intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước ASEAN trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Chia sẻ: La Thăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:186

52
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong khuôn khổ AEC và kinh nghiệm quốc tế; phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC; những yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước ASEAN trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----o0o----- LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) Nghiên cứu sinh : Trịnh Quang Hưng Khóa : 20A Ngành : Kinh tế quốc tế Người hướng dẫn khoa học : PGS,TS Lê Thị Thu Thủy Hà Nội - 2021
  2. i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS,TS Lê Thị Thu Thủy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Bộ môn Kinh tế và Quản lý đã quan tâm, tham gia góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Cục Đầu tư nước ngoài, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, làm cơ sở quan trọng cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận án. Tôi cũng gửi lời cảm ơn trân trọng tới Phòng Quản lý Đào tạo nơi tôi công tác đã quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, cổ vũ, động viên, tiếp thêm nghị lực cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án này./. Hà Nội, tháng 01 năm 2021 Tác giả luận án Trịnh Quang Hưng
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Trịnh Quang Hưng, tác giả luận án tiến sĩ: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước ASEAN trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu được nêu và trích dẫn trong luận án là chính xác và trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong các công trình khác./. Hà Nội, tháng 01 năm 2021 Tác giả luận án Trịnh Quang Hưng
  4. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................... 3 2.1.Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 2.2.Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 3.1.Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 3.2.Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 4.1.Phương pháp tiếp cận.................................................................................... 4 4.2.Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................ 4 4.3.Khung phân tích ............................................................................................ 5 4.4.Phương pháp ước lượng mô hình dữ liệu mảng ............................................. 5 4.5. Phương pháp xử lý dữ liệu............................................................................ 6 5.Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 6 5.1.Về mặt lý luận ............................................................................................... 6 5.2.Về mặt thực tiễn............................................................................................. 7 6.Kết cấu của luận án ............................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN ................................................................ 9 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 9 1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi............................................................ 9
  5. iv 1.1.2.Các công trình nghiên cứu về hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài ......................................................................... 14 1.2.Sự kế thừa các công trình nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu của luận án ........................................................................................................... 27 1.2.1.Sự kế thừa các công trình nghiên cứu trước.............................................. 27 1.2.2.Khoảng trống nghiên cứu của luận án ...................................................... 28 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TRONG KHUÔN KHỔ AEC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ......... 29 2.1.Tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ............................................... 29 2.1.1.Một số khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .................................. 29 2.1.2.Một số lý thuyết điển hình về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .................... 32 2.1.3. Các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và mô hình các yếu tố tác động ........................................................................................................ 40 2.2. Một số vấn đề về Cộng đồng Kinh tế ASEAN ............................................. 48 2.2.1. Khái quát về ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN ................................ 48 2.2.2.Các hiệp định về đầu tư trong ASEAN ...................................................... 51 2.3. Tình hình đầu tư của một số quốc gia châu Á sang ASEAN và gợi ý cho Việt Nam .............................................................................................................. 55 2.3.1. ĐTTT của Nhật Bản sang ASEAN ............................................................ 55 2.3.2. ĐTTT của Singapore sang ASEAN........................................................... 58 2.3.3. ĐTTT của Malaysia sang ASEAN ............................................................ 61 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG ASEAN TRONG KHUÔN KHỔ AEC .............................................................................................................................. 65 3.1.Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN ................................................................................................................. 65 3.1.1. Theo địa điểm đầu tư ............................................................................... 65 3.1.2.Theo giai đoạn đầu tư............................................................................... 71 3.1.3.Theo lĩnh vực đầu tư ................................................................................. 74 3.1.4. Theo hình thức đầu tư và theo sở hữu của công ty mẹ ở Việt Nam ........... 80
  6. v 3.2.Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN ................................................................................................................. 83 3.2.1. Kết quả đạt được ..................................................................................... 83 3.2.2.Một số hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 89 CHƯƠNG 4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG ASEAN TRONG KHUÔN KHỔ AEC ............................................................................................................................ 102 4.1. Mô hình tác động ........................................................................................ 102 4.1.1. Cơ sở lý thuyết về mô hình ..................................................................... 102 4.1.2. Xây dựng mô hình.................................................................................. 103 4.2. Phân tích các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC ................................................ 105 4.2.1.Mô tả về các biến trong mô hình............................................................. 105 4.2.2.Kết quả ước lượng mô hình và kết luận rút ra từ mô hình ....................... 119 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG ASEAN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ............................................................ 126 5.1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang ASEAN trong bối cảnh AEC ............................................................................. 126 5.1.1.Cơ hội .................................................................................................... 126 5.1.2.Thách thức.............................................................................................. 127 5.2.Mục tiêu, định hướng của các doanh nghiệp Việt Nam và quan điểm của nhà nước thúc đẩy đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN ............................................................................................................... 128 5.2.1.Mục tiêu ................................................................................................. 128 5.2.2.Định hướng ............................................................................................ 128 5.2.3.Quan điểm của nhà nước ........................................................................ 130 5.3.Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp sang ASEAN cho các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ................ 132 5.3.1.Chủ động xây dựng chiến lược đầu tư có hiệu quả, chuẩn bị kỹ các điều kiện trước khi đầu tư và chiến lược kinh doanh ............................................... 132
  7. vi 5.3.2.Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh ................................................ 138 5.3.3.Đa dạng hóa các hình thức đầu tư .......................................................... 141 5.3.4.Tăng cường hợp tác với các tổ chức của Việt Nam ở trong và ngoài nước ........................................................................................................................ 142 5.3.5.Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhà nước và xã hội.. 143 5.3.6.Tăng cường khai thác cơ hội đầu tư từ AEC ........................................... 144 5.4.Kiến nghị đối với Nhà nước......................................................................... 146 5.4.1.Xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cấp quốc gia về đầu tư sang ASEAN gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước................................ 146 5.4.2.Các giải pháp hỗ trợ đầu tư trực tiếp sang ASEAN ................................. 146 5.4.3.Các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về hoạt động ĐTTT sang ASEAN trong bối cảnh thực thi AEC ....................................................... 150 5.4.4.Tăng cường xúc tiến đầu tư sang ASEAN ............................................... 152 5.4.5.Kết hợp hiệu quả giữa đầu tư trực tiếp và hỗ trợ phát triển không chính thức của Việt Nam sang ASEAN ...................................................................... 153 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................ 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 160 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 174
  8. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia ASEAN Asian Nations Đông Nam Á Association of Vietnam Hiệp hội các nhà đầu tư AVIL Investors in Lao Việt Nam sang Lào Association of Vietnam Hiệp hội các nhà đầu tư AVIC Investors in Cambodia Việt Nam sang Campuchia Association of Vietnam Hiệp hội các nhà đầu tưViệt AVIM Investors in Myanmar Nam sang Myanmar ASEAN Comprehensive Hiệp định đầu tư toàn diện ACIA Investment Agreemen ASEAN AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN Các hiệp định đầu tư BITs Bilateral Investment Treaties song phương Ministry of Planning and Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Investment Cambodia-Laos-Myanmar- Campuchia, Lào, CLMV Vietnam Myanmar, Việt Nam ĐTNN Foreign Investment Đầu tư nước ngoài ĐTRNN Investment Abroad Đầu tư ra nước ngoài ĐTTTRNN Outward Foreign Direct Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) Investment FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội International Investment IIAs Các hiệp định đầu tư quốc tế Agreements NT National Treatment Nguyên tắc đối xử quốc gia MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc Tối huệ quốc ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức Organisation for Economic Tổ chức hợp tác và phát OECD Cooperation and Development triển kinh tế TNCs Transnational Corporations Tập đoàn xuyên quốc gia MNCs Multinational Corporations Công ty đa quốc gia United Nations of Conference Hội nghị Liên hợp quốc về UNCTAD on Trade and Development Thương mại và Phát triển WIR World Investment Report Báo cáo đầu tư thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.Tổng hợp về biến số trong mô hình ........................................................ 47 Bảng 3.1.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN .............. 65 Bảng 3.2. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo tình trạng hiệu lực của dự án đầu tư giai đoạn 1991-2019 ............................................. 67 Bảng 3.3.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo giai đoạn đầu tư giai đoạn 1991-2019 ........................................................................... 71 Bảng 3.4. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo lĩnh vực đầu tư và các giai đoạn đầu tư giai đoạn 1991-2019 ........................................ 75 Bảng 3.5.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN .............. 79 Bảng 3.6.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo hình thức đầu tư giai đoạn 1991-2019 ........................................................................... 81 Bảng 3.7. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo hình thức sở hữu công ty mẹ ở Việt Nam giai đoạn 1991-2019 ..................................... 82
  10. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo địa điểm đầu tư giai đoạn 1991-2019........................................................................... 66 Biểu đồ 3.2.Cơ cấu đầu tư trực tiếp củacác doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo số dự án giai đoạn 1991-2019 (%).................................................................. 68 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1. Khung phân tích của luận án ....................................................................... 5 Hình 2.1.Các hình thức mở rộng ra thị trường nước ngoài ..................................... 36 Hình 2.2.Quá trình hình thành và phát triển AEC .................................................. 50
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra rất mạnh mẽ đã tác động sâu rộng tới tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới với đặc trưng là sự phát triển hoạt động đầu tư quốc tế. Phần lớn dòng vốn đầu tư vẫn chủ yếu từ các nước có nền kinh tế phát triển, nhưng trong thời gian gần đây, hoạt động đầu tư quốc tế của các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi cũng đang gia tăng mạnh mẽ, đang trở thành một bộ phận quan trọng của dòng đầu tư quốc tế, chiếm khoảng 37% dòng vốn đầu tư ra nước ngoài năm 2019 (World Investment Report, 2020). Nguyên nhân là các nước đều nhận thức được vai trò của đầu tư quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho cả nước đi đầu tư và chủ đầu tư (đầu tư ra nước ngoài). Cụ thể, các nước đi đầu tư có thể khai thác thị trường ở nước tiếp nhận đầu tư, bảo đảm được nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào giá rẻ (nhân công, nguồn lợi tự nhiên), tạo sự ảnh hưởng đối với nước tiếp nhận đầu tư theo hướng có lợi cho mình trong những vấn đề quốc tế (Vũ Chí Lộc, 2012). Chính vì thế, các nước có dòng vốn ĐTRNN lớn đều quan tâm đều tích cực thúc đẩy việc hình thành các khung pháp lý song phương, đa phương trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ... nhằm mục đích mở đường và tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi, an toàn cho doanh nghiệp khi triển khai các hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Quá trình hợp tác kinh tế của ASEAN được đẩy mạnh từ năm 1992, nhằm tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và hợp tác khu vực, các nước ASEAN đã ký tuyên bố thành lập thị trường chung ASEAN – AEC vào ngày 22/11/2015 với mục tiêu hình thành thị trường đơn nhất, tự do thương mại và đầu tư. Nhà đầu tư có thể tham gia các dự án đầu tư đa dạng trên toàn khu vực một cách thuận lợi hơn do khuôn khổ phát lý và quy định trở nên minh bạch, các hạn chế về vốn góp nước ngoài được nới lỏng và qui định bảo hộ đầu tư hiệu quả hơn. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đầu tư trong khu vực với độ ổn định, minh bạch cao và rủi ro thấp hơn. Với quy mô thị trường hơn 600 triệu người dùng và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 3 nghìn tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trên thế giới năm 2018 về GDP, ASEAN luôn là một trong những ưu tiên chiến lược trong các hoạt động
  12. 2 thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Để tận dụng được các cơ hội mà AEC đã mang lại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực đầu tư sang khu vực ASEAN trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính phủ Việt Nam cũng có những thay đổi về chính sách đầu tư, theo hướng tăng cường hỗ trợ về mặt chính sách cho các doanh nghiệp trong nước thực hiện ĐTRNN từng bước được hoàn thiện. Số liệu thống kê cho thấy từ năm 1991-2019, tổng số dự án ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN liên tục tăng, lũy kế đạt 791 dự án, tổng số vốn là 11,23 tỷ USD, quy mô bình quân của mỗi dự án đạt 14,1 triệu USD (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Tuy nhiên, những thành quả đạt được của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang ASEAN thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Việt Nam và đối tác. Hàng loạt các dự án đầu tư giai đoạn trước đó bị thua lỗ, phải giải thể và rút về nước, nhiều nước đối tác cũng đã thắt chặt lại chính sách đầu tư, nhất là trong các ngành khai khoáng, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nhiều dự án đình đám của một số đại gia Việt Nam cũng bị ngừng trệ hoặc thực hiện kém hiệu quả. Khi AEC được thành lập, nhiều cơ hội được mở ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam, song thách thức cũng lớn hơn trước khi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trong nội bộ khối cũng sẽ được hưởng những ưu đãi từ AEC. Bên cạnh đó, những thay đổi về chính sách đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam và tình hình tái cơ cấu nền kinh tế tại Việt Nam trong thời gian qua đã làm thay đổi cục diện về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Cơ hội đầu tư luôn sẵn có, nhất là khi các hiệp định đầu tư trong AEC đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nội bộ khối. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng tốt các cơ hội đầu tư trên thị trường nước ngoài. Với những lý do trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)”, nhằm xác định các lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi đầu tư sang ASEAN trong bối cảnh thực thi AEC. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp thúc đẩy đầu tư sang ASEAN nhằm khai thác các cơ hội thị trường, nguồn nguyên liệu đầu vào, phục vụ tăng trưởng trong nước trong những năm tới.
  13. 3 2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành cuối năm 2015. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp sang ASEAN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 2.2.Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả trả lời lần lượt các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, thực trạng ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN như thế nào? Thứ hai, ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN chịu tác động của những yếu tố nào? Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những giải pháp chủ yếu nào để đẩy mạnh ĐTTT sang ASEAN trong khuôn khổ AEC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030? 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. 3.2.Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, không đề cập đến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư gián tiếp sang ASEAN và đầu tư sang các khu vực khác trên thế giới. - Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong giai đoạn từ 2016 trở đi (đến năm 2019) trong so sánh với FDI của giai đoạn trước đó (1991-2015). Thời điểm năm
  14. 4 1991 là thời điểm khi Việt Nam bắt đầu có dự án đầu tư sang ASEAN, bởi vậy NCS lấy mốc thời gian này để nghiên cứu. Một số dữ liệu liên quan đã được cập nhật đến năm 2019. Tuy nhiên, do nhiều dữ liệu trong mô hình chưa được các nguồn chính thống cập nhật đến năm 2018 và 2019, nên việc phân tích mô hình tác động chỉ sử dụng dữ liệu đến năm 2017. Đây cũng có thể coi là một hạn chế của Luận án. - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Xây dựng mô hình ước lượng ảnh hưởng của việc thành lập AEC và các yếu tố khác đến ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Trên cơ sở đánh giá được các yếu tố tác động đến ĐTTT của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, tác giả đề xuất các giải pháp thúc đẩy ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1.Phương pháp tiếp cận Luận án dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố kéo và yếu tố đẩy (ở góc độ của cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư) tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Dựa trên việc đánh giá các yếu tố tác động đến ĐTTT, từ đó đánh giá các cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi đầu tư sang ASEAN trong bối cảnh AEC đã có hiệu lực từ năm 2015. 4.2.Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu Các dữ liệu chủ yếu là thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn chính thức khác nhau, bao gồm các báo cáo và dữ liệu về các dự án ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ban Thư ký ASEAN và một số doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư sang ASEAN. Các số liệu được lấy từ năm 1991 đến năm 2019. Dữ liệu này nhằm mục đích đánh giá thực trạng về ĐTTT của Việt Nam trên thị trường ASEAN, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của
  15. 5 các doanh nghiệp Việt Nam sang khu vực ASEAN, nhất là trong bối cảnh AEC đã được thành lập. Bên cạnh đó, để đo lường các yếu tố tác động đến ĐTTT của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, tác giả đã sử dụng các dữ liệu từ World Bank của mười quốc gia ASEAN giai đoạn 1991-2019, như GDP bình quân đầu người, chỉ số cơ sở hạ tầng, chỉ số độ mở của nền kinh tế, chỉ số giá quy đổi theo tỷ giá hối đoái, chỉ số tài nguyên thiên nhiên trên GDP, mức thuế suất đối với thu nhập doanh nghiệp, chỉ số về lao động, chỉ số về rủi ro chính trị của nước tiếp nhận đầu tư và các biến giả. 4.3.Khung phân tích Luận án được thực hiện theo khung phân tích dưới đây: Các yếu tố môi trường Yếu tố đẩy quốc tế, cam kết quốc tế Yếu tố kéo liên quan đến đầu tư -Tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định chính trị -GDP -Nguồn lực (tài - Ổn định chính trị nguyên, năng suất lao - Chính sách mở cửa OFDI động, cơ sở hạ tầng, nền kinh tế, thúc đẩy -Chính sách của nước đầu tư tiếp nhận (tỷ giá, thuế TNDN, độ mở của nền kinh tế) (Nguồn: Tác giả xây dựng) Hình 1. Khung phân tích của luận án 4.4.Phương pháp ước lượng mô hình dữ liệu mảng Trong đó, động cơ ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam đều chịu ảnh hưởng từ hai nhóm yếu tố: yếu tố từ nước chủ đầu tư – từ góc độ của Việt Nam (yếu tố đẩy) và nhóm yếu tố từ thị trường ASEN (yếu tố kéo). Bên cạnh đó, các cam kết
  16. 6 quốc tế cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động ĐTTTRNN. Trên cơ sở đó tác giả sẽ phân tích riêng biệt thành hai mô hình tác động đến ĐTTTRNN của Việt Nam sang ASEAN. Mô hình thứ nhất, phân tích dưới góc độ của yếu tố đẩy, khi chính sách của nhà nước và các yếu tố của nền kinh tế có thể tạo ra điều kiện thuận lợi thôi thúc các doanh nghiệp đi đầu tư ra nước ngoài. Mô hình thứ hai, phân tích dưới góc độ của yếu tố kéo, khi các yếu tố về điều kiện về thị trường kinh doanh thuận lợi tại nước tiếp nhận như chi phí sản xuất, nhân lực, tài nguyên và chính sách tại thị trường tiếp nhận có thể tác động tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Góc độ thứ hai cho thấy doanh nghiệp sẽ đi đầu tư tại những nơi nào có chi phí thấp hoặc hiệu quả kinh doanh tốt hơn, hoạt động đầu tư cũng sẽ khác nhau theo các nhóm nước tiếp nhận đầu tư khác nhau. Trong 2 mô hình trên, các biến về cam kết quốc tế liên quan đến đầu tư trong ASEAN và yếu tố trình độ kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư sẽ được xem là các biến kiểm soát. Kết quả phân tích từ hai mô hình sẽ là gợi ý cho các đề xuất giải pháp trong chương 5. Theo đó, các yếu tố đẩy liên quan chủ yếu đến nhóm giải pháp ở góc độ vĩ mô và các yếu tố kéo liên quan đến nhóm giải pháp vi mô. 4.5. Phương pháp xử lý dữ liệu Để tính toán mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, tác giả đã sử dụng mô hình ước lượng theo phương pháp hồi quy dữ liệu mảng với sự trợ giúp của phần mềm Stata. 5.Những đóng góp mới của luận án Trên cơ sở các nghiên cứu về hoạt động ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, luận án có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể như sau: 5.1.Về mặt lý luận Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ĐTTTRNN và xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong bối cảnh thực thi AEC. Đặc biệt, các chỉ tiêu như độ mở cửa, thuế suất đã được điều chỉnh thay đổi của điều kiện của thị trường chung AEC. Một số yếu tố khác tác động tới thu hút vốn đầu tư của nước tiếp nhận như GDP,
  17. 7 GDP/người, chỉ số tài nguyên thiên nhiên/GDP, chỉ số lao động, rủi ro chính trị… được sử dụng phân tích tới mức độ hấp dẫn đầu tư. Đây là đóng góp quan trọng của luận án so với các nghiên cứu trước mặc dù các yếu tố đánh giá không thay đổi nhưng bối cảnh mới thì vai trò của các yếu tố đã được đánh giá và điều chỉnh lại. 5.2.Về mặt thực tiễn Thứ nhất, luận án đã phân tích tình hình đầu tư của một số quốc gia châu Á đầu tư sang ASEAN như Nhật Bản, Singapore, Malaysia. Đây là bài học kinh nghiệm quan trọng cho cơ quan lập chính sách xây dựng hệ thống khung chính sách phù hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đầu tư sang ASEAN trong thời gian tới. Thứ hai, luận án đã chỉ ra những kết quả, hạn chế và tìm ra nguyên nhân thông qua phân tích thực trạng ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 1991-2019. Trong đó, luận án tiến hành đánh giá những khác biệt về thực trạng ĐTTT của doanh nghiệp trong nước sang ASEAN trước và sau khi thực thi AEC. Thứ ba, luận án đã đề xuất các giải pháp, nhóm giải pháp mới, phù hợp với thực tiễn của AEC nhằm thúc đẩy ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 6.Kết cấu của luận án Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm năm chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong khuôn khổ AEC và kinh nghiệm quốc tế Chương 3: Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC Chương 4: Những yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp sang ASEAN của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC
  18. 8 Chương 5: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp sang ASEAN của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
  19. 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi Trong số các lý thuyết tìm cách lý giải về đầu tư quốc tế, các lý thuyết dựa trên những lý giải về tổ chức doanh nghiệp hiện có ảnh hưởng lớn nhất. Những lý giải về tổ chức doanh nghiệp của FDI bắt nguồn từ luận án tiến sĩ nổi tiếng của Hymer hoàn thành năm 1960, công bố năm 1978. Trong luận án của mình, trước tiên Hymer phân biệt giữa đầu tư chứng khoán và ĐTTT, kết luận rằng các giả thuyết về trao đổi vốn thông qua thị trường chứng khoán lý giải sự di chuyển vốn quốc tế không phù hợp với sự phân bố vốn thực tế của các MNC và không thể lý giải nguyên nhân của FDI. Hymer đưa ra một nền tảng mới về cách lý giải vi mô đối với FDI bằng cách chỉ ra rằng FDI không phân bố một cách ngẫu nhiên giữa các ngành công nghiệp và rằng các điều kiện cạnh tranh, đặc biệt là các điều kiện về thị trường sản phẩm, ảnh hưởng rất lớn đến dòng vốn FDI. Áp dụng lý thuyết về tổ chức doanh nghiệp, Hymer chỉ ra rằng nếu các MNC nước ngoài hoàn toàn giống với các doanh nghiệp trong nước sẽ chẳng tìm thấy lợi ích gì khi thâm nhập vào thị trường nước đó, vì rõ ràng chúng phải trả những chi phí phụ trội khi kinh doanh ở những nước khác, ví dụ như phí liên lạc và vận chuyển, chi phí cao hơn cho nhân viên làm việc ở nước ngoài, rào cản về ngôn ngữ, hải quan và phải hoạt động ngoài mạng lưới kinh doanh nội địa (đây là những bất lợi của công ty khi đầu tư ra nước ngoài). Vậy nên Hymer cho rằng để các MNC tiến hành sản xuất ở nước ngoài cần có một số lợi thế sở hữu riêng như nhãn hiệu nổi tiếng, công nghệ cao hơn và được bảo hộ, kỹ năng quản lý hoặc chi phí thấp hơn nhờ mở rộng quy mô…những lợi thế này để bù lại những bất lợi mà doanh nghiệp phải đương đầu trong cạnh tranh với các công ty khác ở nước sở tại. Việc doanh nghiệp quyết định sẽ khai thác các lợi thế này bằng cách cấp giấy phép sử dụng công nghệ cao cho đối tác (cấp license) hoặc FDI phụ thuộc vào bản
  20. 10 chất của các lợi thế và mức độ không hoàn hảo của các thị trường đối với các lợi thế mà doanh nghiệp nắm giữ. Sự không hoàn hảo càng cao thì doanh nghiệp càng có xu hướng lựa chọn FDI và kiểm soát hoạt động hơn là tiến hành những giao dịch thương mại thông thường. Như vậy, Hymer đã đề cập đến nhân tố về lợi thế sở hữu của doanh nghiệp song chưa đề cập đến lợi thế về địa điểm cũng như tác động của ĐTTTRNN. Tiếp đó lý thuyết về Vòng đời quốc tế sản phẩm của Vernon (1966) giải thích các yếu tố quyết định đến thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. Lý thuyết này được S.Hirsch (1976) phát triển tiếp trên trên cơ sở nghiên cứu các doanh nghiệp của Mỹ. Theo đó, mối quan hệ đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hóa sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyết này là: (i) Mỗi sản phẩm có một vòng đời, xuất hiện-tăng trưởng mạnh- chững lại-suy giảm tương ứng với quy trình xâm nhập-tăng trưởng-bão hòa-suy giảm; (ii) Vòng đời này dài hay ngắn tùy thuộc từng sản phẩm. Ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi các sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác. Và theo lý thuyết này, kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó. Cụ thể, vòng đời quốc tế của sản phẩm gồm 3 giai đoạn: (i) Sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi nhanh và được bán ở trong nước phát minh ra sản phẩm, xuất khẩu không đáng kể; (ii) Sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện, FDI xuất hiện; (iii) Sản phẩm và quy trình sản xuất được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa trở nên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực giảm chi phí càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh, FDI tiếp tục phát triển. Để khắc phục hạn chế của Lý thuyết Vòng đời quốc tế của sản phẩm của Vernon, một số nhà kinh tế học khác đề xuất mở rộng các giả thuyết của Vernon bằng cách đưa thêm các chi phí khác ngoài chi phí lao động vào để lý giải hiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2