intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:205

79
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam" với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam và đề xuất các giải pháp và chính sách trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam

  1. i MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH ............................................... vii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .......................................................................ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu......................................................................... 2 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 2 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ...................................................................... 9 3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................... 12 4. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 13 4.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 13 4.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 13 4.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 13 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 14 5.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 14 5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 14 6. Kết cấu luận án ...................................................................................................... 14 7. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 15 7.1. Về phương diện học thuật .................................................................................. 15 7.2. Về phương diện thực tiễn ................................................................................... 15 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP ..................................................................... 16 1.1. CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP ................................................ 16 1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ................................................... 16 1.1.2. Các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ............................ 20 1.1.3. Đặc điểm của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ............................................... 20 1.1.4. Mục đích của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ............................................... 22 1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP ................................................................................................................... 23
  2. ii 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng, tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ............................................................................................................... 23 1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ....... 29 1.2.3. Các chủ thể tham gia tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.............. 36 1.2.4. Quy trình tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ............. 37 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp................................................................................................ 43 1.2.6. Bộ tiêu chí đánh giá kết quả triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp .................................................................................................... 53 1.2.7. Sự khác nhau cơ bản giữa mô hình tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị và mô hình tín dụng ngân hàng truyền thống ................................................................ 54 1.3. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÍN DỤNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM .............................................................................................................. 56 1.3.1. Kinh nghiệm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị tại một số quốc gia trên thế giới............................................................................................................................. 56 1.3.2. Một số bài học rút ra cho tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam ....................................................................................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 66 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ..................... 67 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ...................................................... 67 2.1.1. Triết lý nghiên cứu .......................................................................................... 67 2.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ................................................................................ 67 2.1.3. Chiến lược nghiên cứu .................................................................................... 68 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 70 2.2.1. Xây dựng bảng hỏi .......................................................................................... 70 2.2.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 70 2.2.3. Thang đo các nhân tố ...................................................................................... 75 2.2.4. Xác định mẫu và thu thập dữ liệu ................................................................... 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 84
  3. iii CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM ..................................................... 85 3.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN ......................................... 85 3.1.1. Các chính sách, quy định và hướng dẫn thực hiện ......................................... 86 3.1.2. Kết quả triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn .................................................................................................... 87 3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM.............................................................. 94 3.2.1. Mô tả vùng nghiên cứu ................................................................................... 94 3.2.2. Quy trình tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra ............ 97 3.2.3. Phân loại sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra ............104 3.2.4. Tình hình triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra .................................................................................................................................105 3.2.5. Rủi ro tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra................110 3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA ........................................................................115 3.3.1. Đánh giá kết quả tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra dựa trên bộ tiêu chí ..................................................................................................115 3.3.2. Đánh giá kết quả tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra dựa trên kết quả khảo sát .........................................................................................116 3.3.3. Nhận xét chung về kết quả tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra .............................................................................................................117 3.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TRIỂN KHAI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM ............................................................................................121 3.4.1 Chỉ định và nhận dạng mô hình .....................................................................121 3.4.2. Ước lượng mô hình .......................................................................................123 3.4.3. Đánh giá mô hình và báo cáo kết quả ...........................................................135 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................143
  4. iv CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM ............................144 4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM ..........................................144 4.1.1. Quan điểm phát triển tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra .............................................................................................................................144 4.1.2. Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra .............................................................................................................................145 4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......................................................................................................148 4.2.1. Giải pháp về xây dựng chính sách tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra .148 4.2.2. Giải pháp về tăng trưởng số lượng khách hàng ............................................149 4.2.3. Giải pháp về bán chéo sản phẩm ...................................................................151 4.2.4. Giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng .............................................................152 4.2.5. Giải pháp về lựa chọn và phối hợp với chủ thể đại diện trong chuỗi giá trị ngành cá tra .............................................................................................................153 4.2.6. Giải pháp về năng lực cán bộ ngân hàng ......................................................154 4.2.7. Giải pháp về hỗ trợ chuỗi giá trị ngành cá tra ...............................................155 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................................................................156 4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ..........................................................................156 4.3.2. Kiến nghị đối với NHNN ..............................................................................159 KẾT LUẬN ............................................................................................................163 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................165
  5. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mục đích vay vốn của các đơn vị trong chuỗi giá trị nông sản ......................... 25 Bảng 1.2: Cấu trúc tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp................................................ 31 Bảng 1.3: Đơn vị đầu mối khắc phục các rủi ro trong tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị nông nghiệp ................................................................................................................... 40 Bảng 1.4: Sự khác nhau giữa Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp và tín dụng truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp .............................................................................. 55 Bảng 2.1: Thang đo mức độ thành công triển khai tín dụng ............................................... 77 theo chuỗi giá trị ngành cá tra ................................................................................................ 77 Bảng 2.2: Thang đo đánh giá khả năng phát triển và khả năng sinh lợi ............................ 77 Bảng 2.3: Thang đo các biến thành phần trong biến độc lập tiềm ẩn ................................ 78 Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng cá tra tại ĐBSCL giai đoạn 2015-2017 ........................ 80 Bảng 2.5: Phân bổ phiếu khảo sát theo địa bàn .................................................................... 81 Bảng 2.6: Phân bổ phiếu khảo sát theo nhóm ngân hàng .................................................... 83 Bảng 3.1: Dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra và chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017 ............................................................................. 107 Bảng 3.2: Số lượng khách hàng tiếp cận tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017 .......................................................................................... 108 Bảng 3.3: Ma trận phân loại nợ theo điều 10 Thông tư của NHNN ................................ 108 Bảng 3.4: Chất lượng tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017 ........................................................................................................................................ 110 Bảng 3.5: Thống kê mô tả các biến quan sát ...................................................................... 124 Bảng 3.6: Kết quả Cronbach's Alpha thang đo TK............................................................ 125 Bảng 3.7: Kết quả Cronbach's Alpha thang đo LT ............................................................ 126 Bảng 3.8: Kết quả Cronbach's Alpha thang đo NL............................................................ 126 Bảng 3.9: Kết quả Cronbach's Alpha thang đo VM .......................................................... 126 Bảng 3.10: Kết quả Cronbach's Alpha thang đo LI ........................................................... 127 Bảng 3.11: Kiểm định KMO và Bartlett ............................................................................. 127 Bảng 3.12: Tổng biến đổi các biến được giải thích............................................................ 127
  6. vi Bảng 3.13: Ma trận nhân tố sau khi xoay............................................................................ 129 Bảng 3.14: Các chỉ số đo lường sự phù hợp của mô hình ................................................. 135 Bảng 3.15: Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích ..................................................... 135 Bảng 3.16: Các chỉ số đo lường sự phù hợp của mô hình bằng SEM ............................. 138 Bảng 3.17: Kết quả kiểm định giả thuyết ............................................................................ 139 Bảng 3.18: Kết quả kiểm định mô hình bằng phương pháp bootstrapping ..................... 140
  7. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi giá trị của Porter .......................................................................... 17 Sơ đồ 1.2: Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp cơ bản ............................................................. 19 Sơ đồ 1.3: Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp mở rộng.......................................................... 19 Sơ đồ 1.4: Ví dụ về tín dụng theo chuỗi giá trị trong mùa vụ ............................................. 24 Sơ đồ 1.5: Mối quan hệ của ngân hàng với các đơn vị trong chuỗi giá trị ........................ 26 Sơ đồ 1.6: Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng ...................................................... 29 Sơ đồ 1.7: Quy trình tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ................................. 42 Sơ đồ 2.1: Quy trình phân tích mô hình SEM ...................................................................... 75 Sơ đồ 3.1: Quy trình tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra theo khảo sát .................... 102 Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 122 Sơ đồ 3.3: Mô hình nghiên cứu sau hiệu chỉnh .................................................................. 134 Sơ đồ 3.4: Kết quả phân tích CFA ....................................................................................... 136 Sơ đồ 3.5: Kết quả phân tích SEM ...................................................................................... 137 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn giai đoạn 2012 – 2017 ...... 88 Biểu đồ 3.2: Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn phân chia theo NHTM năm 2017............................................................................................................ 89 Biểu đồ 3.3: Doanh số giải ngân cho tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp giai đoạn 2014 – tháng 8/2018 ...................................................................................................... 90 Biểu đồ 3.4: Số lượng doanh nghiệp đại diện cho 8 ngành nghề sản xuất nông nghiệp nông thôn tham gia thí điểm tín dụng theo chuỗi giá trị năm 2016 .................................... 91 Biểu đồ 3.5: Thị phần dư nợ cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp nông thôn tại các NHTM giai đoạn 2014 – 2016 ............................................................................................... 92 Biểu đồ 3.6: Doanh số giải ngân tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra giai đoạn 2014 – tháng 9/2018 .................................................................................................... 105 Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng doanh số tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra so với doanh số tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017 ........................................ 106 Biểu đồ 3.8: Tổng số lô hàng cá tra bị các thị trường cảnh cáo ........................................ 113
  8. viii HÌNH ẢNH Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang ........................................................................ 95 Hình 3.2: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp...................................................................... 96 Hình 3.3: Bản đồ hành chính tỉnh Cần Thơ .......................................................................... 97 Hình 3.4: Ao nuôi của hộ nông dân tại An Giang tham gia .............................................. 101 Hình 3.5: Hoạt động sản xuất – chế biến cá tra tại công ty TNHH Hùng Cá, một đơn vị tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất ngành cá tra................................................................. 104
  9. ix DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ bằng tiếng Việt Viết đầy đủ bằng tiếng Anh ASC Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Aquaculture Stewardship Thủy Sản Council BAP Thực hành nuôi trồng thủy sản Best Aquaculture Practices tốt nhất BRC Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn Gobal Standard for Food Safety thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc thiết lập CMCN Cách mạng công nghiệp 4.0 Industry 4.0 ĐBSCL ĐBSCL Nine Dragon river delta EFA Phân tích nhân tố Exploratory Factor Analysis IFS Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế International Food Standard ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế International Organization for Standardization HACCP Hệ thống quản lý chất lượng dựa Hazard Analysis and Critical trên cơ sở phân tích các mối Control Points nguy và các điểm kiểm soát GDP trọng sản Tổng yếu phẩm quốc nội Gross domestic product GlobalGAP Thực hành nông nghiệp tốt toàn Global Good Agricultural cầu Practice KH&CN Khoa học và công nghệ NHTM Ngân hàng Thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước State Bank of Vietnam NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông Agriculture and Rural thôn Development VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Vietnam Association of Seafood Thủy sản Việt Nam Exporters and Producers VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp Vietnamese Good Agricultural tốt ở Việt Nam Practices TCTD Tổ chức tín dụng UBND Ủy ban nhân dân
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông nghiệp - nông thôn được xác định là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, thúc đẩy bình đẳng và nâng cao mức sống của người dân ở các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), ngành nông nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, xác định đây là lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với quá trình phát triển kinh tế và cải thiện đời sống, yêu cầu về thực phẩm sạch, có chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ngày càng cao ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu đặt ra cho ngành nông nghiệp Việt Nam là tăng trưởng bền vững, hướng tới ngành kinh doanh nông nghiệp dựa trên nền tảng của sản xuất hàng hóa quy mô lớn và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, các nguồn lực cho tăng trưởng ngày càng khan hiếm, áp lực cạnh tranh từ hội nhập quốc tế cao, để đạt được mục tiêu đã đề ra, việc xây dựng chuỗi giá trị ngành nông nghiệp khép kín từ khâu đầu vào, sản xuất, chế biến đến phân phối, tiêu thụ là cần thiết. Nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ đã ban hành có tính chất hỗ trợ tích cực đến hoạt động của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, trong đó có nhiều chính sách liên quan đến việc hỗ trợ về vốn, chẳng hạn: Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 giao NHNN phối hợp với Bộ No&PTNT, Bộ KH&CN triển khai chương trình cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về việc Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn… Sau hơn ba năm triển khai, so với cho vay nông nghiệp nông thôn, doanh số giải ngân cho tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp triển khai vẫn còn hạn chế, chiếm tỷ trọng nhỏ, dao động từ 0,18% đến 0,78% trong giai đoạn 2014 – tháng 8/2018. Rõ ràng, tỷ lệ như trên là thấp, nguồn vốn tín dụng chưa phát huy được vai trò và chức năng trong việc đầu tư vào mô hình chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời, các giải pháp tín dụng hiện hành mang hình thức hỗ trợ hơn là hướng đến sự phát triển bền vững cho tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị nông nghiệp. Do đó, nghiên cứu khoa học về thực trạng tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam để tìm ra cách triển khai hiệu quả là hết sức cần thiết. Do phạm vi nghiên cứu tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp rộng, nghiên cứu sinh chọn cá tra, mặt hàng nông sản chủ lực tại Việt Nam, để thực hiện nghiên cứu. Năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu cá tra đến hơn 150 quốc gia và đứng vị trị số một trên thế giới về xuất khẩu cá tra. Đến tháng 9/2018, giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,61 tỷ USD, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2017
  11. 2 (VASEP, 2018). Trong chương trình cho vay thí điểm vào chuỗi giá trị nông nghiệp theo Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của NHNN, số tiền giải ngân cho chuỗi giá trị ngành cá tra là 5.116,12 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,77% so với tổng số tiền đã giải ngân cho chương trình tín dụng theo chuỗi giá trị các ngành nghề. Đồng thời, trong bốn mô hình mẫu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị thì có hai mô hình liên quan trực tiếp đến ngành cá tra, cụ thể: (1) Mô hình liên kết dọc ngành cá tra Tafishco của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An; (2) Mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất và xuất khẩu cá tra của nhóm Công ty Hùng Cá. Từ luận điểm nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới, nhiều nghiên cứu liên quan đến tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp đã được thực hiện, có thể phân loại thành 2 xu hướng nghiên cứu như sau: Nghiên cứu về mô hình, đặc điểm, cấu trúc, cách thức quản trị, mối quan hệ giữa các thành viên trong hoạt động tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, tiêu biểu phải kể đến các nghiên cứu của Miller và Jones (2010); Christen và Anderson (2013); Rubeena (2013)… Thành công của các nghiên cứu này là hệ thống hóa các vấn đề về lý luận liên quan đến tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, trong đó phân tích chi tiết cấu trúc mô hình của chuỗi giá trị nông sản, đặc điểm của tín dụng theo chuỗi giá trị, quy trình triển khai, rủi ro và các biện pháp để hạn chế. Nhóm tác giả này cũng nhấn mạnh vai trò của quản lý Nhà nước, TCTD và đưa ra một số khuyến nghị. Một trong những nghiên cứu điển hình về cơ sở lý luận tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp là nghiên cứu “Agricultural Value Chain Finance Tools and Lessons” (Miller và Jones, 2010). Hai tác giả đã hệ thống hóa và đưa ra các khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông sản và các rủi ro tín dụng thường gặp. Vấn đề tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị không phải mới nhưng hiệu quả trong việc mở rộng và tăng cường tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị là vấn đề cần quan tâm. Dựa trên các nghiên cứu về tình hình thực tế trên thế giới được nêu tại Hội nghị của FAO, nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp để triển khai mô hình tín dụng này một cách hiệu quả ở các quốc gia đang phát triển nhằm giải quyết những nhu cầu về tài chính, nhu cầu để đảm bảo an toàn cho việc bán hàng, mua sắm sản phẩm,
  12. 3 khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh… của người tham gia trong chuỗi. Tác giả nhận định yêu cầu đặt ra cho việc triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị nông nghiệp là kiến thức của các tác nhân trong chuỗi, ngân hàng hiểu và cung cấp sản phẩm vay vốn phù hợp với nhu cầu, tăng cường đánh giá rủi ro không chỉ trên phương diện tài chính. Về phía nội bộ chuỗi giá trị, các thành viên cần tăng cường trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng các hiệp hội/người đại diện nhằm thay mặt cho toàn bộ chuỗi giá trị thực hiện ký kết hợp đồng vay vốn với ngân hàng. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường mối quan hệ trong chuỗi giá trị, hỗ trợ tín dụng, phát triển khoa học công nghệ là các giải pháp cho cấp quản lý mà nghiên cứu đã đề ra. Trong luận án này, tác giả đã kế thừa phần lớn kết quả nghiên cứu của hai tác giả trên trong phần cơ sở luận về tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. So sánh với mô hình tín dụng truyền thống, nghiên cứu “Agricultural value chain finance strategy and design: A technical note” (IFAD, 2012) đã xác định những điểm khác biệt chủ yếu. Theo đó, tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị là sự thay đổi mô hình từ cho vay truyền thống với những phân khúc và sản phẩm chuyên biệt sang cho vay theo những chức năng riêng biệt. Mô hình cho vay này chủ yếu tài trợ cho những thành viên tham gia trong các chuỗi thông qua việc xác định nhu cầu tín dụng, thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu, giảm chi phí giao dịch cho vay và sử dụng các mối liên kết chuỗi giá trị, kiến thức về chuỗi giá trị để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của chuỗi giá trị và các thành viên trong chuỗi. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề ra giải pháp mấu chốt để triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp hiệu quả là đem lại lợi ích cho toàn bộ các chủ thể tham gia, đáp ứng nhu cầu về vốn và các yêu cầu về cơ sở hạ tầng. Trong đó, các yếu tố mà ngân hàng cần quan tâm đến việc lựa chọn chuỗi giá trị để tài trợ là: (i) Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của khách hàng, trong đó bao gồm những hộ nông dân, hộ sản xuất nhỏ không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng theo sản phẩm tín dụng truyền thống; (ii) Sản phẩm của khách hàng có khả năng thanh khoản cao, chất lượng tốt, tuân theo quy trình sản xuất an toàn; (iii) Khách hàng có tiềm năng phát triển tốt; (iv) Xác định đơn vị đại diện trong chuỗi giá trị; (v) Tình hình tài chính tốt trong những năm liền kề; (vi) Các chính sách của Nhà nước. Cũng bàn luận về vấn đề này, nghiên cứu “Segmentation of Smallholder Households: Meeting the Range of Financial Needs in Agricultural Families” (Christen và Anderson, 2013) đã kết luận: Trong nông nghiệp, hoạt động tín dụng truyền thống tạo ra rào cản cho người nông dân tiếp cận khoản vay, cụ thể: chi phí cao, thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài, khả năng tiếp cận vốn thấp. Từ đó, người nông dân bị hạn chế cơ hội phát triển nghề nghiệp, ngành nông nghiệp nói chung sẽ bị ảnh hưởng. Thực tế cho thấy việc triển
  13. 4 khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp sẽ nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho ngành nông nghiệp, nhất là nông dân. Hiểu được cơ cấu, cách thức triển khai, lợi ích của tín dụng theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp sẽ giúp các TCTD đa dạng hóa sản phẩm, phát triển kênh phân phối sản phẩm. Bàn về vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, African Development Bank (2013) trong nghiên cứu “Agricultural Value Chain Financing (AVCF) and Development for Enhanced Export Competitiveness” đã chỉ ra ba vai trò chính: nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu nông nghiệp, tăng cường xóa đói giảm nghèo và giải quyết khó khăn về tài chính cho các tác nhân trong chuỗi giá trị. Những khó khăn của người nông dân trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng, nguồn đầu ra ổn định sẽ được giải quyết trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo chuỗi giá trị. Sự tham gia của ngân hàng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp giúp tăng cường việc giám sát sự lưu chuyển hàng hóa trong chuỗi, giúp hộ nông dân kết nối với đơn vị cung cấp đầu vào uy tín và liên kết với nhiều đơn vị thu mua, hạn chế được vấn đề ép giá. Đồng thời, tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp giải quyết ba vấn đề lớn của công tác xóa đói giảm nghèo là: tạo ra cơ hội kinh doanh thông qua việc tiếp cận với các thị trường tiêu thụ mới, rộng lớn; tăng cường cơ hội kinh doanh bằng cách hỗ trợ nguồn vốn, phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ nợ nâng cao kiến thức, tay nghề; giảm thiểu rủi ro sản xuất bằng các dự báo, tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Nghiên cứu cũng đưa ra các hình thức tín dụng theo chuỗi giá trị căn cứ trên vai trò cùa từng khâu trong chuỗi (có thể ở khâu sản xuất hoặc khâu phân phối, hoặc khâu hỗ trợ) và từ đó xác định đơn vị đầu mối. Cách phân chia này tương đồng với nghiên cứu “The Challenges of Financing MSMEs in Africa: How Value Chain Finance can be a Rescue” (Madu, 2012). Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại khác với nghiên cứu “Agricultural Value Chain Finance Tools and Lessons” (Miller và Jones, 2010) là phân chia theo tín dụng bên trong chuỗi giá trị và tín dụng bên ngoài chuỗi giá trị (Chính phủ, quỹ tín dụng, ngân hàng...). Tương tự như tín dụng truyền thống, tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp cũng có rủi ro. Bàn về vấn đề này, nghiên cứu “Agricultural value chain finance: A guide for bankers” do Carlos và Pagura (2016) thực hiện đã nêu ra các rủi ro trong tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp gồm: rủi ro sản xuất, rủi ro thanh khoản, rủi ro giá cả thị trường, rủi ro khách hàng và rủi ro uy tín. Theo đó, rủi ro sản xuất xảy ra khi hoạt động nuôi trồng, sản xuất không đạt được số lượng và chất lượng kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khách quan, chẳng hạn sự biến đổi của khí hậu, thời tiết, dịch bệnh... Để hạn chế rủi ro này,
  14. 5 bảo hiểm nông nghiệp hay giao dịch hàng hóa phái sinh là công cụ hỗ trợ tích cực. Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi hợp đồng mua bán trong chuỗi giá trị không được thực hiện đúng cam kết. Nguyên nhân là do bên bán không cung cấp hàng hóa theo đúng giá cả, số lượng và chất lượng hoặc do bên mua không thanh toán tiền đúng theo cam kết. Rủi ro giá cả thị trường là rủi ro phát sinh do sự biến động giá hàng hóa, bao gồm cả giá nguyên liệu đầu vào và giá sản phẩm. Rủi ro khách hàng liên quan đến sự sẵn sàng trả nợ của khách hàng, phụ thuộc vào năng lực sản xuất và uy tín của khách hàng. Nghiên cứu đã đề ra các giải pháp để quản trị rủi ro là tập trung tài trợ cho các chuỗi giá trị có tiềm năng (uy tín tín dụng tốt, mục đích vay vốn rõ ràng và khả năng hoàn trả khoản vay), công tác giải ngân phù hợp với chu kỳ sản xuất của ngành, tìm kiếm đơn vị đại diện cho chuỗi để thực hiện giao dịch giải ngân và phối hợp trao đổi thông tin, kiểm soát khoản vay. Về phía ngân hàng, để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng phải đảm bảo kinh nghiệm của cán bộ tín dụng trong ngành nghề dự định tài trợ, chất lượng thông tin thu thập đảm bảo, tăng cường công tác thẩm định và kiểm tra sau cho vay với các tác nhân trong chuỗi. Nghiên cứu này là tài liệu hữu ích trong việc hướng dẫn chi tiết cho các ngân hàng triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Xu hướng nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ vai trò và kết quả triển khai tín dụng ngân hàng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp gắn với các ngữ cảnh cụ thể Nhìn chung, hầu hết kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của nguồn vốn ngân hàng trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, việc phát triển hoạt động cho vay này sẽ giúp cải thiện đời sống của người dân tham gia chuỗi giá trị với thu nhập cao và ổn định. Các doanh nghiệp đầu mối tham gia liên kết yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và khả năng tiếp cận thị trường, ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng, chi phí hợp lý. Hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị cũng góp phần hình thành các mô hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Một trong những nghiên cứu nổi bật phải nhắc đến là bài viết “Impact of agricultural value chain financing on smallholder farmer’s livelihoods in Rwanda case study: Rwanda rice value chain” của Kopparthi và Alice (2016). Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về tín dụng theo chuỗi giá trị, nguyên nhân khó khăn của khách hàng khi tiếp cận phương thức tín dụng truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng bị hạn chế (sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần) là do: (1) thiếu tài sản đảm bảo; (2) thiếu người bảo lãnh; (3) thông tin khách hàng và kế hoạch kinh doanh không
  15. 6 rõ ràng; (4) lãi suất vay vốn cao và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng theo chuỗi giá trị đến khách hàng. Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các yếu tố liên quan đến khó khăn của người nông dân khi tiếp cận nguồn vốn vay theo mô hình chuỗi của khách hàng. Nhóm tác giả đã kết luận rằng tài sản đảm bảo là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, kế tiếp là người bảo lãnh, thứ ba là lãi suất và cuối cùng là phương án kinh doanh, hiệu quả sản xuất của khách hàng. Về phía cung là ngân hàng, nhóm tác giả đo lường và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay của TCTD đối với khách hàng trong tín dụng theo chuỗi giá trị nông sản (mức độ ảnh hưởng giảm dần) như sau: hiệu quả của dự án, tài sản thế chấp, lãi suất, chi phí giao dịch, sự sẵn sàng đáp ứng của nguồn vốn. Nhóm tác giả kết luận rằng để phát huy hết vai trò của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông sản, ngân hàng cần chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường chuỗi nông sản dự định đầu tư, có chính sách linh hoạt nhưng phù hợp với quy định của pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, đánh giá nhu cầu vốn vay dựa trên phương án kinh doanh, có biện pháp quản trị tài sản đảm bảo, ứng dụng bảo hiểm nông nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng khẳng định vai trò tích cực của tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với hộ nông dân tại Ru-an- đa. Các ảnh hưởng của mô hình cho vay này đến hộ nông dân gồm 7 yếu tố sau: năng suất, mức độ đầu tư tài sản cố định vào sản xuất, giáo dục, dịch vụ y tế, chi phí tiết kiệm, tiêu thụ nông sản và đầu tư khác. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu “Financial Inclusion Impact on Small-Scale Tea Farmers in Nyeri County, Kenya” của Kalunda (2014). Cũng bàn luận về vấn đề này, Gan và các cộng sự (2007) trong nghiên cứu “Credit accessibility of small- scale farmers and fisherfolk in the Philippines” đã sử dụng mô hình logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của hộ ở Phi – líp – pin. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của nông hộ là: tuổi, trình độ học vấn, giới tính, thu nhập và mức độ nhận thức về sự sẵn có của tín dụng vi mô, trong đó khả năng tiếp cận vốn có mối liên hệ cùng chiều với tuổi. Ở cách tiếp cận khác, nghiên cứu “Rural development finance in Vietnam: a microeconometric analysis of household surveys” của Phạm và Izumiada (2002) đã thực hiện ước lượng quyết định cho vay và số tiền vay bằng cách sử dụng mô hình Heckman hai bước. Kết quả nghiên cứu giải thích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ và giới hạn tín dụng của số tiền cho vay. Cụ thể, khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của các hộ gia đình không chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm quan sát mà còn phụ thuộc vào đặc điểm không quan sát được (uy tín, tinh thần kinh doanh). Liên quan đến việc phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm khách hàng vay vốn theo chuỗi giá trị nông nghiệp với khoản vay mà họ được ngân hàng chấp thuận giải
  16. 7 ngân. Nghiên cứu “Value chain risk analysis for small holder tea farmers in Kiambu county –Kenya” của Musuva, Lewa, Achoki và Luciani (2016) tại Kê-ni-a đã thực hiện khảo sát các đơn vị trong chuỗi giá trị chè và kết luận rằng: tuổi và kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng đến khả năng chấp thuận cho vay của ngân hàng, người không có kiến thức về chuỗi sẽ khó tiếp cận vốn vay hơn 27% so với người có kiến thức, người sở hữu càng nhiều cơ sở sản xuất và người có phương án kinh doanh hiệu quả sẽ tiếp cận với vốn vay dễ dàng hơn 23%. Ở quan điểm khác, bài viết “Financial Inclusion Impact on Small-Scale Tea Farmers in Nyeri County, Kenya” của Kalunda (2014) bằng cách khảo sát thực tiễn và sử dụng hệ số tương quan Pearson, nghiên cứu đã kết luận rằng tuổi và giới tính không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay theo chuỗi. Nghiên cứu đã đề hai yếu tố có liên quan giữa khách hàng và ngân hàng là quản trị chuỗi và sử dụng bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Musuva, Lewa, Achoki và Luciani (2016) phù hợp hơn với kết quả nghiên cứu của Mburu và cộng sự (2012), Kiprono (2013). Liên quan đến đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp, luận văn “How are Development Interventions in Agriculture Value Chains Financed? An Exploration of Macro and Meso Level Factors” của Tshabangu (2013) xác định nhóm các đặc điểm đại diện cho tín dụng theo chuỗi giá trị gồm vốn tự có của chuỗi, tài sản bảo đảm và hình thức giải ngân. Bằng cách phân tích thông qua phần mềm SPSS, tác giả đã kết luận các yếu tố này không chịu tác động bởi các yếu tố vĩ mô như môi trường pháp lý, điều kiện thị trường của nông sản. Kết quả này trái với ý kiến của Winn và cộng sự (2009) tại nghiên cứu “The use of Structured Finance Instruments in Agriculture in Eastern Europe and Central Asia”, cụ thể tại các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, tài sản thế chấp đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Ngược lại, hoạt động của ngành, của chuỗi lại ảnh hưởng đến việc triển khai mô hình tín dụng này của ngân hàng. Ngành nông sản và chuỗi giá trị càng hoạt động hiệu quả thì tài sản thế chấp sẽ đa dạng do tính thanh khoản hàng hóa cao, ngân hàng dễ dàng triển khai mô hình cho vay này. Ở góc độ phân tích cách thức triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị và phân tích thị trường để triển khai sản phẩm, nghiên cứu “Consultation on the countryside premium scheme: creating a ‘market’ for information” của Egdell (2000) khuyến nghị sử dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance). Đây là khung tiếp cận chuẩn mực được áp dụng trong một phân tích thị trường. Theo đó, mô hình này có 3 cấu thành chính: cấu trúc ngành, thực hiện thị trường và kết quả thị trường. Trong đó, cấu trúc ngành muốn nói đến số lượng và quy mô của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, sự khác biệt sản phẩm, rào cản gia nhập ngành. Ưu điểm của mô hình này là mô tả được cấu trúc thị trường dẫn đến hành vi
  17. 8 thực hiện của các hoạt động thị trường. Kong (1998) trong nghiên cứu “New product success and failure: factors for new product success and failure in the NewZealand electronics industry” đã xác định bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự thành công của dự án phát triển sản phẩm mới là: nội dung của sản phẩm (các yếu tố mô tả tính chất của sản phẩm mới), hoạt động của dự án (các yếu tố thuộc về mô tả các bước khác nhau trong quá trình phát triển sản phẩm mới và các hoạt động liên quan), bản chất của thị trường (các yếu tố mô tả tình trạng thị trường), hoạt động dự án và nguồn nhân lực của doanh nghiệp (các yếu tố liên quan đến mức độ của kỹ năng và nguồn lực có sẵn cho sự thành công của sản phẩm mới). Các mô hình nghiên cứu này thích hợp với việc kiểm định tính hiệu quả của một dự án/sản phẩm sau thời gian ngắn được đưa đến người tiêu dùng. Middelberg (2017) thực hiện nghiên cứu “Value chain financing: evidence from Zambia on smallholder access to finance for mechanization” đã đánh giá sự thành công của tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị. Nghiên cứu tiếp cận ba nhóm chuỗi giá trị nhỏ với sự khác nhau của đơn vị đại diện từ chuỗi giá trị hoàn chỉnh, cụ thể: (1) chuỗi có đơn vị đại diện là đơn vị bảo hộ nông nghiệp và hoạt động độc lập với chuỗi giá trị; (2) chuỗi có đơn vị đại diện là doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp; (3) chuỗi có đơn vị đại diện là hợp tác xã. Trên cơ sở thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp và phân tích quy nạp, tác giả đã kết luận việc triển khai mô hình cho vay này chỉ thành công khi có sự tham gia của hợp tác xã với tư cách đại diện. Giải thích cho điều này, tác giả nhấn mạnh vai trò của liên kết, kiến thức về chuỗi, nông dân của hợp tác xã so với đơn vị bảo hộ nông nghiệp và doanh nghiệp sản xuất. Từ đó, ngân hàng giám sát được hoạt động của chuỗi, mạnh dạn hơn trong việc ra quyết định cho vay không có tài sản đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu vốn đa dạng từ chuỗi. Đối với chuỗi do đơn vị bảo hộ nông nghiệp và doanh nghiệp sản xuất làm đơn vị đầu mối, ngân hàng không có thông tin của khách hàng vay vốn đầy đủ nên gặp hạn chế trong việc triển khai mô hình cho vay này. Mô hình nghiên cứu này được thực hiện với quy mô nhỏ với 14 khảo sát được thực hiện theo phương pháp quy nạp những thông tin thu thập được. Mô hình nghiên cứu này không phù hợp khi thực hiện khảo sát với quy mô lớn hơn. Một nghiên cứu khác liên quan đến đánh giá việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp với quy mô lớn hơn là bài viết “Financing Agricultural Production from a Value Chain Perspective: Recent Evidence from South Africa” của Oberholster và cộng sự (2015). Nghiên cứu sử dụng mô hình SEM (Structural Equation Modeling) để đánh giá mối liên hệ giữa sự thành công của việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp (biến phụ thuộc), tính khả thi và tính hiệu quả (biến trung gian) và mười biến độc lập (mức độ liên kết của chuỗi, chiến lược
  18. 9 phát triển của ngân hàng, quản trị rủi ro, sự hỗ trợ của các đơn vị kỹ thuật bên ngoài chuỗi, hoạt động bền vững của chuỗi, môi trường vĩ mô, lợi ích so với mô hình cho vay truyền thống, phạm vi triển khai, hoạt động của TCTD phi ngân hàng, lợi nhuận). Kết quả cho thấy việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông sản phụ thuộc vào mức độ liên kết của chuỗi, chiến lược của ngân hàng trong việc phát triển mô hình cho vay này với liên kết hộ nông dân và lợi nhuận mà mô hình cho vay này đem lại. Nghiên cứu sinh đã kế thừa mô hình nghiên cứu này trong luận án. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Để chuỗi giá trị nông nghiệp của Việt Nam phát triển bền vững, nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng. Hiểu được điều này, nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ đã ban hành có tính chất hỗ trợ tích cực đến hoạt động của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, trong đó có nhiều chính sách liên quan đến việc hỗ trợ về vốn, chẳng hạn: Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 giao NHNN phối hợp với Bộ No&PTNT, Bộ KH&CN triển khai chương trình cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về việc Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn… Theo đó, tín dụng theo chuỗi giá trị là hình thức cho vay mới tại Việt Nam, được NHNN triển khai từ năm 2014. Vì vậy, các nghiên cứu khoa học về vấn đề này tại Việt Nam chậm hơn so với xu hướng nghiên cứu của thế giới. Các nghiên cứu về tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam có thể kể đến như là: bài nghiên cứu nhóm tác giả Nguyễn Văn Phận, Nguyễn Khắc Minh và Lê Phan Thanh Hòa (2017) về vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam; nhóm tác giả Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Thị Minh Hằng (2014) về hướng dẫn cho vay theo chuỗi giá trị; bài báo khoa học của Nguyễn Tiến Đông (2015) về giải pháp phát triển chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Nguyễn Thị Minh Hằng (2018) về Cho vay theo chuỗi giá trị – Chiến lược cho vay nông nghiệp hiệu quả và giải pháp cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam và nhiều nghiên cứu khác của các tác giả Quang Cảnh (2014), Hà Quang Trung (2014), Tô Ngọc Hưng (2015), Lê Văn Luyện và Đặng Hoài Linh (2015)... Thành công của các nghiên cứu này là phân tích thực trạng triển khai và đề xuất giải pháp phù hợp với chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam từ năm 2014 đến nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp tại Việt Nam là tương đối ít mặc dù vấn đề này đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, các tổ chức như NHNN (2016), Bộ No&PTNT (2017), Ban Kinh tế Trung ương (2017)... cũng có các báo cáo về phát triển tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam.
  19. 10 Tô Ngọc Hưng (2015) với bài viết “Tín dụng ngân hàng đối với nông sản xuất khẩu vùng ĐBSCL” đã tập trung phân tích thực trạng và đưa ra các khuyến nghị chính sách tín dụng ngân hàng cho nông sản xuất khẩu vùng ĐBSCL. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, vùng ĐBSCL có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, là vùng sản xuất nông sản lớn nhất Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm thúc đầy kinh tế - xã hội khu vực này, trong đó có các chính sách tín dụng. Theo tác giả, ngành Ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách để tăng cường hiệu quả nguồn vốn tín dụng ở khu vực này, tập trung khai thác thế mạnh của vùng tăng cường liên kết gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở vùng này. Bên cạnh việc ban hành chính sách hỗ trợ cho ngành nông nghiệp nói chung, NHNN còn triển khai một số công cụ chính sách tiền tệ để hướng tín dụng vào nông nghiệp nông thôn, nhất là các chuỗi giá trị nông nghiệp. Kết quả của những chính sách trên là khả quan, nguồn vốn tăng trưởng, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ĐBSCL đạt xấp xỉ 46% tổng dư nợ vùng năm 2015. Tuy nhiên, những thách thức đặt ra cho ngành nông nghiệp khu vực này trong quá trình hội nhập quốc tế là hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật. Bài viết đã đề ra một số khuyến nghị, trong đó nhấn mạnh việc tín dụng ngân hàng cần hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn với trình độ sản xuất hiện đại, tăng cường liên kết chuỗi giá trị vùng tại Việt Nam và toàn cầu, trong đó tín dụng ngân hàng cần hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở góc độ nghiên cứu khác, Dự án “Phân tích chuỗi giá trị cá vùng Mê Kông” (Trường Đại học Cần Thơ, 2008) đã phân tích nguyên nhân khó khăn của ngân hàng khi triển khai cho vay theo chuỗi giá trị đối với các hộ gia đình, cụ thể: (i) Lợi nhuận và chuỗi thu nhập phân bố chưa hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi, chủ yếu tập trung vào công ty chế biến (79%); (ii) Các hộ nuôi ngành cá tra mua bán nhỏ lẻ, ít tuân thủ hợp đồng ký kết dẫn đế sự thiếu bền vững của chuỗi. Trên cơ sở đó, dự án cũng đề ra giải pháp hướng đến sự bền vững của chuỗi giá trị ngành cá tra, trong đó có giải pháp về sự hỗ trợ nguồn vốn tín dụng đối với các hộ nông dân. Bàn về vai trò cùa nguồn vốn tín dụng đối với chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam, nhóm tác giả Nguyễn Văn Phận, Nguyễn Khắc Minh và Lê Phan Thanh Hòa (2017) có bài viết “Bàn về vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam” đã thống kê lại các chính sách tín dụng liên quan đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016 theo các tiêu chí: đối tượng cho vay, lãi suất cho vay, điều kiện cho vay. Qua đó, bài viết khẳng định phát triển cho vay theo chuỗi giá trị nông sản tạo ra cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính của khu vực nông thôn, nhất là đối với các hộ sản xuất nhỏ, vốn là những mắt xích tham gia những chuỗi sản xuất lớn.
  20. 11 Thông qua ký kết hợp đồng tín dụng với các doanh nghiệp có mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, các ngân hàng góp phần xây dựng thành công mô hình, tháo gỡ những hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho tất cả các bên tham gia. Từ đó, chuỗi giá trị nông sản trong phát triển sản xuất nông nghiệp mới có điều kiện bền vững, có hiệu quả cao, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, sản phẩm nông sản chủ yếu là xuất khẩu. Để phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản, nông sản sạch trong thời gian tới, bài viết đã đề ra các giải pháp: Không ngừng đổi mới hoạt động cho vay, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phù hợp với đặc điểm vùng miền, đặc thù từng ngành nghề, khách hàng, phù hợp với từng mô hình hợp tác, liên kết khác nhau; Các ngân hàng thực hiện phân tích và dự báo về từng thời kỳ cụ thể để lựa chọn cho vay theo các công đoạn, các khâu trong chuỗi giá trị; Ngân hàng nên phân nhóm đối tượng cho vay; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao dịch cho cán bộ; Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của khách hàng, trong đó giảm điều kiện về thế chấp và tăng khả năng tín chấp; Có sự gắn kết chặt chẽ “4 nhà” mà nhà doanh nghiệp là hạt nhân và mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi giá trị; Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các NHTM; Nhà nước cần có dự báo chiến lược sản xuất các sản phẩm nông sản để có biện pháp đồng bộ từ tổ chức nông dân sản xuất đến việc tạo thị trường. Bài viết còn khẳng định phát huy tốt hơn nữa vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông sản là một trong những nền tảng góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược tam nông thành công. Để hướng dẫn triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp dành cho các ngân hàng tại Việt Nam, hai tác giả Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Thị Minh Hằng (2014) đã thực hiện “Sổ tay hướng dẫn cho vay theo chuỗi giá trị”. Tài liệu này hướng dẫn các bước cơ bản thực hiện cho vay theo chuỗi giá trị bao gồm hai phần. Phần một tổng hợp các lý thuyết căn bản về cho vay theo chuỗi giá trị và các bước thực hiện cho vay theo chuỗi giá trị. Theo đó, quy trình thực hiện cho vay theo chuỗi giá trị gồm bốn bước là: (1) Nghiên cứu và lên kế hoạch (Nghiên cứu phân khúc thị trường và xây dựng chiến lược); (2) Phát triển sản phẩm tín dụng; (3) Thực hiện cho vay (chính sách và thủ tục cho vay); (4) Quản lý rủi ro tại ngân hàng hợp tác. Ở phần hai, nhóm tác giả phân tích thực trạng thí điểm cho vay theo chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp Việt Nam và đề xuất hoàn thiện chính sách. Về thực trạng triển khai, nhóm tác giả đã hệ thống hóa khung cơ chế chính sách, kết quả triển khai các chương trình tín dụng mục tiêu cho nông nghiệp nông thôn, trong đó có cho vay theo chuỗi giá trị trong giai đoạn 2014 – 2015. Trên cơ sở kết quả đã phân tích, nhóm tác giả đưa ra bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay theo chuỗi giá trị là: quy mô và chủ thể tham gia chuỗi, nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính, tiêu chí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2