Luận án Tiến sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay
lượt xem 15
download
Luận án "Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay" được nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật phá sản hiện hành ở Việt Nam về địa vị pháp lý của QTV. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÁI TRƢỜNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – năm 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÁI TRƢỜNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9. 38. 01. 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TÝ HÀ NỘI – năm 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo hướng dẫn khoa học. Mọi thông tin được trình bày trong luận án đều có tính trung thực, được trích dẫn nguồn chi tiết và khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm nếu luận án có những vi phạm về quy tắc khoa học. Tác giả Nguyễn Thái Trường
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Viết Tý - Thầy giáo hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi từ định hướng tư duy đến kỹ năng nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin được cảm ơn Học viện Khoa học xã hội đã tạo ra một môi trường nghiên cứu cởi mở, chất lượng. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý nhà khoa học trong suốt quá trình bảo vệ các cấp của luận án đã cho tôi những lời khuyên chân thành và giá trị để giúp luận án của tôi ngày một hoàn thiện hơn.
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở phạm vi nước ngoài ............................. 8 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở phạm vi trong nước ............................ 21 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................. 30 1.4. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........ 33 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 37 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN ............................................. 38 2.1. Khái niệm và đặc điểm địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản .............................................................................................................. 38 2.2. Sự cần thiết ghi nhận địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản .............................................................................................................. 49 2.3. Nội dung địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản ............ 52 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 69 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH ... 70 3.1. Lược sử hình thành và phát triển địa vị pháp lý của Quản tài viên........... 70 3.2. Thực tiễn quy định của pháp luật phá sản Việt Nam về địa vị pháp lý của quản tài viên ............................................................................................... 72 3.3. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam về địa vị pháp lý của quản tài viên ...................................................................... 102 3.4. Đánh giá thực trạng địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam ........................................................................................... 118 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 132 Chƣơng 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................................................. 133
- 4.1. Bối cảnh xây dựng giải pháp hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên ở Việt Nam hiện nay .......................................................... 133 4.2. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay ..................... 137 4.3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay ............................................................. 142 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 156 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................... 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 160
- DANH MỤC VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT TỪ NGUYÊN NGHĨA 1 DN Doanh nghiệp 2 HTX Hợp tác xã 3 QTV Quản tài viên
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế thị trường là môi trường lý tưởng để phát triển Doanh nghiệp (DN), Hợp tác xã (HTX). Thông qua các cơ chế của thị trường, nhiều DN, HTX đã mở rộng sản xuất, kinh doanh, không ngừng thiết lập những quy mô mới và nâng tầm danh tiếng trên thị trường. Tuy nhiên, cũng với những cơ chế đó đã tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt, dẫn tới không ít DN, HTX không đáp ứng đủ các yêu cầu của thị trường đã phải ―hụt hơi‖ trong cuộc đua giành thị phần, hoạt động sản xuất ngưng trệ, các khoản nợ gia tăng, mất khả năng thanh toán và kết quả là lâm vào tình trạng khánh kiệt về tài sản dẫn đến phá sản. Để giải quyết tình trạng phá sản của các DN, HTX, cơ chế tự nhiên cho phép DN đó tự ngừng sản xuất và rút lui khỏi thị trường. Tuy nhiên, đối với các DN có tình trạng nợ, cơ chế này sẽ dẫn tới hệ lụy tiêu cực về thanh toán nợ cho các chủ nợ. Theo đó, DN, HTX sẽ tự ý tiến hành trả nợ riêng rẽ, ưu tiên các con nợ thân quen hoặc đòi nợ trước, dẫn tới các chủ nợ khác bị ảnh hưởng quyền lợi do ít thân quen hơn hoặc do đòi nợ sau. Điều này nhìn rộng ra ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động kinh tế và an ninh, trật tự xã hội. Chính vì thế, khi lâm vào tình trạng khánh kiệt, các DN và HTX phải tuân theo một thủ tục pháp lý được nhà nước quy định chặt chẽ với tên gọi là thủ tục phá sản – vốn được hiểu sát nghĩa là một thủ tục đòi nợ tập thể. Thủ tục phá sản có mục đích cuối cùng giúp cho quá trình rút lui khỏi thị trường của một DN, HTX diễn ra trong trật tự và việc thanh toán nợ cho các chủ nợ được thực hiện theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng và hợp lý. Thẩm quyền tuyên bố phá sản thông thường được trao cho Toà án cùng với sự tham gia của con nợ và các chủ nợ. Mỗi chủ thể kể trên đều có một mục đích khác nhau trong quan hệ pháp luật về phá sản, do đó rất cần đến một chế định trung gian để thay mặt tất cả họ điều phối lợi ích chung. Chế định đó được gọi là Quản tài viên (QTV) hoặc Quản trị viên tuỳ vào từng nền pháp lý. QTV có bản chất là định chế trung gian, là người không có quyền và lợi ích liên quan đến thủ tục phá sản DN, HTX trước khi được chỉ định tham gia thủ tục đó. Định chế này có địa vị pháp lý độc lập, được các chủ thể thừa nhận và thay mặt các chủ thể thực hiện các thủ tục giải quyết phá sản cho DN và HTX. Trong đó, chủ yếu là quản lý, thanh lý sản nghiệp phá sản và thanh lý nợ cho các chủ nợ. Cơ sở để 1
- QTV thực thi nhiệm vụ là quy định của pháp luật, chính vì thế sự ghi nhận của pháp luật phá sản về địa vị pháp lý của QTV đóng vai trò cốt lõi đối với việc xác lập vị trí, vai trò của định chế này trong thủ tục phá sản. Tại Việt Nam, QTV được pháp lý hoá từ năm 2014 với Luật Phá sản năm 2014 nhằm thay thế cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản tồn tại trong các văn bản pháp luật về phá sản trước đó. Địa vị pháp lý của QTV cũng được Luật Phá sản năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành quy định tương đối chi tiết, tạo điều kiện xác lập một nghề mới và cũng là cơ sở thể hiện vị trí, vai trò của QTV trong giải quyết thủ tục phá sản ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn sáu năm xác lập, địa vị pháp lý của QTV vẫn còn chưa hoàn thiện. Nhiều cấu thành địa vị pháp lý quan trọng của QTV còn thiếu hoặc chưa được làm rõ như: trình tự thực hiện nghiệp vụ của QTV chưa được xây dựng; cơ chế đảm bảo thù lao cho QTV chưa vững chắc; một số nội dung quyền và nghĩa vụ của QTV còn chung chung và chưa được văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành; điều kiện được chỉ định tham gia thủ tục phá sản của QTV chưa chi tiết, vẫn còn những yếu tố cảm tính, không có đơn vị đo lường… Sự thiếu đầy đủ này của địa vị pháp lý của QTV khiến cho việc thực thi địa vị này trên thực tiễn gặp nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, đến nay QTV vẫn chưa được xem là một nghề, thay vào đó chỉ là một hoạt động kiêm nhiệm; nhiều vụ việc phá sản kéo dài trên mười năm do không thể tìm ra phương án giải quyết thù lao cho QTV; tình trạng các QTV từ chối tham gia khi có sự chỉ định của toà án diễn ra nhưng không có cơ chế giải quyết; những người có chứng chỉ hành nghề QTV thiếu sự hứng thú, gắn bó với công việc… Những khuyết điểm này làm cho hoạt động của QTV trên thực tế chưa được đánh giá cao và các thủ tục phá sản DN, HTX gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài gây thiệt hại công sức, tiền của cho cả con nợ, chủ nợ lẫn nhà nước. Thực tiễn này đòi hỏi phải có một hoạt động nghiên cứu khoa học bài bản về địa vị pháp lý của QTV và thực tiễn thực thi địa vị pháp lý của QTV hiện nay, để có những đánh giá, đề xuất hoàn thiện địa vị pháp lý của định chế này. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, cho đến nay nghiên cứu về QTV nói chung còn hạn chế, nghiên cứu trực tiếp địa vị pháp lý của QTV ở quy mô lớn dường như chưa được thực hiện. Xuất phát từ những vướng mắc trong thực tiễn và khoảng trống trong nghiên cứu khoa học trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: Địa vị pháp lý của Quản tài viên 2
- theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế, mã số 9. 38. 01. 07. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật phá sản hiện hành ở Việt Nam về địa vị pháp lý của QTV. Để đạt được mục đích nghiên cứu kể trên, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án như sau: Thứ nhất, hệ thống và phân tích lịch sử nghiên cứu vấn đề địa vị pháp lý của QTV theo luật phá sản. Từ đó rút ra được những đánh giá, nhận định về tình hình nghiên cứu cũng như xác định các ―khoảng trống‖ nghiên cứu của đề tài luận án. Thứ hai, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến địa vị pháp lý của QTV trong pháp luật phá sản như: khái niệm; bản chất; đặc điểm; mục đích và ý nghĩa; các cấu thành địa vị pháp lý của QTV theo pháp luật phá sản. Thứ ba, dẫn chiếu và phân tích thực tế địa vị pháp lý của QTV ở một số quốc gia trên thế giới và rút ra các kinh nghiệm cho Việt Nam,. Thứ tư, thống kê và phân tích thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật đó về địa vị pháp lý của QTV giai đoạn từ năm 2015 đến nay. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá thực trạng để rút ra được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Thứ năm, xác lập các quan điểm, xây dựng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của QTV theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các quy định pháp luật và thực hiện các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: phạm vi không gian nghiên cứu lý thuyết của đề tài luận án bao gồm cả ở Việt Nam và trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu thực tiễn và giải pháp của đề tài luận án là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. - Phạm vi nội dung: phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế. - Phạm vi thời gian: phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài luận án được xác định từ năm 2015 đến hết năm 2020. Năm 2015 là thời điểm có hiệu lực của Luật 3
- Phá sản năm 2014 (hiện hành), đồng thời đây cũng là thời điểm chế định về QTV lần đầu tiên có hiệu lực trên thực tiễn. Năm 2020 là năm có báo cáo tổng kết hoạt động gần nhất so với thời điểm hoàn thành luận án (2021). Đồng thời, các giải pháp được luận án đề xuất có phạm vi thời gian áp dụng định hướng đến năm 2025 và mở rộng đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là những lý luận cơ bản của phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận án. Theo đó, phương pháp luận chung được sử dụng là Triết học Mác-Lênin bao gồm hai phương pháp luận cụ thể: lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cụ thể, lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử đặt ra yêu cầu tiến trình lịch sử của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu và chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra yêu cầu về quan hệ tương hỗ, kế thừa của các phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế thị trường và vấn đề pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng là phương pháp luận của đề tài luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện bởi nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó, tác giả chia thành hai nhóm phương pháp nghiên cứu sau: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận và Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn của đề tài luận án. a. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Bằng cách thu thập các tài liệu thứ cấp gồm: sách, báo, báo cáo khoa học và pháp luật thực định, tác giả tiến hành nghiên cứu, sàng lọc và tập hợp các thông tin thứ cấp nhằm tạo nguyên liệu thông tin đầu vào cho hoạt động nghiên cứu. Đây là phương pháp thu thập thông tin cơ bản trong nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp này chủ yếu được vận dụng tại Chương 1 và Chương 2 của luận án. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. Sau khi đã có được những thông tin đầu vào từ phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để tiến hành làm sâu sắc các thông tin lý luận. Sau đó cùng với tư duy nghiên cứu khoa học của bản thân, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp các luận điểm lý 4
- luận của đề tài thành các vấn đề nghiên cứu cần làm rõ. Phương pháp này chủ yếu được vận dụng tại Chương 1 và Chương 2 của luận án. - Phương pháp so sánh luật học. Phương pháp này được tác giả sử dụng tập trung chủ yếu tại Chương 2 của Luận án bằng cách nghiên cứu thực tiễn quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và so sánh với nhau nhằm tìm ra những điểm khác biệt. - Phương pháp lịch sử. Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ diễn trình lịch sử của những vấn đề lý luận của đề tài luận án. Bằng cách thống kê, phân tích, đánh giá diễn trình lịch sử đó, tác giả sẽ rút ra được những giá trị lý luận cần kế thừa trong đề tài luận án. Phương pháp này chủ yếu được tác giả sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 của luận án. b. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Bằng việc thu thập và nghiên cứu các báo cáo thực tiễn, các luận văn, luận án và các bài báo khoa học có đề cập đến vấn đề thực tiễn pháp luật và thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV, tác giả có được các thông tin thứ cấp để cùng với phương pháp quan sát khoa học hoàn thiện hệ thống dữ liệu về nghiên cứu thực tiễn phù hợp với nhu cầu của đề tài. - Phương pháp phân tích, thống kê. Trên cơ sở những dữ liệu có được, tác giả tiến hành phân tích để làm sâu sắc các vấn đề thực tiễn của đề tài. Từ đó tiến hành thống kê những vấn đề thực tiễn cần đối chiếu để làm rõ và đưa ra những nhận định đánh giá về cả thực tiễn pháp luật và thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Phương pháp này ứng dụng chủ yếu tại các mục của Chương 3 và Chương 4. - Phương pháp quan sát khoa học. Phương pháp quan sát là một trong ba phương pháp thu thập dữ liệu của đề tài. Theo đó, tác giả tiến hành quan sát trực quan hoạt động của QTV trong một số vụ việc phá sản tiêu biểu để rút ra được những kết luận mang tính trường hợp về thực tiễn thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV trên thực tế. Phương pháp này được sử dụng trong mục 3.3 của Chương 3. - Phương pháp lịch sử. Phương pháp này được sử dụng tại mục 3.1 nhằm khái quát lịch sử hình thành của luật phá sản cũng như địa vị pháp lý của QTV trong luật phá sản. Phương pháp này còn được sử dụng một phần ở mục 3.2 khi phân tích thực trạng quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. - Phương pháp chuyên gia. Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua các hình thức như: tham dự hội nghị, hội thảo và tham khảo ý kiến các chuyên gia về vấn đề 5
- cần nghiên cứu nhằm làm phong phú hơn nhận thức về lý luận và thực tiễn địa vị pháp lý của QTV. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt đề tài luận án và được biểu hiện chủ yếu bằng kết quả nghiên cứu của mục 4.2 thuộc Chương 4 của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới về khoa học sau: Luận án góp phần kiến giải những vấn đề lý luận mới về QTV và địa vị pháp lý của QTV. Qua đó làm rõ những nội hàm nội dung về địa vị pháp lý của QTV hiện nay. Bên cạnh đó, luận án còn cung cấp một bức tranh toàn cảnh thực tiễn về các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam về địa vị pháp lý của QTV. Qua đó, luận án đã đánh giá, phân tích thực trạng quy định của pháp luật cũng như kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam trong thời gian qua. Những kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ khuyết vào những khoảng trống trong nghiên cứu thực tiễn về vấn đề địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam hiện nay. Những giải pháp được luận án nghiên cứu đề xuất cũng là những đóng góp mới quan trọng về mặt khoa học. Những giải pháp này được rút ra từ hoạt động nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và sẽ cung cấp thêm những ý tưởng, giải pháp về hoàn thiện pháp luật và nâng cao địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần làm phong phú, đa dạng thêm những giá trị khoa học về địa vị pháp lý của QTV nói riêng và pháp luật về phá sản nói chung. Bên cạnh đó, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, luận án hứa hẹn sẽ là sự gợi mở về những hướng nghiên cứu mới liên quan đến pháp luật về phá sản và vai trò của QTV trong thủ tục phá sản. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu thực trạng của luận án cung cấp cho các nhà quản lý một bức tranh tổng thể về quy định và thực hiện các quy định của pháp luật phá sản hiện hành về địa vị pháp lý của QTV. Đồng thời, với những phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao thực tiễn đó nếu được các nhà quản lý đồng thuận sẽ trở thành một tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho những dự định cải cách sắp tới. Bên cạnh đó, luận án cũng có thể trở thành tài liệu có giá trị 6
- phục vụ cho công tác giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học các ngành Luật Kinh tế; Thương mại… ở những góc độ nhất định. 7. Kết cấu của Luận án Luận án ngoài Phần Mở đầu; Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì phần Nội dung chính được kết cấu thành 04 Chương theo kiểu truyền thống. Gồm: - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu; - Chương 2. Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản; - Chương 3. Thực trạng địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam và thực tiễn thi hành. - Chương 4. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở phạm vi nƣớc ngoài 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận án a. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về phá sản Phá sản (Bankrupt) là chủ đề nghiên cứu phổ biến của học giới các ngành kinh tế, tài chính DN, ngân hàng và pháp lý trên thế giới. Các nghiên cứu có sự đa dạng cấp độ và góc độ tiếp cận đã góp phần làm rõ một cách sinh động và đầy đủ vấn đề phá sản. Nghiên cứu lý luận về phá sản vì thế có thể coi là đã phủ lên hầu hết các vấn đề thuộc về ―tình trạng quẫn bách của DN‖ cần phải nghiên cứu. Chính vì thế, kết quả này cùng với tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về phá sản trong nước trở thành những nền tảng lý luận vững chắc, được thừa nhận đã cơ bản toàn vẹn và có rất ít khoảng trống để nghiên cứu thêm. Các nghiên cứu về phá sản bằng phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp lịch sử; phương pháp quan sát khoa học; phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp so sánh luật học đều đã làm rõ được các vấn đề lý luận quan trọng sau: - Thừa nhận phá sản là một tình trạng tồi tệ của của một chủ thể sản xuất hoặc kinh doanh (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) khi lâm vào trạng thái không thể trả được các khoản chi phí khi tới hạn. - Xem xét và phân tích các dấu hiệu của tình trạng phá sản gồm: khả năng thanh toán các khoản phải chi trả cho hoạt động chi thường xuyên và nợ tới hạn không còn; tài sản hiện hữu thấp hơn dư nợ; tình trạng sản xuất, kinh doanh đình trệ không sinh lợi nhuận cao hơn hoặc bằng số chi phí và nợ phải trả trong một kỳ và tình trạng chán nản, tâm lý bỏ mặc của người sở hữu cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Xác lập quan điểm cho rằng phá sản là một hoạt động rút lui trong trật tự của chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh. Và để đảm bảo sự trật tự đó, hoạt động phá sản phải được ghi nhận và bảo đảm bởi nhà nước. Như vậy, các nghiên cứu đều đồng quy rằng, thủ tục phá sản được đảm bảo đó là một cuộc đòi nợ chung nhân văn. Ba nội dung đã được các nghiên cứu đề cập này dù được chỉ rõ ở các nghiên cứu hiện đại hay rất lâu trong quá khứ đều bao trùm được các vấn đề lý luận mang 8
- tính nhận diện vấn đề phá sản và được thừa nhận, sử dụng cho đến ngày nay. Các nghiên cứu tiêu biểu cho nội dung này có thể kể tới như: tác giả Jon P. Nelson (1999) với nghiên cứu ―Consumer Bankruptcy And Chapter Choice: State Panel Evidence‖ (tạm dịch: Phá sản của người tiêu dùng và vấn đề lựa chọn: bằng chứng từ hội đồng cấp bang); nhóm tác giả Wang, Hung-Jen & White, Michelle J (2000) với nghiên cứu ―An Optimal Personal Bankruptcy Procedure and Proposed Reforms‖ (tạm dịch: Một thủ tục phá sản cá nhân ưu việt và những ý tưởng được đề xuất); tác giả Couwenberg, Oscar (2001) với nghiên cứu ―Survival rates in bankruptcy systems: overlooking the evidence” (tạm dịch: Tỷ lệ phục hồi của các thủ tục phá sản: xem xét các bằng chứng); nhóm tác giả Julian Franks & Oren Sussman (2005) với nghiên cứu "Financial Distress and Bank Restructuring of Small to Medium Size UK Companies" (tạm dịch: Khó khăn tài chính và tái cấu trúc ngân hàng của các công ty vừa và nhỏ ở Vương quốc Anh); nhóm tác giả Stijn Claessens & Leora F. Klapper (2005) với nghiên cứu "Bankruptcy around the World: Explanations of Its Relative Use" (tạm dịch: Vấn đề phá sản trên thế giới: Giải thích mang tính tương đối); các tác giả Couwenberg, O. & de Jong, A (2007) với nghiên cứu ―Costs and Recovery Rates in the Dutch Liquidation-Based Bankruptcy System‖ (tạm dịch: Chi phí và Tỷ lệ thu hồi trong Hệ thống phá sản dựa trên thanh lý của Hà Lan) và tác giả Chien-An Wang (2012) với nghiên cứu ―Determinants of the Choice of Formal Bankruptcy Procedure: An International Comparison of Reorganization and Liquidation‖ (tạm dịch: Các yếu tố quyết định việc lựa chọn thủ tục phá sản chính thức: So sánh quốc tế giữa việc tổ chức lại và thanh lý). b. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của QTV Nghiên cứu về địa vị pháp lý của QTV với từ dùng chính xác là tình trạng pháp lý (Legal status) của QTV (Liquidator) đã được nhiều nghiên cứu nước ngoài đề cập. Các nghiên cứu này chủ yếu được triển khai tại các quốc gia Phương Tây (Châu Âu và Mỹ) – đây cũng chính là khu vực có nền kinh tế thương mại thịnh vượng nhất thế giới cho đến ngày nay. Những nội dung đã được đề cập trong phần nghiên cứu các vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của QTV ở phạm vi này bao gồm: Thứ nhất, nghiên cứu khái niệm địa vị pháp lý của QTV. Đây là nội dung nghiên cứu phổ biến nhất, mang tính đồng nhất nhất và thành công nhất của các công trình nước ngoài ở các cấp độ khác nhau. Theo đó, các nghiên cứu bằng 9
- phương pháp phân tích – tổng hợp đã làm rõ nội hàm khái niệm của địa vị pháp lý; QTV và địa vị pháp lý của QTV. Cụ thể: - Đối với khái niệm địa vị pháp lý, các nghiên cứu sau đây: tác giả David C. ParkeKyle (2000) với nghiên cứu ―An Empirical Analysis of Personal Bankruptcy and Delinquency‖ (tạm dịch: Phân tích thực nghiệm về phá sản cá nhân và vi phạm pháp luật); nhóm tác giả Bliss, Robert R. & Kaufman, George G (2006) với nghiên cứu "Derivatives and systemic risk: Netting, collateral, and closeout” (tạm dịch: Các công cụ phái sinh và rủi ro hệ thống: mạng lưới, tài sản thế chấp và khóa sổ); nhóm tác giả Ricardo J. Caballero & Mohamad L. Hammour (1998) với nghiên cứu "The Macroeconomics of Specificity" (tạm dịch: Kinh tế học vĩ mô về tính cụ thể) và tác giả Henderson, Vicky (2012) với nghiên cứu ―Prospect theory, liquidation, and the disposition effect‖ (tạm dịch: Lý thuyết triển vọng, thanh lý và hiệu ứng định đoạt) cho rằng địa vị pháp lý chính là tình trạng ghi nhận của pháp luật về một vấn đề nào đó. Cách tiếp cận này rất rộng, theo đó, địa vị pháp lý sẽ được hiểu như quy định của pháp luật về một thứ gì đó. Đây chính là cách tiếp cận dựa trên bản chất pháp lý của vấn đề. Tiếp cận hẹp hơn, các nghiên cứu của: tác giả Prescott, Edward C (1986) với nghiên cứu "Theory ahead of business-cycle measurement" (tạm dịch: Lý thuyết đi trước đo lường chu kỳ kinh doanh); nhóm tác giả Ricardo J. Caballero & Mohamad L. Hammour (2005) với nghiên cứu ―The Cost of Recessions Revisited: A Reverse-Liquidationist View" (tạm dịch: Chi phí của kỳ thu hồi được xem xét lại: Một quan điểm ngược lại người thanh lý); nhóm tác giả Matthew Rognlie & Andrei Shleifer & Alp Simsek (2018) với nghiên cứu "Investment Hangover and the Great Recession" (tạm dịch: Sự cố gắng đầu tư và sự suy thoái vĩ đại)… lại cho rằng địa vị pháp lý là sự ghi nhận của pháp luật về vị trí, vai trò và mối quan hệ của chủ thể nào đó với các chủ thể khác. Cách tiếp cận này đáng giá ở chỗ đã cho thấy được địa vị pháp lý là để phân biệt bản chất pháp lý của một chủ thể này với các chủ thể khác, từ đó vừa nhận diện chủ thể, nhưng đồng thời cũng thiết lập các mối quan hệ pháp lý giữa chủ thể đó với các chủ thể khác liên quan. Cho đến nay, trong kinh tế học và các ngành liên quan đến tài chính, kinh tế, DN vẫn dùng cách tiếp cận thứ nhất này của các học giới. Trong khi đó, dưới góc nhìn của pháp lý, cách tiếp cận thứ hai được thừa nhận rộng rãi hơn. - Đối với khái niệm QTV, các nghiên cứu xuất phát từ các quốc gia khác nhau sử dụng tên gọi khác nhau cho chế định này. Ví dụ như: quản lý tài sản; nhân viên 10
- phân phối nợ; nhân viên hỗ trợ tài chính hay nhân viên hỗ trợ quản lý tài sản khi phá sản. Kết quả nghiên cứu của các công trình nước ngoài cũng có những cách thức xác lập định nghĩa khác nhau về vấn đề này vì phụ thuộc rất lớn vào quan điểm pháp lý của từng quốc gia. Quan điểm chung nhất được đưa ra cho rằng, QTV là người giúp quản lý tài sản của chủ thể phá sản trong suốt quá trình giải quyết phá sản và được đề cập trong các nghiên cứu của tác giả B.H. McPherson (2001) với nghiên cứu ―The Law of Company Liquidation" (tạm dịch: Luật thanh lý công ty); các tác giả Sabrina Pellerin & John R. Walter (2012) với nghiên cứu "Orderly liquidation authority as an alternative to bankruptcy" (tạm dịch: Cơ quan thanh lý có trật tự như một giải pháp thay thế cho phá sản); các tác giả Marcello Estevão & Tiago Severo (2014) với nghiên cứu "Shocks, financial dependence and efficiency: Evidence from U.S. and Canadian industries‖ (tạm dịch: Những cú sốc, sự phụ thuộc vào tài chính và hiệu quả: Bằng chứng từ các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ và Canada) và rất nhiều nghiên cứu khác. Tuy nhiên, như đã trình bày, một số nghiên cứu bám sát quan điểm pháp lý của từng quốc gia khác nhau lại đưa ra những luận giải cặn kẽ hơn về khái niệm QTV. Theo đó, các tác giả như: tác giả Free Huizinga & Peter Broer (2004) với nghiên cứu "Wage moderation and labour productivity" (tạm dịch: Kiểm duyệt tiền lương và năng suất lao động); các tác giả Sabrina Pellerin & John R. Walter (2012) với nghiên cứu "Orderly liquidation authority as an alternative to bankruptcy" (tạm dịch: Cơ quan thanh lý có trật tự như một giải pháp thay thế cho phá sản); tác giả Henderson, Vicky (2012) với nghiên cứu ―Prospect theory, liquidation, and the disposition effect‖ (tạm dịch: Lý thuyết triển vọng, thanh lý và hiệu ứng định đoạt); tác giả Ben S. Bernanke (2013) với nghiên cứu "A Century of US Central Banking: Goals, Frameworks, Accountability" (tạm dịch: Một thế kỷ của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ: Mục tiêu, Khuôn khổ, Trách nhiệm giải trình)… cho rằng QTV là một người được uỷ thác pháp lý thay mặt toà án hoặc các thiết chế phân xử trong thủ tục phá sản tiến hành quản lý, thanh lý tài sản của chủ thể phá sản nhằm mục đích chi trả nợ cho tất cả các chủ nợ theo một cách thức luật định. Cách tiếp cận này cho thấy vai trò và mối liên hệ giữa QTV với các chủ thể pháp lý khác. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu thừa nhận khái niệm này. - Đối với khái niệm địa vị pháp lý của QTV, như những phân tích cấu thành của khái niệm này kể trên ở các nghiên cứu tiêu biểu, có thể thấy các công trình có 11
- những tiếp cận khác nhau đưa ra những khái niệm khác nhau về địa vị pháp lý của QTV. Theo đó, nhóm các nghiên cứu của nhóm tác giả Kydland, Finn E & Prescott, Edward C (1982) "Time to Build and Aggregate Fluctuations" (tạm dịch: Thời gian để xây dựng và tổng hợp biến động); tác giả Matthew Rognlie & Andrei Shleifer & Alp Simsek (2018) với nghiên cứu "Investment Hangover and the Great Recession‖ (tạm dịch: Sự cố đầu tư và cuộc suy thoái lớn); tác giả Sabrina Pellerin & John R. Walter (2012) với nghiên cứu "Orderly liquidation authority as an alternative to bankruptcy‖ (tạm dịch: Cơ quan thanh lý có trật tự như một giải pháp thay thế cho phá sản)… bằng phương pháp phân tích đối chiếu cho rằng địa vị pháp lý của QTV là những thứ được pháp luật quy định để phân biệt nó với những thứ khác trong một mối quan hệ phá sản. Cách tiếp cận này đã làm rõ bản chất của địa vị pháp lý chính là cơ sở để phân biệt chủ thể pháp luật này với các chủ thể pháp luật khác. Chi tiết hơn, các nghiên cứu của tác giả Ben S. Bernanke (2013) với nghiên cứu "A Century of US Central Banking: Goals, Frameworks, Accountability" (tạm dịch: Một thế kỷ của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ: Mục tiêu, Khuôn khổ, Trách nhiệm giải trình) và tác giả Carlos Carreira & Paulino Teixeira (2008) ―Internal and external restructuring over the cycle: a firm-based analysis of gross flows and productivity growth in Portugal‖ (tạm dịch: Tái cấu trúc bên trong và bên ngoài theo chu kỳ: phân tích dựa trên cơ sở công ty về tổng dòng chảy và tăng trưởng năng suất ở Bồ Đào Nha)… xây dựng một khái niệm địa vị pháp lý của QTV cặn kẽ hơn với những nội dung cấu thành như: (1) vị trí pháp lý của QTV trong thủ tục phá sản; (2) vai trò của QTV trong thủ tục phá sản; (3) mối quan hệ giữa QTV và các chủ thể khác và (4) những trách nhiệm pháp lý bất lợi mà QTV phải gánh chịu khi thực hiện các hành vi trái với pháp luật. Khái niệm này của các nghiên cứu kể trên là tương đối đầy đủ và là cơ sở khoa học quan trọng cho các nghiên cứu kế thừa. Thứ hai, nghiên cứu về bản chất pháp lý của QTV. Đây là nội dung nghiên cứu được rất nhiều công trình ở những cấp độ khác nhau ở phạm vi nước ngoài nghiên cứu, đề cập. Theo đó, hầu hết các nghiên cứu của tác giả Prescott, Edward C (1986) với nghiên cứu ― Theory ahead of business-cycle measurement‖ (tạm dịch: Lý thuyết về đo lường chu kỳ kinh doanh); tác giả Sergei Belyakov (2019) với nghiên cứu ―Liquidator: The Chernobyl Story‖ (tạm dịch: Người thanh lý: Câu chuyện Chernobyl); các tác giả Matthew Rognlie & Andrei Shleifer & Alp Simsek (2018) với nghiên cứu "Investment Hangover and the Great Recession" (tạm dịch: 12
- Sự cố đầu tư và cuộc suy thoái lớn); nhóm tác giả Stijn Claessens & Leora F. Klapper (2005) với nghiên cứu "Bankruptcy around the World: Explanations of Its Relative Use" (tạm dịch: Vấn đề phá sản trên thế giới: Giải thích về cách sử dụng tương đối của nó)… đều có điểm đồng quy khi cho rằng QTV có bản chất là một thụ uỷ viên pháp lý (được một tổ chức có địa vị pháp lý công quyền uỷ quyền thực hiện một số hoạt động) trong giải quyết thủ tục phá sản. Đây là một khẳng định mang tính bao quát rất lớn khi khẳng định bản chất địa vị pháp lý của QTV không phải là một pháp nhân công quyền mà chỉ là một thụ uỷ pháp lý. Ở cách tiếp cận cụ thể hơn, các nghiên cứu của: tác giả Ben S. Bernanke (2013) với nghiên cứu "A Century of US Central Banking: Goals, Frameworks, Accountability" (tạm dịch: Một thế kỷ của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ: Mục tiêu, Khuôn khổ, Trách nhiệm giải trình); tác giả B.H. McPherson (2001) với nghiên cứu ―The Law of Company Liquidation‖ (tạm dịch: Luật thanh lý công ty); tác giả Free Huizinga & Peter Broer (2004) với nghiên cứu "Wage moderation and labour productivity" (tạm dịch: Kiểm duyệt tiền lương và năng suất lao động); nhóm tác giả Kydland, Finn E & Prescott, Edward C (1982) với nghiên cứu "Time to Build and Aggregate Fluctuations" (tạm dịch: Thời gian để xây dựng và tổng hợp biến động) … đã chỉ ra bản chất pháp lý của QTV là một điều phối viên trong việc thanh toán nợ chung nhằm giúp cho hoạt động phá sản được diễn ra trong trật tự và không ai phải chịu thiệt hơn phần người khác trong các chủ nợ. Đây là quan điểm dựa vào vấn đề phá sản một cách chặt chẽ. Bản chất của QTV xuất phát từ bản chất của thủ tục phá sản. Hiện nay, cả hai kết quả nghiên cứu của nhóm này đều được nhiều nghiên cứu kế thừa, sử dụng. Thứ ba, nghiên cứu về cấu thành địa vị pháp lý của QTV. Đây là nội dung nghiên cứu trọng tâm của rất nhiều công trình nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được lựa chọn sử dụng cho nội dung này ở hầu hết các nghiên cứu là phân tích quan điểm pháp lý và đối chiếu lịch sử quan điểm đó về địa vị pháp lý của QTV. Có 03 nhóm nghiên cứu đưa ra ba kết quả khác nhau cho nội dung này, gồm: - Nhóm nghiên cứu thứ nhất cho rằng cấu thành của địa vị pháp lý QTV chính là quyền và nghĩa vụ của chủ thể này. Cụ thể, các nghiên cứu nhóm này đều cho rằng, bản chất hay cốt yếu của địa vị pháp lý chính là giới hạn quyền và nghĩa vụ của một chủ thể pháp luật. Chính vì thế, giới hạn quyền và nghĩa vụ của QTV chính 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 634 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 479 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 399 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 247 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 157 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 80 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 197 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 134 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 59 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 26 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 55 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 15 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn