intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

24
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các vấn đề lý luận về chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự, quy định pháp luật TTHS và thực tiễn thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự đưa ra những giải pháp hoàn thiện lý luận và góp phần bảo đảm thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự đúng đắn, hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Trần Ngọc Minh CHỨC NĂNG BUỘC TỘI TRONG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. Võ Khánh Vinh 2. PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh Hà Nội - năm 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 10 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 12 1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn 24 đề luận án tiếp tục nghiên cứu 1.4. Giả thuyết nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu 27 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG BUỘC 30 TỘI TRONG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò và ý nghĩa của chức năng buộc tội 30 trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự 2.2. Nguyên tắc, nội dung, chủ thể của chức năng buộc tội trong khởi tố, 52 điều tra vụ án hình sự 2.3. Quy định pháp luật về chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ án 68 hình sự của một số nước trên thế giới và ý nghĩa đối với tố tụng hình sự Việt Nam 2.4. Các yếu tố tác động đến chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ 80 án hình sự Chương 3. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ 84 THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG BUỘC TỘI TRONG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM 3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về chức năng buộc tội trong khởi 84 tố, điều tra vụ án hình sự 3.2. Thực tiễn thực hiện chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ án 122 hình sự ở Việt Nam Chương 4. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN 147 ĐÚNG CHỨC NĂNG BUỘC TỘI TRONG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 4.1. Yêu cầu thực hiện đúng chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ 147 án hình sự 4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện đúng chức năng buộc tội trong khởi tố, 157 điều tra vụ án hình sự Kết luận 182 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 184 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 186 PHỤ LỤC 197
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự BLHS Bộ luật hình sự BPNC Biện pháp ngăn chặn CNBC Chức năng bào chữa CNBT Chức năng buộc tội CNTT Chức năng tố tụng CNXX Chức năng xét xử CQĐT Cơ quan điều tra CTBT Chủ thể buộc tội ĐTV Điều tra viên KSV Kiểm sát viên HĐXX Hội đồng xét xử NCS Nghiên cứu sinh TA Tòa án TTHS Tố tụng hình sự VAHS Vụ án hình sự VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lý luận Tố tụng hình sự (TTHS) chỉ ra rằng bất kỳ một hệ thống TTHS nào cũng bao gồm những yếu tố cơ bản nằm trong mối quan hệ tổng thể, đóng vai trò là hệ thống xương sống của TTHS, bao gồm: Mục đích của TTHS; các nguyên tắc cơ bản của TTHS; các chức năng của TTHS, địa vị pháp lý của các chủ thể trong TTHS; các giai đoạn TTHS; chứng cứ và chứng minh trong TTHS. Chức năng TTHS là những phương diện hoạt động chủ yếu định hướng cho các hoạt động TTHS nhằm giải quyết vụ án hình sự (VAHS) một cách đúng đắn, khách quan, toàn diện, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia vào quá trình TTHS. Chức năng TTHS là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ và phân định rõ ràng, hợp lý các chức năng tố tụng (CNTT) là cơ sở để xác định vị trí, vai trò, phạm vi của từng chức năng trong sự vận hành của TTHS, góp phần khắc phục tình trạng chồng chéo trong việc thực hiện các CNTT, tình trạng không thực hiện đúng, không thực hiện hết chức năng của các chủ thể trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hiện nay, có nhiều quan điểm về chức năng của TTHS song nhìn chung phần lớn các nghiên cứu đều thống nhất về những chức năng cơ bản của TTHS bao gồm 3 chức năng: Chức năng buộc tội (CNBT), chức năng gỡ tội hay chức năng bào chữa (CNBC) và chức năng xét xử (CNXX). Trong các CNTT, CNBT là một trong những chức năng cơ bản và có tầm quan trọng đặc biệt, là cơ sở xuất hiện CNBC và CNXX. Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận, còn tồn tại nhiều quan điểm khoa học không thống nhất về CNBT: nội dung, phạm vi, vị trí, mối quan hệ của CNBT với các chức năng khác của TTHS, cũng như các chủ thể của CNBT. Có những quan điểm cho rằng CNBT chỉ xuất hiện trong giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử, thẩm quyền thực hiện CNBT chỉ thuộc về Viện kiểm sát (VKS), mà chưa đánh giá đúng việc thực hiện chức năng này trong giai đoạn khởi tố, điều tra VAHS và sự tham gia của các chủ thể buộc tội (CTBT) khác như Cơ quan 1
  6. điều tra (CQĐT), Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra... Giai đoạn khởi tố, điều tra VAHS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình giải quyết VAHS, trong đó, các cơ quan có thẩm quyền thu thập chứng cứ để xác định dấu hiệu của tội phạm, xác định tội phạm, người thực hiện tội phạm và những vấn đề khác có liên quan đến việc giải quyết đúng đắn VAHS. Trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng các chứng cứ thu thập được để bắt đầu thực hiện CNBT theo thẩm quyền của mình. Do vậy, nếu không có quá trình thực hiện CNBT trong giai đoạn khởi tố, điều tra thì không thể có CNBT trong những giai đoạn tố tụng tiếp theo. Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) đã quy định khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS, như: nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể thực hiện CNBT; trình tự, thủ tục tố tụng liên quan đến thực hiện CNBT; việc bảo đảm quyền con người trong quá trình thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS… Tuy nhiên, quy định của BLTTHS hiện hành về CNBT trong những giai đoạn này vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: chưa xác định rõ các chủ thể của CNBT, chưa phân định rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện CNBT với chủ thể thực hiện các chức năng khác trong TTHS; chưa xác định rõ nội dung, phạm vi CNBT; vị trí của các chủ thể thực hiện CNBC so với các chủ thể thực hiện CNBT chưa có sự tương xứng để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được thực hiện hiệu quả. Và đặc biệt, chưa có lý luận đầy đủ, hệ thống về CNBT nói chung và CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS nói riêng. Chính điều này đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như yêu cầu bảo vệ quyền con người trong TTHS, đặc biệt là quyền con người của người bị buộc tội. Thực tế cho thấy, việc thực hiện CNBT trong giai đoạn khởi tố, điều tra VAHS hiện nay chưa phát huy hết hiệu quả trong việc phát hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác mọi tội phạm, vẫn còn tình trạng buộc tội oan, sai trong khởi tố, điều tra, bắt, giam giữ, bức cung, mớm cung, nhục hình, tình trạng bỏ lọt tội phạm, trả hồ sơ điều tra bổ sung, đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra khi không đủ chứng cứ để buộc tội dẫn 2
  7. đến việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tư pháp còn có những hạn chế nhất định như: trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp dẫn đến những sai phạm trong quá trình tiến hành tố tụng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc các chủ thể có thẩm quyền chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS, chưa xác định đúng vị trí, vai trò của mình trong quá trình thực hiện chức năng này. Thực tế đó đòi hỏi công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm phải luôn quan tâm đến CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Thời gian qua, đã có nhiều công trình khoa học, diễn đàn nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau của CNBT trong TTHS. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về CNBT nói chung và CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS nói riêng. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ những vấn đề nêu trên là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thiện pháp luật TTHS của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới: Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính;...[3, tr. 3]. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài “Chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự” làm luận án tiến sĩ, nhằm làm rõ những vấn 3
  8. đề lý luận và thực trạng thực hiện CNBT trong giai đoạn khởi tố, điều tra VAHS, trên cơ sở đó đề ra giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS theo tinh thần cải cách tư pháp và một số giải pháp khác góp phần thực hiện đúng chức năng này trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS, quy định pháp luật TTHS và thực tiễn thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS đưa ra những giải pháp hoàn thiện lý luận và góp phần bảo đảm thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS đúng đắn, hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục đích trên, đề tài phải giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau: - Nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. - Phân tích, làm rõ lý luận về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò, ý nghĩa, nội dung, chủ thể, nguyên tắc, những yếu tố tác động đến CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS. - Khảo sát, đánh giá các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS. - Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS tại Việt Nam. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện lý luận, quy định pháp luật và góp phần thực hiện hiệu quả CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS; quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về CNBT và thực tiễn thực hiện 4
  9. CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS; khảo sát quy định của pháp luật TTHS Việt Nam và thực tiễn thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS tại Việt Nam để minh chứng cho những luận điểm khoa học trong phần lý luận. Để bảo đảm yêu cầu bảo mật, Luận án không khảo sát thực tiễn thực hiện CNBT đối với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Về chủ thể: Đề tài tập trung khảo sát thực tiễn thực hiện CNBT của hai chủ thể thực hiện CNBT chủ yếu trong giai đoạn khởi tố, điều tra VAHS là CQĐT và VKS, không khảo sát thực tiễn thực hiện CNBT của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các CTBT không mang tính nhà nước. Về thời gian, địa bàn: Về thời gian: Đề tài khảo sát quy định của pháp luật TTHS về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS từ năm 1988 (thời điểm từ khi có BLTTHS năm 1988 - BLTTHS đầu tiên của Việt Nam) đến năm 2023. Về thực tiễn thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS, luận án khảo sát trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2013 (từ khi có Hiến pháp năm 2013) đến hết năm 2022. Về địa bàn: Đề tài khảo sát thực tiễn thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS trên phạm vi cả nước. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án 4.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay, NCS đã vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích và làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu đặt ra từ đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng các 5
  10. phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của Luận án. Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung luận án như: luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết được đăng trên các tạp chí, hội thảo trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và một số nước trên thế giới, báo cáo tổng kết của VKSND tối cao, báo cáo tổng kết của Cục V03 Bộ Công an…, NCS đã tiếp thu và kế thừa những luận điểm phù hợp về lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung đề tài, đồng thời, trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu, NCS tiếp tục đưa ra những luận điểm khoa học để hoàn thiện các vấn đề lý luận của đề tài mà các công trình trước đó chưa đề cập đến. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của Luận án. Trong chương 1, NCS sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp những kết quả đạt được, những điểm chưa đạt được trong các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Trong chương 2, phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận, các luận điểm khoa học của các chuyên gia ở trong và ngoài nước, từ đó đưa ra kết luận khoa học riêng của đề tài. Trong chương 3 và chương 4, phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp các quy định của pháp luật TTHS cũng như thực tiễn thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS. Sau đó liên kết những vấn đề đã phân tích để có nhận thức đầy đủ, toàn diện theo cách tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học nhằm xây dựng các khái niệm, đánh giá được thực trạng, đưa ra những giải pháp hoàn thiện lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 1 và chương 3. Trong chương 1, phương pháp này được sử dụng để thống kê và hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó, NCS có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu đối với các vấn đề liên quan đến đề tài. Trong chương 3, NCS sử dụng phương pháp này để làm rõ thực tiễn thực hiện CNBT thông qua việc thống kê các số liệu liên quan đến hoạt động buộc tội của các CTBT trong khởi tố, điều tra VAHS như: số lượng tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố 6
  11. do các cơ quan có thẩm quyền thụ lý, giải quyết; số lượng vụ án do cơ quan có thẩm quyền khởi tố sau khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; số lượng các vụ án, số lượng bị can bị khởi tố do các chủ thể khác nhau thực hiện; số lượng các vụ án, số lượng bị can kết thúc điều tra và đề nghị truy tố; số lượng vụ án, số lượng bị can được VKS truy tố; số lượng các vụ án, số bị can bị trả hồ sơ điều tra bổ sung; số lượng các vụ án, số bị can bị tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra;… - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng trong chương 3, sử dụng số liệu thống kê của các cơ quan quản lý việc thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự như VKS nhân dân tối cao, Cục V03 Bộ Công an,…nhằm tìm hiểu, đánh giá về thực tiễn quy định cũng như hoạt động thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn các chuyên gia để đàm thoại, trao đổi các vấn đề lý luận, đặc biệt là các kinh nghiệm trong thực tiễn thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong chương 2 và chương 3 nhằm so sánh, đối chiếu các quan điểm lý luận của các công trình có liên quan; so sánh các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam và các nước trên thế giới, giữa các quy định trong pháp luật TTHS Việt Nam ở những thời điểm khác nhau, so sánh, đối chiếu các số liệu có liên quan đến thực tiễn hoạt động buộc tội của các CTBT. - Phương pháp nghiên cứu điển hình: sử dụng trong chương 3 thông qua việc phân tích các ví dụ, tình huống điển hình để minh chứng cho các luận điểm được ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS tại Việt Nam, đồng thời, Luận án cũng đưa ra những giải pháp có ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện hiệu quả CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS. Cụ thể như sau: Thứ nhất, Luận án đưa ra hệ thống lý luận khoa học về CNBT trong khởi tố, điều 7
  12. tra VAHS góp phần làm phong phú và hoàn thiện hệ thống lý luận khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, luật TTHS nói riêng. - Luận án đã xây dựng hệ thống khái niệm như: khái niệm TTHS tiếp cận trên phương diện CNTT, khái niệm chức năng TTHS, CNBT, CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS. - Luận án đã phân tích rõ vị trí, vai trò của CNBT xét trong mối quan hệ với các yếu tố cơ bản của TTHS như: mục đích, nguyên tắc của TTHS, mô hình TTHS, địa vị pháp lý của các chủ thể TTHS; vị trí, vai trò của CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS với các CNTT khác và với CNBT trong giai đoạn truy tố, xét xử. - Luận án đã xác định rõ phạm vi thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS, đưa ra những căn cứ, lập luận xác định CNBT không chỉ xuất hiện trong giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử mà còn xuất hiện trong giai đoạn khởi tố, điều tra VAHS. - Luận án đã xác định rõ hệ thống CTBT, chủ thể bị buộc tội, đưa ra căn cứ, lập luận xác định CTBT không chỉ có VKS mà còn có sự tham gia của những chủ thể khác như CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra… - Luận án đã xác định rõ nội dung của CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS bao gồm toàn bộ hoạt động buộc tội của các CTBT, đặc biệt là các hoạt động của các CTBT mang tính Nhà nước. Thứ hai, Luận án đưa ra cái nhìn về thực tiễn trong việc thực hiện CNBT thông qua việc khảo sát thực tiễn pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS. - Luận án đã phân tích, đánh giá các ưu, nhược điểm của các quy định pháp luật TTHS về các vấn đề có liên quan đến CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS từ năm 1988 đến nay. - Luận án đã phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS của CQĐT và VKS. - Trên cơ sở, phân tích, đánh giá quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS, Luận án đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS. 8
  13. Thứ ba, Luận án đưa ra các yêu cầu và các nhóm giải pháp nhằm góp phần thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS tại Việt Nam được đúng đắn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. - Luận án đã phân tích các yêu cầu bảo đảm thực hiện đúng CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS. - Luận án đã đưa ra những nhóm giải pháp thiết thực, đặc biệt là các giải pháp về pháp luật, trong đó kiến nghị sửa đổi các điều luật cụ thể liên quan đến CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS như: phân định các chủ thể tố tụng theo CNTT, xác định rõ vai trò của các CTBT, hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn, các biện pháp thu thập chứng cứ thực hiện CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Luận án đã bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về TTHS nói riêng và lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung. Luận án là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập về khoa học luật TTHS. Những kết quả nghiên cứu của Luận án, đặc biệt là các giải pháp của Luận án đưa ra có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả trong thực tiễn thực hiện CNBT trong giai đoạn khởi tố, điều tra VAHS, đặc biệt là việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, đáp ứng các yêu cầu của cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay. 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận án được kết cấu thành 4 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Những vấn đề lý luận về chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Chương 3: Thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam. Chương 4: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm thực hiện đúng chức năng buộc tội trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự. 9
  14. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Các công trình nghiên cứu về CNTT của Nga điển hình như: “Buộc tội nhà nước tại phiên tòa” của V.M.Xavitxki (1971), “Tố tụng hình sự Xô Viết” của M.A.Chen Xốp (1978), “Bản chất của luật tố tụng hình sự Xô Viết” của P.X.Enkind (1985). Các công trình nghiên cứu này có đề cập nghiên cứu một số vấn đề mang tính nền tảng, lý luận cơ bản về khái niệm chức năng của TTHS, CNTT và tranh tụng, vị trí và vai trò của các chức năng TTHS. Cuốn “Giáo trình Tố tụng hình sự” của K.Grusencô (2000) đã đi vào phân tích cụ thể nội dung của CNBT, sự hình thành CNBT trong giai đoạn điều tra. Bên cạnh đó, còn khẳng định vai trò của CQĐT trong việc thực hiện sự buộc tội. Các công trình tiêu biểu ở Mỹ, Anh và một số nước Châu Âu về CNTT bao gồm: “Đặt lại vấn đề về chức năng của Tố tụng hình sự” của Peter Arenella, Mỹ (1983), “Mô hình và chức năng của TTHS Trung Quốc” của Stanley Lubman (Tạp chí Luật, Columbia, 1979), hoặc tác phẩm “Mục đích của nền tư pháp hình sự” của Richard Garside (Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và công lý, Anh, 2008). Các công trình này chủ yếu đề cập nghiên cứu chức năng của TTHS theo từng mô hình tố tụng và đặt lại vấn đề liệu các chức năng của TTHS có phải chỉ bao gồm 3 chức năng chính là CNBT, CNBC, CNXX hay không. Một số công trình nghiên cứu về các cơ quan công tố và hoạt động công tố như: Luận án “Công tố viên trong Tố tụng hình sự của Liên bang Nga: Hệ thống chức năng và quyền hạn” của tác giả Tushev, Aleksandr Aleksandrovich. Luận án đã phân tích sự cần thiết phải có sự tham gia của công tố viên vào quá trình tố tụng; làm rõ chức năng, quyền hạn của công tố viên trong TTHS, trong đó có chức năng, quyền hạn của công tố viên trong các giai đoạn trước khi xét xử của quá trình tố tụng; Luận án“Quyền hạn của công tố viên và việc thực hiện chúng trong quá trình tranh tụng” của tác giả Trofimov, Vyacheslav Olegovich. Luận án đã phân tích làm rõ khái niệm 10
  15. và nội dung quyền hạn của công tố viên (KSV) trong TTHS; nguyên tắc tranh tụng và vai trò của nó trong việc thực hiện quyền của công tố viên; Luận án Tiến sĩ của Tony Paul Marguery (2008) "Unity and diversity of the public prosecution services in Europe. A study of the Czech, Dutch, French and Polish systems" (PhD thesis, The University of Groningen) nghiên cứu về sự thống nhất và đa dạng của các cơ quan công tố tại châu Âu, gồm các nước Pháp, Hà Lan, Ba Lan và Cộng hòa Séc; Luận án Tiến sĩ của Dr Despina Kyprianou (2008) "Comparative Analysis of Prosecution System (Part II): The Role of Prosecution Services in Investigation and Prosecution Principles and Policies, Cyprus and European Law Review" nghiên cứu về vai trò của cơ quan công tố trong hoạt động điều tra, những nguyên tắc và chính sách công tố trong hoạt động điều tra tại nhóm các quốc gia theo truyền thống luật án lệ và nhóm các quốc gia theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa. Một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa công tố và cảnh sát ở một số nước đã được nghiên cứu trong Báo cáo thảo luận nhóm tại Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 120 của Viện Phòng ngừa và Xử lý tội phạm tại khu vực Châu Á và Viễn Đông của Liên Hiệp Quốc: UNAFEI (1997): The Relationship of the Prosecution with the Police and Investigative Responsibility (Group Discussion Report at the 107th UNAFEI International Training Course); Báo cáo thảo luận nhóm: UNAFEI (2002) Cooperation between the Police and the Prosecutors (Group Discussion Report at the 120th UNAFEI International Senior Seminar); “Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga” (2011) của các tác giả: PGS, TS. Vivienne, TS. Simon Butt, PGS, TS. Luke Nottage, GS. Kent Anderson, GS. Makoto Ibusuki, GS. David Johnson, GS. Byung - Sun Cho, GS. Tom Ginsburg, GS. William E. Butler. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan tới đề tài luận án khá đa dạng, là nguồn tư liệu giúp NCS nghiên cứu, so sánh trong quá trình làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS tại Việt Nam. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu và hạn chế nhất định về ngôn ngữ nên khó có thể nắm bắt đầy đủ, chính xác nội dung của các công 11
  16. trình này nên trong luận án, NCS chủ yếu dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược về một số công trình của một số nước như trên. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên thế giới về CNTT nói chung, CNBT nói riêng, ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở những bình diện khác nhau. Trong đó có thể hệ thống thành các nhóm công trình sau: - Nhóm các công trình nghiên cứu về chức năng tố tụng nói chung gồm các công trình sau: + Luận án tiến sĩ “Các chức năng trong Tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2012). Luận án nghiên cứu về các chức năng cơ bản của TTHS, đưa ra các khái niệm về CNTT, các chức năng cơ bản của TTHS, phân tích nội dung của các chức năng cơ bản của TTHS: CNBT, CNBC, CNXX, mối quan hệ giữa mô hình tố tụng và các CNTT. Từ việc nghiên cứu đó, công trình khảo sát thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến thời điểm nghiên cứu của đề tài, chỉ ra những bất cập, hạn chế và các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về CNTT. + Đề tài khoa học cấp bộ “các chức năng của Tố tụng hình sự trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” (2016) do TS. Đinh Thị Mai làm chủ nhiệm. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận của CNTT, lý thuyết về CNTT, vai trò, ý nghĩa, nội hàm, phạm vi và giới hạn của các CNTT; xác định nội dung và chủ thể thực hiện các chức năng tương ứng trong TTHS; mối quan hệ giữa các CNTT với nội dung, cách thức thực hiện chiến lược Cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. + Các bài tham luận trong Hội thảo khoa học “Các chức năng Tố tụng hình sự Việt Nam trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”do Học viện Khoa học xã hội tổ chức tháng 11/2015 gồm: Bài“Lý thuyết chức năng và một số vấn đề đổi mới nhận thức về các chức năng của Tố tụng hình sự Việt Nam” của TS Đinh Thị Mai. Trong bài viết này, tác giả đưa ra các cách tiếp cận khá mới mẻ về chức năng TTHS dựa trên lý thuyết chức năng luận; Bài“Chức năng Tố tụng hình sự và vấn đề hoàn thiện mô hình Tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc với 12
  17. hướng tiếp cận CNTT xuất phát từ việc nghiên cứu chức năng nhà nước, từ đó dẫn dắt đến CNTT, phân tích mối quan hệ chức năng với các hoạt động tố tụng. Tác giả đã lý giải sự khác biệt giữa CNTT của chủ thể hoạt động tố tụng với thẩm quyền của chủ thể đó. Đồng thời, tác giả còn phân tích các loại CNTT, chỉ ra các mô hình TTHS trên thế giới một cách khá đầy đủ và mối liên hệ giữa CNTT với mô hình tố tụng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình tố tụng Việt Nam. Trong các giải pháp đó, tác giả đặt ra vấn đề cần phải tách bạch về chức năng của các chủ thể tố tụng, lấy tiêu chí là CNTT để phân loại các chủ thể tố tụng. Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí trong bài viết “Các chức năng của Tố tụng hình sự và vấn đề cải cách thiết chế - bộ máy các cơ quan tư pháp ở Việt Nam” cho rằng: để thực hiện chức năng cơ bản, đòi hỏi phải có những chủ thể tương ứng của tố tụng theo những cách phân định khác nhau và phân định chủ thể tố tụng dựa vào chức năng cơ bản của TTHS. Trên cơ sở đó, để thực hiện các chức năng cơ bản của TTHS, tác giả đề xuất các giải pháp cải cách các thiết chế tư pháp như: Tòa án, VKS và CQĐT. + Bài viết “chức năng của Tố tụng hình sự và mối quan hệ với mô hình Tố tụng hình sự” của TS Đinh Thị Mai đăng trong kỷ yếu tọa đàm khoa học “mô hình Tố tụng hình sự Việt Nam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và những vấn đề đặt ra đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay” do Tạp chí công an nhân dân chủ trì tháng 4/2017. Bài viết đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa chức năng TTHS với mô hình TTHS, đề cập đến chức năng TTHS của một số quốc gia trên thế giới. Nhận xét: Nhóm các công trình này đã nghiên cứu một cách tổng thể về CNTT, có giá trị khoa học quan trọng trong việc xây dựng khung lý luận chung về CNTT. Tuy nhiên, với cách tiếp cận nghiên cứu tổng thể các CNTT, các công trình khoa học này chưa đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ nội hàm CNBT trong TTHS nói chung và trong khởi tố, điều tra VAHS nói riêng. - Nhóm công trình nghiên cứu về các chức năng tố tụng khác trong mối quan hệ với chức năng buộc tội + Luận văn thạc sĩ “Chức năng bào chữa trong Tố tụng hình sự” của Trần 13
  18. Hoàng Lâm (2007). Luận văn phân tích lịch sử phát triển của CNBC và quy định của pháp luật về CNBC theo BLTTHS 2003, khẳng định chủ thể thực hiện CNBC là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa, quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Tác giả phân tích các quy định của pháp luật về CNBC theo từng giai đoạn cụ thể, từ đó, đưa ra các biện pháp bảo đảm CNBC trong TTHS Việt Nam. + Luận án tiến sĩ “Chức năng xét xử trong Tố tụng hình sự” của tác giả Lê Tiến Châu (2008). Luận án có cách tiếp cận khoa học trong việc phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chức năng TTHS nói chung và CNXX nói riêng; vị trí và vai trò của CNXX trong các mô hình TTHS; những biểu hiện thể hiện nội dung của CNXX trong các quy định của pháp luật. + Luận án “Chức năng bào chữa trong Tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Cao Thị Ngọc Hà (2019). Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về CNBC như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của CNBC; sự tồn tại của CNBC trong các mô hình TTHS; Mối quan hệ giữa CNBC với CNBT và CNXX. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn quy định pháp luật và thực trạng thực hiện CNBC, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp tổ chức thực hiện CNBC trong TTHS phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay. Nhận xét: Nhóm các công trình này tuy nghiên cứu về các CNTT khác nhưng nội dung của các công trình này cũng đã đề cập đến CNBT trong mối quan hệ với CNBC, CNXX. Kết quả nghiên cứu của những công trình này cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ tác động qua lại giữa CNBT với các CNTT khác, từ đó thấy rõ hơn được vị trí, vai trò, ý nghĩa của CNBT trong TTHS. Trên cơ sở nhận thức rõ được các vấn đề lý luận đó giúp cho việc nghiên cứu hoàn thiện các vấn đề lý luận về CNBT trong TTHS nói chung và CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS nói riêng. - Nhóm công trình nghiên cứu về các yếu tố cơ bản của TTHS có liên quan đến CNBT như mô hình tố tụng, các nguyên tắc cơ bản của TTHS, chứng cứ và chứng minh liên quan đến CNBT bao gồm: + Các công trình nghiên cứu về mô hình Tố tụng hình sự Việt Nam liên quan đến chức năng buộc tội: 14
  19. Luận án tiến sĩ "Mô hình Tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng" (2014) của tác giả Nguyễn Thị Thủy. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về mô hình TTHS, đưa ra khái niệm mô hình TTHS theo cách hiểu chung nhất, là sự khái quát cao những đặc trưng cơ bản, phổ biến, phản ánh cách thức tổ chức hoạt động TTHS, cách thức tìm đến sự thật khách quan của vụ án. Cách thức tổ chức này quyết định địa vị tố tụng của các chủ thể trong quá trình thực hiện các chức năng cơ bản của TTHS (CNBT, CNBC và CNXX). Đánh giá về mô hình tố tụng Việt Nam hiện tại, tác giả khẳng định mô hình TTHS nước ta là mô hình tố tụng pha trộn thiên về thẩm vấn và một trong những hạn chế của mô hình TTHS Việt Nam là còn những bất cập trong phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể thực hiện CNBT. Tác giả đã đề xuất phương hướng hoàn thiện mô hình TTHS Việt Nam là phân định hợp lý quyền, nghĩa vụ của các chủ thể cho phù hợp với các chức năng cơ bản của TTHS, đưa các chủ thể về đúng vị trí, vai trò tố tụng của mình. Những nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với NCS trong việc xem xét làm rõ mối quan hệ giữa mô hình tố tụng với nội dung của các CNTT nói chung và CNBT nói riêng. Cuốn sách chuyên khảo “Những mô hình Tố tụng hình sự điển hình trên thế giới” do tác giả Tô Văn Hòa chủ biên đã giới thiệu các báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học có uy tín quốc tế về mô hình TTHS điển hình của bảy quốc gia trên thế giới là: Hoa Kỳ, Italia, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các kết quả nghiên cứu được thực hiện công phu, nghiêm túc, có ý nghĩa tham khảo rộng rãi, sâu sắc và có giá trị đặc biệt góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện Đề án “Mô hình Tố tụng hình sự Việt Nam” theo yêu cầu của cải cách tư pháp. Những nghiên cứu này là cơ sở giúp NCS hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến CNBT trong pháp luật của một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó, có những kiến nghị để hoàn thiện lý luận về CNBT trong TTHS Việt Nam nói chung và trong khởi tố, điều tra VAHS sự nói riêng. Đây cũng là vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu và đăng tải bài viết trên các tạp chí, kỷ yếu như: bài viết "Mô hình Tố tụng hình sự và vấn đề xác định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong TTHS" của tác giả Nguyễn Thị Thủy đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 09/2012. Chùm bài viết đăng trong kỷ yếu tọa đàm khoa học “mô 15
  20. hình Tố tụng hình sự Việt Nam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và những vấn đề đặt ra đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay” do Tạp chí Công an nhân dân chủ trì tháng 4/2017 bao gồm: Bài“về mô hình Tố tụng hình sự Việt Nam theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015” của GS, TSKH Đào Trí Úc; bài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình Tố tụng hình sự Việt Nam” của PGS, TS, Nguyễn Thái Phúc; bài “Vai trò của Mô hình Tố tụng hình sự trong bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013” của Luật sư, TS, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh; bài “Mô hình Tố tụng hình sự Việt Nam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và những vấn đề đặt ra đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm” của PGS, TS, Trần Đình Nhã, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội khóa XII, XIII; Bài “Tìm hiểu mô hình Cơ quan điều tra hình sự của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm rút ra đối với quá trình đổi mới tổ chức Cơ quan điều tra hình sự ở Việt Nam” của GS, TS, Nguyễn Thủ Thanh, Phó Giám đốc Học viện ANND; bài “Những điểm mới về mô hình Cơ quan điều tra của Công an nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của TS Trần Quang Huyên; bài “Mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan cảnh sát điều tra các cấp - những khó khăn, vướng mắc hiện nay và phương hướng hoàn thiện” của TS Phạm Tuấn Hải và TS Bùi Ngọc Hà. Nhận xét: Các công trình trên nghiên cứu về mô hình TTHS và đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình TTHS Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau từ lý luận, thực tiễn, so sánh pháp luật...song ít nhiều đều đề cập tới yêu cầu tăng cường yếu tố tranh tụng trong mô hình TTHS Việt Nam và yêu cầu tách bạch giữa các CNTT, các chủ thể thực hiện các chức năng cơ bản của TTHS như một điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Những công trình này cũng nghiên cứu và đưa ra đánh giá về sự tác động của mô hình TTHS Việt Nam hiện tại với thực trạng cơ cấu tổ chức và việc thực hiện các chức năng của CQĐT, trong đó có CNBT. + Các công trình nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản của TTHS liên quan đến CNBT trong khởi tố, điều tra VAHS: 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2