Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
lượt xem 15
download
Mục đích của luận án là hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá, phân tích thực trạng và nêu lên những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHANSAY PHENGKHAMMAY Vai trß nhµ n-íc ®èi víi ph¸t triÓn n«ng nghiÖp hµng hãa ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHANSAY PHENGKHAMMAY Vai trß nhµ n-íc ®èi víi ph¸t triÓn n«ng nghiÖp hµng hãa ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Hà HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Phansay Phengkhammay
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA 6 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước 12 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình và những khoảng trống mới luận án tiếp tục nghiên cứu 15 1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố 15 1.2.2. Những khoảng trống mới mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu 16 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA 18 2.1. Nông nghiệp hàng hóa và sự cần thiết phải có vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 18 2.1.1. Khái niệm và điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa 18 2.1.2. Sự cần thiết phải có vai trò của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 27 2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 33 2.2.1. Nội dung về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 33 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 39 2.3. Kinh nghiệm của một số nước về vai trò của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa và những bài học cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 43 2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước chủ yếu về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 43
- 2.3.2. Bài học về phát huy vai trò của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 57 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2006 - 20013 62 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 62 3.1.1. Những thuận lợi trong việc thực thi vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 62 3.1.2. Những khó khăn trong trong việc thực thi vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 64 3.2. Thực trạng vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 66 3.2.1. Nhà nước đã định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa 66 3.2.2. Nhà nước tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa 87 3.2.3. Nhà nước hỗ trợ người nông dân phát triển nông nghiệp hàng hóa 96 3.2.4. Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 97 3.3. Đánh giá chung về vai trò của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2006 - 2013 và những vấn đề đặt ra cần giải quyết 98 3.3.1. Những thành tựu đạt được trong việc thực thi vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 98 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực thi vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 103
- Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 111 4.1. Quan điểm nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 111 4.1.1. Dự báo về phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020 111 4.1.2. Quan điểm thực hiện vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 118 4.2. Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 121 4.2.1. Hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2020 121 4.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa 125 4.2.3. Tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp 145 4.2.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện 148 4.2.5. Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản phẩm cả trong và ngoài nước 149 4.2.6. Phát triển các hình thức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa 152 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO 159
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Diện tích canh tác của Lào 73 Bảng 3.2: Đầu tư ngân sách Nhà nước vào khu vực nông nghiệp 79 Bảng 3.3: Đầu tư nước ngoài vào khu vực nông nghiệp 80 Bảng 3.4: Các dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 88 Bảng 3.5: Quan hệ hợp tác nước ngoài (hình thức tài trợ không hoàn lại) 89
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường là một quy luật chung của sự phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời, đó là con đường duy nhất để giải phóng lực lượng sản xuất, giải phóng nông dân, nông thôn ra khỏi tình trạng nghèo đói và lạc hậu. Nhưng cơ chế thị trường có tính hai mặt (cả ưu điểm và khuyết điểm), sự phát triển nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường thì không thể tránh khỏi tính hai mặt này. Chính vì vậy, để phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của cơ chế thị trường trong phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp hàng hoá nói riêng cần phải có sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước. Từ khi có chính sách đổi mới do Đảng nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế của Lào nói chung và nông nghiệp nói riêng đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đường lối đổi mới đó, trong những năm qua nông nghiệp của Lào đã có bước phát triển đáng kể, từ một nền nông nghiệp phần lớn dựa vào tự nhiên, tự túc, tự cấp, lạc hậu đã bước đầu xây dựng được một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá; thực hiện quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong nông nghiệp là phương thức tối ưu để thúc đẩy tăng trưởng nền nông nhiệp hàng hoá. Đây là một trong những chuyển biến có ý nghĩa hết sức quan trọng và sâu sắc, làm thay đổi tính chất và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp của Lào, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở khu vực này. Có nhiều nguyên nhân tạo nên những thắng lợi của nông nghiệp, trong đó có sự biến đổi về chủ trương, chính sách của nhà nước đối với nông nghiệp là tác nhân rất quan trọng. Đi đôi với những thành tựu đã đạt được, nền nông nghiệp của Lào cũng xuất hiện nhiều vấn đề đáng quan tâm và cần được giải quyết. Nông nghiệp
- 2 còn bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năng suất cây trồng, vật nuôi nói chung đều xếp vào loại trung bình thấp nếu so với khu vực và thế giới; Cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, hệ thống công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến nông sản còn lạc hậu đã gây tổn thất lớn về khối lượng, chất lượng và giá trị nông phẩm trong tiêu dùng và xuất khẩu, năng lực cạnh tranh nông sản hàng hoá yếu kém, thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và ngoài nước gặp nhiều khó khăn bế tắc; đất đai canh tác bị phân chia manh mún, phân tán, quy mô sản xuất quá nhỏ không phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá lớn; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo cơ chế hàng hoá rất chậm nên nguồn nhân lực còn dư thừa chưa được sử dụng có hiệu quả; vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gặp nhiều khó khăn; trình độ quản lý kinh tế của người sản xuất còn quá thấp, tỷ trọng dân thiếu vốn còn lớn; một số chính sách và công tác quản lý Nhà nước trong nông nghiệp còn nhiều bất cập, chậm bổ sung và sửa đổi… Ngoài ra, công cuộc đổi mới của Nước Lào đang tiến hành trong một bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp, nhiều thời cơ và thuận lợi đồng thời cũng có nhiều khó khăn và thách thức gay gắt. Nhờ vậy, các thế lực thủ địch dùng các âm mưu để tăng cường chống phá vào nội bộ Đảng và Nhà nước Lào, nhằm tạo ra quá trình diễn biến từ bên trong, kết hợp tấn công về chính trị, tư tưởng với nhiều biện pháp kinh tế, tài chính, tổ chức lực lượng,… hy vọng làm cho Đảng và Nhà nước Lào thay đổi bản chất, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường tự do và tư nhân hoá. Chúng mưu đồ tách rời Nhà nước ra khỏi vai trò lãnh đạo của Đảng, đối lập quyền lực Nhà nước với vai trò lãnh đạo của Đảng. Những vấn đề trên này đã và đang là những nguyên nhân quan trọng làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Nhằm làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần tìm ra các
- 3 giải pháp tháo gỡ các vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: "Vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án là hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá, phân tích thực trạng và nêu lên những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá, rút ra bài học kinh nghiệm cho Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. - Đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. - Từ đó, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Nghiên cứu vai trò kinh tế của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá trên các mặt định hướng phát triển, tạo cơ chế, chính sách và sự hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chủ yếu nhằm vào hai ngành trồng trọt và chăn nuôi trên phạm vi cả nước Lào.
- 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở các nền kinh tế thị trường, từ đó phân tích thực trạng vai trò Nhà nước đối với nông nghiệp hàng hoá giai đoạn 2006 - 2013. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá cho Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Đồng thời, tác giả luận án còn tham khảo, kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu đã công bố của các tác giả có liên quan đến đề tài cả trong và ngoài nước. - Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin; phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp tổng kết thực tiễn và phương pháp dự báo. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá. - Phân tích về thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. - Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm có 4 chương, 10 tiết.
- 5 Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá. Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá. Chương 3. Thực trạng vai trò vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn năm 2006 - 2013. Chương 4. Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài 1.1.1.1. Những công trình bàn về phát triển nông nghiệp hàng hoá Đoàn Trọng Nhã (1988), Sản xuất hàng hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [41]. Luận án trình bày những đặc điểm cơ bản của sản xuất hàng hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tính chất của nền kinh tế, nội dung kinh tế - xã hội mới của hàng hoá, từ đó đưa ra phương hướng cơ bản và giải pháp vận dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phạm Hảo (1989), Một số vấn đề về năng suất lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay (qua thực tiễn của Quảng Nam - Đà Nẵng) [25]. Luận án nêu tính cấp bách và vai trò quan trọng của vấn đề năng suất lao động nông nghiệp ở nước ta nhằm thực hiện ba chương trình kinh tế lớn của Đảng đề ra; lý giải những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn của quá trình phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội; xác định phương hướng và biện pháp khai thác có hiệu quả các khả năng hiện có và tiềm năng trong nông nghiệp, nhất là lao động, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật ở nước ta. Nguyễn Văn Tuấn (1992), Dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho hộ tự chủ sản xuất kinh doanh để phát triển sản xuất hàng hoá ở đồng bằng Bắc Bộ [6464]. Luận án phân tích vai trò của dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho hộ trồng lúa tự chủ sản xuất - kinh doanh; nhu cầu của hộ nông dân về dịch vụ sản xuất, những khả năng, điều kiện để hộ sử dụng tốt dịch vụ; phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ sản xuất cho hộ tự chủ hiện nay; nêu những
- 7 nguyên tắc, yêu cầu và phương hướng phát triển đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của các loại hình tổ chức dịch vụ cho hộ trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Vương Đình Cường (1992), Lợi ích kinh tế nông dân ở nước ta hiện nay [17]. Luận án nghiên cứu lợi ích kinh tế nông dân trong cơ chế "khoán 10" thông qua việc phân tích vai trò, nội dung, các mỗi quan hệ đối với lợi ích kinh tế nhà nước và tập thể trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta; nghiên cứu những biện pháp cơ bản để nâng cao lợi ích kinh tế nông dân, tạo ra động lực phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp. Nguyễn Thị Phương Thảo (2000), Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ miền Đông Nam bộ trong giai đoạn hiện nay [59]. Luận án trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về sự vận động phát triển kinh tế nông hộ; đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông hộ; những kết quả đạt được qua từng giai đoạn và xu hướng phát triển chủ yếu của kinh tế nông hộ, nông thôn và kinh tế nông hộ trong giai đoạn mới; những giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển kinh tế nông hộ ở miền Đông Nam Bộ. Trần Xuân Châu (2002), Đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam hiện nay [12]. Luận án làm rõ nội dung, vai trò, điều kiện, xu hướng của việc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiện nay ở nước ta; phân tích kinh nghiệm các nước trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp hàng hoá, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước ta trong những năm đổi mới và những vấn đề cấp bách đặt ra; đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam. Ngyễn Minh Quang (2003), Nhân tố con người trong phát triển sức sản xuất của lao động để thúc đẩy kinh tế hàng hoá ở nước ta [5151]. Luận án phân tích nội dung của từng nhân tố trong sức sản xuất của lao động; tác động của nhân tố con người thông qua sự phát triển sức sản xuất của lao
- 8 động đối với khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước; thực trạng của nhân tố con người trong phát triển sức sản xuất của lao động để thúc đẩy kinh tế hàng hoá; một số giải pháp cơ bản để phát huy nhân tố con người, nâng cao sức sản xuất của lao động nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hoá ở nước ta hiện nay. Lê Du Phong (2009), Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Hunggary trong quá trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam [49]. Trong tác phẩm, tác giả đã khái quát về vai trò nhà nước thông qua hệ thống chính sách để chuyển nông nghiệp thời kỳ tập trung bao cấp sang nông nghiệp hàng hoá của nền kinh tế thị trường. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Đảng và Bác Hồ với vấn đề tam nông (2009) [67]. Cuốn sách này đi sau phân tích thực trạng phát triển Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn ở Việt Nam; các quan điểm, mục tiêu của Đảng với vấn đề Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn; nhiệm vụ và giải pháp để phát triển Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn trong giai đoạn mới. Ngoài ra, cuốn sách còn nêu lên các quan điểm của Bác Hồ với vấn đề tam nông. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá [54]. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước trên thế giới, tác giả đã có sự liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn như vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hoá, vấn đề cơ cấu sản xuất, giải quyết những vấn đề đất đai, lao động, môi trường,... trong công nghiệp hoá đất nước. 1.1.1.2. Những công trình bàn về vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá Nguyễn Văn Bích (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam [5]. Trong cuốn sách này
- 9 tác giả đã trình bày thực trạng của nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đổi mới, nêu ra các chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn như là: Chính sách khuyến nông, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực nông nghiệp,… Lương Xuân Quỳ (1996), Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới cơ cấu nông thôn Bắc Bộ [52]. Tác giả đã trình bày những thành tích và những vấn đề đặt ra của nông nghiệp và nông thôn của Bắc Bộ. Từ đó, tác giả nêu lên những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới cơ cấu nông thôn Bắc Bộ. Tô Thị Tâm (2001), Sự tác động của Nhà nước đối với thị trường trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay [57]. Luận án trình bày một số luận thuyết cơ bản và kinh nghiệm quốc tế về tác động của Nhà nước đối với thị trường nói chung và thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng; thực trạng sự tác động của Nhà nước thông qua luật pháp và chính sách trong quá trình hình thành, phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa những năm qua ở nước ta; nghiên cứu và đề xuất một số quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện sự tác động của Nhà nước đối với thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn tới ở Việt Nam. Nguyễn Mạnh Tuấn (2005), Vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam [66]. Luận án hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cở bản về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá; phân tích thực tiễn phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam và minh hoạ một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất nông sản chủ yếu của ngành trồng trọt, chăn nuôi trên phạm vi cả nước; khảo sát, phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ năm 1986 đến nay; đưa ra những
- 10 định hướng giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Hoàng Sỹ Kim (2007), Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế [31]. Luận án tiến sĩ, Chuyên ngành quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án trình bày yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới; vai trò, đặc điểm của nông nghiệp của nông nghiệp và những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước; khái quát quá trình phát triển nông nghiệp trong năm đổi mới; phân tích thực trạng và nguyên nhân của những yếu kém trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp; dự báo xu hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; đưa ra quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau [55]. Nội dung cuốn sách này nêu bật thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất phát từ thực tiễn nhóm tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển. Nguyễn Ngọc Hiến (2008), Quản lý Nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực, Phần III [28]. Cuốn sách này trình bày sự cần thiết khách quan của quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân, chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân; cơ chế, phương pháp, công cụ quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân; vấn đề đổi mới quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế nước ta. Trong đó có phần quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp.
- 11 Nguyễn Ngọc Hiến (2008), Quản lý Nhà nước đối với các ngành, các lĩnh vực [28]. Cuốn sách này trình bày vai trò quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực như: quản lý nhà nước về kinh tế; quản lý tài chính công, công sản và dịch vụ công; quản lý nhà nước về Nông nghiệp, Nông thôn; tổng quan về các vấn đề xã hội và chính sách xã hội; quản lý nhà nước về Lao động và Việc làm, Tiền lương và Bảo trợ xã hội, Dân số và Kế hoạch hoá gia đình; quản lý nhà nước về Văn hoá, Giáo dục và Y tế; quản lý nhà nước về Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tài nguyên; quản lý nhà nước về Dân tộc và Tôn giáo; quản lý nhà nước về Quốc phòng và An ninh; quản lý công tác hành chính tư pháp. Phùng Hữu Phú (2009), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [50]. Nội dung sách gồm các tham luận của các nhà khoa học nghiên cứu lý luận và thực tiễn, những người làm công tác lý luận, tư tưởng của hai Đảng. Sách nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các nhà nghiên cứu, những người tham gia hoạch định chính sách, người hoạt động thực tiễn liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đỗ Hoàng Toàn (2009), Quản lý nhà nước về kinh tế [63]. Cuốn sách nhằm đáp ứng một cách tương đối cơ bản và có hệ thống các kiến thức chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế như là: kinh tế và quản lý nhà nước về kinh tế, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế, phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế. Ngoài ra, cuốn sách còn cho biết các công cụ quản lý vĩ mô về kinh tế của nhà nước; thông tin, quyết định, cơ cấu bộ máy và cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế. Khuất Duy Kim Hải (2011), Một số quy định về chính sách của Chính Phủ liên quan đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn [24].
- 12 Nội dung của cuốn sách bao gồm các nghị định, nghị quyết của Chính phủ Việt Nam về các lĩnh vực khuyến nông, phát triển các ngành, nghề nông thôn, chăn nuôi, khai thác thuỷ sản, bảo vệ và phát triển rừng, tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn,… Đoàn Xuân Thuỷ (2011), Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay [61]. Cuốn sách này phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua so với yêu cầu của thông lệ quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện đại. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước 1.1.2.1. Những công trình bàn về phát triển nông nghiệp hàng hoá Phômma Phănthalăngsỷ (2002), Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở tỉnh Khăm Muộn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào-Thực trạng và giải pháp [105]. Luận án này làm rõ sự cần thiết và vai trò của nền nông nghiệp hàng hoá ở tỉnh Khăm Muộn; phân tích tiềm năng, những thuận lợi và khó khăn, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hoá ở tỉnh Khăm Muộn; đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoá ở tỉnh Khăm Muộn. Humpheng Xaynasin (2001), Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào [102]. Luận án trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Lào; phân tích những đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 1975 đến nay; đề xuất quan điểm, phương hướng cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
- 13 Bunlọt Chănthachon (2009), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Salavan, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào [81]. Luận án này trình bày một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; kinh nghiệm của Việt Nam trong vấn đề này đối với tỉnh Salavan, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Salavan; đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Salavan. Bunkhông Nammavông (2001), Vai trò của công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ đối với phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào [82]. Luận án trình bày những vấn đề chung về vai trò của công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ đối với phát triển nền nông nghiệp hàng hoá; thực trạng vai trò của công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ đối với phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Lào trong những năm qua; phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ đối với phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Lào. 1.1.2.2. Những công trình bàn về vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá Liane Thykeo (2001), Quản lý nhà nước về giá cả hàng hoá trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào [103]. Luận án làm cơ sở lý luận của quá trình hình thành, xu hướng vận động và cần thiết phải có sự quản lý của Nhà nước, các hình thức, công cụ quản lý của Nhà nước về giá cả trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội và thực trạng về cơ chế quản lý giá cả hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào qua các giai đoạn; kinh nghiệm quản lý nhà nước về giá cả hàng hoá của một số nước trong khu vực và thế giới; một số quan
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 290 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn