cho tỉnh Điện Biên trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt bò; Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên; 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2