Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
lượt xem 6
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" trình bày cơ sở lý luận về xuất khẩu dệt may trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CHU TRỌNG TRÍ XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 9 31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ NỘI 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CHU TRỌNG TRÍ XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 9 31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Ngô Xuân Bình 2. PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng HÀ NỘI 2023 HÀ NỘI 2023 HÀ NỘI 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và của riêng tác giả. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Chu Trọng Trí
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN ........................................................................ 9 1.1. Nội dung tổng quan ............................................................................................9 1.1.1. Các nghiên cứu về sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam .....................................................................................................................9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về sự hình thành các FTA thế hệ mới và sự tham gia của Việt Nam ...........................................................................20 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tác động của FTAs thế hệ mới tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam. .....................................................................23 1.2. Đánh giá chung .................................................................................................30 1.2.1. Kết quả nghiên cứu đã đạt được của các công trình nghiên cứu trước ..................................................................................................................30 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu..............................................................31 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ...................................................................................................... 33 2.1. Các khái niệm và lý thuyết về xuất khẩu .......................................................33 2.1.1. Các khái niệm liên quan đến xuất khẩu dệt may ...........................33 2.1.2. Một số lý thuyết về xuất khẩu ..........................................................35 2.2. Khái quát về xuất khẩu dệt may .....................................................................41 2.2.1. Vị trí, vai trò của ngành dệt may xuất khẩu dệt may trong nền kinh tế ........................................................................................................................41 2.2.2. Đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu dệt may .................................45 2.2.3. Vai trò của xuất khẩu dệt may đối với phát triển kinh tế ...............47 2.2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam .49 2.2.5. Các phương thức xuất khẩu dệt may ..............................................57 2.3. Khái quát về hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ...................................58 2.3.1. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và sự hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ....................................................................58
- 2.3.2. Khái niệm FTA thế hệ mới ................................................................60 2.3.3. Đặc điểm của FTA thế hệ mới ..........................................................62 2.3.4. Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tới nền kinh tế của các quốc gia thành viên .................................................................67 Tiểu kết chương 2. ...................................................................................................72 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ............................................................................................... 73 3.1. Khái quát về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam ....................................73 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngành dệt may Việt Nam ............73 3.1.2. Khái quát tình hình sản xuất của ngành dệt may Việt Nam ...........74 3.1.3. Khái quát về các hiệp định tự do thế hệ mới Việt Nam tham gia ..75 3.2. Thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam ...............................................75 3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu dệt may ..........................................................81 3.2.2. Các thị trường xuất khẩu .................................................................86 3.2.3. Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu................................................98 3.3. Nhận xét, đánh giá về thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam ...............102 3.3.1. Những thành công đã đạt được.....................................................102 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................105 3.4. Tác động của các FTA thế hệ mới tới kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam.................................................................................................................112 3.4.1. Cam kết trong CPTPP và tác động tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam .................................................................................................................112 3.4.2. Cam kết trong EVFTA và tác động tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam .................................................................................................................116 3.4.3. Cam kết trong UKVFTA và tác động tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam .................................................................................................................118 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................120 CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THỰC THI CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ............................................... 122 4.1. Dự báo nhu cầu thị trường dệt may thế giới ...............................................122
- 4.1.1. Các nhân tố tác động tới nhu cầu thị trường dệt may thế giới ......122 4.1.2. Dự báo nhu cầu thị trường dệt may thế giới ..................................131 4.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu xuất khẩu dệt may Việt Nam ..........133 4.2.1. Quan điểm, định hướng của Việt Nam về xuất khẩu dệt may .......133 4.2.2. Mục tiêu xuất khẩu dệt may đến năm 2030 ...................................136 4.3. Phân tích SWOT xuất khẩu dệt may Việt Nam ..........................................138 4.3.1. Cơ hội mang lại từ các FTA thế hệ mới đối với xuất khẩu dệt ma 138 4.3.2. Thách thức đối với xuất khẩu dệt may từ các FTA thế hệ mới ......144 4.3.3. Điểm mạnh của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam .....................153 4.3.4. Điểm yếu của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam .........................154 4.4. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới .......................158 4.4.1. Nhóm giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước ........................................158 4.4.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp ...........................................165 Tiểu kết chương 4....................................................................................................171 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................ 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 175 I. Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................175 II. Tài liệu Tiếng Anh..............................................................................................180 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 189 A.Tổng hợp kết quả khảo sát ..................................................................................189 B. Bảng Khảo Sát ....................................................................................................194
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EU: Liên minh châu Âu (European Union) FTA: Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement) VITAS: Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vietnam Textile and Apparel Association) CPTPP: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) EVFTA: Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (Viet Nam- EURO Free Trade Agreement) SWOT: Phân tích Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats UNCOMTRADE: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (United Nations Comtrade) JICA: Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Nhật Bản (The Japan International Cooperation Agency) NEU: Đại học Kinh tế Quốc dân (National Economics University) WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization) VCCI: Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) MPDF: Chương trình phát triển dự án Mekong FTAs: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới IPR: Sở hữu trí tuệ ( Intellectual Property Right) FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investmen) VKFTA: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (Viet Nam- Korean Free Trade Agreement) RCEP: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực ( Regional Comprehensive Economic Partnership)
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Tên Bảng Trang Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam 2009 - 83 2021 Bảng 3.2 Tình hình xuất khẩu các sản phẩm của ngành dệt 84 may 2020 Bảng 3.3 Kim ngạch Xuất khẩu dệt may sang EU (2009 - 92 2021) Bảng 3.4 Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 94 sang Vương Quốc Anh giai đoạn 2009 - 2021 Bảng 3.5 Top 10 thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam 96 năm 2021 Bảng 3.6 Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến một số thị 97 trường chính giai đoạn 2009-2021 (tỷ USD) Bảng 3.7 Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2020 99 Bảng 3.8 Một số chủng loại hàng dệt may xuất khẩu năm 2020 100
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT hình Tên hình Trang Hình 2.1 Nhận định của người dân và doanh nghiệp về cơ hội 68 khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới Hình 3.1 Nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu dệt may của 108 Việt Nam (tỷ USD) Hình 3.2 Tỷ lệ nguyên phụ liệu nhập khẩu trên xuất khẩu của 110 ngành dệt may Việt Nam Hình 3.3 Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may 111 Hình 4.1 Đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối 124 với xuất khẩu dệt may của Việt Nam Hình 4.2 Đánh giá tác động của xung đột thương mại Mỹ - 126 Trung đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam Hình 4.3 Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030 136 Hình 4.4 Đánh giá cơ hội khi tham gia các FTA thế hệ mới 142 Hình 4.5 Đánh giá thách thức đối với xuất khẩu dệt may Việt 149 Nam Hình 4.6 Thách thức khi Việt Nam thực thi các FTA thế hệ mới 151 Hình 4.7 Mức độ hiểu biết của người dân về các FTA thế hệ mới 152 Hình 4.8 Ưu tiên hỗ trợ từ nhà nước đối với doanh nghiệp xuất 159 khẩu dệt may Hình 4.9 Ưu tiên thực hiện các giải pháp đối với doanh nghiệp 168 Hình 4.10 Dệt may và Liên kết thị trường 169
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là bước đi tất yếu đối với mọi quốc gia hiện nay như là một xu thế khách quan và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu hướng đó. Trong những năm vừa qua, Việt Nam cho thấy vai trò quan trọng trong một loạt các tổ chức, sáng kiến về thương mại không chỉ trong phạm vi khu mà trên phạm vi toàn cầu, điển hình như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một loạt các hiệp định thương mại song phương với các đối tác quan trọng như Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nói cách khác, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới diễn ra sôi động trong dài gian qua của Việt Nam khẳng định quan điểm chiến lược xuyên suốt của Đảng và Nhà nước; đồng thời, tái khẳng định chiến lược tăng trưởng kinh tế lấy xuất khẩu làm trọng tâm. Trên bình diện chung, tất cả các ngành kinh tế của Việt Nam cơ bản đều nhận được nhiều lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, có thể thấy các vấn đề của ngành dệt may luôn được xem là nội dung trọng tâm trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Có một sự đồng thuận khách quan không chỉ riêng các chuyên gia, người làm chính sách mà cả giới doanh nghiệp dệt may rằng ngành dệt may của Việt Nam là ngành có tiềm năng thu được lợi ích lớn nhất khi các hiệp định FTA được thực thi. Theo dữ liệu thống kê xuất khẩu của Việt Nam, dệt may là lĩnh vực xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ tư thế giới, đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh. Đáng chú ý, Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may duy nhất trên thế giới duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn kinh tế toàn cầu 1
- suy giảm 2008-2014, chứng tỏ năng lực của ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam đang ngày càng được cải thiện trên trường quốc tế. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam tại các thị trường chính đều tăng mạnh, đặc biệt thị phần tại thị trường chủ chốt Hoa Kỳ đã tăng chỉ từ hơn 1% năm 2005 lên hơn 10% năm 2015, và đạt đỉnh 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Thực tế cũng cho thấy năng suất lao động kỹ thuật ngành dệt may Việt Nam cũng không ngừng được cải thiện. Theo dữ liệu của Công đoàn Dệt may Việt Nam, thu nhập bình quân của công nhân dệt may tăng từ 50 triệu VNĐ năm 2015 lên hơn 80 triệu VNĐ năm 2019. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn hiện hữu nhiều hạn chế mang tính căn bản, đặc biệt tỷ lệ sản xuất nguyên liệu nội địa thấp, phần lớn phụ thuộc chính vào nguồn cung từ thị trường bên người. Kết quả là giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu chưa tương xứng với năng lực thực sự. Số liệu từ VITAS chỉ ra một thực tế đáng buồn là năm 2015 Việt Nam nhập khẩu 7,8 tỷ USD nguyên liệu vải, tương đương 58% tổng giá trị nguyên liệu vải đầu vào cho toàn ngành dệt may. Tình trạng trên càng đáng quan ngại hơn khi năm 2019 để cung cấp đầu vào cho sản xuất dệt may, Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vải lên tới 11,4 tỷ USD. Thực tế đó cho thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng giá trị lẫn số lượng xuất khẩu các mặt hàng dệt may cho thấy rất ấn tượng, Việt Nam vẫn phụ thuộc quan trọng vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, các công đoạnh có giá trị gia tăng cao như, thương hiệu sản phẩm, thiết kế, hay sở hữu các kênh phân phối còn rất hạn chế, cùng với đó, tính liên kết thị trường còn yếu. Theo VITAS, tính đến năm 2019 Việt Nam có hơn 6.000 doanh nghiệp dệt may, tuy nhiên có đến 90% tổng số đó các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (dưới 500 công nhân) (theo Bộ Công thương, con số này là hơn 8450 doanh nghiệp, bao gồm cả cách nghiệp nghiệp hộ gia đình và cá thể). Thực tế này cho thấy, mô hình kinh doanh dệt may của Việt Nam không phải là mô hình cạnh tranh hiệu quả, đặc biệt đặt trong bối cảnh tính cạnh tranh ngành trên quy mô toàn cầu ngày càng khốc 2
- liệt hơn. Ngoài ra, việc quy hoạch vùng trọng điểm phát triển doanh nghiệp dệt may xuất khẩu chưa thực sự hiệu quả, trong đó phần lớn doanh nghiệp dệt may sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cắt và may, chỉ có số ít doanh nghiệp hoạt động trong các khâu nhuộm, chế tạo vải sợi, đã và đang gây ra sự mất cân đối nghiêm trọng của ngành dệt may. Tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình dương (CPTPP), và các hiệp định thương mại song phương, ngành dệt may của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ nhờ việc các mặt hàng dệt may dễ dàng tiếp cận các thị trường trên thuận lợi hơn. Đặc biệt, việc tham gia casv FTA thế hệ mới cũng sẽ đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đảm bảo thực thi nguyên tắc xuất xứ (OR), điều này được xem như là một trong những chỉ dấu sẽ có những tác động tích cực tới ngành dệt may Việt Nam. Vấn đề đặt ra là, nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phản ứng ra sao để biến những lợi ích tiềm năng có được từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trở thành nền tảng góp phần phát triển kinh tế, nhất là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới không chỉ toàn màu hồng với Việt Nam mà còn bao gồm nhiều rủi ro, thách thức từ sự cạnh tranh tăng lên, các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ hơn... Để tận dụng tốt các cơ hội cũng như việc chuẩn bị vững vàng vượt qua các thách thức trong bối cảnh mới, Việt Nam tất yếu cần phải có chính sách, giải pháp hợp lý, đồng bộ để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” làm đề tài cho luận án ngành Kinh tế quốc tế. Những nghiên cứu, kiến nghị của luận án sẽ là một công trình khảo cứu có ý nghĩa quan trọng cho các nhà làm chính sách, các doanh nghiệp dệt may trong việc đưa ra các giải pháp, chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng tốt những lợi ích đến từ việc tham gia các FTA thế hệ mới. 3
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian qua, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đầy xuất khẩu các mặt hàng dệt may trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới . 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu dệt may trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. - Phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hình thành các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang tham gia. - Phân tích những cơ hội, khó khăn và thách thức mà xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt trong quá trình Việt Nam các FTA thế hệ mới. - Đánh giá triển vọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Qua đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh hình thành các FTA thế hệ mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam 2009 đến nay (2021). Lý do chọn mốc thời gian này là: Các FTA thế hệ mới như CPTPP; EVFTA; UKVFTA…được Việt Nam khởi động đàm phán CPTPP (2019), tiếp theo đó là EVFTA và UKVFTA. Cụ thể: khởi động tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt (2009). Sau 3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Yokohama (Nhật Bản); Tiếp đến tháng 10/2010, Thủ tướng Chính phủ 4
- Việt Nam và Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA sau khi hai bên hoàn tất các công việc kỹ thuật. EVFTA là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. Thực hiện chỉ đạo của hai nhà lãnh đạo, Việt Nam và EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA vào ngày 26/6/2012 và sau đó là UKVFTA. Phạm vi nội dung: Với chủ đề: Xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Luận án sẽ tập trung vào nội dung phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam trên các khía cạnh: Quy mô, kim ngạch xuất khẩu; Thị trường xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu. Các nội dung phân tích này được đặt trong bối cảnh một số FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đã được hình thành và có hiệu lực. Như vậy, “bối cảnh hình thành FTA thế hệ mới” ở đây được hiểu là quá trình kể từ khi Việt Nam khởi động đàm phán CPTPP (2009) tính đến nay (10/2022). Trong giai đoạn này có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA đã có hiệu lực và đang được Việt Nam triển khai thực thi. Phạm vi không gian: Tập trung chủ yếu các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, ở một số trường hợp và bối cảnh cụ thể không gian và thời gian có thể được mở rộng tương đối nhằm mục đích làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành trong nghiên cứu khoa học xã hội như phương pháp phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê… Nói cách khác, phương pháp nghiên cứu tại bàn là phương pháp chủ đạo của Luận án. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích SWOT sẽ được sử dụng để bổ sung cho phương pháp nghiên cứu tại bàn. Đặc biệt, nhằm tăng tính khoa học và tính chân thực của nghiên cứu, Luận án sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện trường, ở đây là phương pháp khảo sát. Đây sẽ là phương pháp được xem bổ 5
- sung hữu ích và gia tăng tính khoa học cho các phương pháp nghiên cứu tại bàn được sử dụng trong Luận án. Dữ liệu sử dựng trong Luận án sẽ được lấy từ hai nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu sinh trích xuất từ các cơ sở dữ liệu tin cậy, chủ yếu từ Tổng cục Tống kế Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam và Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UN Comtrade). Trong khi đó, dữ liệu sơ cấp được trích xuất từ khảo sát hiện trường thông qua phiếu điều tra khảo sát. Cách tiếp cận: Luận án sẽ tiếp cận các vấn đề nghiên cứu theo cách tiếp cận hệ thống, từ cơ sở lý luận đến thực tiễn vấn đề, từ cơ hội và thách thức đến định hướng chiến lược và giải pháp phát triển. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp quan trọng cả về lý luận về thực tiễn. Cụ thể: - Làm rõ cơ sở lý luận về xuất khẩu dệt may trong bối cảnh hình thành các hiệp định tự do thế hệ mới. Luận án làm rõ đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Đồng thời, các khái niệm và sự khác biệt giữa hiệp định thương mại tự do truyền thống và hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng được chỉ rõ. - Phân tích bức tranh xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong đó, những cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam nói chung và xuất khẩu dệt may nói riêng được chỉ ra một cách cụ thể. - Phân tích bối cảnh trong nước và thế giới tác động đến xuất khẩu dệt may Việt Nam trong quá trình hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. - Phân tích quan điểm, định hướng và các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam trong quá trình hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 6
- - Từ góc độ tiếp cận đánh giá cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hình thành các FTA thế hệ mới, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTAs thế hệ mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở trình bày vị trí, vai trò cà đặc điểm của xuất khẩu dệt may, Luận án chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế quốc tế nói chung và lĩnh vực thương mại quốc tế nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đưa ra được cái nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh hình thành và thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đặc biệt, trong bức tranh tổng quát đó, Luận án sẽ nêu bật được thực trạng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam, đồng thời đưa ra được những điểm mạnh và điểm yếu của xuất khẩu dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hình thành và thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Luận án đi sâu xem xét những cơ hội và thách thức đối với ngành sản xuất dệt may nói chung, trong đó đặc biệt tập trung vào xuất khẩu dệt may Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu dệt may Việt Nam trong quá trình hình thành và thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án 7
- Chương 2. Cơ sở lý luận về xuất khẩu dệt may trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Chương 3. Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Chương 4. Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 8
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN 1.1. Nội dung tổng quan 1.1.1. Các nghiên cứu về sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Ngành sản xuất và xuất khẩu dệt may của Việt Nam mặc dù có lịch sử phát triển chưa lâu và chỉ thực sự được biết đến rộng rãi kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, tuy nhiên với sự tăng trưởng bùng nổ cả về số lượng và chất lượng sản phẩm cho nên chủ đề về sản xuất dệt may Việt Nam nói chung và xuất khẩu dệt may Việt Nam nói riêng đặc biệt nhận được rất nhiều sự quan tâm của không chỉ giới làm chính sách, các nhà đầu tư và cả các nhà nghiên cứu trên thế giới. Chủ đề ngành dệt may Việt Nam nói chung và xuất khẩu dệt may Việt Nam nói riêng theo đó được khai thác ở nhiều khía cạnh, trên nhiều góc độ khác nhau, từ chủ trương chính sách, chiến lược phát triển, đến các vấn đề liên quan đến thành tựu, thất bại, hạn chế, cũng như hạn chế triển vọng trong tương lai. Trong khuôn khổ của luận án, nghiên cứu sinh sẽ tập trung tổng quan các công trình tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất và liên quan gần nhất đến đề tài nghiên cứu, qua đó, tổng quát hóa các vấn đề đã nghiên cứu và tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Một trong những công trình tiêu biểu đầu tiên đề cập đến các vấn đề của ngành sản xuất dệt may Việt Nam là tác phẩm của tác giả Phạm Thị Thu Phương (2000). Trong cuốn sách chuyên khảo này, tác giả đã hệ thống hóa toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn sản xuất dệt may của Việt Nam kể từ khi đất nước đổi mới đến những năm cuối thế kỷ 20. Thông qua việc phân tích tình hình thực tế, xem xét bối cảnh trong nước và quốc tế, và đồng thời khảo sát kinh nghiệm phát triển của các quốc gia đi trước, tác giả đã phần nào hệ thống hóa được chiến lược nâng cao hiệu quả phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Thông qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp căn cơ ở trên cả hai 9
- cấp độ vĩ mô (nhà nước) và vi mô (doanh nghiệp) nhằm nâng cao hiệu quả của ngành dệt may trong thời kỳ hội nhập mới của thế kỷ 21. Trong tác phẩm, tác giả mặc dù đánh giá cao tiềm tăng phát triển của ngành dệt may Việt Nam, tuy nhiên, để có thể tiến xa trong cuộc chơi toàn cầu, tác giả nhấn mạnh đến hạn chế cố hữu của ngành sản xuất dệt may, đó là rào cản về tự chủ đối với nguyên vật liệu đầu vào của ngành. Từ đó, tác giả cho rằng xây dựng và phát triển mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu đầu vào là việc làm tối quan trọng để có thể dẫn tới những thành công trong tương lai. Công trình của tác giả Dương Đình Giám (2001) cũng được xem là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích trong giai đoạn đầu của tiến trình xây dựng ngành dệt may, đặc biệt đặt trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tác giả Dương Đình Giám đầu tiên tập trung chủ yếu vào việc phân tích thực trạng của ngành dệt may Việt Nam, sau đó, dựa trên trực trạng và bối cảnh chung, tác giả đã nêu bật được những thành tựu và hạn chế của ngành sản xuất dệt may. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới những kết quả đạt được, và những nguyên nhân còn tồn tại gây ra sự yếu kém của sản xuất dệt may của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành dệt may của Việt Nam. Không quá khó để nhận ra, công trình nghiên cứu này của Dương Đình Giám có nhiều đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn, tuy nhiên chưa thoát khỏi giới hạn phạm vi và lối nguyên cứu truyền thống là việc xem xét thực trạng, phân tích hạn chế, và đưa ra giải pháp, cái đã được đề cập trong rấ nhiều các nghiên cứu trước đó. Cũng đề cập đến vấn đề chung của ngành dệt may Việt Nam, tuy nhiên Nguyễn Hoàng Giang (2014) lại tiếp cận dưới góc độ chiến lược thương hiệu. Tác giả cho rằng dù sản xuất dệt may của Việt Nam có đạt được nhiều thành tựu về số lượng lẫn chất lượng nhưng nếu không có tầm nhiền chiến lược về thương hiệu thì sẽ luôn bị thiệt thòi trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ với các thương hiệu mạnh đến từ các quốc gia khác. Dựa trên việc xem xét tình hình thực tế của việc xây dựng thương hiệu ở cấp quốc gia và cấp doanh 10
- nghiệp hiện nay của Việt Nam, tác giả luận giải một số giải pháp với mong muốn xác lập địa vị cho thương hiệu ngành dệt may Việt Nam trên bản đồ dệt may thế giới. Trần Thị Bích trong bài viết “Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam” trên Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế số 95 năm 2017 quan tâm đến vấn đề đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may. Tác giả tiếp cận ngành dệt may dưới góc độ chỉ tiêu, có nghĩa là phân tích cách thức đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp dệt may: dựa vào tốc độ tăng trưởng, khả năng áp dụng công nghệ, chất lượng sản phẩm, hoặc sức mạnh thương hiệu. Tác giả kết luận rằng việc đánh giá hiệu quả doanh nghiệp dệt may cần phải được xem xét trong bối cảnh tổng thể của nhiều yếu tố, doanh nghiệp cần đồng thời thực hiện nó. Do đó, chúng ta cần xây dựng bộ chỉ tiêu chung làm thước đo tiêu chuẩn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may. Phùng Quỳnh Trang (2017) trong bài viết của mình tiếp cận sản xuất ngành sản xuất dệt may dưới góc độ sản xuất đi liền với các vấn đề về môi trường. Tác giả khẳng định việc tăng trưởng sản xuất cần phải gắn liền với môi trường bền vững, nghĩa là việc sản xuất phải được xem xét bao gồm các yếu tố bảo vệ môi trường. Tác giả cho rằng ngành dệt may là ngành có mức độ gây ô nhiễm cao, tác động trực tiếp đến không chỉ hệ sinh thái tự nhiên và cả đời sống của con người. Do đó, phát triển ngành dệt may bền vững (năng lực cạnh tranh) của ngành dệt may phải được gắn mật thiết với các giải pháp sản xuất sạch và thân thiệt với môi trường. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu và các báo cáo chuyên đề ở những khía cạnh khác nhau cũng nghiên cứu về xuất khẩu dệt may và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam. Xuất khẩu dệt may đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam cũng như ngành mũi nhọn tiên phong giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào các định chế thương mại khu vực thế giới. Số liệu thống kê về xuất khẩu dệt may Việt Nam cho thấy những con số tăng trưởng khá cao không chỉ về số lượng và chất lượng, mà còn cả sức 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 629 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 840 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 458 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 294 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 269 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn