intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Luật học: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tỉ Thành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

61
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm phân tích các cơ sở lý luận về chuyển giao công nghệ, dịch vụ chuyển giao công nghệ, thông qua nghiên cứu một số trường hợp cụ thể trong áp dụng pháp luật về chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Luật học: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN NAM DỊCH VỤ CHUYÊN GIAO CÔNG NGHỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN NAM DỊCH VỤ CHUYÊN GIAO CÔNG NGHỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 938.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN HẢI HÀ NỘI, 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ rang và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định TÁC GIẢ i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iv DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ........................................................ 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án..................................................... 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................ 7 7. Kết cấu của luận án .................................................................................... 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ở ngoài nước ................................ 9 1.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 27 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT .................... 28 VỀ DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ......................................... 28 2.1. Khái niệm về dịch vụ chuyển giao công nghệ ...................................... 28 2.2. Nội dung của dịch vụ chuyển giao công nghệ ...................................... 50 2.3. Các yếu tô pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ . 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 67 Chương 3 ........................................................................................................ 68 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM ............................. 68 3.1. Sự hình thành chế dịnh pháp lý về dịch vụ chuyển giao công nghệ .... 68 3.2 Thực trạng các quy định hiện hành về dịch vụ chuyển giao công nghệ 83 ii
  5. 3.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ ....... 86 3.4. Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thực hiện pháp luật dịch vụ chuyển giao công nghệ ........................................................................................... 104 3.5 Một số bài học đặt ra cho Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ............................................................................... 110 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................ 113 Chương 4 GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ THÚC ĐẨY DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM .................................. 114 4.1. Phương hướng triển khai thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ ................................................................................................... 114 4.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thể chế, tạo lập môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CGCN ......................... 123 4.3. Giải pháp thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ...................... 128 4.4. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ ......................................................................... 135 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................ 144 KẾT LUẬN .................................................................................................. 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148 iii
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APCTT : Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) ATTO : Tổ chức chuyển giao công nghệ Châu Á CGCN : Chuyển giao công nghệ CIEM : Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CNC : Công nghệ cao CNMT : Công nghiệp môi trường CNTT : Công nghệ Thông tin DVKH&CN : Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ ĐGCN : Định giá công nghệ ĐMST : Đổi mới sáng tạo ESCAP : Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GERD : Tổng chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển GPCN : Giải pháp công nghệ IRR : Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate Of Return) ITAS : Nhóm đánh giá công nghệ châu Âu KH&CN : Khoa học và Công nghệ KH&KT : Khoa học và kỹ thuật KHCN : Khoa học Công nghệ KHCNVN : Khoa học công nghệ Việt Nam KHXH&NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn KQNC : Kết quả nghiên cứu KTTC : Trung tâm Chuyển giao công nghệ Hàn Quốc KT-XH : Kinh tế - xã hội NATIF : Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia NC&PT : Nghiên cứu và phát triển iv
  7. NSNN : Ngân sách Nhà nước ODA : Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) OTA : Văn phòng đánh giá công nghệ (Office of Technology Assessment) PTNTĐ : Phòng thí nghiệm trọng điểm PTNTĐQG : Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia R&BD : Nghiên cứu phát triển & kinh doanh R&D : Nghiên cứu và phát triển SGDCN : sàn giao dịch công nghệ SHCN : Sở hữu công nghiệp SHTT : Sở hữu trí tuệ STTE : Sàn giao dịch công nghệ Thượng Hải (Shanghai Technology Transfer Exchange) SWOT : Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức SPIN-OFF : Doanh nghiệp khởi nghiệp của trường đại học, viện nghiên cứu TBKT : Tiến bộ kỹ thuật TBT : Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade) TIC : Trung tâm đổi mới công nghệ (Technology Innovation Center) TLO : Văn phòng Chuyển giao công nghệ (Technology Licensing Office) TSTT : Tài sản trí tuệ TTO : Trung tâm Chuyển giao công nghệ (Technology Transfer Center hoặc Technology Transfer Office) UNCTAD : Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (United Nation Conference on Trade and Development) UNDP : Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) UNIDO : Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc VTRS : Bộ tiêu chí đánh giá công nghệ Việt Nam WIPO : Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization) v
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thống kê tổ chức dịch vụ CGCN công lập theo các lĩnh vực ........ 88 Bảng 3.2: Số liệu theo dõi Hợp đồng CGCN từ 2007 đến 2015 .................... 97 Bảng 3.3: Hợp đồng CGCN đăng ký tại các địa phương................................ 98 vi
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tiêu chí chất lượng dịch vụ ............................................................ 35 Hình 3.1: Phân bố các tổ chức DỊCH vụ khoa học và công nghệ theo vùng địa lý .............................................................................................. 90 Hình 3.2: Thực trạng các loại hình dịch vụ được cung cấp bởi các tổ chức dịch vụ CGCN ............................................................................... 91 Hình 3.3: Tỷ lệ cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực [44] ................................................................................................ 92 vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp, khoa học kỹ thuật từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX đã trở thành dấu ấn quan trọng, là cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của thế giới. Với vai trò là động lực của sự phát triển, cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã tác động mạnh mẽ tới định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, nền tảng của cuộc cách mạng này là những phát kiến và những đổi mới công nghệ có tính đột phá trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học và công nghệ, công nghiệp diễn ra trong suốt thế kỷ XX vừa qua. Bước sang thế kỷ XXI, khoa học và công nghệ đã trở thành động lực phát triển hàng đầu của nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới với cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000. Sau khi đưa tư duy của con người vào trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng dẫn đường và là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu hóa. Ở Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế đất nước đã phá vỡ được sự trì trệ, phát huy năng lực lao động, sáng tạo mạnh mẽ và dồi dào của con người Việt Nam. Nước ta đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng làm cho thế và lực của đất nước không ngừng tăng lên. Trong thành công đó, không thể không kể đến yếu tố đóng góp quan trọng của khoa học và công nghệ. Nhận thức rõ vai trò này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định “khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình 1
  11. độ tiên tiến của thế giới”. Cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 cũng nhấn mạnh, “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. [ 37 ] Trên cơ sở những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, nền khoa học và công nghệ nước nhà đã có những bước tiến tích cực, gắn bó hơn với sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nền khoa học và công nghệ nước ta vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước phát triển, chưa tạo ra được những năng lực khoa học và công nghệ cần thiết để thực sự trở thành nền tảng và động lực cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trình độ công nghệ của nước ta còn thấp, chậm được đổi mới trong nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý. Sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước chưa nhiều, tỷ lệ ứng dụng vào sản xuất và đới sống còn thấp, tình trạng nhập khẩu các thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả ảnh hưởng xấu đến nǎng xuất lao động. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy tǎng về số lượng, nhưng tỷ lệ trên số dân còn thấp so với các nước trong khu vực, chất lượng chưa cao, còn thiếu nhiều cán bộ đầu nghành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ. Quan trọng nhất, khoảng cách từ việc nghiên cứu đến ứng dụng trong thực tiễn còn lớn, việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến của nước ngoài chưa có bước phát triển xứng tầm. Trước bối cảnh đó, việc phát triển thị trường, dịch vụ chuyển giao công nghệ là một nhu cầu tất yếu và khách quan. 2
  12. Dịch vụ chuyển giao công nghệ là một khái niệm đã xuất hiện gần đây, nhưng đã nhanh chóng trở thành vấn đề thời sự, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước ta. Việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược để nâng cao hiệu quả trong việc thúc đẩy tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài vào sản xuất trong nước cũng như việc triển khai đưa công nghệ trong nước vào thực tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực và từng khâu trong quy trình hoạt động sản xuất được coi là khâu then chốt bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Mục đích lớn nhất khi nghiên cứu đề tài “Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là luận giải được những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản trong chính sách, pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhằm nhận thức được đầy đủ hơn những ưu điểm và tồn tại của pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ từ đó đề xuất tiếp tục hoàn thiệncác quy định tương ứng trong pháp luật Việt Nam hiện hành trong thực tiễn, thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên phân tích các cơ sở lý luận về chuyển giao công nghệ, dịch vụ chuyển giao công nghệ, thông qua nghiên cứu một số trường hợp cụ thể trong áp dụng pháp luật về chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, luận án rút ra những điểm bất cập của quy định hiện hành về dịch vụ chuyển giao công nghệ. Từ đó đưa ra những đề xuất để tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ hiện nay ở nước ta. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài luận án cần thực hiện được các 3
  13. nhiệm vụ cụ thể sau đây: Thứ nhất, trên cơ sở các luận điểm khoa học phân tích sự cần thiết phải nghiên cứu về dịch vụ chuyển giao công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Thứ hai, nghiên cứu hệ thống quan điểm, quan niệm khoa học trên bình diện quốc tế cũng như của các tác giả Việt Nam, từ đó làm rõ những vấn đề lý luận chung về dịch vụ chuyển giao công nghệ; Thứ ba, làm sáng tỏ nội dung những quy định hiện hành của pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, đồng thời phân tích những ưu điểm và hạn chế của quy định hiện hành về dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Thứ tư, nghiên cứu đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, thúc đẩy hiệu quả hoạt dộng dịch vụ chuyển giao công nghệ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm khoa học và những quy định của pháp luật hiện hành về dịch vụ chuyển giao công nghệ, một số vụ việc điển hình về triển khai dịch vụ chuyển giao công nghệ ở nước ta trong các lĩnh vực khác nhau. Về mặt nội dung: Luận án nghiên cứu, được tiếp cận dưới góc độ Luật kinh tế. Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu nghiên cứu trong vòng 10 năm, từ năm 2007 đến năm 2017. Về không gian: Luận án được thực hiện trên phạm vi các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận án Do đây là một đề tài rộng lớn và phức tạp nên tác giả chỉ thực hiện luận án này trong phạm vi những vấn đề được nhìn nhận từ góc độ pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ, mà không tập trung nghiên cứu khía cạnh 4
  14. kinh tế thuần túy của chuyển giao công nghệ. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Các phương pháp chung được tác giả Luận án áp dụng để nghiên cứu là: - Phương pháp nghiên cứu và lý luận về luật học thực định. - Phương pháp phân tích: được sử dụng để luận giải những vấn đề lý luận cơ bản của dịch vụ chuyển giao công nghệ, phân tích các nội dung cơ bản của sáu loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ và hiệu quả của chính sách, pháp luật hiện hành trong việc thúc đẩy các dịch vụ chuyển giao công nghệ phát triển. - Phương pháp điều tra xã hội học. Để hoàn thành Chương 3 của Luận án, này, phương pháp điều tra thực địa được sử dụng để tiếp cận trực tiếp đối tượng điều tra nhằm thu thập các thông tin về nhu cầu và thực trạng cung cấp dịch vụ CGCN. + Địa bàn điều tra: Nghiên cứu được tác giả thực hiện tại 2 địa bàn tương ứng với 2 tỉnh/thành phố (Thái Nguyên, Hà Nội) + Dung lượng mẫu: 350 + Đối tượng điều tra thu thập thông tin: bao gồm 100 cán bộ quản lý công nghệ từ Trung ương đến địa phương; 100 chủ sở hữu công nghệ; 100 chủ thể tiếp nhận công nghệ; 50 chủ thể cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ. + Công cụ điều tra: bao gồm 04 bảng hỏi định lượng có cấu trúc và 04 bảng hỏi phỏng vấn sâu bán cấu trúc tương ứng với 4 nhóm đối tượng khảo sát. (xem Phụ lục 01 của Luận án). 5
  15. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Những vấn đề mà luận án kế thừa Những công trình khoa học nêu trên đã phản ánh được trạng thái, xu hướng cũng như quy mô của các nghiên cứu về lĩnh vực dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Từ đó, có thể đưa đến một số kết luận chung đánh giá về những ưu điểm, kết quả đã được làm rõ mà tác giả luận án sẽ tiếp tục kế thừa: - Các vấn đề như khái niệm, đặc điểm, bản chất, ý nghĩa, nội dung của chế định chuyển giao công nghệ được đúc kết và trình bày khá đầy đủ, tác giả sẽ tiếp tục kế thừa các vấn đề trên để tiếp tục phân tích sâu sắc hơn lý luận về cung cấp dịch vụ về chuyển giao công nghệ. - Luận án ghi nhận kết quả nghiên cứu về thực trạng triển khai các loại dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trong các công trình đã thực hiện trước đó và tiếp tục bổ sung để đưa ra các đề xuất, kiến nghị xây dựng và triển khai các quy định pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thực tiễn. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu - Nghiên cứu để làm rõ hơn nội hàm khái niệm và nội dung pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ mới chỉ được quy định một cách khái quát trong Luật chuyển giao công nghệ, nhưng chưa được cụ thể hóa trong các văn bản dưới luật. - Tiếp tục nghiên cứu đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật, chủ yếu là Luật chuyển giao công nghệ trong thực tiễn, phân tích những ưu điểm và hạn chế trong thực tiến triển khai các dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bên cạnh giải pháp về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ, luận án tập trung đề xuất một số giải pháp, kiến nghị còn chưa được đề cập hoặc đã đề cập với 6
  16. dung lượng rất hạn chế trong các công trình trước, nhằm góp phần thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt khoa học Luận án này sẽ góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay; thông qua việc đánh giá toàn diện về pháp luật và quá trình thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ chuyển giao công nghệ, Luận án chỉ ra những thành công và hạn chế của pháp luật nước ta điều chỉnh lĩnh vực này và nguyên nhân của những hạn chế đó, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đưa Luật chuyển giao công nghệ ở Việt Nam vào thực tiễn thông qua việc kiến nghị xấy dựng một số văn bản dưới luật cụ thể hóa về hỗ trợ các chủ thể cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ. 6.2. Về mặt thực tiễn Nội dung của luận án là cơ sở cho các cơ quan lập pháp xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ. Hiện nay, do pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ của Việt Nam chưa điều chỉnh có hiệu quả được lĩnh vực này, dẫn đến lãng phí cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN, khó khăn trong việc quản lý kiểm định, giám định, định giá công nghệ, thiếu các hoạt động, hỗ trợ về đánh giá, cảnh báo công nghệ, tính liên kết giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ CGCN với nhau và với cơ quan quản lý chưa cao, thiếu nguồn nhân lực quản lý và phát triển dịch vụ chuyển giao công nghệ, chưa có hình thức chế tài phù hợp đối với những vi phạm trong các dịch vụ CGCN. Luận án góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần có định hướng và giải pháp cụ thể như: Xây dựng khung pháp lý cho sự hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ phù hợp điều kiện của Việt Nam và thông lệ thế giới; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, 7
  17. phát triển dịch vụ môi giới, tư vấn chuyển giao công nghệ, dịch vụ đánh giá, định giá, giám định công nghệ, dịch vụ xúc tiến chuyển giao công nghệ. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án đã được công bố; phân nội dung của luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận và pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam Chương 4: Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ và thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam 8
  18. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ở ngoài nước 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ - Khái niệm chuyển giao công nghệ đã được khá nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu. Trong Báo cáo đề tài khoa học của Viện quản lý khoa học, tác giả Trần Ngọc Ca [06] báo cáo về “Chuyển giao công nghệ vào Việt Nam” đã nêu lên những kênh chuyển giao công nghệ và tầm quan trọng của hoạt động chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến mục tiêu thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ vào khu vực kinh tế trong nước đã đạt được một số kết quả, song chưa được như mục tiêu đề ra. Tác giả đề cập đến các giải pháp có liên quan nhằm đẩy mạnh chính sách ưu đãi các dự án công nghệ cao đủ hấp dẫn, đồng thời, chuẩn bị nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, góp phần vào mục tiêu chung của đất nước. Cuốn sách “Công nghệ và chuyển giao công nghệ””, của các tác giả Phan Xuân Dũng; TS. Trần Văn Tùng, ThS. Phạm Hữu Duệ [40] là một công trình khoa học được chuẩn bị công phu, có nhiều điểm mới, có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. Với bốn chương trình bày một cách logic và khoa học, sách đã thể hiện được những nội dung chính về công nghệ và chuyển giao công nghệ (CGCN), là một đề tài rất quan trọng của KH&CN, là quốc sách hàng đầu của mỗi một quốc gia muốn phát triển, trong đó có Việt Nam. trong phần thực trạng CGCN ở Việt Nam, để tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao thuận lợi, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng loạt cơ chế chính sách mới, đã mang lại một số kết quả ứng dụng tích cực. Một số doanh nghiệp đã 9
  19. có kết quả tốt trong ứng dụng và và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam hiện nay cũng sẽ là những bài học kinh nghiệm hữu ích cho các doanh nghiệp KH&CN trong quá trình chuyển giao của mình. Nhóm tác giả đã xác định cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trên thế giới đang tác động mạnh mẽ lên nước ta. Đây chính là cơ hội rất quý giá mà Việt Nam có thể thay đổi vị thế đất nước, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia. Quan niệm tương tự về chuyển giao công nghệ cũng được các tác giả phân tích trong “Cẩm nang chuyển giao công nghệ ở các nước Châu Á – Thái Bình Dương”[15] do Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương (APCTT) thực hiện công trình nghiên cứu về những cơ sở ban đầu của việc thực hiện chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển. Cẩm nang đã khai thác các khía cạnh chuyển giao công nghệ của một số nước đi trước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và cung cấp các điều khoản hợp đồng để các nước đang chuẩn bị thực hiện chuyển giao công nghệ có thể học tập được kinh nghiệm. Tác giả đã trình bày phương pháp nhằm thu hẹp khoảng cách công nghệ đó là việc thực hiện soạn thảo hợp đồng khi tiến hành chuyển giao công nghệ, với nhiều thông tin gợi ý được dẫn từ kinh nghiệm, cả tích cực và tiêu cực của các doanh nhân và quan chức chính phủ trong khu vực. Liên quan đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tác giả Nguyễn Thị Hường [22] chia sẻ trong ấn phẩm “Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp trong các trường đại học Việt Nam). Tác giả đề cập một số nội dung chủ yếu nhằm phát triển thị trường khoa học và công nghệ bao gồm: Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong các trường đại học Việt Nam nhằm thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường khoa học và công 10
  20. nghệ; tập trung phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, nguồn nhân lực và các thiết chế hệ trung gian của thị trường khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ; thúc đẩy quan hệ cung, cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò chủ thể trung tâm của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các cơ sở đào tạo để phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Ở một khía cạnh khác, chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác giả Nguyễn Anh Tuấn với bài viết “Chuyển giao công nghệ qua FDI: thực tiễn ở một số nước đang phát triển và Việt Nam”, đã phân tích mối quan hệ giữa chuyển giao công nghệ và FDI thông qua việc tổng hợp, phân tích tác động của FDI với chuyển giao công nghệ và khảo sát thực tiễn chuyển giao công nghệ tại các nước đang phát triển. Tác giả đã đưa ra nhận xét chuyển giao công nghệ qua FDI không chỉ mang lại lợi nhuận cho bên chuyển giao mà còn phục vụ lợi ích kinh tế cho cả bên tiếp nhận. Đồng thời, tác giả cũng lưu ý các nước đang phát triển nếu không tự tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) thì vẫn chịu sự chi phối, quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở các phân tích như vậy, bài báo có đề xuất, kiến nghị để tăng hiệu quả việc chuyển giao công nghệ qua FDI ở Việt Nam, trong đó tập trung nhấn mạnh vào giải pháp tăng cường năng lực tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Năm 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị “Thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ 2001-2010, đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 2006-2010 và định hướng nhiệm vụ 2011-2015” . Báo cáo đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam 2001-2010, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn đến năm 2010 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2