intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tình trạng nghèo của người già ở thành phố Đà Nẵng: Yếu tố tác động và vai trò của chương trình hỗ trợ bằng tiền

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

49
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận án là đánh giá về tình trạng nghèo của NCT ở Ðà Nẵng, chỉ ra được các yếu tố tác động, trong đó đánh giá được vai trò của chương trình hỗ trợ bằng tiền tới việc giảm nghèo cho NCT ở Đà Nẵng và đề xuất các chính sách có ý nghĩa thực tiễn liên quan đến giảm nghèo của NCT tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tình trạng nghèo của người già ở thành phố Đà Nẵng: Yếu tố tác động và vai trò của chương trình hỗ trợ bằng tiền

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG --------------------------- HUỲNH VĂN THẮNG TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA NGƯỜI GIÀ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ BẰNG TIỀN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ ĐÀ NẴNG – 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG --------------------------- HUỲNH VĂN THẮNG TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA NGƯỜI GIÀ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ BẰNG TIỀN Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62.31.01.05 Ngành cũ: Kinh tế công nghiệp Mã số: 62.31.09.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiệp PGS. TS. Giang Thanh Long ĐÀ NẴNG – 2017
  3. i CAM ĐOAN CỦA NGHIÊN CỨU SINH Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hiệp (Đại học Đà Nẵng) và PGS.TS. Giang Thanh Long (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân). Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Các tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận án đều được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2017 Tác giả Huỳnh Văn Thắng
  4. ii MỤC LỤC CAM ĐOAN CỦA NGHIÊN CỨU SINH .............................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................v DANH MỤC BẢNG............................................................................ vi MỞ ĐẦU................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................3 2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................5 5.1. Phương pháp rà soát, hồi cứu thông tin .....................................5 5.2. Phương pháp phân tích, đánh giá định lượng và định tính ........5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ...........................6 7. Kết cấu của luận án ............................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................8 1.1. Những vấn đề chung về nghèo .......................................................8 1.1.1. Quan niệm về nghèo ...............................................................8 1.1.2. Chuẩn nghèo ........................................................................11 1.2. Quan niệm về người cao tuổi và già hoá dân số ............................15 1.2.1. Người cao tuổi .....................................................................15 1.2.2. Già hoá dân số......................................................................15 1.3. Nghèo của người cao tuổi ..............................................................16 1.4. Các yếu tố tác động đến nghèo của người cao tuổi ........................18 1.4.1. Về đặc trưng cá nhân và hộ gia đình NCT ..........................18 1.4.2. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................21
  5. iii 1.5. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ......27 1.5.1. Các nghiên cứu về nghèo và tác động của trợ giúp bằng tiền tới giảm nghèo cho NCT ở một số nước đang phát triển ....27 1.5.2. Các nghiên cứu về nghèo và tác động của trợ giúp bằng tiền tới giảm nghèo cho NCT Việt Nam.....................................31 1.6. Khung nghiên cứu .........................................................................40 1.6.1. Đánh giá các yếu tố tác động đến nghèo .............................40 1.6.2. Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ bằng tiền .........41 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................43 2.1. Nghiên cứu định lượng .................................................................43 2.1.1. Dữ liệu nghiên cứu...............................................................43 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................45 2.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................52 2.2.1. Phương pháp khảo sát ........................................................52 2.2.2. Bộ công cụ khảo sát ...........................................................55 2.2.3. Phân tích thông tin .............................................................55 2.2.4. Đạo đức nghiên cứu ...........................................................55 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH .....................................57 3.1. Tình trạng nghèo của NCT và chương trình hỗ trợ bằng tiền cho người cao tuổi ở Đà Nẵng ....................................................................57 3.1.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, KT-XH của Đà Nẵng ........57 3.1.2. Tổng quan về dân số cao tuổi ở Đà Nẵng ............................59 3.1.3. Thực trạng nghèo của hộ gia đình có NCT ở Đà Nẵng .......64 3.1.4. Chương trình hỗ trợ bằng tiền cho NCT ở Đà Nẵng ...........67 3.1.5. Hạn chế, tồn tại của công tác giảm nghèo cho NCT ...........82 3.2. Các yếu tố tác động đến nghèo của hộ gia đình có NCT..............85 3.3. Tác động của chương trình hỗ trợ bằng tiền .................................90
  6. iv 3.3.1. Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................90 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính...........................................92 CHƯƠNG 4: CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................98 4.1. Bối cảnh công tác giảm nghèo cho NCT ở Đà Nẵng ......................98 4.3. Các hàm ý chính sách .................................................................103 KẾT LUẬN .......................................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội CLB Câu lạc bộ CSSK Chăm sóc sức khỏe CSYT Cơ sở y tế CBYT Cán bộ y tế DVYT Dịch vụ y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KT-XH Kinh tế-xã hội Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng HAI Tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế KCB Khám chữa bệnh MoLISA Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội NCT Người cao tuổi OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TCDS & KHHGĐ Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình TCTK Tổng cục Thống kê UBND Ủy ban Nhân dân UBQG NCT Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi UNESCAP Uỷ ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam WB Ngân hàng thế giới TLN Thảo luận nhóm PVS Phỏng vấn sâu
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1-1. Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn .........................13 Bảng 2-1. Cỡ mẫu dân số cao tuổi trong VHLSS cho cả nước và Đà Nẵng44 Bảng 2-2. Chuẩn nghèo các năm theo VHLSS và Đà Nẵng .....................45 Bảng 2-3. Danh sách các địa bàn khảo sát .................................................53 Bảng 2-4. Số lượng NCT tham gia TLN và PVS ......................................54 Bảng 3-1. Tỷ lệ dân cư thuần ở Đà Nẵng, 2013-2014 ...............................60 Bảng 3-2. Bốn phương án dự báo dân số Đà Nẵng, 2009-2034 ................60 Bảng 3-3. Dân số phân theo tuổi ở Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015 ...........61 Bảng 3-4. Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu của Đà Nẵng ................................62 Bảng 3-5. Tỷ số phụ nữ/nam giới cao tuổi ở Đà Nẵng, 2009-2034 ..........64 Bảng 3-6. Tỷ lệ nghèo của NCT giai đoạn 2006-2014 (%) .......................64 Bảng 3-7. Phân bố dân số cao tuổi Đà Nẵng giai đoạn 2006-2014 ...........65 Bảng 3-8. Tình hình hộ nghèo có NCT phân theo địa bàn ........................83 Bảng 3-9. Kết quả thực hiện các đề án giảm nghèo ở Đà Nẵng ................70 Bảng 3-10. Kinh phí hỗ trợ cho hộ gia đình có NCT giai 2013-2016 .......75 Bảng 3-11. Kết quả chăm sóc sức khỏe và đời sống cho NCT ở Đà Nẵng 2015 ........................................................................................................77 Bảng 3-12. Mức chi chúc thọ mừng thọ cho NCT Đà Nẵng…................76 Bảng 3-13. Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến nghèo của người cao tuổi ở Đà Nẵng 2010-2014 ..............................................................79 Bảng 3-14. Ước lượng tác động biên của các yếu tố quyết định tới tình trạng nghèo của hộ gia đình có người cao tuổi, giai đoạn 2010-2014...81 Bảng 4-1. Chi phí cho các chương trình trợ cấp tiền phổ cập theo tuổi cho người cao tuổi ở Đà Nẵng, 2014-2034...................................................93
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1-1. Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tình trạng nghèo của NCT ...........................................................................................................41 Hình 1-2. Khung nghiên cứu tác động của chương trình hỗ trợ bằng tiền tới giảm nghèo của NCT.................................................................................42 Hình 3-1. Biến đổi cơ cấu tuổi dân số ở Đà Nẵng, 2009-2034....................63 Hình 4-1. Dự báo dân số theo tuổi của Đà Nẵng, 2014-2034....................101
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đói nghèo là vấn đề vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội và có những tác động tiêu cực tới sự phát triển của bản thân người nghèo, cộng đồng người nghèo và toàn xã hội. Đói nghèo tạo ra một “vòng luẩn quẩn” về thu nhập thấp, trình độ giáo dục thấp, cơ hội việc làm ít hoặc công việc có thu nhập thấp và cuối cùng là nghèo. Theo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, “Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Một số chính sách về an sinh xã hội, giảm nghèo còn chồng chéo, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao và chưa khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo. Tỉ lệ bao phủ và chất lượng dịch vụ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp còn thấp. Quỹ BHXH chưa bền vững” [23, tr.256]. Cùng là mối quan tâm chung của cả nước, vấn đề nghèo đói đang được Đà Nẵng đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách và giải pháp giảm nghèo. Trong những năm qua, số lượng hộ nghèo ở Đà Nẵng đã giảm đáng kể. Theo báo cáo số 21-BC/VPTU ngày 16/02/2016 của Thành ủy Đà Nẵng, số hộ nghèo giảm từ 32.796 hộ (chiếm 19,26% tổng số hộ) vào năm 2009 xuống còn 22.045 hộ (chiếm 9,10% tổng số hộ) vào năm 2013 và 23.276 hộ (chiếm 9,15%) vào đầu năm 2016 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hộ nghèo kinh niên và nguy cơ tái nghèo còn cao. Trong số đối tượng nghèo, NCT là nhóm dễ bị nghèo và dễ tổn thương. Theo báo cáo của Tổng Cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đình (2015), các nước trên thế giới phải qua hàng thập niên mới bước tiếp đến giai đoạn già hóa dân số, trong khi chúng ta chỉ mất 6 năm để bước từ giai đoạn dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số. Từ già hóa dân số sang giai đoạn cơ cấu dân số già các
  11. 2 nước cùng phải trải qua hàng thập niên, thậm chí hàng thế kỷ nhưng Việt Nam chỉ mất 16 đến 18 năm đã bước sang giai đoạn dân số già. Cơ cấu tuổi trong dân số ở Việt Nam hiện nay đang thay đổi lớn và mạnh mẽ. Tỷ suất sinh và chết đều giảm, tuổi thọ bình quân tăng, dẫn tới sự tăng nhanh dân số già (cao tuổi) cả về số lượng và tỉ lệ so với tổng dân số. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2016) đã phân tích quá trình già hóa dân số và đã chỉ ra được nhiều thách thức của quá trình già hóa dân số ở Việt Nam. Đầu năm 2016, số dân từ 65 tuổi trở lên của Việt Nam mới là 6,5 triệu người, nhưng con số này được dự báo là sẽ tăng gấp ba lần, đạt 18,4 triệu vào năm 2040. Theo dự báo của Liên hợp quốc (2015), dân số nước ta tăng dần trong giai đoạn từ nay đến năm 2060 và giảm dần từ 2060 đến 2100. Cụ thể, dân số Việt Nam sẽ là 98,15 triệu người vào năm 2020; 109,925 triệu người vào năm 2040; 113,233 triệu người vào năm 2060; 109,677 triệu người vào 2080; và 105,076 triệu người vào 2100. Các con số trên cho thấy nước ta sẽ đối mặt với nguy cơ “già trước khi giàu” khi tốc độ già hóa dân số tiếp tục tăng cao nhưng thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt ở mức trung bình thấp, khoảng 1.300 đô-la Mỹ/người vào năm 2011, 2.000 đô-la Mỹ/người vào năm 2014 và 2.300 đô-la Mỹ/người vào năm 2015 (Tổng cục Thống kê, 2016). Đây thực sự là một thách thức rất lớn cho các nhà hoạch định chính sách. Cùng với xu hướng chung của cả nước, Đà Nẵng đang đối mặt với già hóa dân số và có tốc độ tăng rất nhanh so với cả nước. Theo số liệu dự báo của Tổng Cục Thống kê (2011), NCT ở Đà Nẵng chiếm tỉ lệ 7,9% tổng dân số vào năm 2014 và sẽ tăng lên 16,8% vào năm 2034. Già hóa dân số đặt ra vấn đề cấp thiết về an sinh xã hội đối với NCT Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, đặc biệt là giải quyết vấn đề nghèo của NCT khi độ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội còn ở mức thấp. Nghiên cứu về tình trạng nghèo nói chung ở trong và ngoài nước hết sức phong phú, đa dạng và ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu
  12. 3 về thực trạng nghèo đói ở nhóm dân số già còn rất ít. Một số báo cáo có tính thống kê mô tả (như Quỹ dân số Liên Hợp Quốc-UNFPA, 2011 hay Ngân hàng Thế giới-WB, 2010), trong khi cũng có một số nghiên cứu định lượng (như Evans và cộng sự, 2007; Giang & Pfau, 2009a) đã chỉ ra các yếu tố tác động nghèo của NCT. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ sử dụng dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2004 nên kết quả có thể có ít nhiều thay đổi tính đến thời điểm này. Các nguyên nhân nghèo của NCT và vai trò của các chương trình hỗ trợ bằng tiền trong việc giảm nghèo cho NCT, đặc biệt là ở Đà Nẵng, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về “Tình trạng nghèo của người già ở thành phố Đà Nẵng: Yếu tố tác động và vai trò của chương trình hỗ trợ bằng tiền” là thật sự cần thiết và cấp bách. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận án là đánh giá về tình trạng nghèo của NCT ở Ðà Nẵng, chỉ ra được các yếu tố tác động, trong đó đánh giá được vai trò của chương trình hỗ trợ bằng tiền tới việc giảm nghèo cho NCT ở Đà Nẵng và đề xuất các chính sách có ý nghĩa thực tiễn liên quan đến giảm nghèo của NCT tại địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu chung ở trên, luận án xác định các mục tiêu cụ thể sau đây. 1) Tổng hợp và hệ thống các cơ sở lý luận về ba vấn đề chủ yếu, gồm có: (i) nghèo, nghèo của NCT và nghèo của hộ gia đình có NCT; (ii) các nhân tố tác động tới khả năng bị nghèo của hộ gia đình có NCT; và (iii) tác động của các chương trình hỗ trợ bằng tiền đến giảm nghèo của NCT. Đây sẽ là cơ sở vững chắc cho việc triển khai tốt các mục tiêu tiếp theo; 2) Đánh giá tình trạng nghèo của hộ gia đình có NCT và nêu lên một số
  13. 4 vấn đề trong chính sách hỗ trợ bằng tiền cho NCT ở Đà Nẵng; 3) Phân tích, đánh giá nguyên nhân nghèo của NCT ở Đà Nẵng thông qua việc phân tích tác động của một số nhân tố ảnh hưởng tới xác suất bị nghèo của hộ gia đình có NCT; 4) Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ bằng tiền đến giảm nghèo cho hộ gia đình có NCT; 5) Đề xuất một số chính sách có tính khả thi hướng đến mục tiêu giảm nghèo cho NCT ở Đà Nẵng, trong đó chú trọng đến chính sách trợ cấp của nhà nước thông qua các chương trình hỗ trợ trực tiếp bằng tiền. 3. Đối tượng nghiên cứu Luận án này tập trung chủ yếu vào các đối tượng nghiên cứu sau: 1) Thực trạng nghèo của hộ gia đình có NCT ở Đà Nẵng. 2) Các yếu tố tác động chủ yếu đến khả năng bị nghèo của hộ gia đình có NCT. 3) Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ bằng tiền đối với giảm nghèo cho hộ gia đình có NCT ở Đà Nẵng. 4. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu chính là dân số Đà Nẵng trong giai đoạn 2016-2035 lấy từ dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2011), trong đó tập trung vào các hộ gia đình có NCT. Các khách thể khác gồm hệ thống các chính sách có liên quan đến NCT và hộ gia đình có NCT; các bên hữu quan của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương trong hoạch định và thực thi các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với đối tượng NCT (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Mặt trận Tổ quốc; Ban đại diện Hội NCT Đà Nẵng; UBND và các ngành, đoàn thể liên quan các cấp).  Phạm vi không gian nghiên cứu: Địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
  14. 5  Phạm vi thời gian nghiên cứu: + Nghiên cứu thực trạng nghèo và các yếu tố tác động được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2014 trở về trước và các số liệu dự báo đến năm 2034. + Phân tích vai trò của chương trình hỗ trợ bằng tiền trong các viễn cảnh từ năm 2015 trở về sau. + Các hàm ý chính sách đề xuất dựa trên dự báo môi trường chính sách ở tương lai trung và dài hạn (từ 2015). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp rà soát, hồi cứu thông tin Luận án sử dụng các dữ liệu của Đà Nẵng từ dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2011), Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2006, 2010, 2014 cho cả nước và Đà Nẵng; các báo cáo của cơ quan, đoàn thể làm công tác NCT các cấp ở Đà Nẵng; bộ số liệu Điều tra NCT Việt Nam (VNAS) năm 2011… để phân tích thực trạng nghèo cũng như một số yếu tố có thể liên quan, tác động đến nghèo của hộ gia đình có NCT. 5.2. Phương pháp phân tích, đánh giá định lượng và định tính Luận án sẽ sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:  Phương pháp mô tả thống kê: Được sử dụng phổ biến trong việc mô tả tổng thể nghiên cứu và thực trạng nghèo của NCT ở Đà Nẵng. Các chỉ tiêu thống kê chủ yếu được sử dụng là quy mô, mức trung bình, tần suất, tỷ trọng và tốc độ thay đổi theo thời gian.  Phương pháp hồi quy: Để đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình NCT, luận án áp dụng phương pháp hồi quy đa biến với mô hình xác suất probit có biến phụ thuộc là tình trạng nghèo của hộ gia đình NCT ở Đà Nẵng và các biến giải thích gồm có các biến thể hiện đặc trưng cá nhân (như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, công việc...) và đặc trưng gia đình (như nơi sinh sống, giới tính và trình độ của chủ hộ gia đình, số lượng NCT trong hộ gia
  15. 6 đình...).  Phương pháp mô phỏng vi mô (đánh giá sự khác biệt trước và sau khi có một chương trình/chính sách tác động theo giả định): Trong đánh giá tác động của chương trình trợ cấp bằng tiền, luận án sử dụng phương pháp mô phỏng vi mô để xem tác động giảm nghèo cho hộ gia đình có NCT được hưởng trợ cấp như thế nào bằng cách so sánh tỉ lệ nghèo trước khi và sau khi nhận được hỗ trợ. Bên cạnh đó, để đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể, luận án cũng dự báo chi phí để mở rộng chính sách trợ cấp bằng tiền tới các đối tượng NCT khác nhau cũng như hướng tới một hệ thống phổ cập cho toàn bộ NCT ở Đà Nẵng.  Phương pháp phân tích dữ liệu định tính dựa trên điều tra thực địa: Để minh họa cụ thể hơn cho các nhận định từ các phương pháp định lượng, luận án bổ sung cơ sở cho các lập luận đó bằng khai thác thông tin từ các cuộc điều tra thực địa (phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) tại một số địa điểm của TP. Đà Nẵng (cấp thành phố, cấp huyện và cấp xã) với đối tượng được khảo sát (gồm có NCT được hưởng và không được hưởng trợ cấp và các cán bộ lãnh đạo cơ quan, đoàn thể ở địa phương). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Với những dự kiến về nội dung, luận án dự kiến sẽ có những đóng góp sau:  Về mặt lý luận:  Khái quát hoá được một cách có hệ thống các vấn đề lý luận trong nghiên cứu thực trạng nghèo của NCT.  Cung cấp các bằng chứng thực chứng về các mối quan hệ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tình trạng nghèo của NCT tại Việt Nam (cụ thể là ở Đà Nẵng), đặc biệt về vai trò của chính sách trợ cấp bằng tiền trong việc giảm nghèo.  Về mặt thực tiễn:
  16. 7  Cung cấp cho các bên hữu quan các thông tin và đánh giá xác thực về tình trạng nghèo, xác định được những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại hiện nay đến tình trạng nghèo của NCT ở Đà Nẵng, đề xuất xây dựng chính sách cho NCT, định hướng các giải pháp, mà trọng tâm là chương trình hỗ trợ bằng tiền. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận án gồm bốn chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Trong Chương này, Luận án sẽ hệ thống hóa các quan điểm, định nghĩa liên quan. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nghèo của NCT, các yếu tố tác động và chương trình hỗ trợ bằng tiền cho NCT. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Trong Chương này, luận án mô tả phương pháp tính toán và mô hình kinh tế lượng cùng với dữ liệu thứ cấp. Cùng đó, Luận án mô tả cách triển khai điều tra thực địa bổ sung thông tin cho các phân tích định lượng. Chương 3: Kết quả và phân tích Chương này cung cấp phân tích kết quả định lượng về thực trạng, các yếu tố có thể tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình NCT ở Đà Nẵng; phân tích định lượng và định tính tác động của chương trình hỗ trợ bằng tiền đến tình trạng nghèo của NCT ở Đà Nẵng cũng như một số tác động có liên quan khác. Chương 4: Các hàm ý chính sách Dựa vào kết quả phân tích từ Chương 3, Chương này sẽ bàn luận và đề xuất một số chính sách liên quan nhằm giảm nghèo cho hộ gia đình có NCT một cách bền vững hơn, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT.
  17. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Những vấn đề chung về nghèo 1.1.1. Quan niệm về nghèo Một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu hiện nay và được cả thế giới quan tâm đó là nghèo. Nghèo đã và đang diễn ra trên khắp thế giới và gây nên nhiều hậu quả lớn. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những người rơi vào cảnh khốn khó mà còn ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái và sự phồn vinh của quốc gia. Chính vì thế mà giảm nghèo đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng quốc tế, là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, muốn giảm nghèo thì phải hiểu rõ về bản chất của nghèo và những vấn đề liên quan đến nghèo đã được cả thế giới mổ xẻ trong nhiều thập niên qua. Có khá nhiều khái niệm khác nhau về nghèo, tùy thuộc vào cách tiếp cận, thời gian nghiên cứu và sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà có những quan niệm khác nhau về nghèo. Trước đây người ta thường lấy thu nhập để làm tiêu chí đánh giá tình trạng nghèo của con người. Người nghèo được xem là người có mức thu nhập thấp. Quan niệm này tuy có ưu điểm là dễ dàng xác định được số người nghèo, nhưng nó chưa thể phản ánh hết được các khía cạnh của nghèo. Uỷ ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc tại Châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP, 1993) định nghĩa “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán của từng địa phương” [13,tr.14-15]. Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo và được nhiều nước trên thế giới sử dụng, trong đó có Việt Nam. Để đánh giá đúng mức độ của nghèo, người ta chia thành hai loại là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư
  18. 9 không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét. Nghèo tương đối biểu hiện khoảng cách giàu, nghèo càng ngày càng xa [13,tr.16]. Để đánh giá mức nghèo của một nước hay một địa phương, có nhiều chỉ tiêu được áp dụng, trong đó có chỉ số nghèo của con người (Human Poverty Index – HPI) và hệ số GINI. Chỉ số HPI bao gồm: tỉ lệ người sống thọ dưới 40 tuổi; tỉ lệ người lớn mù chữ; tỉ lệ người không được tiếp cận nước sạch, dịch vụ y tế và tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; mức chênh lệch về thu nhập hoặc về chi tiêu giữa 20% dân cư giàu nhất với 20% dân cư nghèo nhất. Hệ số GINI là hệ số đo lường mức bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư [13,tr.17]. Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP, 1997) đã đưa ra những định nghĩa về nghèo với ba yếu tố, gồm có: sự nghèo khổ của con người (đó là thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ); sự nghèo khổ về tiền (tức là thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu); và sự nghèo khổ chung (tức là mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hay nước khác). Ngoài ra, nghèo còn được xác định theo tình trạng đời sống, tức là ngoài khía cạnh thu nhập thì nghèo còn được chú ý đến các khía cạnh khác như mức sống, cơ hội được học tập, quyền tự quyết định, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác. Trong “Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2000”, Ngân hàng Thế giới (1999) đã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là những yếu tố chủ quan như phẩm chất và tự trọng. Hiện nay, quan điểm về nghèo đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và có thể có
  19. 10 nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ngân hàng Thế giới (2013) quan niệm nghèo là một khái niệm đa chiều chứ không chỉ là túng thiếu về vật chất nên nghèo không chỉ bao gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực. Như vậy, nghèo đói là khái niệm mang tính chất tương đối cả về không gian và thời gian. Nghèo tuyệt đối chủ yếu phản ảnh tình trạng một bộ phận dân cư không được thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của con người như ăn, mặc, ở, đi lại… Nhu cầu này cũng có sự thay đổi và khác biệt đối với từng quốc gia khác nhau. Còn nghèo tương đối phản ánh sự chênh lệch mức sống của một bộ phận dân cư so với mức trung bình chung của cộng đồng ở một thời kỳ nhất định. Vì thế, người ta cho rằng nghèo tuyệt đối thì có thể xoá được, còn nghèo tương đối là hiện tượng thường có trong xã hội. Vấn đề là phải làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong một quốc gia và giảm tỉ lệ nghèo tương đối đến mức thấp nhất có thể. Tại Việt Nam, dựa trên các khái niệm nghèo đói của các tổ chức trên thế giới, chính phủ và giới học thuật Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể hơn ở các cấp độ cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Về khái niệm nghèo, Việt Nam thừa nhận khái niệm nghèo đói theo UNESCAP (1993) đã trình bày ở trên, nhưng bên cạnh đó thì Việt Nam còn có một số khái niệm liên quan như sau: - Hộ nghèo: Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo. - Xã nghèo: Là xã có tỉ lệ nghèo cao (chiếm hơn 40% số hộ của xã), không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, nước sạch... và trình độ dân trí thấp, tỉ lệ mù chữ cao. - Vùng nghèo: Là địa bàn tương đối rộng, nằm ở những khu vực khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, có tỉ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao.
  20. 11 Tóm lại, nghèo đói là một khái niệm mang tính tương đối. Tính chất và đặc trưng của nghèo đói tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán của từng vùng, quốc gia, khu vực khác nhau. Đây là vấn đề cần được chú trọng trong công tác giảm nghèo hiện nay. 1.1.2. Chuẩn nghèo Nhằm phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo, người ta đưa ra tiêu chí là chuẩn nghèo. Các tổ chức khác nhau thì sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá giàu nghèo. Ngân hàng Thế giới (2012) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu, nghèo của các quốc gia dựa vào mức thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong một năm với hai cách tính, gồm có (i) Phương pháp Atlas tính theo tỷ giá hối đoái và tính theo đô-la Mỹ và (ii) Phương pháp ngang bằng sức mua (PPP – Purchasing Power Parity) là phương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính bằng đô-la Mỹ . Theo cách tính PPP, Ngân hàng Thế giới (2012) muốn tìm ra mức chuẩn nghèo đói chung cho toàn thế giới. Trên cơ sở điều tra thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình và giá cả hàng hóa, thực hiện phương pháp tính “rổ hàng hóa” sức mua tương đương để tính được mức thu nhập dân cư giữa các quốc gia có thể so sánh. Ngân hàng Thế giới (2012) đã tính mức năng lượng tối thiểu cần thiết cho một người để sống là 2.100 calo/ngày. Với mức giá chung của thế giới để đảm bảo mức năng lượng đó cần khoảng 01 đô la Mỹ/người/ngày. Với chuẩn nghèo này thì ước tính có khoảng 1,2 tỷ người nghèo trên toàn thế giới vào thời điểm đó. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế và xã hội khác nhau cũng như sức mua của mỗi đồng tiền ở các quốc gia khác nhau nên chuẩn nghèo theo thu nhập (tính theo đô-la Mỹ) cũng khác nhau ở mỗi quốc gia. Chẳng hạn, theo tiêu chuẩn của Mỹ, một người trưởng thành độc thân được coi là nghèo nếu thu nhập trước thuế hàng năm dưới 10.991 đô-la Mỹ, trong khi đó thu nhập năm của gia đình có hai người là dưới 14.051 đô-la Mỹ và của gia đình có ba người là dưới 17.163 đô-la
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2