intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

67
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ bước phát triển quá trình hoạch định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016, từ đó đi đến đánh giá ưu điểm, hạn chế của đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN và rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa vận dụng cho hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯU NGỌC LONG ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2016 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2020
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯU NGỌC LONG ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2016 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS ĐOÀN MINH HUẤN 2. TS TRẦN THỊ MỸ HƯỜNG HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Lưu Ngọc Long
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội CCHC : Cải cách hành chính CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ GDP : Tổng sản phẩm trong nước HNTƯ : Hội nghị Trung ương KTTT : Kinh tế thị trường TBCN : Tư bản chủ nghĩa XHCN : Xã hội chủ nghĩa FTA : Hiệp định tự do thương mại UNDP : Chương trình phát triển Liên hiệp quốc SCIC : Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ......................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án ......................................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án .......................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................ 3 4.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3 4.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................ 4 5.1. Đóng góp khoa học ..............................................................................................4 5.2. Đóng góp thực tiễn ...............................................................................................4 6. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................. 5 1.1. Các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến luận án ........................ 5 1.2. Kết quả của các công trình đã được công bố và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu ................................................................................................................. 24 Chương 2. BƯỚC ĐẦU ĐỊNH HÌNH ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM (2001 - 2010) ...........................................................................................................28 2.1. Cơ sở hình thành đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (2001 – 2010)........................................................................ 28 2.2. Nhận thức bước đầu của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (2001 – 2010)........................................................................ 40 2.3. Bước đầu hiện thực hóa đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (2001 – 2010) ............................................................. 57
  6. Chương 3. QUÁ TRÌNH BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THEO TIÊUCHUẨN HIỆN ĐẠI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ (2011 – 2016) ...................74 3.1. Bối cảnh tác động đến việc bổ sung, phát triển đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập quốc tế ....................................................................................................................... 74 3.2. Bước phát triển nhận thức mới của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập quốc tế .......... 85 3.3. Hiện thực hóa đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp cận dần theo các tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập quốc tế (2011 - 2016).......................................................................................................................... 99 Chương 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................................ 119 4.1. Một số nhận xét ................................................................................................ 119 4.2. Một số kinh nghiệm ......................................................................................... 137 KẾT LUẬN ..........................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................152 PHỤ LỤC .............................................................................................................169
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Sau hơn ba thập niên Đổi mới, Việt Nam đã đạt được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN)” [39, tr.65] Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta bắt nguồn từ chuyển đổi từ mô hình kinh tế phi thị trường sang mô hình kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đảng coi nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001). Mô hình kinh tế này đã góp phần phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của đất nước, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm phục hồi. Sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội. Nguyên nhân chủ yếu do đường lối xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng còn một số hạn chế: “Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đủ rõ, nhất là về kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể; về cơ chế phân bổ nguồn lực, sở hữu đất đai, cơ chế giá một số hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu. Chưa thật sự phát huy đầy đủ quyền tự do kinh doanh của người dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật” [39, tr.101] Những thập niên đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều biến đổi to lớn; Việt Nam từ hội nhập quốc tế lĩnh vực thương mại đã lan sang các lĩnh vực phi thương mại; nền kinh tế Việt Nam phải chấp nhận nhiều nguyên tắc phổ quát của nền KTTT. Quá trình xây dựng nền KTTT định hướng XHCN là điều mới mẻ chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nó là một mô hình kinh tế vừa chịu sự chi phối bởi các nguyên
  8. 2 tắc, quy luật khách quan của thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vừa chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội (CNXH). Việt Nam chưa có hình mẫu tương tự để có thể học tập, kế thừa mà phải vừa làm, vừa tổng kết kinh nghiệm để bổ sung và phát phát triển lý luận. Do đó, việc tổng kết thực tiễn, đánh giá quan điểm, chủ trương của Đảng trong xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN, rút ra các kinh nghiệm chủ yếu là yêu cầu cần thiết để Đảng tiếp tục hoàn thiện đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN trong thời gian tới. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ bước phát triển quá trình hoạch định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016, từ đó đi đến đánh giá ưu điểm, hạn chế của đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN và rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa vận dụng cho hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016. - Thứ hai, phân tích quá trình hoạch định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016. - Thứ ba, đánh giá thành tựu, hạn chế của đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016. - Thứ tư, đúc kết một số kinh nghiệm về hoạch định và thực hiện đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu việc hoạch định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN từ năm 2001 đến năm 2016 ở Việt Nam.
  9. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Trong phạm vi, đề tài phân tích quá trình hình thành, bổ sung, phát triển đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 của Đảng Cộng sản Việt Nam trên một số vấn đề sau: + Mô hình cấu trúc của nền KTTT định hướng XHCN + Mục tiêu, vai trò chức năng của nền KTTT định hướng XHCN + Các quy luật kinh tế thị trường trong nền KTTT định hướng XHCN + Các chủ thể kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN + Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền KTTT định hướng XHCN + Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong nền KTTT định hướng XHCN + Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN - Về mặt thời gian: Đề tài giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2016 (Trong các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IX (2001-2005), lần thứ X (2006-2010), lần thứ XI (2011-2015) và Đại hội lần thứ XII (1-2016). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) của Đảng lần đầu tiên đưa ra mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016), Đảng đã có nhiều nhận thức mới về mô hình kinh tế này. Bắt đầu từ Đại hội lần thứ XI (11-2011) của Đảng, nhận thức của Đảng về nền KTTT định hướng XHCN đã có nhiều chuyển biến quan trọng. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền KTTT định hướng XHCN thể hiện trong các văn kiện của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh phương pháp lịch sử, logic thì, hai phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài này, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành cùng một số phương pháp nghiên cứu khác như: Thống kê, phân tích, so sánh, …Cụ thể: Phương pháp lịch sử được sử dụng để trình bày quá trình hoạch định và thực thi đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN.
  10. 4 Phương pháp lôgíc được dùng để liên kết tri thức khi trình bày, phân tích, đánh giá quá trình hoạc định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN,làm rõ mối liên hệ giữa đường lối và kết quả đạt được. Từ đó, khái quát được những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm của đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng. Các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê,.. nhằm làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà luận án đặt ra: Quá trình phát triển nhận thức và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Đóng góp khoa học - Luận án sưu tầm, khai thác, xây dựng tập hợp tư liệu phong phú, có giá trị về các chủ trương, quan điểm và tổ chức thực hiện đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN từ năm 2001 đến năm 2016. - Trình bày, tổ hợp các tri thức phán ánh quá trình hoạch định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN từ năm 2001 đến năm 2016. - Đánh giá kết quả hoạch định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN từ năm 2001 đến năm 2016 trên cả mặt ưu điểm và hạn chế, trên cơ sở đó tổng kết một số bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn – lý luận 5.2. Đóng góp thực tiễn Là tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và cung cấp những luận cứ khoa học, kinh nghiệm để tiếp tục bổ sung, phát triển hoàn thiện lý luận về nền KTTT định hướng XHCN trong giai đoạn mới. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương
  11. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Vấn đề phát triển nền KTTT định hướng XHCN luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện đường lối kinh tế, phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trong quá trình nghiên cứu, có thể chia thành các nhóm công trình nghiên cứu sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về các nền kinh tế thị trường trên thế giới Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các học giả nước ngoài và trong nước bàn về các nền KTTT trên thế giới: Công trình “Kinh tế thị trường thực chất và triển vọng” [153] do tập thể tác giả của Viện thông tin khoa học xã hội đã giới thiệu nhiều bài nghiên cứu của các tác giả phương Tây về KTTT, trong đó các tác giả đã đứng trên lập trường đề cao vai trò của của các cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế. Theo tác giả, trong nền KTTT, cơ chế tự điều tiết và tự phát triển đóng vai trò quan trọng nhất. Các tác giả cũng bước đầu giới thiệu được các qui luật quản lý trong điều kiện KTTT: quy luật hòa giải lợi ích ( được coi là quy luật xuất phát, chủ đạo), quy luật thống nhất hai phân hệ quản lý, quy luật tổ chức quản lý, quy luật tập thể lao động tham gia quản lý xí nghiệp…Tuy nhiên, vai trò của nhà nước trong điều tiết nền KTTT chưa được các tác giả để cập đến nhiều, còn khá mờ nhạt. Cuốn sách “Các mô hình phát triển kinh tế thị trường trên thế giới” [108] của tác giả Lê Văn Sang đã khái quát được lý luận và thực tiễn phát triển các nền KTTT trên thế giới. Tác giả dựa vào thời gian phát triển của các nền KTTT làm tiêu chí phân loại các nền KTTT. Trên thế giới, các quốc gia có hai mô hình phát triển: hoặc là tuần tự ( thời gian dài) hoặc là phát triển rút ngắn (thời gian ngắn). Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến sự phát triển KTTT ở một số nền kinh tế điển hình: Nền kinh tế Hoa Kỳ trên đà phát triển tới kinh doanh tiêu dùng, kinh tế phối hợp ở Nhật Bản,
  12. 6 KTTT xã hội của Cộng hòa liên bang Đức, mô hình kinh tế Thụy Điển và nền kinh tế thương lượng Bắc Âu, các nền kinh tế của các nước công nghiệp mới (NIE), kinh tế thị trường ở Trung Quốc. Do đó, tác giả đã không đi sâu vào nghiên cứu nội hàm của nền KTTT: cấu trúc, vai trò của các quy luật thị trường, vai trò của nhà nước,... Cuốn sách “Kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường ở các nước ASEAN và khả năng vận dụng vào Việt Nam” [73] của tác giả Nguyễn Thị Luyến đứng trên quan điểm lịch sử khi đưa ra được cơ sở lý luận và mô hình phát triển KTTT trên thế giới; phân tích thực trạng phát triển KTTT ở các nước ASEAN từ những năm 50 đến những năm 90 của thế kỷ XX. Trên cơ sở đó, tác giả có đề ra một số gợi ý cho phát triển KTTT ở Việt Nam như: thực hiện chiến lược kinh tế mở dựa trên lợi thế so sánh, tạo vốn trên cơ sở vốn trong nước và thu hút nguồn vốn nước ngoài, vai trò điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các vấn đề như phát triển các mục tiêu xã hội phục vụ con người, đảm bảo công bằng xã hội cùng với phát triển kinh tế chưa được tác giả đề cập đến. Cuốn sách “Chủ nghĩa xã hội cũng có thể áp dụng kinh tế thị trường (một sáng tạo mới về lý luận)” [103] của các tác giả người Trung Quốc Củng Kim Quốc, Trương Đạo Căn và Cố Quang Thanh đã đi sâu nghiên cứu về lý luận và thực tiễn cải cách, mở cửa ở Trung Quốc, trong đó tập trung trình bày con đường xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc. Các tác giả đã luận chứng một cách sâu sắc có hệ thống quan điểm lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc: Bản chất của CNXH ở Trung Quốc, CNXH có thể áp dụng KTTT, quan hệ giữa kế hoạch và thị trường, mục tiêu và các biện pháp lớn xây dựng nền kinh tế thị trường ở tầm vĩ mô và vi mô,… Công trình “Trung Quốc với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” [110] của tác giả Đỗ Tiến Sâm và Lê Văn Sang (chủ biên) đã tập hợp nhiều bài viết các các tác giả nghiên cứu về thể chế KTTT XHCN của Trung Quốc như các vấn đề KTTT, kinh tế công hữu, phi công hữu, thể chế quản lý tài sản công,… Cuốn sách “Kinh tế Trung Quốc” [74] của tác giả người Trung Quốc Vũ Lực, Tùy Phúc Dân và Trịnh Lỗi đã giới thiệu địa lý kinh tế Trung Quốc; quá trình phát triển của kinh tế Trung Quốc; chế độ chính sách kinh tế cơ bản của Trung
  13. 7 Quốc; trình độ phát triển và những thành tựu của kinh tế Trung Quốc; vị trí và vai trò của Trung Quốc trong kinh tế thế giới. Cuốn sách “Xây dựng nền kinh tế thị trường kinh nghiệm của Hungary và bài học vận dụng cho Việt Nam” [91] của tác giả Lê Du Phong, Trịnh Mai Vân và Hồ Thị Hải Yến đã phục dựng tiến trình phát triển của nền KTTT Hungary từ sau năm 1990 đến năm 2010 trên các lĩnh vực: Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của nền KTTT hiện đại, thực hiện mạnh mẽ tư nhân hóa, xây dựng đồng bộ các loại thị trường, thực hiện quyết liệt việc cấu trúc nền kinh tế, đổi mới vai trò quản lý nhà nước. Tác giả đã đứng trên quan điểm cần phải kết hợp giữa cơ chế thị trường với nguồn lực nhà nước trong phát triển KTTT khi đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, phải thừa nhận sở hữu tư nhân, khắc phục hạn chế của nền KTTT. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến ảnh hưởng của bối cảnh thế giới: khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh toàn cầu giữa các nền kinh tế lớn,...đến phát triển nền KTTT ở Việt Nam. Cuốn sách “Một số vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [83] của tác giả Hoàng Xuân Nghĩa đã bàn về một số mô hình KTTT trên thế giới: Mô hình KTTT tự do ở Mỹ, KTTT có điều khiển ở Nhật Bản, KTTT xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức, KTTT nhà nước phúc lợi ở Thụy Điển. Trên cơ sở đó, tác giả đã so sánh các mô hình KTTT trên thế giới và đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Cuốn sách Cải cách hành chính công phục vụ phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh [61] của tác giả Đoàn Duy Khương đã phân tích quá trình cải cách chính sách công ở một số nước ASEAN và nhận định về xu hướng cải cách hành chính trong khu vực, đồng thời công trình cũng đưa ra bức tranh về cải cách hành chính công tại Việt Nam (cải cách thể chế, cải tổ bộ máy, nhân sự, tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính công), trong đó nhấn mạnh đến cải cách hành chính làm thay đổi môi trường kinh doanh. Kết thúc công trình nghiên cứu, tác giả đưa ra các khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam. Công trình Phát triển bền vững kinh tế tư nhân của Việt Nam từ một số kinh nghiệm của Australia [43] do nhóm tác giả Đào Thị Thu Giang, Nguyễn Thu Thủy
  14. 8 và Nguyễn Tú Anh (đồng cb) đã nêu lên quá trình phát triển và đóng góp của khu vực KTTN đối với nền kinh tế của Australia. Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra các bài học kinh nghiệm trong việc phát triển KTTN mà Việt Nam có thể học hỏi: Bài học về tiếp cận và sử dụng nguồn vốn, quản lý và sử dụng đất đai và xây dựng các chính sách, mô hình phát triển bền vững. Để góp phần tìm hiểu quá trình phát triển KTTT ở Lào, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Lào lý luận và thực tiễn” [54] do Hội đồng lý luận trung ương phối hợp với bạn Lào tổ chức đã trình bày một cách chi tiết bản chất, nội dung phát triển KTTT định hướng XHCN ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; sự quản lý kinh tế vĩ mô trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế; quá trình Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo phát triển KTTT định hướng XHCN trong thời kỳ Lào đổi mới; sự tác động của KTTT định hướng XHCN đến an sinh xã hội, công tác xây dựng đảng ở Lào. Công trình Ưu tiên dân giàu – Đường lối đổi mới và cải cách lần thứ hai [65] của tác giả Trung Quốc Trì Phúc Lâm đã đi từ những vấn đề mà nền KTTT của Trung Quốc đang gặp phải hiện nay: Thiếu hụt hàng hóa công cộng, cơ cấu kinh tế quốc gia biến đổi,…Từ đó, tác giả đã đề cập đến đường lối phát triển nền KTTT của Trung Quốc theo hướng lấy phát triển bản thân con người là trọng điểm – nội dung của cuộc cải cách, đổi mới lần thứ 2 ở Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc phải hướng đến mục tiêu “ưu tiên dân giàu”, với các giải pháp chủ yếu: Thúc đẩy tiêu dùng trong nước làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế; đẩy mạnh quá trình đô thị hóa; xây dựng nền kinh tế các bon thấp; hoàn thiện thể chế cung cấp các dịch vụ công một cách bình đẳng. Cuốn sách Thực tiễn và kinh nghiệm đổi mới ở Việt Nam và cải cách mở cửa ở Trung Quốc [55] của Hội đồng lý luận trung ương đã đề cập đến quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình cải cách mở cửa, những thành tựu mà nền Trung Quốc đạt được trong hơn 40 năm cải cải, mở cửa, những kinh nghiệm quý báu của Trung Quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT XHCN.
  15. 9 Bên cạnh các công trình nghiên cứu chuyên sâu, có nhiều bài viết đề cập đến các nền KTTT trên thế giới trên các tạp chí khoa học: Bài viết “Những vấn đề mới phát sinh trong xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc” [20] của tác giả Chi Fulin đã trình bày khái lược quá trình xây dựng nền KTTT XHCN của Trung Quốc từ khi cải cách, mở cửa đến nay. Tác giả đưa ra những khái niệm cơ bản về nền KTTT XHCN ở Trung Quốc; nền tảng của nền KTTT XHCN ở Trung Quốc; những lý luận của Đặng Tiểu Bình về nền KTTT XHCN. Từ đó, tác giả đưa ra những một số những vấn đề mới phát sinh trong xây dựng nền KTTT XHCN ở Trung Quốc như: nền tảng vĩ mô của nền kinh tế, cơ cấu nền kinh tế,… Nghiên cứu về KTTT ở Đức, bài viết “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Đức: Cuội nguồn tư tưởng và thực tế hiện nay” [90] của tác giả Nils Goldschmidt (Lê Thuý Hạnh dịch) đã luận chứng để làm rõ cuội nguồn tư tưởng, nội dung cũng như hiện thực của nền KTTT xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay. Theo tác giả, nền KTTT xã hội không đơn thuần chỉ là một cách tiếp cận kinh tế, mà còn gắn với sự phát triển xã hội mang lại cuộc sống phúc lành cho tất cả mọi người. Tâm điểm của nền KTTT xã hội là “cuộc sống tốt đẹp” của con người, nó dựa trên nền tảng của tiến trình xã hội; hay tiến trình lịch sử và văn hóa. Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhất Châu Á, bài viết “Nền cộng hòa và kinh tế thị trường ở Hàn Quốc: Trách nhiệm xã hội đối với công chúng trước ảnh hưởng của kinh tế thị trường toàn cầu”[109] của Kim Sangbong (Vũ Thị Kiều Phương dịch ; Trần Tuấn Phong hiệu đính) đã khẳng định việc đề cao trách nhiệm xã hội đối với công chúng trước ảnh hưởng của KTTT toàn cầu là hết sức cần thiết. Bài viết khẳng định, trước ảnh hưởng của KTTT toàn cầu, lợi ích chung của cả cộng đồng xã hội có thể bị hạn chế và đe doạ, nếu nhà nước bị lợi ích kinh tế chi phối. Trong bối cảnh này, để duy trì một nhà nước cộng hoà như một thể chế chính trị thuộc về công chúng, trước hết cần phải làm cho các DN thực sự dân chủ và có khả năng điều tiết nguồn vốn cả về mặt xã hội lẫn về mặt chính trị. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội Việt Nam Nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội Việt Nam được các nhà nghiên cứu quan tâm tâm đề cập:
  16. 10 Công trình “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi mới” [93] của Đặng Phong đã tái hiện bức tranh kinh tế Việt Nam những năm 1975 – 1986 với nhiều khó khăn chồng chất. Từ thực tiễn khắc nghiệt ấy, rất nhiều biện pháp phá rào đã diễn ra ở các đơn vị, các địa phương, rất đa dạng và phong phú về phương pháp, về bước đi, về kết quả và nhất là về những phản ứng dây chuyền dẫn tới những sửa đổi của đường lối lãnh đạo kinh tế của Đảng. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và triển vọng 2011-2020” [121] của tập thể tác giả Nguyễn Thắng, Nguyễn Thị Thanh Hà và Nguyễn Cao Đức ( chủ biên) đã đánh giá tổng quát về sự phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 theo các chỉ số vĩ mô quan trọng nhất như lạm phát, tăng trưởng, các cán cân vĩ mô, các kết quả của thị trường lao động, giảm nghèo và kìm chế bất bình đẳng xã hội. Các tác giả cũng phân tích các yếu tố tác động đến kết quả kinh tế vĩ mô của giai đoạn 2006-2010 bao gồm: Bối cảnh kinh tế mới của giai đoạn 2006-2010; Nguyên nhân của các bất ổn kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này; Tìm hiểu một số chính sách về tiền tệ, tỷ giá, thương mại, các biện pháp hành chính v.v… Trên cơ sở đó phân tích các vấn đề lớn có liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế: hiệu quả của các doanh nghiệp, đầu tư công và hệ thống các ngân hàng thương mại. Cuối cùng các tác giả đưa ra một số dự báo dài hạn cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2020. Trong cuốn sách “Kinh tế Việt Nam 30 năm chuyển đổi” [122] của tác giả Phạm Quý Thọ đã khái quát xu hướng mang tính quy luật quá trình chuyển đổi kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thị trường cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta và làm rõ thực trạng phát triển kinh tế nước ta trong các giai đoạn của thời kỳ 30 năm đổi mới. Nội dung công trình nghiên cứu trình bày xu hướng mang tính quy luật chuyển đổi kinh tế, nhấn mạnh tính đúng đắn và tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới nói chung của Đảng và Nhà nước, trong đó có đổi mới kinh tế theo nguyên tắc thị trường, phát triển kinh tế nước ta một cách bền vững. Cuốn sách “Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam triển vọng đến năm 2020” [72] của đồng tác giả Ngô Thắng Lợi và Trần Thị Vân Hoa đã trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến tăng trưởng kinh tế và động lực tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, cuốn sách tập trung phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2014 và các động lực của tăng trưởng trong giai đoạn này theo khu vực
  17. 11 kinh tế, ngành và các yếu tố đầu vào. Trên cơ sở đó, các tác giả đã dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam, cũng như đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp thiết thực điều chỉnh các động lực kinh tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Cuốn sách 35 năm thành tựu kinh tế Việt Nam và doanh nghiệp, doanh nhân trong thời kỳ đổi mới [88] của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã giới thiệu những bài viết phân tích đánh giá của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung ương, các nhà kinh tế, các nhà kinh tế, giáo sư, tiến sĩ, nhà báo... đã từng và đang tham gia công cuộc đổi mới đất nước, nhằm đánh giá những mục tiêu đã đạt được; đồng thời cũng đưa ra các biện pháp kinh tế trong tương lai, để đất nước chúng ta ngày càng phát triển. Cuốn sách Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm 2001-2010 [139] và Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015 [142] của Tổng cục Thống kê xuất bản đã trình bày những thành tựu của Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm 2001-2010 và 5 năm 2011-2015: Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá; Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng; Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác có những tiến bộ đáng kể. Bên cạnh đó, các tác giả cũng phân tích các số liệu để chỉ ra những hạn chế của trong phát triển kinh tế - xã hội : Cơ cấu kinh tế chậm đổi mới; duy trì mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn trong thời gian dài, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp và sức ép lạm phát ngày càng lớn; đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được khắc phục. Báo cáo “Việt Nam 2035 – hướng tới công bằng, thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” [82] do Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư nghiên cứu đã đánh giá những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam qua 30 đổi mới. Đồng thời, báo cáo đề xuất một số biện pháp tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế và khu vực tài chính, trong đó tập trung vào nâng cao hiệu quả quản lí, bảo vệ quyền sử hữu tài sản, và thực thi chính sách cạnh tranh; tăng cường đảm bảo tiến bộ và an sinh xã hội, tạo nhiều cơ hội hơn cho các nhóm yếu thế trong xã hội. Báo cáo đưa ra các đề xuất cải thiện quản trị nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình
  18. 12 và minh bạch, để đảm bảo Việt Nam có hệ thống thể chế mạnh nhằm bắt kịp sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó cần tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước dựa trên chức năng kiểm soát giữa ba nhánh quyền lực và tạo cơ hội cho người dân góp ý về việc cung cấp dịch vụ công của chính phủ. Cuốn sách “Việt Nam sau 30 năm đổi mới – thành tựu và triển vọng” [135] do trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ( Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Viện Konrad Adenauer (CHLB Đức) xuất bản nội bộ. Hướng nghiên cứu của các tác giả tập trung đánh giá những thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội sau 30 năm đổi mới (1986 – 2016). Đồng thời, cuốn sách cũng chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những triển vọng và những thách thức mà Việt Nam gặp phải, cần giải quyết như thế nào để thúc đẩy quá trình đổi mới phát triển hơn, đạt được những thành tựu toàn diện hơn. Báo cáo Tăng trưởng vì mọi người – Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2015 về tăng trưởng bao trùm [155] do UNDP và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp thực hiện. Báo cáo đánh giá về kết quả đạt được trong phát triển con người và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ 1986 đến nay. Trong đó, ở thời kỳ đầu phát triển kinh tế ở Việt Nam mang tính bao trùm với những lợi ích và cơ hội được chia sẻ rộng rãi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam có xu hướng chững lại, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tăng trưởng giảm sút và khoảng cách giữa các vùng miền, các tỉnh và các nhóm dân cư vẫn chưa được thu hẹp. Báo cáo tập trung khuyến nghị các chính sách thiết thực để mở rộng việc làm có năng suất, cải thiện hiệu quả và nâng cao tính công bằng của hệ thống giáo dục và y tế cũng như gia tăng diện bao phủ của hệ thống an sinh xã hội Công trình Báo cáo quốc gia: Kết quả 15 năm thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam [21] của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu bật những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển: xóa bỏ tình trạng nghèo đói; phổ cập giáo dục tiểu học; bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; giảm tử vong trẻ em; tăng cường sức khỏe bà mẹ; phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm; đảm bảo bền vững môi trường; thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển. Từ những thành
  19. 13 tựu này, Báo cáo đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu của Liên hiệp quốc. Công trình nghiên cứu Báo cáo đối thoại chính sách 2016: Các cảnh báo tiềm năng cho Việt Nam khi gia nhập TPP [136] của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh giá một số tác động của Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đó là thay đổi của thể chế: các cam kết mở cửa thị trường ngày một cao, tình trạng bảo hộ DN trong nước sẽ thu hẹp, điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế cũng phải thay đổi,…sức ép cải cách từ hệ thống luật lệ của quốc tế lên Việt Nam không hề nhỏ. Các công trình: Kết quả khảo sát mức sống dân cư 10 năm (2002 - 2012)[138]; Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014 [143]; Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016 [149] của Tổng cục Thống kê đã phân tích một cách tổng quan về mức sống của người Việt Nam thể hiện qua các nội dung: giáo dục; y tế và chăm sóc sức khoẻ; việc làm và thu nhập; chi tiêu; nhà ở, điện, nước, phương tiện vệ sinh và đồ dùng lâu bền; giảm nghèo. Cuốn sách Cách mạng công nghiệp 4.0 – Vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam [52] của tác giả Trần Thị Vân Hoa đã đi sâu nghiên cứu về tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Cuốn sách “Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập FTA” [153] của tác giả Phạm Thị Hồng Yến (cb) đã phân tích, đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia, từ đó đề xuất định hướng giải pháp đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia một cách bền vững, hướng tới các mục tiêu phát triển đến năm 2030. Nghiên cứu về thống kê kinh tế Việt Nam những năm gần đây có Luận án tiến sĩ "Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012" [59] của Trần Thị Thanh Hương. Luận án đã phân tích được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo cả ba phân tổ (nhóm ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ), theo cả chỉ tiêu đầu vào (lao động, vốn đầu tư) lẫn chỉ tiêu đầu
  20. 14 ra (GDP). Luận án đã dự báo được cơ cấu của Việt Nam: đến năm 2020, tỷ trọng giá trị tăng thêm của 2 nhóm ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ đạt 83,17%. Như vậy, để đạt được mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước đến năm 2020, tỉ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Các nhóm ngành kinh tế cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là chủ đề nhận được sự quan tâm tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài. Cuốn sách: “Từ kế hoạch đến thị trường - Sự chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam” [114] của tác giả Adam Fforde và Stefande de Vylder đã nghiên cứu và phân tích về phương diện lịch sử quá trình chuyển đổi ở Việt Nam, quá trình hoàn chỉnh của công cuộc cải cách từ các thành phần kinh tế khác nhau đến công bằng xã hội và mô hình tăng trưởng mới. Sự chuyển đổi này đã giải thích cho nền kinh tế dần hướng ngoại, đạt tăng trưởng cao vào đầu những năm 1990, mặc dù mất viện trợ của Liên Xô. Cuốn sách “Quản lý quá trình chuyển sang chế độ thương mại tự do: Chính sách thương mại của Việt Nam cho thế kỷ XXI” [63] của tác giả Ari Kokko đã tập trung bàn về sự phát triển kinh tế vĩ mô, chính sách thương mại của Việt Nam. Phân tích những lợi thế và những bài học kinh nghiệm cho cuộc cải cách thương mại của Việt Nam trong những năm tới. Trong đó, tác giả cho rằng kinh tế Việt Nam cần gắn kết với thị trường quốc tế. Bài viết “Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” [64] của tác giả Ari Kokko và Fredrik Sjöholm đã cung cấp những thông tin cơ bản vắn tắt về những cải cách kinh tế của Việt Nam, với sự nhấn mạnh đặc biệt đến vấn đề quốc tế hóa và DNVVN. Phần lớn các DNVVN không có liên hệ trực tiếp với nền kinh tế thế giới. Do đó, các chính sách về DNVVN nên tập trung vào khả năng cạnh tranh và khuyến khích xuất khẩu, như hỗ trợ tiếp thị, dịch vụ thông tin, phát triển kỹ năng và cũng có thể là tín dụng thương mại, có thể mang lại những lợi ích to lớn. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cũng công bố nhiều công trình nghiên cứu đối với vấn đề này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1