VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
------- -------<br />
<br />
HÀ THỊ LAN PHƯƠNG<br />
<br />
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG PHONG KIẾN VIỆT NAM<br />
TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XIX<br />
<br />
Ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật<br />
Mã số : 9 38 01 06<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương<br />
<br />
HÀ NỘI - 2019<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Pháp luật tố tụng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam<br />
cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào thì pháp luật tố<br />
tụng luôn có tầm quan trọng đặc biệt để thiết lập một thể chế quyền lực tư pháp nhằm<br />
bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị xã hội, duy trì công lý, đảm bảo quyền con<br />
người, quyền công dân và những giá trị nhân văn của nhân loại.<br />
Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050,<br />
Nhà nước Việt Nam đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013, những chính sách chung từ<br />
các kỳ đại hội Đảng, các Nghị quyết của Hội nghị trung ương, hoạch định cho nền tư<br />
pháp và Tòa án trách nhiệm cải tổ toàn diện, từng bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức,<br />
kiểm soát và quản lý chặt chẽ hoạt động tố tụng. Tất cả đều nhằm hướng tới mục tiêu<br />
đảm bảo công lý, công bằng, an toàn, an ninh và an sinh xã hội, không chỉ trong nước<br />
mà cả ở trong khu vực và trên trường quốc tế. Trong báo cáo chính trị, Đại hội Đảng lần<br />
thứ XII đã khẳng định:“Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp,<br />
xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý,<br />
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà<br />
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”[1, tr.114]. Nhìn lại<br />
hơn ba mươi năm cải cách, đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, pháp luật tố tụng<br />
nói riêng và hệ thống tư pháp nói chung ở Việt Nam đến nay vẫn bộc lộ nhiều điểm bất<br />
cập, hạn chế. Thực trạng oan sai trong hoạt động truy tố, điều tra, xét xử làm cho người<br />
dân khó tin tưởng vào cán cân công lý, điều đó đặt ra cho ngành Tòa án và các cơ quan<br />
tiến hành tố tụng trách nhiệm phải có một kế hoạch cải tổ lâu dài, sâu sắc và triệt để.<br />
Thực hiện các nhiệm vụ trên, bên cạnh việc nghiên cứu các mô hình tố tụng tiến bộ của<br />
các nhà nước trong khu vực và trên thế giới cũng cần phải có các công trình nghiên cứu<br />
chuyên sâu về pháp luật tố tụng truyền thống ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Trên<br />
cơ sở đó tìm ra những ưu điểm, tiến bộ cần kế thừa cũng như những nhược điểm, hạn<br />
chế cần khắc phục; tìm ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp mới cho quá trình<br />
thiết kế, kiến tạo nền tư pháp tiến bộ hiện đại, hội nhập văn minh, tôn trọng quyền dân<br />
tộc, quyền quốc gia và quyền con người, tạo lập sự bình yên cho xã hội.<br />
Dưới góc nhìn lịch sử tư pháp, Việt Nam sở hữu những di sản cổ luật tiến bộ đặc<br />
sắc so với các nhà nước khác cùng thời, nhưng trên thực tế nguồn tư liệu lưu trữ và các<br />
công trình nghiên cứu về cổ luật nói chung, về tố tụng trong cổ luật nói riêng còn nhiều<br />
hạn chế. Tra cứu hầu hết các tàng thư, thư viện, danh mục các công trình khoa học<br />
nghiên cứu về pháp luật tố tụng trong thời kỳ quân chủ phong kiến vẫn còn rất nhiều<br />
khoảng trống. Phan Huy Chú từng nghiên cứu về hệ thống pháp luật truyền thống Việt<br />
Nam, ông rất nuối tiếc cho sự mất mát những di sản văn hóa pháp luật của dân tộc. Ông<br />
đã than rằng:“Sách điển chương pháp chế của cả một triều đại làm khuôn phép đời đời<br />
mà mất mát như thế, thực có đáng tiếc không?”[11, tr.65]. Trần Trọng Kim thì cho<br />
151<br />
<br />
rằng: đó là ngôi nhà cổ rất đẹp, lâu ngày không ai sang sửa, bụi đã phủ mờ. Tác giả Vũ<br />
Văn Mẫu đã viết: cổ luật Việt Nam là linh hồn trí não người xưa kết đúc lại cho thế hệ<br />
chúng ta qua bao lớp phế hưng của lịch sử [35; 123; 131].<br />
Theo thời gian và theo dòng lịch sử, những giá trị pháp lý truyền thống và phong<br />
tục tập quán được phản ánh trong những quy phạm pháp luật cũng như thực tiễn ứng<br />
dụng dường như vẫn đang tồn tại trong xã hội của chúng ta. Đó là pháp luật truyền<br />
thống về hành chính quan chế, quân sự an ninh, đất đai tài sản, gia đình và hôn nhân,<br />
dân sự và thừa kế, hương hỏa điền sản, tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh. Truyền thống<br />
pháp luật còn đó nhưng các công trình nghiên cứu chuyên sâu thì hầu như vẫn còn để<br />
ngỏ. Muốn hoạch định được tương lai thì cần hiểu sâu về quá khứ. Đó là nguyên lý tất<br />
yếu của tính kế thừa biện chứng và sự phát triển của sự vật hiện tượng khách quan.<br />
Trong tiến trình hội nhập và phát triển, việc tìm hiểu và phát huy được những giá trị của<br />
di sản pháp lý cha ông, trân trọng giữ gìn bảo lưu truyền thống pháp luật nhân văn của<br />
dân tộc luôn là vấn đề thiết yếu của khoa học Việt Nam.<br />
Với những lý do trên và mong muốn góp phần xây dựng nền tư pháp chuyên<br />
nghiệp và chuẩn mực nhằm mục đích bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, nghiên<br />
cứu sinh đã lựa chọn đề tài:“Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến<br />
thế kỷ XIX” làm luận án tiến sỹ luật học của mình.<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
2.1 . Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
Thông qua nghiên cứu quá trình hình thành phát triển, hình thức và nội dung của<br />
pháp luật tố tụng PKVN từ thế kỷ XV – XIX, luận án làm sáng tỏ những thành tựu, giá<br />
trị và khả năng tiếp thu, ứng dụng trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật tố tụng và cải<br />
cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
Thứ nhất, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước, khu vực và quốc<br />
tế về pháp luật tố tụng quân chủ phong kiến Việt Nam. Từ đó chỉ ra những vấn đề đã<br />
được nghiên cứu và những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục bổ sung.<br />
Thứ hai, những vấn đề lý luận và lịch sử về pháp luật tố tụng của nhà nước quân<br />
chủ phong kiến Việt Nam thế kỷ XV - XIX.<br />
Thứ ba, nghiên cứu pháp luật tố tụng của các triều đại Lê Trịnh Nguyễn thông<br />
qua các Bộ luật, Hội điển, Điển chế và các ghi chép trong chính sử. Nghiên cứu những<br />
quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, trình tự và thủ tục tố tụng, quy trình xét xử các<br />
vụ án và giải quyết các vụ việc kiện tụng trong hoạt động tư pháp của nhà nước quân<br />
chủ PKVN. Tiếp cận những nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng như: khởi kiện, thụ<br />
lý, khảo cung, xét xử, thi hành án, về xác định sự thật của vụ án, về oan sai, về bảo vệ<br />
nhân mạng, trách nhiệm của quan án; phân loại tố tụng theo“loại vụ việc” nguyên tắc<br />
“Tôn quân quyền” tập quyền song hành với phân quyền và tản quyền trong quản lý nhà<br />
nước về lĩnh vực tư pháp.<br />
152<br />
<br />
Thứ tư, đánh giá được những giá trị lịch sử và đương đại, những tiến bộ và<br />
những hạn chế trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng của nhà nước phong<br />
kiến. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp trong việc tiếp thu, kế thừa và phát triển những<br />
thành tựu của pháp luật tố tụng truyền thống, vận dụng sáng tạo và phù hợp trong cải<br />
cách tư pháp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài<br />
Luận án tập trung nghiên cứu các quan điểm khoa học về pháp luật tố tụng, nội<br />
dung của pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX và quan<br />
điểm tiếp nhận pháp luật truyền thống trong xây dựng pháp luật đương đại.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Về thời gian, đề tài nghiên cứu về pháp luật tố tụng của nhà nước quân chủ Việt<br />
Nam từ thế kỷ XV đến XIX (1428 – 1884). Chủ yếu là thời Lê Sơ (1428 – 1527), thời<br />
Lê Trịnh (1599 – 1786) và triều Nguyễn (1802 – 1884). Về không gian: đề tài nghiên<br />
cứu chuyên sâu về pháp luật tố tụng trong việc quản lý nhà nước về tư pháp căn cứ theo<br />
vùng lãnh thổ Việt Nam, từ miền Bắc thời Lê đến cả Bắc Nam trong triều Nguyễn,<br />
đồng thời mở rộng so sánh thêm ở một số nước trong khu vực và thế giới.<br />
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phương pháp luận của luận án<br />
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận triết học duy vật biện<br />
chứng và duy vật lịch sử, luật học, sử học, kinh tế học, chính trị học, hành chính học và<br />
logic học. Sử dụng phương pháp luận nghiên cứu kết hợp lịch sử so sánh (comparative<br />
History), luật học so sánh (comparative Law) với tính kế thừa và phát triển.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án<br />
Luận án đã sử dụng những phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã<br />
hội và những phương pháp nghiên cứu đặc thù trong nghiên cứu khoa học pháp lý như:<br />
Phương pháp thống kê: được sử dụng trong luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình<br />
hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, hệ thống tổ chức các cơ quan tư pháp tố tụng, các<br />
văn bản pháp luật và nguồn sử liệu của các triều đại phong kiến Việt Nam.<br />
Phương pháp hệ thống hóa: được sử dụng nhằm nhận diện và đánh giá cơ cấu tổ<br />
chức hoạt động của cơ quan tố tụng trong mối liên hệ với tổ chức nhà nước PKVN. Sử<br />
dụng phương pháp cấu trúc hệ thống để nghiên cứu kỹ thuật lập pháp, nghiên cứu về<br />
trình tự thủ tục tố tụng, mối quan hệ giữa pháp luật tố tụng với các lĩnh vực pháp luật<br />
khác, vị trí vai trò của pháp luật tố tụng trong hệ thống pháp luật chung.<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng trong luận án nhằm nghiên cứu,<br />
luận giải về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. Kết hợp phương pháp quy nạp,<br />
diễn dịch, phân tích, chứng minh, giải thích, nhận xét đánh giá các chế định về tố tụng,<br />
các quy định, chế tài áp dụng trong hoạt động xét xử và thi hành án.<br />
Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng trong luận án để làm sáng tỏ hệ<br />
153<br />
<br />
thống cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng, vấn đề thời hiệu, thời hạn, chứng cứ,<br />
chứng minh, sự chuyển đổi thể chế và quy trình tố tụng qua các giai đoạn lịch sử.<br />
Phương pháp xã hội học pháp luật: được sử dụng trong luận án nhằm khảo xét<br />
thực tiễn lịch sử pháp luật tố tụng trong xã hội phong kiến. Nghiên cứu một số bản án<br />
được ghi lại trong chính sử và dấu ấn của nó trong tâm thức dân tộc.<br />
Phương pháp trao đổi, tọa đàm: sử dụng để trao đổi trên diễn đàn tạp chí khoa<br />
học chuyên ngành, liên ngành và các hội thảo.<br />
Phương pháp logic và lịch sử: được sử dụng chủ yếu trong luận án nhằm nhận<br />
diện đặc điểm, tiến trình phát triển của pháp luật tố tụng qua các triều đại.<br />
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp khái quát, mô hình hóa các cơ quan<br />
hành chính tư pháp; tiếp cận văn bản học để nghiên cứu các bộ luật cổ; hồi cố, hậu suy<br />
phục dựng lại bối cảnh lịch sử quá khứ để phân tích, suy xét, lập luận vấn đề; phương<br />
pháp định lượng, định tính, kết hợp với thống kê, phân loại các điều luật để đánh giá về<br />
số lượng, qua đó nhận thấy rõ nội dung, bản chất của vấn đề cần nghiên cứu theo<br />
nguyên lý lượng đổi chất đổi. Bên cạnh đó là phương pháp đồng đại, lịch đại, nghĩa là<br />
đặt các sự vật hiện tượng, vấn đề cùng loại trong tính logic của thời gian để thấy được<br />
tính vượt trước hoặc chậm trễ của pháp luật qua các thời kỳ. Luận án dựa trên cách tiếp<br />
cận liên ngành, đa ngành khoa học xã hội để nghiên cứu và luận giải về pháp luật tố<br />
tụng trong bức tranh tổng thể của xã hội Việt Nam thế kỷ XV – XIX.<br />
5. Những đóng góp mới về nghiên cứu khoa học của luận án<br />
Những đóng góp về lý luận của Luận án<br />
- Thứ nhất, Luận án đã nhận diện và làm rõ những vấn đề lý luận và lịch sử về<br />
pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam thời Lê Trịnh Nguyễn cả dưới góc độ<br />
tổng quát và chuyên ngành.<br />
- Thứ hai, Trên cơ sở đó chỉ ra mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị, tư<br />
tưởng và phong tục tập quán đến pháp luật tố tụng; luận giải vị trí vai trò, những<br />
nguyên tắc, đặc điểm, bản chất, mục tiêu, tính phổ biến và những điểm đặc thù<br />
của pháp luật tố tụng thời quân chủ PKVN. Nghiên cứu so sánh cho thấy, Việt<br />
Nam là một trong những quốc gia xây dựng bộ luật chuyên ngành về tố tụng đầu<br />
tiên ở khu vực châu Á và thế giới.<br />
Những đóng góp về thực tiễn của Luận án<br />
- Thứ nhất, Luận án trình bày bức tranh tổng thể, nghiên cứu khá toàn diện, hệ<br />
thống và chuyên sâu về hình thức, thủ tục, nội dung và thành tựu cơ bản của pháp luật<br />
tố tụng phong kiến Việt Nam trong thực tiễn lịch sử từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX.<br />
- Thứ hai, Luận án làm sáng tỏ một số nội dung về tính dân tộc đặc sắc, phân tích<br />
tính độc đáo, tiến bộ của một số chế định như: thẩm quyền và trình tự tố tụng, thủ tục tố<br />
tụng, quy trình tố tụng, hoạt động và giám sát tố tụng, phân loại vụ việc trong tố tụng,<br />
án lệ và các tiền lệ tư pháp, phạt tiền và chuộc hình phạt bằng tiền, chế độ Công đồng<br />
Đình nghị, Thu thẩm và cơ chế liên ngành Tam pháp ty. Luận án đã nhận diện và phân<br />
154<br />
<br />