Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
lượt xem 17
download
Nội dung của luận án bao gồm 3 chương với các nội dung cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay; những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- LÊ NGUYỄN DIỆU ANH PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- Lê Nguyễn Diệu Anh PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 934. 04. 10 Luận án tiến sĩ kinh tế Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Hà Văn Sự 2. PGS. TS Phạm Thuý Hồng Hà Nội, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án ―Phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế‖ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Lê Nguyễn Diệu Anh
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ........................................................................................... 22 1.1. BẢN CHẤT VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA HIỆN NAY ........................................................................................... 22 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về phát triển và phát triển bền vững ............................ 22 1.1.2. Bản chất của phát triển thƣơng mại theo hƣớng phát triển bền vững .............29 1.1.3. Sự cần thiết của phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của các quốc gia hiện nay .............................................................. 32 1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.............................................................................................. 40 1.2.1. Nội dung và các tiêu chí phản ánh sự phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững của các quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế ...........................................40 1.2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế....................................................47 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ...................................................................................................................................50 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia ...................................................................50 1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ...........................................................................64 Chƣơng 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY.......................................................... 65 2.1. MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ......................................65
- iii 2.1.1. Khái quát về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ..................................65 2.1.2. Thực trạng phát triển thƣơng mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam ........................................................................................................................... 71 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM .......76 2.2.1 Thực trạng phát triển quy mô thƣơng mại theo hƣớng bền vững ....................76 2.2.2 Thực trạng phát triển cơ cấu thƣơng mại theo hƣớng bền vững ......................80 2.2.3 Thực trạng phát triển chất lƣợng thƣơng mại theo hƣớng bền vững ...............86 2.2.4 Thực trạng chính sách phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam ........................................................................98 2.2.5 Phân tích kết quả tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ................114 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA ..............................................................................124 2.3.1. Những thành công và hạn chế về thực trạng phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam thời gian vừa qua ..........124 2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế về phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế .................................................131 Chƣơng 3. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO ...........................................................................................................134 3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO ...........................134 3.1.1. Một số dự báo về phát triển thƣơng mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2025 và những năm tiếp theo ...................................................134 3.1.2. Những quan điểm và mục tiêu chủ yếu phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2025 và những năm tiếp theo ...................................................................................................................141 3.1.3. Những định hƣớng căn bản nhằm phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2025 và những năm tiếp theo ..........................................................................................................................144
- iv 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO .....................................148 3.2.1 Nhóm giải pháp chung về phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế........................................................................................148 3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển bền vững thƣơng mại nội địa .............................155 3.2.3. Nhóm giải pháp phát triển bền vững thƣơng mại xuất nhập khẩu ................163 KẾT LUẬN ............................................................................................................171 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................173 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................174 PHỤ LỤC ...............................................................................................................179
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nations Nam Á GDP Gross Domestic product Tổng sản phẩm quốc nội IISD International Institute for Viện Quốc tế về Phát triển Sustainable Development bền vững LDC Least Developed Country Nƣớc kém phát triển nhất SIA Sustainability Impact Assessments Đánh giá tác động bền vững thƣơng mại SIDS Small Island Developing states Quốc đảo nhỏ đang phát triển SVE Small Vulnerable Economic Nền kinh tế nhỏ và dễ bị tổn thƣơng UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Trade and Development Thƣơng mại và Phát triển UNEP United Nations Environment Chƣơng trình Môi trƣờng Programme Liên Hiệp Quốc UNIDO United Nations Industrial Tổ chức Phát triển Công Development Organization nghiệp Liên Hiệp Quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới WCED World Commission for Ủy ban Môi trƣờng và Phát Environment and Development triển Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại Thế giới ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Cooperation Châu Á – Thái Bình Dƣơng FTA Free trade agreement Hiệp định Thƣơng mại tự do OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển Cooperation and Development kinh tế
- vi MDG Millennium Development Goals Mục tiêu thiên niên kỷ IUCN International Union Liên minh bảo tồn thiên nhiên for Conservation of Nature and quốc tế Natural Resources FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GATT General Agreement on Tariffs and Hiệp ƣớc chung về thuế quan Trade và mậu dịch TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tỷ lệ nội địa hoá hàng xuất khẩu 85 Bảng 2.2 Tổng hợp các vụ kiện liên quan đến biện pháp phòng vệ 107 thƣơng mại Việt Nam đến 31/12/2019 Bảng 2.3 Tổng hợp biến, thang đo và nguồn số liệu cho cácu biến 113 trong mô hình nghiên cứu
- viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Công thức phát triển kinh tế 22 Hình 1.2 Mô hình ba vòng tròn giao nhau 25 Hình 1.3 Mô hình tam giác 25 Hình 1.4 Mô hình bốn cực 26 Hình 1.5 Mô hình quả trứng 26 Hình 1.6 Mô hình ba hình tròn đồng tâm 26 Hình 1.7 Mô hình cân bằng bền vững hai tầng 27 Hình 2.1 Tăng trƣởng GDP của Việt Nam so sánh với các nƣớc 68 Hình 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam so với 72 một số nƣớc trong khối ASEAN năm 2019 Hình 2.3 Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam 73 Hình 2.4 Tổng mức luân chuyển hàng hoá bán buôn bán lẻ 75 Hình 2.5 Cán cân thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018 77 Hình 2.6 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam theo nhóm hàng 78 giai đoạn 1995 - 2019 Hình 2.7 Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam theo nhóm 79 hàng giai đoạn 1995 - 2019 Hình 2.8 Cơ cấu hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn ngoại thƣơng 81 Hình 2.9 Cơ cấu hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn ngoại thƣơng 81 Hình 2.10 Chuỗi giá trị toàn cầu 84 Hình 2.11 Đóng góp thƣơng mại trong GDP của Việt Nam giai đoạn 86 1995 - 2019 Hình 2.12 Đóng góp của các thành phần kinh tế vào cán cân thƣơng 86 mại Hình 2.13 Xuất khẩu tài nguyên Việt Nam giai đoạn 1995 - 2019 87 Hình 2.14 Mối tƣơng quan giữa sản lƣợng gỗ khai thác và diện tích 88 rừng tự nhiên giai đoạn 1995 - 2019 Hình 2.15 Lƣợng khí thải CO2 bình quân đầu ngƣời của Việt Nam 89 và các quốc gia Hình 2.16 Tốc độ tăng lƣợng khí thải CO2 của Việt Nam và các 90
- ix quốc gia Hình 2.17 Cơ cấu lao động thƣơng mại Việt Nam 91 Hình 2.18 Thu nhập bình quân lao động thƣơng mại trong khu vực 93 Nhà nƣớc Hình 3.1 Dự báo tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 129 tiêu dùng
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của luận án Toàn cầu hoá đang trở thành một xu thế của các quốc gia trên thế giới. Tham gia toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia nhƣ phát triển xuất nhập khẩu, mở rộng thị trƣờng, góp phần thúc đẩy lực lƣợng sản xuất …. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nó đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, môi trƣờng cũng không nhỏ, đặc biệt đối với các nƣớc đang và kém phát triển. Hội nhập quốc tế góp phần thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng sơ chế, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và huỷ hoại môi trƣờng nghiêm trọng. Những cảnh báo về một sự phát triển không bền vững đang là thách thức đối với các quốc gia tham gia vào hội nhập quốc tế. Phát triển bền vững là quá trình thế hệ hôm nay phát triển mà không làm phƣơng hại đến thế hệ tƣơng lai. Với quan niệm đó, phát triển bền vững đòi hỏi sự phối hợp, lồng ghép ba vấn đề cơ bản: Tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Trong quá trình hội nhập quốc tế, thƣơng mại đã trở thành lĩnh vực tiên phong, quan hệ thƣơng mại đi trƣớc mở đƣờng cho quan hệ ngoại giao chính thức giữa các quốc gia. Là một ngành của nền kinh tế quốc dân, thƣơng mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Phát triển thƣơng mại chính là con đƣờng để khai thác những tiềm năng và thế mạnh của quốc gia, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nƣớc, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững. Việc mở cửa thị trƣờng, tăng cƣờng hội nhập cùng với mục tiêu đảm bảo phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững là một vấn đề bức thiết, thu hút sự quan tâm của Nhà nƣớc, tổ chức và mọi thành viên trong xã hội. Các quốc gia cần thiết phải xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững phù hợp với thực lực và lợi thế của quốc gia mình. Một chính sách thƣơng mại thực sự bền vững cũng sẽ tránh đƣợc sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên thiên nhiên, cam kết các tiêu chuẩn môi trƣờng cao trong các hiệp định thƣơng mại và hạn chế ô nhiễm không khí và nƣớc. Liên hệ với Việt Nam, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã đem lại những bƣớc tiến đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam. Sau khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc, ký các hiệp định song phƣơng, đa phƣơng. Tính đến tháng 02 năm 2020, Việt Nam đã tham gia 16 FTA song phƣơng và đa phƣơng, nếu 16 FTA có hiệu lực thì tổng số đối tác của Việt Nam tăng lên 57 quốc gia. Từ một quốc gia nghèo đói và thiếu lƣơng thực sau chiến
- 2 tranh năm 1975, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới nhƣ gạo, cà phê.. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng của Việt Nam những năm gần đây nhìn chung năm sau cao hơn năm trƣớc, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018 và là năm thứ tƣ liên tiếp xuất siêu. Năm 2019, Việt nam có độ mở kinh tế là 200%; GDP tăng 7,02%; vốn đầu tƣ cho phát triển với tổng số vốn đăng ký là 362,58 tỷ USD với 30.827 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài còn hiệu lực. Hội nhập quốc tế góp phần tạo nên nhiều phƣơng thức kinh doanh hiện đại (năm 2019, cả nƣớc có khoảng 1.089 siêu thị, 240 trung tâm thƣơng mại và hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi) (GSO, 2020). Tuy nhiên, những tác động của hội nhập quốc tế ảnh hƣởng ngày càng sâu sắc đến phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững ở Việt Nam. Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm vị thế trên thế giới là dầu thô, khoáng sản, dệt may, da giày, đồ gỗ.. Đây là những nhóm hàng thâm dụng tài nguyên, yêu cầu lao động giản đơn với số lƣợng lớn, nhƣng đem lại giá trị gia tăng thấp. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu chủ yếu từ các thị trƣờng công nghệ trung gian, công nghệ thấp. Cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu theo thị trƣờng diễn biến ngày càng tiêu cực. Xuất khẩu lệ thuộc quá mức vào thị trƣờng thế giới, gây những rủi ro khi có những biến động thị trƣờng. Hệ thống chính sách thƣơng mại còn hạn chế. Chính sách thúc đẩy phát triển thƣơng mại nội địa chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; môi trƣờng pháp lý cho hoạt động kinh doanh chƣa hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Ngoài ra, Việt Nam tham gia các cam kết quốc tế đặc biệt các FTA thế hệ mới mang tính bị động, chƣa tận dụng tốt các ƣu đãi trong FTA để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thƣơng mại theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Hệ sinh thái biển bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, tài nguyên khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, diện tích rừng tự nhiên đang bị suy thoái và mất đi với tốc độ không bền vững. Hệ thống chính sách về bảo vệ môi trƣờng cong nhiều vƣớng mắc, bất cập và chƣa theo theo kịp với biến đổi nhanh của thực tiễn, thể chế kinh tế thị trƣờng và yêu cầu của hội nhập quốc tế. Bất bình đẳng kinh tế kéo theo bất bình đẳng về cơ hội, phân phối thu nhập. Khoảng cách thu nhập bình quân tính theo đầu ngƣời giữa thành thị và nông thôn tăng từ 292.000 đồng năm 1999, lên 1.060.000 đồng năm 2010 và 1.900.000 đồng năm 2019. Do đó, cần xây dựng chiến lƣợc, giải pháp phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Trên phƣơng diện lý thuyết, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về
- 3 phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững dƣới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Chính sách thƣơng mại của từng quốc gia có sự khác biệt do bị phụ thuộc vào tính đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.. của quốc gia đó. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu chuyên sâu về phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững ở Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập quốc tế là rất cần thiết, góp phần phát triển lý luận và giải quyết các tình huống quản lý thực tế. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” đƣợc lựa chọn nghiên cứu, nó có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học của tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc nghiên cứu về lĩnh vực phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững ở Việt Nam dƣới nhiều khía cạnh và góc độ tiếp cận khác nhau. Cụ thể sẽ đƣợc tóm tắt sơ lƣợc ở dƣới. 2.1.1 Phát triển bền vững Thời gian qua, vấn đề về phát triển thƣơng mại bền vững đã đƣợc quan tâm và nghiên cứu ở ngoài nƣớc dƣới các góc độ, phạm vi khác nhau. Năm 1987, Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển Liên hợp quốc (WCED) trong báo cáo ―Tƣơng lai của chúng ta‖ (Our common future), đã phân tích các nguy cơ và thách thức đe doạ sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, khái niệm về phát triển bền vững đƣợc xây dựng, đó là ―sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ mai sau‖ đang đƣợc sử dụng rộng rãi hiện nay. Nghiên cứu của Tatyana P. Soubbotina năm 2004 ―Beyond Economic Growth: An Introduction to Sustainable Development‖ về phát triển kinh tế bền vững. Cuốn sách này đƣợc chuẩn bị nhƣ một phần của dự án quốc tế thuộc về chƣơng trình giáo dục phát triển cuả ngân hàng thế giới. Những tiền đề cơ bản của cuốn sách này là hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, sự phát triền phải đƣợc toàn diện – sự phát triển phải là sự cân bằng của các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Sự phát triển đƣợc hiểu khác nhau giữa nhƣng quốc gia và thậm chí giữa
- 4 những cá nhân, nhƣng thực sự nó vƣợt xa mục tiêu tăng thu nhập bình quân thậm chí là những thứ nhƣ tự do, y tế, giáo dục và những thứ khác. Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd (2007) đã đƣa ra những kiến thức cơ sở về phát triển bền vững, trong đó tập trung phân tích những vấn đề đo lƣờng và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề về đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trƣờng; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh hƣởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng và thị trƣờng. Về mặt học thuật, phát triển bền vững đƣợc giới khoa học nƣớc ta tiếp thu nhanh. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công trình do giới nghiên cứu môi trƣờng tiến hành nhƣ "Tiến tới môi trƣờng bền vững‖ (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trƣờng, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland nhƣ một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trƣờng, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I‖ (2003) do Viện Môi trƣờng và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nƣớc: Trung Quốc Anh, Mỹ, các tác giả đã đƣa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trƣờng. Đồng thời cũng đề xuất một số phƣơng án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam. "Quản lý môi trƣờng cho sự phát triển bền vững (2000) do Lƣu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trƣờng cho phát triển bền vững. Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trƣờng, bền vững văn hóa, đã tổng quan nhiều mô hình phát triển bền vững nhƣ mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trƣờng giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tƣơng tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng của World Bank. Các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland, tuy nhiên còn mang tính liệt kê, chƣa làm rõ đƣợc tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là về phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững.
- 5 Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu đề cập đế mục tiêu phát triển bền vững chung của ngành kinh tế nhƣ của tác giả Đinh Văn Ân (2005) về ―Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam”; một số bài báo khoa học của tác giả Lê Xuân Đình (2005), ‗Phát triển bền vững là một đảm bảo của định hƣớng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam‘, Tạp chí Cộng sản, tác giả Trần Nguyễn Tuyên (2006), ‗Phát triển bền vững – Kinh nghiệm quốc tế và định hƣớng của Việt Nam‘. Nghiên cứu ―Phát triển bền vững của Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng‖ năm 2007 của tác giả Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi đã phân tích thƣc trạng phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian đổi mới; các yếu tố và điều kiện thuận lợi để Việt Nam đạt mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có đề cập đến vấn đề tăng trƣởng với chất lƣợng cao thông qua những tiêu chí nhƣ xác định cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ. Tác giả mới đƣa ra những tiêu chí và nội dung của phát triển kinh tế bền vững một cách sơ lƣợc, chƣa đề cập trực tiếp đến khái niệm phát triển kinh tế bền vững. Tác giả Hà Huy Thành năm 2009 đã nghiên cứu về ―Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động‖, với nội dung cơ bản, quá trình hình thành và phát triển của khái niệm, khung khổ, chƣơng trình hành động, chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia, khu vực trên thế giới, những bài học về phát triển bền vững phù hợp cho Việt Nam. Báo cáo “Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam - Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20)‖, tháng 5 năm 2012. Báo cáo với bốn nội dung cơ bản: (1) Toàn cảnh 20 năm thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam, đã tổng quát các chính sách nhằm phát triển bền vững, lồng ghép phát triển bền vững trong chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ngành. (2) Những thành tự đạt đƣợc và hạn chế trong việc thực hiện Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam về cả kinh tế, xã hội và môi trƣờng, viêc thực hiện 19 lĩnh vực ƣu tiên và các cam kết quốc tế. (3) Hƣớng tới nền kinh tế xanh để phát triển bền vững. Xu thế toàn cầu và đinh hƣớng Tăng trƣởng xanh của Việt Nam. (4) Những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị của Việt Nam cho Liên Hợp Quốc. Các chƣơng trình của Chính phủ đã đƣa ra nền tảng quan điểm và mục tiêu phát triển chung cho các ngành kinh tế. Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc - UNIDO năm 2012, ―Hướng tới tăng trưởng xanh từ phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam‖ đã chia sẻ các
- 6 kết quả đánh giá toàn diện về cơ hội và thách thức cho việc giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam về môi trƣờng công nghiệp trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Tổng số có ba dự án thí điểm đã đƣợc thực hiện: Trƣớc hết, hiệu suất sử dụng tài nguyên trong ngành thép. Thứ hai, Đô thị Sinh thái Hội An.Thứ ba, làng nghề Bình Yên tái chế nhôm phế liệu.Theo nghiên cứu, tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng là tác nhân chủ yếu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam cũng nhƣ tại tất cả các nƣớc đang phát triển khác, nên yêu cầu đặt ra cho phát triển công nghiệp bền vững là phải đáp ứng đƣợc những khát vọng toàn cầu về phát triển bền vững. Các phát hiện của công trình nghiên cứu này cho thấy các doanh nghiệp hộ gia đình có thể là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng ở khắp nơi tại các cộng đồng địa phƣơng, trong khi các chính sách của Nhà nƣớc lại tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Công nghiệp Xanh đƣợc xem là chiến lƣợc đƣợc ƣu tiên nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững tại các quốc gia đang phát triển cũng nhƣ đang trong thời kỳ quá độ. 2.1.2 Thương mại và phát triển thương mại theo hướng bền vững Tác giả John Asafu-Adjaye năm 2004 với tác phẩm ―International trade and sustainable development in Sub-Saharan Africa‖, đã xem xét vai trò của thƣơng mại trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở các nƣớc tiểu vùng Sahara Châu Phi. Hoạt động kinh tế thƣơng mại vừa có thể gây tác động xấu đến môi trƣờng, nhƣng lại vừa làm tăng thu nhập có thể sử dụng cho chƣơng trình xóa đói giảm nghèo. Các yếu tố nhƣ sự thiếu ổn định kinh tế vĩ mô và chính trị, chi phí lao động cao, kỹ năng thấp, cơ chế quản lý theo kiểu chỉ huy và kiểm soát, không có khả năng khai thác mạng lƣới tiếp thị quốc tế… đã ức chế sự mở rộng thƣơng mại trong khu vực. Tác giả cũng đề xuất giải pháp rằng có thể khai thác tiềm năng xuất khẩu bằng cách liên kết với các đối tác ở các nƣớc tiên tiến. UNEP với ―Sustainable Trade and Poverty Reduction: New Approaches to Intergrated Policy Making at the National Level‖ năm 2006, tập trung vào phân tích vai trò quan trọng của chính sách công, đƣa ra giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Chính sách công, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển, có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện phát triển bền vững. tập trung vào phân tích vai trò quan trọng của chính sách công, đƣa ra giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Chen Jiyong, Liu Wei và Hu Yi năm 2006 nghiên cứu về ―Foreign trade, environmental protection and sustaiable economic growth in China‖. Nhóm tác giả
- 7 đƣa ra một phân tích thực nghiệm về thƣơng mại và ô nhiễm môi trƣờng, thảo luận về mối quan hệ giữa ngoại thƣơng, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Ngoài ra, nghiên cứu còn đƣa ra một số gợi ý chính sách nhằm điều chỉnh cơ cấu thƣơng mại, thực thi bảo vệ môi trƣờng và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững ở Trung Quốc. Các tác giả Moustapha Kamal Gueye, Malena Sell, Janet Strachan năm 2009 nghiên cứu về vấn đề ―Trade, climate change and sustainable development: key issues for small states, least development countries and vulnerable economic‖. Ứng phó với biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu với ý nghĩa quan trọng đối với các nƣớc nhỏ đang phát triển. Các chính sách thƣơng mại có thể giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu cho đến nay đã tập trung vào các nƣớc phát triển và các nền kinh tế mới nổi lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ, nhƣng nó có tác dụng đối với những tác động đối với nền kinh tế nhỏ và dễ bị tổn thƣơng, các nƣớc kém phát triển nhất và các quốc đảo nhỏ đang phát triển hay không. Những quốc gia này dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc tác động của biến đổi khí hậu nhƣng họ đƣợc trang bị ít nhất là để đối phó với những thay đổi trong chính sách thƣơng mại. Thƣơng mại, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững xem xét các cơ hội và nhiều thách thức lớn mà họ gặp phải trong việc thích nghi các lĩnh vực thƣơng mại trọng điểm với tác động của biến đổi khí hậu, giải quyết các biện pháp thay đổi khí hậu và thúc đẩy hơn nữa năng lực thƣơng mại của mình và khả năng cạnh tranh trong thị trƣờng toàn cầu. Tác giả Paul Hawken (2013) nghiên cứu về ―The Ecology of Commerce‖ đã đề cập đến những tác động của công nghiệp đối với môi trƣờng. Môi trƣờng đƣợc cho rằng đang bị phá hủy bởi hệ thống kinh tế. Chất thải là một thách thức cần đƣợc khắc phục, quá trình công nghiệp sẽ không tạo ra bất kỳ chất thải nào vào môi trƣờng. Một số giải pháp đƣợc đƣa ra nhƣ sử dụng hydro và năng lƣợng mặt trời thay cho cacbon, sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch… đặc biệt nâng cao trách nhiệm bảo vệ và tôn trọng môi trƣờng của các doanh nghiệp. Nghiên cứu ―Trade and Green Economy‖ của Chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) và Viện quốc tế về phát triển bền vững (IISD) năm 2004. Mục đích chính của cuốn sổ tay này là làm cho mối quan hệ phức tạp giữa thƣơng mại quốc tế và nền kinh tế xanh trở nên dễ hiểu và dễ tiếp cận để hoạch định chính sách và chính sách cộng đồng mở rộng hơn, phản ánh nền kinh tế xanh nhƣ một công cụ quan trọng để đạt đƣợc sự phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, và
- 8 để mình họa cho sự toàn diện đó là yêu cầu giải quyết các vấn đề về mối liên hệ thƣơng mại và môi trƣờng. 2.1.3 Phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế a. Phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nhóm các tác giả Grant Hewison, Veena Jha và Maree Underhill (1997) đã nghiên cứu về mối liên kết giữa các mục tiêu của tự do hóa thƣơng mại quốc tế, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững trong cuốn sách ―Trade, Environment and Sustainable Development: A South Asian Perspective‖. Cuốn sách đƣa ra các nội dung về chính sách môi trƣờng, năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trƣờng; chính sách sinh thái và các tiêu chuẩn môi trƣờng của SAARC. Sau đó nhóm tác giả phân tích sâu sắc hơn trong phạm vi khu vực Nam Á với những nghiên cứu về sự phát triển của ngành công nghiệp da ở Bangladesh, chính sách thƣơng mại ở Bhutan, chính sách xuất khẩu da của Ấn Độ và những tác động của môi trƣờng đến thị trƣờng xuất khẩu Ấn Độ, chính sách thƣơng mại – môi trƣờng ở Nepal, Pakistan.. Ngoài ra nhóm tác giả còn chỉ ra một số nguyên tắc cho thƣơng mại – môi trƣờng và sự hợp tác phát triển. Các tác giả đã chỉ ra các mối quan tâm của các nƣớc đang phát triển của khu vực Nam Á về các tác động của môi trƣờng và chính sách phát triển của họ. Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đã xuất bản cuốn sách “Trade, Development and the Environment” năm 2000 với nội dung chính về mối quan hệ giữa thƣơng mại và chính sách môi trƣờng, giữa tự do hóa thƣơng mại, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững, thƣơng mại và phát triển của các nƣớc đang phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế trong hệ thống thƣơng mại đa phƣơng. Mối quan hệ giữa thƣơng mại và môi trƣờng, thƣơng mại ngày càng trở nên phức tạp. Do đó, cần thiết phải duy trì hài hòa các nhu cầu cạnh tranh của tăng trƣởng kinh tế, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Vấn đề hạn chế của sự phát triển thƣơng mại và bảo vệ môi trƣờng của các quốc gia đang phát triển đƣợc đề cập nhƣ cơ cấu tài chính, vấn đề nợ công, trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách tài chính.. Một số gợi ý giải pháp đƣợc đƣa ra cho các nƣớc đang phát triển bao gồm phát triển thƣơng mại điện tử, mở rộng thị trƣờng, thiết lập hệ thống thƣơng mại quốc tế, xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế tổng thể có tƣơng tác với môi trƣờng, tăng cƣờng đối thoại để tìm các nguồn tài trợ. Tuy nhiên cuốn sách chỉ đề cập đến vai trò của WTO và các tổ chức khác trong việc giải quyết những thách thức về phát triển thƣơng mại và môi trƣờng tại các quốc gia đang phát triển.
- 9 Nghiên cứu của Wiliam R. Cline (2004) về vấn đề ―Trade Policy and Global Poverty”. Theo tác giả, tự do hóa thƣơng mại có thể giúp 500 triệu ngƣời thoát khỏi đói nghèo và tạo ra 200 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế của các nƣớc đang phát triển. Cuốn sách này cung cấp một phân tích toàn diện về tiềm năng cho tự hóa thƣơng mại để thúc đẩy tăng trƣởng và giảm nghèo ở các nƣớc đang phát triển. Nghiên cứu này cho thấy những thay đổi trong chính sách thƣơng mại tại Mỹ và các nƣớc công nghiệp khác có thể giúp giảm đói nghèo ở các nƣớc đang phát triển thông qua nghiên cứu mức độ đói nghèo toàn cầu, mối quan hệ của nó đối với thƣơng mại và tăng trƣởng; thảo luận về tác động của thƣơng mại, tự do hóa thƣơng mại đa phƣơng và tác động của tăng trƣởng xuất khẩu vào tăng trƣởng GDP ở các nƣớc đang phát triển; mối liên hệ giữa GDP tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo và dự đoán sự giảm đói nghèo trong một hoặc hai thập kỷ tiếp theo nếu áp dụng chính sách thƣơng mại đƣợc đề xuất. Nghiên cứu của Zoltan Ban năm 2012 về ―Sustainable Trade: Changing the Environment the Market Operates in Through Standardized Global Trade Tariffs Paperback‖. Tác giả đã chỉ ra sự thụt lùi về bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên trong cuộc chạy đua tòa cầu. Giải pháp đƣợc đề xuất là chuẩn hóa hệ thống thuế quan toàn cầu và sự hỗ trợ của Chính Phủ để ngăn ngừa sự lạm dụng môi trƣờng, con ngƣời và góp phần bền vững thƣơng mại. Một nghiên cứu khác về tự do hóa thƣơng mại của Paul Ekins trong bài ―Trade, Globalization and Sustainability Impact Assessment: A Critical Look at Methods and Outcomes‖ năm 2012, đã chỉ ra rằng sự phát triển của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đã trở thành một trong những nhân tố điều khiển, chi phối hoạt động tự do hóa thƣơng mại. Tác giả đề xuất cần những sự đánh giá tác động bền vững thƣơng mại (SIA) – là một công cụ thƣơng mại để hỗ trợ các cuộc đàm phán thƣơng mại lớn, đó nhƣ là một cách thức tạo ra sự hiểu biết tốt hơn về các tác động của xã hội, môi trƣờng và tự do hóa thƣơng mại phù hợp với sự phát triển bền vững. Nghiên cứu về ―Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương mại theo tiếp cận phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam‖ của Hà Văn Sự năm 2004. Đề tài nghiên cứu những luận cứ khoa học và thực tiễn vấn đề phát triển thƣơng mại theo tiếp cận phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta, tập trung xử lý các vấn đề phát triển thƣơng mại, đặc biệt là các hoạt động xuật nhập khẩu hàng hóa cả tầm vi mô và vĩ mô. Ở đây
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thể chế, năng suất yếu tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu các quốc gia đang phát triển
233 p | 174 | 25
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 185 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn