intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

112
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: Lý thuyết về TTĐ, đặc điểm TTĐ và điều kiện chuyển đổi, phát triển TTĐ của một số nước điển hình trên thế giới theo từng giai đoạn phát triển của TTĐ: thị trường phát điện cạnh tranh; thị trường bán buôn điện cạnh tranh; thị trường bán lẻ điện cạnh tranh... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG –&— NGUYỄN THÀNH SƠN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế công nghiệp Mã số : 62.31.09.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Đoàn Gia Dũng 2. PGS.TS Đàm Xuân Hiệp Đà Nẵng - 2014
  2. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG TỔNG QUAN TÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN 5 BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH 1. Các sách tham khảo và công trình nghiên cứu về thị trường bán buôn 5 điện của một số nước trên thế giới 2. Các đề tài, công trình nghiên cứu về thị trường điện Việt Nam 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG, PHÁT 16 TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN 16 1.1.1. Điện năng và vai trò của điện trong nền kinh tế 16 1.1.2. Khái niệm thị trường và thị trường điện cạnh tranh 18 1.1.3. Đặc điểm của thị trường điện 27 1.1.4. Điều tiết của Nhà nước đối với thị trường điện 28 1.1.5. Tái cấu trúc ngành điện với phát triển thị trường điện cạnh tranh 29 1.2. CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH 36 1.2.1. Mô hình thị trường điện độc quyền 37 1.2.2. Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh 38 1.2.3. Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh 39 1.2.4. Mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh 41 1.3. CẤU TRÚC VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN 44 ĐIỆN CẠNH TRANH 1.3.1. Cấu trúc của thị trường bán buôn điện cạnh tranh 44
  3. 1.3.2. Các dạng thị trường trong mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh 50 1.3.3. Giá điện trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh 57 1.4. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 61 1.4.1. Xây dựng và phát triển thị trường điện của một số nước trên thế giới 61 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường điện Việt Nam 69 Kết luận Chương 1 71 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN HIỆN NAY VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 72 BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 72 2.1.1. Quá trình hình thành thị trường điện Việt Nam 72 2.1.2. Cung, cầu điện năng trong thị trường điện Việt Nam 75 2.1.3. Mua bán điện trong thị trường điện Việt Nam 78 2.1.4. Hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường điện Việt Nam 84 2.1.5. Quản lý nhà nước và điều tiết đối thị trường điện Việt Nam 88 2.2. CẤU TRÚC, CƠ CHẾ VÀ THỰC TẾ VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG 90 PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM 2.2.1. Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 90 2.2.2. Cơ chế vận hành thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 95 2.2.3. Tình hình vận hành thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 98 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 103 2.3.1. Những thành tựu đạt được 103 2.3.2. Những vấn đề tồn tại 106 2.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN 115 BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM 2.4.1. Đa dạng thành phần kinh tế tham gia hoạt động điện lực 115 2.4.2. Nhu cầu vốn đầu tư để đáp ứng phát triển điện lực 116 2.4.3. Nâng cao chất lượng và giảm giá thành điện năng 117
  4. 2.4.4. Liên kết và hội nhập hệ thống điện các nước 117 2.4.5. An ninh năng lượng và phát triển điện lực bền vững 118 Kết luận Chương 2 119 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP CHO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM 120 3.1. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN 120 BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM 3.1.1. Dự báo cung, cầu và truyền tải điện năng trong giai đoạn thị trường 120 bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam 3.1.2. Định hướng xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh 125 tranh Việt Nam 3.1.3. Mục tiêu xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh 127 Việt Nam 3.2. MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT CHO THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH 131 TRANH VIỆT NAM 3.2.1. Hình thành các thành viên thị trường bán buôn điện cạnh tranh thông 132 qua tái cấu trúc ngành điện Việt Nam 3.2.2. Mô hình đề xuất và cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện cạnh 151 tranh Việt Nam 3.3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN 159 BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM 3.3.1. Về chính sách và cơ sở pháp lý của Nhà nước 159 3.3.2. Về xây dựng hạ tầng kỹ thuật 167 Kết luận Chương 3 171 KẾT LUẬN 172 DAMH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian đào tạo chương trình nghiên cứu sinh tại Đại học Đà Nẵng, tôi đã nhận được nhiều ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi của gia đình, của Tổng công ty Điện lực miền Trung, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo. Cho đến nay, tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo nghiên cứu sinh theo đúng thời hạn của nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Điện lực đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận án tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS.Đoàn Gia Dũng, PGS.TS Đàm Xuân Hiệp đã tận hình hướng dẫn tôi tiếp cận và hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Tổng công ty Điện lực miền Trung cùng gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thành Sơn
  6. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đà Nẵng, tháng 3 năm 2014 Nguyễn Thành Sơn
  7. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT A0 Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia BOT Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao PBP Price - Based Pool - Thị trường chào giá tự do CfD Contract for Different - Hợp đồng sai khác CBP Cost - based pool - Thị trường chào giá theo chi phí CTĐL Công ty điện lực EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam EMS Energy Management System - Hệ thống quản lý năng lượng HTĐ Hệ thống điện IPP Nhà máy điện độc lập KV Kilovolt - Là đơn vị đo điện năng = 1000 volt MBA Máy biến áp MDMSP Đơn vị cung cấp và quản lý số liệu đo đếm MO Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện NMĐ Nhà máy điện NPT Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia PVN Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam RTU Remote Terminal Unit - Thiết bị đầu cuối thu thập dữ liệu từ xa SAS Substation Automation System - Hệ thống tự động hoá trạm SB Single Buyer - Đơn vị mua điện duy nhất SCADA Hệ thống điều khiển và thu thập số liệu SMP System Marginal Price - Giá biên hệ thống SO Đơn vị vận hành hệ thống điện SXKD Sản xuất kinh doanh TBA Trạm biến áp TKV Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam TNO Đơn vị truyền tải điện
  8. iv TTĐ Thị trường điện VCGM Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam VWEM Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam
  9. v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh điện năng 18 Bảng 1.2 Bảng tóm tắt đặc điểm của từng mô hình thị trường điện 43 Bảng 2.1 Tình hình vận hành nguồn điện Việt Nam năm 2012 76 Bảng 2.2 Nhu cầu công suất hệ thống điện Việt Nam 2005 - 2012 77 Bảng 2.3 Tiêu thụ điện theo ngành giai đoạn 2005 - 2012 77 Bảng 2.4 Cơ cấu mua điện của Công ty Mua bán điện từ các tổ chức bán điện 80 Bảng 2.5 Giá bán buôn điện nội bộ của EVN cho các Tổng CTĐL 2009 - 2012 81 Bảng 2.6 Giá truyền tải điện của Tổng công ty truyền tải điện quốc gia 2010 - 2012 82 Bảng 2.7 Giá bán lẻ điện bình quân Việt Nam giai đoạn 2010-2012 83 Bảng 2.8 Tổng hợp khối lượng đường dây và TBA năm 2012 85 Bảng 2.9 Thống kê giá điện thị trường tháng 7, 8, 9, 10/2012 100 Bảng 2.10 So sánh kế hoạch lợi nhuận của các NMĐ tham gia VCGM 102 Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu điện năng Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 122 Bảng 3.2 Cung cầu, tỷ lệ dự phòng công suất điện năm 2015 - 2030 122 Bảng 3.3 Khối lượng lưới điện truyền tải dự kiến xây dựng giai đoạn 2011 - 2030 124 Bảng 3.4 Tổng công suất đặt toàn hệ thống năm 2009 và năm 2015 137 Bảng 3.5 Công suất các đơn vị phát điện dự kiến năm 2015 140 Bảng 3.6 So sánh chức năng nhiệm vụ của SO và MO 141 Bảng 3.7 Đề xuất lộ trình giảm sự can thiệp của Nhà nước về giá trong các giai đoạn phát triển thị trường điện Việt Nam 164
  10. vi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1 Dây chuyền sản xuất kinh doanh của ngành điện 17 Hình 1.2 Cung, cầu điện năng 23 Hình 1.3 Đường cong phụ tải và ảnh hưởng co giãn giá đến khoảng phụ tải 24 Hình 1.4 Mô hình thị trường điện độc quyền 37 Hình 1.5 Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh 39 Hình 1.6 Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh 40 Hình 1.7 Mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh 42 Hình 1.8 Yêu cầu tái cơ cấu đối với các giai đoạn phát triển của TTĐ 44 Hình 1.9 Mô hình thị trường điện tập trung - Poolco 51 Hình 1.10 Nguyên tắc của hợp đồng CfD 54 Hình 1.11 Mô hình thị trường điện hợp đồng song phương 55 Hình 2.1 Cơ cấu nguồn điện Việt Nam theo tổ chức sở hữu năm 2012 73 Hình 2.2 Mô hình tổ chức các khâu SXKD của ngành điện Việt Nam hiện nay 74 Hình 2.3 Cơ cấu nguồn điện Việt Nam theo công nghệ năm 2012 75 Hình 2.4 Nhu cầu điện năng và công suất lắp đặt 1997 - 2012 78 Hình 2.5 Tỷ lệ tăng trưởng điện và GDP Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 78 Hình 2.6 Mô hình mua bán điện Việt Nam không qua thị trường phát điện cạnh tranh 79 Hình 2.7 Cơ chế tính toán giá bán điện nội bộ EVN 81 Hình 2.8 Giá bán lẻ điện của Việt Nam và một số nước trên thế giới 83 Hình 2.9 Trào lưu truyền tải điện theo mùa của hệ thống điện Việt Nam 84 Hình 2.10 Sơ đồ phân cấp trao đổi thông tin dữ liệu vận hành hiện tại 86 Hình 2.11 Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 91 Hình 2.12 Bốn dạng thành viên tham gia thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 92 Hình 2.13 Vai trò, nhiệm vụ của các đơn vị quản lý nhà nước đối với thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 95
  11. vii Hình 2.14 Cơ cấu các loại nguồn phát tham gia thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 98 Hình 2.15 Giá điện thị trường trung bình tháng trong tháng 8/2012 99 Hình 2.16 Tương quan giữa giá điện thị trường và giá hợp đồng trong tháng 8/2012 99 Hình 2.17 Thống kê giá điện thị trường tháng 7,8,9,10/2012 101 Hình 3.1 Dự kiến cơ cấu thị phần trong khâu phát điện của Việt Nam năm 2020 121 Hình 3.2 Dự kiến các giai đoạn phát triển TTĐ tại Việt Nam 126 Hình 3.3 Sơ đồ nguyên tắc tái cấu trúc các khâu của ngành điện 136 Hình 3.4 Biểu đồ tổng công suất đặt toàn hệ thống năm 2009 và năm 2015 137 Hình 3.5 Phân tách các khâu Phát điện - Truyền tải - Phân phối trong điều kiện chuyển đổi sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam 149 Hình 3.6 Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam và các mối quan hệ hợp đồng trong thị trường 151 Hình 3.7 Sơ đồ phân cấp trao đổi thông tin dữ liệu tích hợp trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam 169
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Thị trường điện (TTĐ) là xu hướng phát triển tất yếu của nhiều nước trên thế giới, TTĐ hình thành đảm bảo khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia. Điều kiện hình thành TTĐ không những chỉ phụ thuộc vào chính sách về kinh tế - xã hội của nhà nước mà còn được quyết định bởi điều kiện kỹ thuật, công nghệ của HTĐ. Các nước trong khu vực ASEAN như Singapo, Philippin, Thái Lan, Malaysia,… đã có những bước đi tích cực trong việc xây dựng TTĐ cạnh tranh. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của ngành điện Việt Nam, tại kết luận số 26-KL/TW ngày 24 tháng 10 năm 2003 của Bộ Chính trị về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, định hướng đến năm 2020 đã khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước là: “Từng bước hình thành TTĐ cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải điện, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử. Tham gia hội nhập và mua bán điện với các nước trong khu vực”. Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Điện lực đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua quy định lộ trình hình thành và phát triển TTĐ theo thứ tự các giai đoạn: Thị trường phát điện cạnh tranh; Thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Với định hướng phát triển TTĐ, ngành điện Việt Nam đang từng bước nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, kết hợp với những điều kiện đặc thù của ngành điện và nền kinh tế Việt Nam để từng bước phát triển TTĐ cạnh tranh. Đến nay, Việt Nam đã đưa vào vận hành mô hình thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 01/7/2012 dưới dạng thị trường phát điện cạnh tranh một người mua, chào giá theo chi phí. Do bởi những hạn chế trong vấn đề như: hầu hết sở hữu
  13. 2 các NMĐ đều thuộc các Tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, trong đó EVN chiếm tỷ trọng hơn 50%, đơn vị mua điện duy nhất thuộc sở hữu EVN, các vấn đề liên quan đến điều độ, vận hành hệ thống,… thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn mang dáng dấp của TTĐ độc quyền, có nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cùng với vấn đề trên, do tính tất yếu của việc phát triển TTĐ cạnh tranh trong cơ chế thị trường, thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam hiện nay tất yếu sẽ chuyển đổi sang các mô hình TTĐ có mức độ cạnh tranh cao hơn, có tính minh bạch hơn như: mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh, mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Qua tìm hiểu, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu để xây dựng, phát triển mô hình TTĐ Việt Nam, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào đề cập đến xây dựng, phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh cho Việt Nam, là mô hình TTĐ có mức độ cạnh tranh ở cấp cao hơn thị trường hiện nay, do vậy nhằm góp phần vào các công trình nghiên cứu của ngành điện đối với việc xây dựng và phát triển TTĐ cạnh tranh Việt Nam, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ của mình. Tác giả xác định đề tài Luận án là thật sự cần thiết, đảm bảo tính khoa học và có thể áp dụng đối với ngành điện Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển TTĐ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Lý thuyết về TTĐ, đặc điểm TTĐ và điều kiện chuyển đổi, phát triển TTĐ của một số nước điển hình trên thế giới theo từng giai đoạn phát triển của TTĐ: Thị trường phát điện cạnh tranh; Thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết về mô hình, cơ chế vận hành, các dạng TTĐ thứ cấp trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển VWEM trong thời gian đến. - Phân tích thực trạng của ngành điện Việt Nam, cơ sở pháp lý hình thành TTĐ Việt Nam, hiện trạng và định hướng, lộ trình hình thành và phát triển của TTĐ Việt Nam trong thời gian đến. Nghiên cứu, phân tích thực trạng vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ EVN, đồng thời phân tích cơ sở, đặc điểm, cơ
  14. 3 chế vận hành của VCGM nhằm định hướng việc phát triển mô hình TTĐ cạnh tranh giai đoạn bán buôn. - Nghiên cứu xây dựng mô hình VWEM trong điều kiện chuyển đổi từ mô hình thị trường phát điện cạnh tranh, đồng thời đưa ra các giải pháp để triển khai thực hiện công tác chuyển sang mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh phù hợp cho Việt Nam trong thời gian đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án chọn: - Đối tượng nghiên cứu: thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam, - Phạm vi nghiên cứu: lãnh thổ quốc gia Việt Nam với số liệu thu thập trong giai đoạn 2005 - 2012; giải pháp nghiên cứu và đề xuất cho thời kỳ đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Thu thập, kế thừa các tài liệu nghiên cứu liên quan đến việc hình thành và phát triển TTĐ của các nước trong khu vực và trên thế giới. - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp thực chứng, phương pháp chuyên gia, phương pháp định tính, phương pháp quy nạp, diễn dịch,… để thực hiện đề tài nghiên cứu. 5. Bố cục của Luận án Luận án gồm các chương sau: Chương Tổng quan tình hình nghiên cứu về thị trường bán buôn điện cạnh tranh Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng, phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Chương 2. Thực trạng thị trường điện hiện nay và sự cần thiết phải xây dựng, phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam Chương 3. Đề xuất mô hình và giải pháp cho xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam
  15. 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản của TTĐ, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động, điều kiện hình thành, phát triển TTĐ, các hình thức tổ chức TTĐ. Phân tích những đặc thù của thị trường bán buôn điện cạnh tranh và tìm hiểu TTĐ của một số quốc gia trên thế giới có những nét tương đồng với thực trạng của Việt Nam từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho việc phát triển TTĐ tại Việt Nam. - Đã làm rõ được hiện trạng và xu hướng phát triển của ngành điện Việt Nam; tình hình triển khai thực hiện các bước đưa TTĐ vào áp dụng tại Việt Nam. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn, luận án xác định được những tồn tại, và nguyên nhân của những tồn tại hiện nay của ngành điện, TTĐ Việt Nam. - Đề xuất xây dựng cơ chế hoạt động cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh với những yêu cầu hoạt động, mối quan hệ của từng bộ phận tham gia TTĐ Việt Nam cùng các giải pháp đối với ngành điện Việt Nam cho việc xây dựng và phát triển VWEM trong thời gian tới.
  16. 5 CHƯƠNG TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH Theo xu thế phát triển tất yếu của TTĐ trên thế giới, nhiều quốc gia hiện nay đang trong quá trình cải cách, xây dựng, phát triển TTĐ vì vậy có rất nhiều học giả đã nghiên cứu lý thuyết về TTĐ cũng như các đề tài khoa học nghiên cứu phục vụ cho việc xây dựng và phát triển TTĐ, các tổ chức trên thế giới như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á cũng có các nghiên cứu để hỗ trợ các nước đang phát triển đẩy nhanh quá trình thị trường hóa ngành điện. Để đảm bảo tính kế thừa những nghiên cứu trước đây cũng như khẳng định những đóng góp khoa học của luận án, luận án đã chọn lọc các tài liệu và thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến luận án như sau: 1. Các sách tham khảo và công trình nghiên cứu về thị trường bán buôn điện của một số nước trên thế giới Nhiều học giả nước ngoài đã đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh của TTĐ về phương diện lý luận kết hợp với dẫn chứng thực tiễn tại một số TTĐ của các nước điển hình trên thế giới, từ đó đã cho ra đời các tài liệu nghiên cứu dưới dạng sách tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, xây dựng TTĐ cho các nước trên thế giới như: Cuốn “Những vấn đề cơ bản của Hệ thống Kinh tế năng lượng” [20] của tác giả Daniel Kirschen và Goran Strbac thuộc Trường đại học Khoa học và công nghệ Manchester - Anh đã đưa ra các khái niệm kinh tế vi mô liên quan cần thiết cho việc bắt đầu nghiên cứu các vấn đề của TTĐ cạnh tranh; quan điểm về cạnh tranh, các mô hình thị trường cạnh tranh từ độc quyền đến mức độ cao nhất là cạnh tranh bán lẻ, các dạng thị trường trong thị trường mua bán điện cạnh tranh, vấn đề về lưới điện truyền tải, điều độ, an ninh hệ thống điện cũng như việc cung cấp các dịch vụ phụ trợ trong thị trường mua bán điện. Bên cạnh đó, trong các chương cuối của cuốn sách này, tác giả đề cập thêm đến vấn đề đầu tư cho lĩnh vực phát điện và truyền tải trong điều kiện môi trường cạnh tranh. Tác giả William W.Hogan - giáo sư Trường đại học Harvard - Mỹ có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết khoa học về TTĐ, đặc biệt cuốn “Thiết kế
  17. 6 TTĐ cạnh tranh: Mô hình thị trường bán buôn điện” [40], “Các mô hình TTĐ cạnh tranh” [41], đã đưa ra cấu trúc các mô hình TTĐ cạnh tranh, đặc biệt chú trọng tới mô hình thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh, phân tích các thành viên của thị trường như: đơn vị phát điện, đơn vị phân phối, bán buôn, bán lẻ,… trong mối quan hệ giữa các đơn vị này trên thị trường bán điện cạnh tranh. Tiến sĩ Steven Soft với cuốn “Hệ thống Kinh tế năng lượng - Thiết kế TTĐ” [36] đã đưa ra các khái niệm cơ bản về thị trường mua bán điện như cung, cầu, giá cả điện năng, độ co giãn của cung cầu điện năng, các vấn đề về cạnh tranh, cấu trúc, thiết kế và các cơ chế vận hành của các mô hình TTĐ. Tài liệu này cũng phân tích các lợi ích của thị trường mua bán buôn; các vấn đề về điều tiết và phi điều tiết hoạt động của ngành điện của TTĐ tại nước Anh và Mỹ. Cuối cùng tác giả đưa ra kết luận quan trọng nhất khẳng định TTĐ cạnh tranh, như các loại thị trường được điều tiết khác cần phải được thiết kế và thiết kế này phải thật tốt mới đảm bảo xây dựng thành công được thị trường. Tiến sĩ Frank A. Wolak, khoa Kinh tế, trường đại học Stanford, Mỹ có nhiều nghiên cứu về TTĐ, với các tài liệu như: “Thiết kế TTĐ và hành vi của giá trong việc tái cấu trúc TTĐ: So sánh giữa các nước trên thế giới” [22], tài liệu này đề cập đến các quy tắc thị trường điều chỉnh việc tái cấu trúc TTĐ ảnh hưởng đến các đông lực về hành vi của giá điện, sử dụng các thông tin từ TTĐ của Anh, xứ Wales, Nauy, tiểu bang Victoria của Úc và New Zealand. Tác giả đưa ra nhận định rằng ngành điện của quốc gia mà có sự tham gia phần đông bởi tư nhân có xu hướng biến động giá nhiều hơn, trong khi đó nếu có ít các đơn vị nhà nước tham gia thị xu hướng giá điện trung bình thấp hơn; TTĐ có nhiều thành phần tham gia bắt buộc thì xu hướng giá sẽ biến động nhiều hơn và ngược lại. Cuốn “Thiết kế thị trường bán buôn điện cạnh tranh cho các nước Mỹ Latinh” [23], trong tài liệu của tác giả này trình bày khuôn khổ chung cho thiết kế TTĐ ở các nước Mỹ Latinh với các nội dung chính giải quyết các nội dung về quy tắc thị trường, cơ cấu thị trường, và các tổ chức pháp lý cần thiết để thành lập được thị trường bán buôn điện cạnh tranh, đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng điện cũng như đối với ngành công nghiệp điện năng của các nước này. Vai trò của Chính phủ, tư nhân,… trong việc xây dựng và phát triển TTĐ. Cuối cùng
  18. 7 tác giả đề xuất thiết kế TTĐ làm mẫu cho các nước Mỹ Latinh và việc ứng dụng còn tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của mỗi nước. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) có nhiều tài liệu đề cập đến việc cải tổ ngành năng lượng của các quốc gia trên thế giới như: “Cải tổ TTĐ” [25], “TTĐ cạnh tranh” [26], “Các cơ quan điều tiết trong TTĐ tự do” [27],… các tài liệu này được ban hành dưới hình thức sổ tay tham khảo đưa ra những vấn đề lý luận chung về TTĐ, các minh chứng trong quá trình xây dựng và phát triển TTĐ của một số quốc gia trên thế giới, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các quốc gia trong quá trình hình thành TTĐ. Cùng nhiều tài liệu nghiên cứu của các học giả, tổ chức trên thế giới như “Thị trường điện - Định giá, cấu trúc và kinh tế”[19], “Kinh tế điện năng”[24], “Tái cấu trúc và phi điều tiết hệ thống năng lượng - Vấn đề về thương mại, hiệu suất và công nghệ thông tin”[30],… là các tài liệu hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài Luận án về thị trường bán buôn điện Việt Nam. Bên cạnh đó, với xu hướng cải cách ngành điện mạnh mẽ của các nước trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã tiến hành thuê các tư vấn là các tổ chức, cá nhân tiến hành nghiên cứu thực trạng TTĐ quốc gia họ hiện nay để đưa ra các khuyến nghị, lộ hình, các bước tiến hành cải cách để đưa TTĐ quốc gia tiến đến các mô hình cạnh tranh. Theo đó, một số tài liệu rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu nhằm hướng đến việc xây dựng và phát triển TTĐ Việt Nam như: thực trạng, các bước phát triển, quá trình cải tổ, kinh nghiệm xử lý các vướng mắc mà một số quốc gia đã gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển TTĐ của mình. Một số tài liệu điển hình như: “Giới thiệu về TTĐ mới tại Singapo” [21], “TTĐ của Nga - Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường” [29],“TTĐ cạnh tranh: Nghiên cứu trường hợp tại Philipine”[31], “TTĐ Úc: Cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện”[33],“Ngành điện Trung Quốc cơ chế điều tiết nền kinh tế xã hội chủ nghĩa” [37],… Tổng hợp các tài liệu về quá trình xây dựng và phát triển TTĐ ở các nước có thể nhận thấy: Về thực tiễn xây dựng và phát triển TTĐ, quá trình xây dựng và phát triển TTĐ trên thế giới đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả các
  19. 8 nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. Từ những năm đầu thập niên 90 một số nước công nghiệp phát triển như: khối liên hiệp Anh, Thuỵ Điển, Na Uy, Úc, Niu Di-lân,… là những nước thực hiện cải cách ngành điện theo hướng thị trường và đạt được nhiều thành công đáng kể. Các nước công nghiệp phát triển khác trong cộng đồng Châu Âu, Canada, Nhật Bản và các bang của Mỹ đều đã thực hiện phát triển TTĐ. Việc cải cách ngành điện tại các nước này đều bắt đầu từ việc chia tách dọc hoạt động truyền tải ra khỏi phát điện và phân phối điện. Đồng thời việc chia tách ngang thiết lập một số lượng nhất định các đơn vị phát điện và phân phối điện cũng được thực hiện để hạn chế lũng đoạn thị trường. Các cơ quan điều tiết độc lập cũng được thành lập để giám sát quá trình cải cách và hoạt động của thị trường. Đối với các nước đang phát triển, sự phát triển TTĐ cạnh tranh tại các nước này chậm hơn so với các nước công nghiệp phát triển tuy nhiên, một số nước như: Achentina, Bra-xin, Philippin, Trung Quốc,…đã có được những thành công nhất định trong quá trình cải cách. Các nước này đều đạt được những cải thiện đáng kể trong SXKD điện: giá điện giảm, độ tin cậy cung cấp điện được nâng cao và đầu tư của các thành phần kinh tế vào ngành điện tăng. Hình 1. Thời điểm quan trọng cải tổ ngành điện lực của một số nước Chile (1982 - Luật Điện lực) Philippin (1987 - Quy định cải tổ #215) Niu Di-Lân (1987 - Cải tổ ngành điện theo Luật doanh nghiệp Nhà nước) Malaysia (1990 - Công ty hóa Hội đồng Điện lực quốc gia) Mexico (1992 - Luật cải tổ dịch vụ điện năng) Mỹ (1992 - Luật Chính sách năng lượng) Thái Lan (1992 - Luật về tư nhân tham gia trong các lĩnh vực Nhà nước Nga (1992 - Sắc lệnh của Tổng thống # 922, 923 & 1334) Indonesia (1992 - Sắc lệnh của Tổng thống # 37) Úc (1993 - Bắt đầu phân tách) Singapore (1995 - Quyết định tư nhân hóa Cục quản lý Điện lực) Canada (1995 - Luật Điện lực) Nhật (1995 - Luật Điện lực sửa đổi) Mỹ - California (1996 - Quyết định tái cấu trúc ngành điện) Hàn Quốc (1997 - Cải tổ ngành điện) 1980 1990 2000 2010 Nguồn: Tổ chức năng lượng thế giới (2000)
  20. 9 Về việc phát triển các mô hình thị trường, đối với các nước phát triển giai đoạn đầu tiến hành cải cách, các nước này thường áp dụng hình thức “bán dịch vụ truyền tải”. Khách hàng và nhà sản xuất ký với nhau hợp đồng mua bán điện song phương, công ty quản lý lưới truyền tải chịu trách nhiệm chuyển tải lượng điện năng theo hợp đồng đến khách hàng và được hưởng một khoản phí cho công việc này. Hình thức “bán dịch vụ truyền tải” được thực hiện cho cả lưới truyền tải và lưới phân phối. Các đơn vị phát điện khi sử dụng dịch vụ truyền tải có thể tự thỏa thuận hoặc tuân theo sự điều tiết của nhà nước về điều kiện kết nối và chi phí truyền tải. Việc thực hiện hình thức “bán dịch vụ truyền tải” không yêu cầu phải có sự phân tách về chức năng của CTĐL liên kết dọc độc quyền. Hình 2. Mức độ cạnh tranh và hình thức sở hữu của TTĐ một số nước trên thế giới Cạnh tranh hoàn toàn Mô hình bán lẻ Niu Di-Lân Úc (Bang điện cạnh tranh Victoria & SA) Úc (trừ Bang Victoria & SA) Singapo Mỹ Quá Mô hình bán Chile Úc trình buôn điện Peru (Trừ Bang Victoria) tái cạnh tranh cấu Thái Lan trúc Malaysia thị Mô hình Trung Quốc trường Indonesia Philippine điện cạnh tranh một Mexico Đài Loan, TQ người mua Nga Hàn Quốc Nhật Mô hình Bru-nây Canada Hồng Kông, TQ độc quyền PNG Liên kết dọc THAY ĐỔI HÌNH THỨC SỞ HỮU TƯ NHÂN HÓA Thương mại hóa Nhà nước Nhà nước/Tư nhân Hoàn toàn sở hữu tư nhân Nguồn: Trung tâm nghiên cứu năng lượng châu Á Thái Bình Dương (2000) Đối với các nước đang phát triển thông thường ban đầu các nước tiến hành ban hành Luật điện lực để tạo cơ sở pháp lý cho quá trình cải cách. Tiếp đến là tiến hành cơ cấu lại ngành điện, bằng cách tách khâu sản xuất ra khỏi truyền tải và phân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2