intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:206

176
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng đến mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

  1. LỜI CAM ĐOAN
  2. Với danh dự và trách nhiệm cá nhân, tôi xin cam đoan luận án “ Văn hoá kinh  doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh h ội nh ập   quốc tế”  là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả  nghiên cứu trong luận án do tôi tự thu thập, phân tích một cách khoa học, phù hợp  với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả  này chưa từng được công bố  trong bất  cứ nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Hương Nhung MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
  3. DANH MỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ  MỞ ĐẦU 1 1. Giới thiệu tóm tắt về nghiên cứu 1 2. Lý do chọn đề tài 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Những đóng góp mới của luận án 8 7. Kết cấu của luận án 9 10 TỔNG   QUAN   CÁC   CÔNG   TRÌNH   ĐÃ   CÔNG   BỐ   LIÊN  QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1. Các nghiên cứu ngoài nước 18 2. Các nghiên cứu trong nước 27 3. Khoảng trống của các nghiên cứu liên quan đến đề tài và hướng  nghiên cứu của luận án PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 CHƯƠNG 1. CƠ  SỞ  LÝ LUẬN VỀ  VĂN HOÁ KINH DOANH  CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI   NHẬP QUỐC TẾ 30 1.1. Những vấn đề cơ bản về văn hoá và kinh doanh 30 1.1.1. Văn hóa 30 1.1.1.1. Khái niệm 32 1.1.1.2. Đặc trưng của văn hoá 32 1.1.1.3. Các yếu tố cấu thành văn hoá 33 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh 35 1.2. Doanh nghiệp thương mại và đặc điểm kinh doanh của doanh  nghiệp thương mại 35 1.2.1. Khái niệm thương mại 36 1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp thương mại 37 1.2.3. Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại 38 1.3. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 38 1.3.1. Văn hoá kinh doanh 38 1.3.1.1. Khái niệm 41 1.3.1.2. Môi trường, các phương thức và phương tiện xây  dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp 44 1.3.2. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 44 1.3.2.1. Khái niệm  45 1.3.2.2. Nội dung  49
  4. 1.3.2.3. Đặc điểm và các yêu cầu đặt ra đối với việc xây  dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 50 1.3.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh   của doanh nghiệp thương mại 53 1.3.3. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong   bối cảnh hội nhập quốc tế 53 1.3.3.1. Hội nhập quốc tế và xu hướng vận động của môi  trường văn hoá kinh doanh 56 1.3.3.2.   Vai   trò   của   văn   hoá   kinh   doanh   đối   với   doanh  nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế 57 1.3.3.3. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại   dưới tác động của hội nhập quốc tế 61 1.4. Tiêu thức và tiêu chí nhận diện, đánh giá văn hoá kinh doanh   của doanh nghiệp thương mại 61 1.4.1. Mô hình nghiên cứu điển hình về văn hoá kinh doanh 61 1.4.1.1. Một số mô hình ngoài nước 67 1.4.1.2. Một số mô hình trong nước 72 1.4.2. Xác lập hệ thống các tiêu thức và tiêu chí nhận diện và   đánh giá văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 74 1.5. Kinh nghiệm xây dựng văn hoá kinh doanh 74 1.5.1.   Kinh   nghiệm   của   một   số   doanh   nghiệp   thương   mại   nước ngoài 80 1.5.2.   Bài   học   kinh   nghiệm   cho   doanh   nghiệp   thương   mại  Việt Nam 85 TIẾU KẾT CHƯƠNG 1 86 CHƯƠNG   2.  THỰC   TRẠNG   VĂN   HOÁ   KINH   DOANH   CỦA  DOANH   NGHIỆP   THƯƠNG   MẠI   VIỆT   NAM   TRONG   BỐI   CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 86 2.1. Khái quát về doanh nghiệp thương mại Việt Nam 86 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành thương mại Việt  Nam 87 2.1.2.   Thực   trạng   hoạt   động   kinh   doanh   của   doanh   nghiệp  thương mại Việt Nam 92 2.2. Phân tích thực trạng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp   thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế theo các   tiêu thức và tiêu chí nhận diện, đánh giá 92 2.2.1. Mô tả mẫu 93 2.2.2. Kết quả  kiểm chứng giả  thuyết về  các tiêu chí nhận  diện và đánh giá văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương   mại thuộc các thành phần, qui mô và khu vực khác nhau 95 2.2.3.   Thực   trạng   văn   hoá   kinh   doanh   của   doanh   nghiệp   thương mại Việt Nam theo các tiêu thức, tiêu chí nhận diện và   tiêu chi đánh giá ́ 95
  5. DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA CỦA LUẬN ÁN VỀ THỰC TRẠNG VĂN HOÁ   KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH   HỘI NHẬP QUỐC TẾ PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI   VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ PHỤ LỤC 3 PHIẾU   PHỎNG   VẤN   CHUYÊN   GIA   VỀ   VĂN   HOÁ   KINH   DOANH   CỦA   DOANH   NGHIỆP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ PHỤ LỤC 4 DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐƯỢC GỬI PHIẾU  ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG   MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ PHỤ LỤC 5 DANH   SÁCH  CÁC  CHUYÊN   GIA  KINH   TẾ   TRONG   VÀ   NGOÀI   NƯỚC,   CÁC  NHÀ  KHOA HỌC VÀ ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP ĐƯỢC MỜI THAM GIA PHỎNG VẤN   SÂU CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 6 KẾT   QUẢ   PHÂN   TÍCH   HỆ   SỐ   TIN   CẬY   CRONBACH   ANPHA   (RELIABILITY   ANALYSIS)  PHỤ LỤC 7 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ANOVA BẰNG PHẦN MỀM SPSS PHỤ LỤC 8
  6. MỘT SỐ  HÌNH  ẢNH VỀ  QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP VÀ  PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA CỦA NGHIÊN CỨU SINH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA (Asean Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do ASEAN  ASEAN  (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông  Nam Á ASEAN­6:   gồm   6   quốc   gia   Đông   Nam   Á   là   Brunei,   Indonesia,   Malaysia,  Philippines, Singapore và Thái Lan CD­CT: Văn hoá trong quan hệ của cấp dưới với cấp trên CEO (Chief Executive Officer): Tổng giám đốc điều hành CP: Cổ phần CPI (Consumer Price Index): Chỉ số giá tiêu dùng  CT­CD: Văn hoá trong quan hệ của cấp trên với cấp dưới  DN­CĐXH: Văn hoá trong quan hệ của doanh nghiệp với cộng đồng xã hội  DN­ĐT: Văn hoá trong quan hệ của doanh nghiệp với đối tác  DN­ĐTCT: Văn hoá trong quan hệ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh  DN­KH: Văn hoá trong quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng  EU (European Union): Liên minh Châu Âu GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội 
  7. HDI (Human Development Indicator): Chỉ số phát triển con người ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc  tế NIAGS (Noi Bai International Airport Ground Services): Xí nghiệp thương mại mặt   đất Nội Bài  NLĐ­CV: Văn hoá của người lao động trong công việc NXB: Nhà xuất bản UNESCO  (United Nations Educational Sciencetific and Cultural Organization):  Tổ  chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc  VEF (Vietnam Economic Forum): Diễn đàn kinh tế Việt Nam  QHĐN: Văn hoá trong quan hệ giữa các đồng nghiệp  SA8000  (Social Accountability 8000): Hệ  thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải  trình xã hội  SPSS (Statistic Package for Social Science): Phần mềm Phân tích Khoa học Xã hội  TCĐG: Tiêu chí đánh giá TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP: Thành phố WEF (World Economic Forum): Diễn đàn Kinh tế Thế giới  WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới  DANH MỤC BẢNG BIỂU
  8. Bảng  Các tiêu thức và tiêu chí nhận diện, đánh giá văn hoá  73 1.1: kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Bảng  Thông tin khái quát về đối tượng nghiên cứu 92 2.1: Bảng  Kết quả  điều tra về  lý do doanh nghiệp không có bộ  127 2.2: phận chuyên trách về văn hoá kinh doanh DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
  9. Hình 1.1: Mô hình “Cây văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp  46 thương mại” Hình 1.2: Mô hình của tác giả Schein 62 Hình 1.3: Mô hình của tác giả Denison 65 Hình 1.4: Mô hình của tác giả Charles Handy 66 Hình 1.5: Mô hình của tác giả Dương Thị Liễu 68 Hình 1.6: Mô hình của tác giả Nguyễn Mạnh Quân 69 Hình 1.7: Mô hình của tác giả Đỗ Hữu Hải 71 Hình 2.1: Kết quả   điều tra về  việc xây dựng bộ  triết lý kinh   96 doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp Hình 2.2: Kết quả  điều tra về  định hướng kinh doanh của ban   97 lãnh đạo Hình 2.3: Kết quả điều tra về sự công bằng trong doanh nghiệp 99 Hình 2.4: Kết quả  điều tra về  điều kiện học tập, phát triển tại  100 doanh nghiệp Hình 2.5: Kết quả điều tra về quan hệ xã giao của doanh nghiệp  112 với đối tác Hình 2.6: Kết quả  điều tra về  quan hệ  đối tác chiến lược của  114 doanh nghiệp với   đối thủ  cạnh  tranh  trong và  ngoài  ngành Hình 2.7: Kết quả  điều tra về  tình trạng cạnh tranh không lành  116 mạnh giữa các doanh nghiệp thương mại Hình 2.8: Kết quả điều tra về chi phí doanh nghiệp dành cho bảo   117 vệ môi trường MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ NGHIÊN CỨU Nói về  văn hóa kinh doanh, tác giả  Lê Ngọc Trà trong bài viết “Văn hóa của   doanh nhân”, trích từ cuốn “Doanh nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới” đã khẳng định:  “Đã tồn tại lâu dài hẳn kinh doanh phải có văn hóa kinh doanh”[38]. Điều đó  không ngoại trừ với các doanh nghiệp thương mại Việt Nam. Hoạt động thương  mại có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia, và văn  hoá kinh doanh góp một phần không nhỏ  vào thành công của các doanh nghiệp 
  10. thương mại, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế  có sự  giao thoa giữa các   nền văn hoá.  Tuy nhiên, việc làm thế  nào để  nghiên cứu và đánh giá một cách chính xác,  đầy đủ  thực trạng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam   hiện nay, từ  đó khắc phục những hạn chế, khiến văn hóa kinh doanh Việt Nam   phù hợp với chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh hội nhập mà vẫn phát huy được   bản chất, truyền thống vốn có của mình là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nghiên   cứu này hướng đến đối tượng là các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh   vực thương mại và tập trung phân tích sự  ảnh hưởng của hai tiêu thức “Quan hệ  nội bộ doanh nghiệp” và “Quan hệ của doanh nghiệp với các lực lượng bên ngoài”   tới văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam.  Bằng các phương pháp phân tích định tính và định lượng, kết quả nghiên cứu  đã hình thành bộ  tiêu chí nhận diện và đánh giá văn hoá kinh doanh của doanh   nghiệp thương mại Việt Nam gồm 4 tiêu chí nhận diện thuộc tiêu thức “Quan hệ  nội bộ doanh nghiệp” là: Văn hoá trong quan hệ của cấp trên với cấp dưới (với 5   tiêu chí đánh giá); Văn hoá trong quan hệ của cấp dưới với cấp trên (với 2 tiêu chí  đánh giá); Văn hoá trong quan hệ  giữa các đồng nghiệp (với 2 tiêu chí đánh giá);  Văn hoá của người lao động trong công việc (với 3 tiêu chí đánh giá) và 4 tiêu chí   nhận diện thuộc tiêu thức “Quan hệ  của doanh nghiệp với các lực lượng bên   ngoài” là: Văn hoá trong quan hệ  của doanh nghiệp với khách hàng (với 5 tiêu chí   đánh giá); Văn hoá trong quan hệ của doanh nghiệp với đối tác (với 2 tiêu chí đánh  giá); Văn hoá trong quan hệ  của doanh nghiệp với đối thủ  cạnh tranh (với 2 tiêu   chí đánh giá); Văn hoá trong quan hệ của doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội (với  2 tiêu chí đánh giá). Trong các tiêu chí nhận diện, nổi bật nhất là “Văn hoá trong   quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng”, còn những tiêu chí nhận diện khác như  “Văn hoá trong quan hệ  của doanh nghiệp với đối tác”, “Văn hoá trong quan hệ  của doanh nghiệp với đối thủ  cạnh tranh” và đặc biệt là “Văn hoá trong quan hệ  của doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội” còn chưa được các doanh nghiệp thương  
  11. mại Việt Nam chú trọng đúng mức. Cuối cùng, căn cứ vào thực trạng văn hoá kinh  doanh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nh ập qu ốc   tế  được phân tích theo các tiêu thức và tiêu chí nhận diện, đánh giá đã xây dựng,   nghiên cứu đưa một số  giải pháp và kiến nghị  đối với các doanh nghiệp thương   mại Việt Nam và đối với Nhà nước để  xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh  nghiệp thương mại Việt Nam, nhằm tạo ra những nét đặc trưng, bản sắc độc đáo,  nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việc Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng hơn đang đặt các doanh   nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp thương mại Việt Nam nói riêng  đứng trước vô vàn sức ép. Điều này là tất yếu, ngay khi Việt Nam mới gia nhập   Tổ  chức Thương mại thế  giới, tác giả  Vương Quân Hoàng đã thẳng thắn khẳng  định: “Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO  ­ World Trade   Organization) sẽ  đưa nền kinh tế  vào một kỷ  nguyên mới: mở  cửa kinh tế  toàn   diện và chấp nhận cạnh tranh. Ai  đó có thể  mơ  hồ  về   ảnh hưởng của WTO,   nhưng các đồng nghiệp là giới chuyên môn phân tích, các giáo sư  và chính chúng   tôi đã từ  lâu đánh giá WTO không chỉ  là luồng gió mới, mà nó còn có thể  là cơn   bão lớn.”[18] Trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ đó, văn hoá kinh doanh   đang ngày càng tác động mạnh mẽ  hơn tới sự  phát triển của mỗi doanh nghiệp.   Khả năng thích nghi và mức độ phát triển văn hoá kinh doanh đang dần được xem  như một yếu tố quan trọng tạo nên nội lực của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong hoạt  động kinh doanh thương mại, mỗi thị trường thuộc một quốc gia, m ột vùng miền,  một địa điểm khác nhau lại có những đặc trưng văn hoá khác nhau,  ảnh hưởng   không nhỏ đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, do đó, các doanh nghiệp không  những phải tạo nên bản sắc văn hoá riêng cho mình để  tăng sự  khác biệt, tạo lợi   thế cạnh tranh mà còn phải thích nghi được với văn hoá của thị trường mình đang   chinh phục. Dưới góc độ tiếp cận này, hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc các  doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng đứng 
  12. trước ba lựa chọn cho nền văn hoá kinh doanh của mình: Xung đột, Cộng hưởng   hay Hoà nhập. Đặc biệt, muốn tồn tại và phát triển trong môi trường hội nhập,  chữ “Tín” trong văn hoá kinh doanh (nhìn nhận dưới góc độ được pháp luật bảo hộ  chứ không chỉ là hình thức) là yếu tố các doanh nghiệp thương mại Việt Nam đang  thiếu và cũng đang rất yếu. Đây chính là áp lực nhưng cũng là cơ  hội cho các   doanh nghiệp thương mại Việt Nam thành công nếu biết khắc phục hạn chế, tận  dụng cơ hội, tạo dựng được giá trị cho riêng mình. Có vị trí quan trọng góp phần điều hoà cung cầu hàng hoá trên thị trường, các   doanh nghiệp thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, chính vì vậy, xây  dựng văn hoá kinh doanh vững mạnh cho loại hình doanh nghiệp này để  tăng sức  cạnh tranh, thu hút và giữ  chân khách hàng, giúp nhà sản xuất tiêu thụ  được sản   phẩm, đảm bảo cho quá trình sản xuất, đáp  ứng nhu cầu của người tiêu dùng là  vấn đề  cấp thiết hiện nay. Đặc biệt  ở  Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập quốc   tế, so với các đối thủ  cạnh tranh ngoài nước thì khi nền văn hoá kinh doanh của   Việt Nam còn đi sau rất xa. Có thể  nói,  văn hóa kinh doanh tại Việt Nam là có,  song nó mới chỉ  đang  ở  bước khởi đầu, và việc doanh nghiệp xây dựng văn hoá  kinh doanh như thế nào sao cho hiệu quả cũng còn nhiều mơ hồ. Chúng ta cần có  sự hợp lực của cộng đồng doanh nhân, của toàn xã hội để những nét lớn trong văn   hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại  Việt Nam dần hình thành và có bản  sắc riêng. Căn cứ vào vai trò của doanh nghiệp thương mại đối với nền kinh tế  và bởi  xuất phát điểm còn thấp của văn hóa kinh doanh Việt Nam so với các nước trên thị  trường quốc tế, cộng thêm những lý do đã phân tích  ở  trên, việc làm thế  nào để  khắc phục những hạn chế, khiến văn hóa kinh doanh của  doanh nghiệp thương   mại Việt Nam phù hợp với chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh hội nhập mà vẫn  phát huy được đặc trưng, truyền thống vốn có của mình là một vấn đề  vô cùng  quan trọng hiện nay và  qua  đó  cho thấy tính cấp thiết của  đề  tài “Văn hóa kinh   doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
  13. Tuy nhiên, văn hoá kinh doanh là một lĩnh vực có phạm vi nghiên cứu rất   rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, còn nhiều vấn đề lý luận chưa được  thống nhất, do đó, nghiên cứu giới hạn trong phạm vi xây dựng bộ tiêu thức và tiêu   chí nhận diện, đánh giá văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt   Nam, giúp nhà quản lý trong việc xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp  mình. 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Được  tổng hợp, xây  dựng  và phát triển từ  các công trình nghiên cứu của  những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề  trong và ngoài nước, luận  án “Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh   hội nhập quốc tế”  hướng tới  mục tiêu:  nghiên cứu cơ  sở  lý thuyết và phân tích  thực trạng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong giai   đoạn hiện nay nhằm xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại   Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.  Từ những mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của nghiên cứu sẽ là: ­ Nghiên cứu cơ sở lý luận và xác lập khung lý thuyết liên quan đến văn hóa  kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. ­ Điều tra, nghiên cứu văn hóa kinh doanh của một số  doanh nghiệp thương   mại, phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương   mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế thông qua bộ tiêu thức và tiêu chí  nhận diện, đánh giá văn hoá kinh doanh đã xây dựng được và đề  xuất các giải  pháp, kiến nghị nhằm xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại   trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu chính của đề  tài là văn hoá và văn hoá kinh doanh của  doanh nghiệp thương mại. Phạm vi nghiên cứu
  14. Về nội dung, luận án tập trung vào một số khía cạnh cơ bản của văn hoá kinh  doanh như tiêu thức và tiêu chí nhận diện, đánh giá văn hoá kinh doanh của doanh  nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Xét về  mặt không gian, mẫu điều tra khảo sát được thực hiện theo kỹ  thuật  chọn mẫu không xác suất (phương pháp mẫu thuận tiện)   tại một số  tỉnh,  thành  Việt Nam (TP Hà Nội, tỉnh Hà Nam, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hưng Yên, TP Cao Bằng,   TP Vinh, TP Hồ Chí Minh). Về thời gian, cuộc khảo sát được tiến hành từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 03  năm 2016. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là: ­ Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu Theo đó, các công trình nghiên cứu khoa học trước đây được thu thập, phân  loại, phân tích phục vụ  cho việc hệ  thống hoá các vấn đề  lý luận liên quan đến  văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội   nhập quốc tế. Bên cạnh đó, các nguồn số  liệu thứ  cấp cũng được thu thập để  phân tích, đánh giá thực trạng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại   Việt Nam thời gian qua. Nguồn số  liệu này được thu thập chủ  yếu từ  thư  viện  Quốc gia, Viện Nghiên cứu Thương mại, thư viện của các cơ sở đào tạo và Viện  nghiên cứu liên quan tại Hà Nội. Nhìn chung, phương pháp nghiên cứu này được  áp dụng chủ yếu để hoàn thành chương 1, cơ sở lý luận về văn hoá kinh doanh của  doanh nghiệp thương mại, và một phần chương 2 về  thực trạng hoạt động của  các doanh nghiệp thương mại Việt Nam thời kỳ trước và sau hội nhập quốc tế. ­ Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp này được triển khai dựa trên việc tổ  chức khảo sát về văn hoá  kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam thông qua phiếu điều tra. Nội   dung của phiếu điều tra gồm ba phần chính: 
  15. Phần thứ  nhất là những câu hỏi khái quát  về  thông tin cá nhân và doanh  nghiệp được điều tra; Phần thứ hai là để nắm bắt tình hình xây dựng văn hoá kinh  doanh nói chung của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế;  Phần thứ ba  là các câu hỏi đi sâu tìm hiểu các tiêu thức và tiêu chí nhận diện, đánh giá văn hoá  kinh doanh của doanh nghiệp.  Đây là phương pháp chủ yếu và quan trọng được sử dụng trong quá trình thực  hiện đề  tài  và phân tích thực trạng văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp  thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc tổ  chức điều tra xã hội học được tiến hành theo 3 giai đoạn:  Chuẩn bị  điều tra; Tổ chức thu thập số liệu và xử lý tổng hợp và Phân tích kết quả. Ở giai đoạn đầu tiên, chuẩn bị điều tra, bước 1 là xác định mục tiêu, nội dung   và đơn vị điều tra. Bước 2, tiến hành thiết kế mẫu, gồm các công việc: phân loại   đối tượng điều tra, khung lấy mẫu và xác định kích cỡ mẫu. Bước 3 là công đoạn  thiết kế phiếu điều tra, cụ thể là xây dựng bản câu hỏi, xin ý kiến chuyên gia để  hoàn chỉnh nội dung câu hỏi. Ở giai đoạn thứ hai, tổ chức thu thập số liệu và xử lý  tổng hợp, theo kỹ thuật chọn mẫu không xác suất (phương pháp mẫu thuận tiện),  việc triển khai lấy mẫu được thực hiện bằng cách gửi phiếu điều tra qua đường  bưu điện hoặc tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp tại một số tỉnh, thành Việt  Nam. (Do hạn chế về điều kiện địa lý và kinh phí thực hiện, số  lượng phiếu thu  về nhiều nhất là từ các tỉnh, thành phía Bắc, cao nhất là Thành phố Hà Nội ­ trung   tâm Kinh tế ­ Chính trị ­ Xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam, còn tại khu vực  Bắc Trung Bộ, nghiên cứu mới chỉ giới hạn tại Thành phố Vinh, tại khu vực phía  Nam, nghiên cứu mới chỉ giới hạn tại Thành phố  Hồ  Chí Minh và kết quả  phiếu   thu về  tại hai khu vực này chưa cao). Số  liệu sau khi đã thu thập được nhập vào  phần mềm Phân tích Khoa học Xã hội SPSS (Statistic Package for Social Science)  để  xử  lý. Giai đoạn cuối cùng, kết quả  điều tra   được trình bày  dưới dạng các  bảng, biểu và phân tích chi tiết.  ­ Phương pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu chuyên gia
  16. Phương pháp này được ứng dụng chủ yếu trong chương 2 để phân tích thực  trạng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc tiếp cận trực tiếp một   số  nhà khoa học và các nhà quản lý doanh nghiệp thương mại Việt Nam  để  tìm  hiểu và phỏng vấn chuyên sâu. ­ Phương pháp so sánh đối chiếu Trên cơ sở nghiên cứu các kinh nghiệm xây dựng văn hoá kinh doanh của các  doanh nghiệp thương mại nước ngoài, văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp  thương mại Việt Nam được đem ra so sánh, đối chiếu để đưa ra những đánh giá và  bài học kinh nghiệm nhằm xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương   mại trong nước. Phương pháp này là cơ  sở  để hoàn thiện chương 1 và một phần  chương 2  về  thực trạng  xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương  mại Việt Nam. ­ Phương pháp dự báo Phương pháp này được sử  dụng chủ  yếu  ở  chương 3 để  đưa ra định hướng  xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những  năm tới.  ­ Phương pháp tiếp cận liên đa ngành  Phương pháp tiếp cận liên đa ngành (xã hội học và chính trị  học) được sử  dụng trong luận án để  đem lại cái nhìn đa chiều trong các vấn đề  lý luận về  văn   hoá kinh doanh. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Hiện nay có không ít các công trình nghiên cứu các vấn đề  liên quan đến văn  hóa kinh doanh, tuy nhiên, đa số đều đề cập đến văn hoá kinh doanh của các doanh  nghiệp nói chung chứ chưa đi vào từng hình thức doanh nghiệp của một ngành cụ  thể. Để  nhận diện văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp,  ở  mỗi loại hình doanh  nghiệp khác nhau (thương mại, dịch vụ  hay sản xuất) đều cần các tiêu chí khác  nhau, do đó, đây chính là lý do khiến đề tài này có tính cần thiết và khả năng ứng  dụng thực tiễn cao.
  17. Trong luận án của mình, ngoài đóng góp mới về mặt lý luận gồm việc đưa ra  quan điểm, xây dựng mô hình mới về  “Cây văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp  thương mại” và tạo lập bộ tiêu thức và tiêu chí cụ thể nhận diện, đánh giá văn hoá  kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, luận án còn có  những đóng góp mới   mang ý nghĩa thực tiễn, đó là:  ­  Thứ  nhất,  bằng việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, từ  truyền   thống như tổng hợp, phân tích, so sánh,… đến các phương pháp hiện đại sử dụng  kỹ thuật định lượng như điều tra, phỏng vấn…, bộ tiêu thức và tiêu chí nhận diện,   đánh giá văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại mà  luận án  đã kiểm  chứng  sẽ  giúp các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý doanh nghiệp thương mại   Việt Nam có thêm một phương thức để phân tích, đánh giá nền văn hoá kinh doanh  của doanh nghiệp, từ đó tìm ra được vấn đề mà các doanh nghiệp còn vướng mắc,  khiến văn hóa kinh doanh Việt Nam còn nhạt nhòa, thiếu bản sắc, và xác định  được các tiêu chí tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thương mại Việt Nam.  ­ Thứ hai, nhưng không kém phần quan trọng là luận án đã đưa ra những giải  pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị  đối với Nhà nước  để xây dựng văn hóa  kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam sao cho phù hợp với  thời  kỳ hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.  7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố  có liên  quan đến đề tài luận án, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu, danh mục  tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu theo 3 chương: Chương 1. Cơ  sở  lý luận về  văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương   mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế Chương 2. Thực trạng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt  Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Chương 3. Giải pháp xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương   mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
  18. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐàCÔNG BỐ LIÊN  QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong tổng số các tài liệu đã được thu thập để phục vụ luận án, hiện có rất  nhiều luận án tiến sĩ cũng như những cuốn sách của các tác giả uy tín được dùng   như tài liệu tham khảo hữu ích cho doanh nhân, giảng viên, sinh viên, hay các bài   báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành, hoặc các bài viết tham dự hội thảo trong  nước và quốc tế. Phần tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài  luận án này gồm 20 nghiên cứu về  những vấn đề  có liên quan đến văn hóa kinh  doanh  gồm  10 nghiên cứu ngoài nước và 10  nghiên cứu trong nước, được tổng  thuật cụ thể như sau: 1. CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC Nghiên cứu của  Richard M.Hodgetts và Fred Luthans  (2003) ­International   Management: Culture, Strategy, and Behavior  (Tạm dịch: Quản lý quốc tế: Văn   hóa, chiến lược và hành vi) ­ NXB McGraw­Hill/Irwin[57] Như tựa đề  đặt ra, cuốn sách lấy môi trường quốc tế  làm nền tảng để  phân  tích các yếu tố  văn hóa, chiến lược và hành vi trong công tác quản lý. Trong đó,  văn hóa là yếu tố chủ chốt và có những tác động quan trọng tới hai yếu tố còn lại,  đặc biệt trong môi trường đa văn hóa. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp khá nhiều   những dẫn chứng thực tế của các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế  giới về  những  chiến lược và hành vi của họ trong môi trường kinh doanh đa văn hóa.  Có thể coi  đây là một cuốn kim chỉ  nam cho những nhà quản lý tổ  chức/doanh nghiệp trong  thời đại mới. Cuốn sách dựa trên việc phân tích môi trường kinh doanh toàn cầu,   trong đó điểm nhấn là yếu tố  đa văn hóa để  giúp các nhà quản lý tự  trang bị  kỹ  năng, hành vi, cùng những chiến lược phù hợp.  Tuy nhiên,  việc  phân tích hoạt  động kinh doanh quốc tế dưới góc độ văn hóa nói chung là quá rộng, do đó, thiếu  đi tính  ứng dụng vào văn hóa kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp trong từng lĩnh 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0