intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Cẩm Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

54
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật và hình thức quan trọng của thực hiện pháp luật là ADPL trong lĩnh vực TTATGT đường bộ ở Hà Nội. Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả về ADPL bảo đảm TTATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THANH HẢI ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THANH HẢI ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người huướngghẫnghhua hục: GS.TS Võ Khánh Vinh HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin nêu trong luận án là trung thực, chính xác. Các trích dẫn trong luận án đều đûợc chú thích đầy đủ và chính xác. Các kết quả trình bày trong luận án chûa đûợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đào Thanh Hải
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................................. 8 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài luận án ................................................................ 8 1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về đề tài luận án ................................................................................. 26 1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................... 28 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ....................................................................................................... 30 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ ................................................................................ 30 2.2. Chủ thể, nội dung, trình tự áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ..................................................................................... 54 2.3. Nội dung áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ............................................................................................................... 58 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ..................................................................................... 74 Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ...................................................................................................... 93 3.1. Tình hình trật tự an toàn giao thông tại địa bàn Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến giao thông tại Hà Nội ......................................................................... 93 3.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ............................................................................................................. 105 3.3. Đánh giá chung về thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ................................................................................... 115
  5. Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........................................ 127 4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................. 127 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ................................................................................... 135 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............. 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 148
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADPL Áp dụng pháp luật ATGT An toàn giao thông BCA Bộ Công an CP Chính phủ CSGT Cảnh sát giao thông CSND Cảnh sát nhân dân GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân LHQ Liên hợp quốc NĐ Nghị định NXB Nhà Xuất bản QH Quốc hội TNGT Tai nạn giao thông TT Thông tư TTATGT Trận tự an toàn giao thông UBND Uỷ ban Nhân dân UBTVQH Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Viết tắt Viết đầy đủ WHO Tổ chức Y tế thế giới
  7. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trật tự, an toàn giao thông của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng trong những năm gần đây đang đặt ra vô cùng nhiều vấn đề nan giải đối với bất kỳ người có trách nhiệm nào, đặc biệt là các nhà quản lý [2]. Tai nạn giao thông là một nỗi ám ảnh và để lại rất nhiều hậu quả đau lòng, tình trạng ùn tắc giao thông là vô cùng nghiêm trọng, diễn biến ngày càng phức tạp gây ra rất nhiều hậu quả năng nề cho toàn xã hội. Là một thành phố lớn - Thủ đô của một đất nước đang phát triển, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều vấn đề cần giải quyết cả về mặt xã hội, về các vấn đề xây dựng, vấn đề quy hoạch, vấn đề pháp lý. ADPL trong lĩnh vực an toàn giao thông ở Hà Nội là một trong những vấn đề cần được quan tâm, cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn để có những giải pháp giúp cho hoạt động này trở nên thực sự có hiệu quả. Thời gian gần đây, vấn đề trật tự an toàn giao thông (TTATGT) ở thành phố Hà Nội đã trở thành một hiện tượng được đặc biệt quan tâm từ nhiều phía. nhất là dân cư nội thành, của các du khách khi đến với Hà Nội. Không chỉ như vậy, tai nạn và tắc nghẽn giao thông của Hà Nội còn mang đến cho dân cư Hà Nội những bức xúc, lãng phí và ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt, sức khỏe của con người do môi trường không khí bị nhiễm bụi, khí thải, mất thời gian chờ đợi, các phương tiện mất quá nhiều nhiên liệu khi lưu thông ở Hà Nội làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường vốn đã rất nặng nề ở thành phố này [2]. Hơn nữa, tai nạn và ùn tắc giao thông ở Hà Nội đã làm hạn chế đi rất nhiều cơ hội cho sự phát triển. Ngoài việc là Thủ đô một quốc gia - một trung tâm chính trị của cả nước, Hà Nội còn luôn được coi là một trung tâm kinh tế, văn hóa, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Vì vậy, có rất nhiều nguồn lực có thể đầu tư vào đây để phát triển toàn diện kinh tế, xã 1
  8. hội, môi trường văn hóa, du lịch, dịch vụ… Nhưng tai nạn và ùn tắc giao thông đã làm cho các nhà đầu tư phải thực sự cân nhắc khi đầu tư vào Hà Nội. Công tác bảo đảm TTATGT cũng còn nổi lên một số tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục, đó là: tai nạn giao thông tuy được kiềm chế và giảm nhưng số người chết do tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; tình trạng vi phạm các quy định về TTATGT vẫn còn khá phổ biến mà chưa được xử lý kịp thời; ùn tắc giao thông kéo dài vẫn là vấn đề phức tạp; công tác điều tra cơ bản làm còn hạn chế, công tác nắm tình hình, dự báo tình hình còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; việc chấp hành chế độ báo cáo ở một số đơn vị, địa phương chưa nghiêm, chưa đúng thời gian quy định, chất lượng báo cáo chưa bảo đảm. Việc xây dựng và triển khai các kế hoạch tuyên truyền chuyên đề để định hướng dư luận còn chậm, thiếu nhạy bén, nhất là đối với các vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm; Công tác thanh tra kiểm soát (TTKS), xử lý vi phạm có nơi, có lúc chưa thực sự quyết liệt; hiệu quả TTKS, xử lý vi phạm còn thấp; Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) còn hạn chế; việc phối hợp giữa cảnh sát giao thông (CSGT) với Cảnh sát điều tra (CSĐT) trong công tác điều tra, giải quyết TNGT có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ dẫn đến quá trình điều tra, giải quyết gặp nhiều khó khăn; Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm chưa tương xứng với tình hình phức tạp và chủ yếu là thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát hoặc phối hợp với các lực lượng khác [5]. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác bảo đảm TTATGT cho một số địa phương, một số tuyến nhưng chưa được quan tâm thực hiện nghiêm túc nên hiệu quả chưa cao, nhất là trong lĩnh vực giám sát, xử lý vi phạm hành chính. Việc ADPL trong lĩnh vực TTATGT ở Hà Nội cần được nghiên cứu thấu đáo: về quy hoạch giao thông, tổ chức giao thông và xử lý vi phạm. Khá nhiều trường hợp ùn tắc và tai nạn giao thông xảy ra do khâu tổ chức giao 2
  9. thông chưa hợp lý. Cùng một con phố, cảnh ùn tắc kéo dài, gây bức xúc cho người tham gia giao thông, nhưng chỉ cần tổ chức lại, phân luồng hợp lý, tín hiệu giao thông bố trí hợp lý là giao thông lại thông suốt. Việc thực hiện pháp luật trong xây dựng đường xá cũng là vấn đề được người dân quan tâm. Nhiều công trình kéo dài thời gian, đội vốn, cản trở giao thông, gây tai nạn giao thông... Vấn đề xây dựng những luận cứ khoa học cho hoạt động ADPL nói chung cũng như ADPL trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông ở Hà Nội nói riêng một cách chính xác, có hiệu quả trở nên hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là đề tài mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thự tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mụchđícuhnggui ênghcứu Mục đích của nghiên cứu là trên cơ sở phân tích thực trạng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, tìm ra được các các căn cứ khoa học nhằm xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ADPL trong lĩnh vực TTATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án: những công trình nghiên cứu ở Việt Nam và ở nước ngoài để từ đó đặt vấn đề tiếp tục nghiên cứu; - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật và hình thức quan trọng của thực hiện pháp luật là ADPL trong lĩnh vực TTATGT đường bộ ở Hà Nội; - Nghiên cứu về thực hiện pháp luật trong việc quy hoạch giao thông, tổ chức giao thông và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Hà Nội; 3
  10. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả về ADPL bảo đảm TTATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1.hĐối htượng nghiên cứu Thực trạng áp dụng pháp luật trong bảo đảm TTATGT đường bộ ở Hà Nội; các vấn đề lý luận về ADPL, thực tiễn ADPL trong lĩnh vực TTATGT thông đường bộ; kinh nghiệm ADPL trong việc bảo đảm TTATGT đường bộ ở thủ đô một số nước trên thế giới, bài học đối với Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận ADPL trong việc bảo đảm TTATGT đường bộ. Về không gian: trên địa bàn thành phố Hà Nội được nghiên cứu trong luận án là các quận nội thành và khu vực giáp ranh. Luận án không nghiên cứu về TTATGT địa bàn các huyện ngoại thành cũng như các quận, thị xã được sáp nhập vào Hà Nội từ Hà Tây cũ. Về thời gian: khoảng 20 năm trở lại đây. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1.hPuươngghpuáphluận Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài. Luận án sử dụng các quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm chỉ đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về tính tối cao của luật, về thực hiện pháp luật. 4.2.hPuươngghpuáphnggui ênghcứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án là: - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong cả ba chương 4
  11. (Chương 2, 3, 4) để phân tích, khái quát các vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực trạng, đề xuất giải nâng cao hiệu quả ADPL trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở Hà Nội; - Phương pháp hệ thống được sử dụng chủ yếu tại Chương 2 và Chương 3 nhằm phân tích, hệ thống hóa các vấn đề nghiên cứu đặt ra của ADPL trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. - Phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 của luận án khi đề cập tới những công trình nghiên cứu, những bài viết TTATGT ở thủ đô một số nước trên thế giới để so sánh, rút ra những giá trị tham khảo để từ đó định hướng những giải pháp nâng cao hiệu quả ADPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phương pháp lịch sử được sử dụng trong tất cả các chương của luận án để phân tích, đánh giá thực trạng giao thông đường bộ ở Hà Nội cũng như nâng cao hiệu quả ADPL trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. - Phương pháp thống kê được sử dụng trong Chương 3 của luận án khi đánh giá thực trạng giao thông ở Hà Nội. - Phương pháp khái quát hóa được sử dụng trong Chương 4 của luận án nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ADPL trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tới. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án đã có những đóng góp mới về khoa học về ADPL trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thứ nhất, việc ADPL trong bảo đảm TTATGT đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội không chỉ nói về hoạt động ADPL của các lực lượng trực tiếp điều tiết giao thông, xử lý vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ mà còn bao quát cả việc ADPL trong quy hoạch giao thông, tổ chức giao thông, ADPL trên nền tảng công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công 5
  12. nghiệp lần thứ tư. Thứ hai, Luận án đã nghiên cứu một cách động bộ sự phối hợp giữa các lực lượng cánh sát giao thông và các lực lượng khác của Công an thành phố Hà Nội trong điều tiết, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông vốn đa dạng và phức tạp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thứ ba, Luận án đã nêu các giải pháp đồng bộ trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đặc biệt là phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông cho những người nước ngoài làm việc, sinh sống ở Hà Nội và khách du lịch đến từ các địa phương, các nước khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1.hÝhngguĩa lý luận - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ, đưa ra cách nhìn toàn diện, sâu sắc, khoa học và thực tiễn hơn về lý luận ADPL trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục nâng cao hiệu quả ADPL bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6.2.hÝhngguĩ htuực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đồng thời, luận án cũng là nguồn tham khảo cho các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc tổ chức thực hiện pháp luật liên quan đến quản lý cán bộ, công chức. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án bao gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài; 6
  13. Chương 2: Những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội 7
  14. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấnghđề lý luận về áp dụng pháp luậthtrangghlĩnguhvực trật tự anghtaànghgi ahtuôngghđường bộ Trước hết, về lý luận, có thể kể đến các giáo trình về lý luận về Nhà nước và pháp luật của các trường đại học: Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Huế... [19, 34, 35, 77]. Các giáo trình này đã tiếp cận một cách khá đơn giản về thực hiện và ADPL, trong đó, thực hiện pháp luật được hiểu là hoạt động, hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật phù hợp với các quy định của pháp luật, ADPL được hiểu “là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực của Nhà nước do các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền thực hiện nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Trong tất cả các giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của cơ sở đào tạo và nghiên cứu này đều đề cập đến vấn đề thực hiện và ADPL nhất là trong thời gian gần đây. Các nghiên cứu ngày càng có sự toàn diện và có chiều sâu. Trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật phát hành năm 2005, (Chủ biên Hoàng Thị Kim Quế- NXB Đại học Quốc gia) [19], vấn đề thực hiện và ADPL đã được tiếp cận đầy đủ hơn về các vấn đề như khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật, các trường hợp cần ADPL, khái niệm ADPL (gồm cả định nghĩa, đặc điểm của áp dụng pháp luật), kết quả của ADPL, các giai đoạn của ADPL. Ngoài ra, giáo trình này cũng đưa ra vấn đề có liên quan là ADPL tương tự. Trong giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật năm 2005, thực hiện pháp luật được hiểu là: “một quá trình hoạt động có mục đích 8
  15. làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp luật” (34, tr 494). ADPL thì được định nghĩa là: “hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể” [34, tr 503]. ADPL có các loại hình như sau: 1) Về đối tượng điều chỉnh pháp luật (theo ngành luật)- luật hiến pháp, pháp luật hình sự, luật hành chính...; Về chủ thể áp dụng pháp luật - hành vi của người đứng đầu nhà nước, của các cơ quan tư pháp, cơ quan công tố...; Về giá trị pháp lý: Văn bản cá biệt (quyết định xử phạt hành chính, bản án)...; Về hình thức văn bản: Văn bản áo dụng pháp luật, hành vi pháp lý, tuyên bố bằng lời nói..; Về hiệu lực về thời gian- áp dụng một lần (thí dụ phạt tiền) và cũng có thể kéo dài (thí dụ quy định về trợ cấp hưu trí); Về tính chất- quy định nghĩa vụ, trách nhiệm, quy định cấm, ủy quyền...; Về chức năng điều chỉnh pháp luật- bảo về pháp luật, điều chỉnh hành vi.. Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật phát hành năm 2010, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật phát hành năm 2016 của Trường Đại học Luật Hà Nội [77] cũng đều đề cập đến vấn đề thực hiện pháp luật và ADPL với tư cách là những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học pháp lý. Các nội dung của vấn đề thực hiện và ADPL cũng được đề cập và có sự phát triển nhất định như khái niệm (gồm định nghĩa, đặc điểm) thực hiện và ADPL, các trường hợp cần ADPL, các giai đoạn của ADPL, kết quả của ADPL (các quyết định áp dụng pháp luật), trong đó, các trường hợp cần ADPL đã được cụ thể hơn do sự phát triển của đời sống xã hội với nhiều tình huống phát sinh. Trong các giáo trình này, thực hiện pháp luật được tiếp cận 9
  16. tương tự như Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật Đại học Quốc gia 2005 là “hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp luật” [35, tr 468]. Nhưng ADPL lại được định nghĩa một cách rất đơn giản là “hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật thành quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức trong các trường hợp cụ thể” [35, tr 409]. Nhà khoa học Nga....phân tích khái niệm áp dụng pháp luật rất rõ: Áp dụng pháp luật (правоприменение)- một trong những hình thức thi hành pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực của các cơ quan nhà nước và người được ủy quyền để đảm bảo việc thực thi pháp luật. Các dấu hiệu cơ bản của áp dụng pháp luật: hoạt động được thực hiện bởi ý chí đơn phương của cơ quan và cá nhân có thẩm quyền; Là một loại của hoạt động quản lý nhà nước ; Là hoạt động có tổ chức, nghĩa là tổ chức thực hiện pháp luật trong một tình huống cụ thể cho các cá nhân cụ thể; Hoạt động có tính thủ tục, nghĩa là, được thực hiện theo các hình thức thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật; Xác định đúng, nghĩa là chỉ định (cá nhân hóa) quy tắc hành vi chung (quy tắc pháp luật) trực tiếp cho trường hợp này; Có tính quyền lực, nghĩa là, nó chỉ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ: các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương); Được bảo đảm, nghĩa là đảm bảo việc thực hiện quyền của bên thứ ba. Áp dụng pháp luật có các giai đoạn sau: Xác định cơ sở thực tế của vụ việc; Xác định cơ sở pháp lý của vụ việc; Quyết định xử lý vụ việc. Ở giai đoạn đầu tiên, việc thu thập và phân tích tất cả các tài liệu thực tế đáng tin cậy (thông tin có liên quan về mặt pháp lý) liên quan đến sự kiện pháp lý được thực hiện để xác định sự thật khách quan trong trường hợp cụ thể. Ở giai đoạn thứ hai, đánh giá pháp lý được đưa ra đối với tài liệu thực tế của vụ việc trên 10
  17. cơ sở lựa chọn ngành luật liên quan và quy phạm pháp luật, giải thích văn bản pháp luật. Ở giai đoạn thứ ba, một quyết định được đưa ra cho vụ việc (phải hợp lý, hợp pháp, nhanh chóng, công bằng). Văn bản áp dụng luật là văn bản cá biệt do một chủ thể được ủy quyền ban hành, quyết định đối một trường hợp pháp lý cụ thể [89, tr. 24]. Về thực hiện pháp luật, Tạp chí Luật học có riêng một số dành cho chuyên đề về thi hành pháp luật (Số chuyên đề Tháng 9- 2009). Đây là một tài liệu bàn tương đối sâu về một số vấn đề về thực hiện pháp luật. Trong số chuyên đề này, các chuyên đề bàn khá kỹ về các vấn đề lý luận như: Bàn về khái niệm thi hành pháp luật của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồi [29], Hiệu quả thi hành pháp luật của Tiến sĩ Nguyễn Minh Đoan [22], Các yếu tố bảo đảm thi hành pháp luật của PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh [46], Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật của Bùi Xuân Phái [61], hay các vấn đề thực tiễn thi hành pháp luật như: Bàn về phạm vi, nội dung theo dõi chung việc thi hành pháp luật và trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo dõi chung về thi hành pháp luật của Nguyễn Quốc Việt [83], Hoạt động giám sát thi hành pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của Đỗ Duy Thường [75], Thực tiễn công tác theo dõi thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân- Một số kiến nghị của Sở tư pháp Hà nội. Bên cạnh đó, Tạp chí Tòa án nhân dân (kỳ II, Tháng 4-2012) có bài Một số kiến nghị về quy định và áp dụng chế tài pháp luật ở Việt Nam hiện nay của PGS. TS Nguyễn Minh Đoan, trong đó tác giả nhấn mạnh về ý nghĩa của các biện pháp chế tài nói chung, nhận xét về chế tài pháp luật ở Việt Nam và việc áp dụng chúng, đồng thời đưa ra một số kiến nghị có giá trị tham khảo cao [23]. Về sách chuyên khảo, năm 2009, NXB Tư pháp đã phát hành cuốn chuyên khảo "Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay- một số vấn đề lý luận 11
  18. và trực tiễn" (chủ biên Nguyễn Thị Hồi). Chuyên khảo này có sự tham gia của nhiều nhà khoa học về nhiều lĩnh vực khác nhau trong lĩnh vực luật học với nhiều vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn chuyên sâu như: Khái niệm ADPL, quy trình ADPL, quyết định ADPL, ADPL tương tự, ADPL trong lĩnh vực hình sự, ADPL trong lĩnh vực dân sự, ADPL trong lĩnh vực hành chính, ADPL trong lĩnh vực thương mại, trong lĩnh vực lao động, lĩnh vực thuế, hôn nhân gia đình và ADPL nước ngoài… [30]. Trong tài liệu này, thực hiện pháp luật được định nghĩa là “hành vi (hành động hoặc không hành động) hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật” (30, tr.16). Đây là chuyên khảo đáng tham khảo phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu đề tài. Liên quan đến ADPL là vấn đề trách nhiệm pháp lý có cuốn Trách nhiệm pháp lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay (chủ biên Nguyễn Minh Đoan, NXB Hồng Đức, 2013). Trong chuyên khảo này, vấn đề trách nhiệm đối với công chức được đặt ra và giải quyết ở nhiều góc độ, trong đó có nói tới năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn khi ADPL. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luậthtrangghlĩnguhvực gi ahtuôngghđường bộ Cuốn Một số vấn đề về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đuờng bộ – NXB Chính trị quốc gia, (2002) với sự hợp tác của các tác giả Trần Văn Luyện, Trần Sơn, Nguyễn Văn Chính [45]. Nghiên cứu quy hoạch tổng thể về an toàn giao thông đường bộ tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2020 là một trong những nghiên cứu bài bản và toàn diện được thực hiện bởi chuyên gia cả trong nước và nước ngoài, tài trợ bởi JICA, hoàn thành năm 2009 [55]. Nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng hiện tại như chính sách và thể chế về an toàn giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống cấp phép lái xe, kiểm định 12
  19. phương tiện giao thông vận tải và quản lý hoạt động vận tải, cưỡng chế, giáo dục về an toàn giao thông, cấp cứu y tế. Trên cơ sở này, nghiên cứu đã đề xuất 6 nhóm giải pháp quan trọng để nâng cao an toàn giao thông, bao gồm phát triển môi trường đường an toàn, lái xe an toàn và phương tiện an toàn, duy trì trật tự đường bộ, phát triển giáo dục và tuyên truyền, hệ thống cấp cứu y tế và trợ giúp nạn nhân tai nạn, thể chế và nguồn lực. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa chỉ ra được đối tượng, phạm vi, lộ trình áp dụng, trong điều kiện hạn chế về nguồn lực. Ngoài ra, do đối tượng khác nhau nên tác dụng, sự cần thiết của các giải pháp cũng khác nhau, nếu không làm rõ được vấn đề này, các giải pháp trên sẽ rơi vào tình trạng treo, tính khả thi thấp. Ngoài ra nghiên cứu này hầu như chưa đưa ra được các giải pháp pháp lý, trong đó có hoạt động ADPL, nhất là trong lĩnh vực trật tự giao thông đường bộ. Các bài viết Các giải pháp đồng bộ về cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ Việt Nam (Tạp chí Giao thông vận tải số 11/2014) và Những giải pháp đồng bộ về nhân tố con người nhằm nâng cao an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam (tạp chí Giao thông vận tải, số 12/2014 của tác giả Nguyễn Ngọc Thạch [47, 36]; Tìm hiểu hoạt động của lực lượng Cảnh sát giao thông trong công tác tổ chức điều khiển giao thông đường bộ, Chuyên đề An toàn giao thông - Tạp chí Cảnh sát nhân dân, Số 2/2016 – Nghiên cứu này hướng tới các hoạt động tổ chức điều khiển giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông có khai thác sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học: khoa học về tổ chức, về quản lý điều hành, về giao thông vận tải, về kỹ thuật an toàn giao thông với các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại, cơ khí hóa, tự động hóa… nhằm góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, làm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông ở các đô thị và địa bàn giao thông trọng điểm nên có ý nghĩa quan trọng trong công tác thực tiễn của lực lượng cảnh sát giao 13
  20. thông cũng như ý nghĩa trên phương diện lý luận nghiệp vụ của cảnh sát giao thông có liên quan đến hoạt động ADPL [76, tr17]. Nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông - Chuyên đề An toàn giao thông - Số 4/2016, Tạp chí Cảnh sát nhân dân [47] - Đây là một nghiên cứu chuyên đề xác định cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự an toan giao thông đường bộ liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ - một hoạt động ADPL quan trọng trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. Kết quả nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho việc xử lý vi phạm pháp luật khi áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông nên cũng là một tài liệu tham khảo tốt cho quá trình nghiên cứu đề tài và có một số nội dung có thể tiếp tục nghiên cứu và phát triển được trong luận án. Các tác giả nước ngoài đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến ADPL trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các thành phố lớn. Trong Bài viết của Vukan R. và Vuchik. "Hệ thống giao thông đô thị và công nghệ" Inc., 2007 (Vukan R. Vuchik. Urban transit system and technology. John Willey and sons. Inc., 2007) [87] các tác giả đã đề xuất các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông ở London trên cư sở áp dụng các thành tựu của công nghệ. Đó là công nghệ thông tin kết nối, công nghệ định vị vệ tinh và thông báo về tình trạng giao thông cho các phương tiện giao thông ở các thành phố lớn nhằm tránh ùn tắc, rủi ro và tạo giao thông thông thoáng khí các phương tiện giao thông được hướng dẫn kịp thời. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1