intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nước ta trong giai đoạn mới, trên cơ sở phân tích, làm rõ về phương diện lý luận và thực tiễn các vấn đề xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt trÇn thÞ h¶i yÕn ph¸p luËt vÒ chÕ ®é c«ng vô theo vÞ trÝ viÖc lµm trong ®iÒu kiÖn x©y dùng nhµ n-íc ph¸p quyÒn x· héi chñ nghÜa ë viÖt nam hiÖn nay luËn ¸n tiÕn sÜ luËt häc Hµ néi - 2017
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt trÇn thÞ h¶i yÕn ph¸p luËt vÒ chÕ ®é c«ng vô theo vÞ trÝ viÖc lµm trong ®iÒu kiÖn x©y dùng nhµ n-íc ph¸p quyÒn x· héi chñ nghÜa ë viÖt nam hiÖn nay Chuyªn ngµnh : Lý luËn vµ LÞch sö nhµ n-íc vµ ph¸p luËt M· sè : 62 38 01 01 luËn ¸n tiÕn sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. GS.TS Ph¹m Hång Th¸i 2. TS. §µm BÝch Hiªn Hµ néi - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Hải Yến
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ 8 LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8 1.2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 32 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ 36 CÔNG VỤ THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Chế độ công vụ theo vị trí việc làm và pháp luật về chế độ 36 công vụ theo vị trí việc làm 2.2. Nội dung pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm 50 2.3. Các yêu cầu của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ 55 nghĩa đối với pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về chế độ công vụ theo 61 vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 2.5. Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm ở một số 63 quốc gia trên thế giới 2.6. Tiêu chí đánh giá pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm 71 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ 78 THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 3.1. Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm ở Việt 78 Nam hiện nay 3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về chế độ công vụ theo vị 96 trí việc làm hiện nay
  5. 3.3. Đánh giá chung về pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí 111 việc làm trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, HOÀN 119 THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật chế độ công vụ theo vị 119 trí việc làm 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật chế độ công vụ theo vị trí 129 việc làm trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌ NH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN 151 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ, công chức CCHC : Cải cách hành chính HCNN : Hành chính nhà nước KTTT : Kinh tế thị trường VTVL : Vị trí việc làm XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 So sánh tuyển dụng công chức theo chế độ công vụ chức 51 nghiệp và chế độ công vụ theo vị trí việc làm 2.2 So sánh sử dụng, quản lý công chức theo chế độ công vụ 52 chức nghiệp và chế độ công vụ theo vị trí việc làm 2.3 So sánh đào tạo, bồi dưỡng công chức theo chế độ công 52 vụ chức nghiệp và chế độ công vụ theo vị trí việc làm 2.4 So sánh đánh giá công chức theo chế độ công vụ chức 53 nghiệp và chế độ công vụ theo vị trí việc làm 2.5 So sánh tiền lương công chức theo chế độ công vụ chức 54 nghiệp và chế độ công vụ theo vị trí việc làm 2.6 So sánh khen thưởng, kỷ luật công chức theo chế độ công 55 vụ chức nghiệp và chế độ công vụ theo vị trí việc làm 3.1 Mức lương cơ bản của công chức qua các năm 91 3.2 Số lượng, chất lượng công chức năm 2012 97 3.3 Ý kiến về số lượng công chức 98 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 3..1 Quy trình tổ chức tuyển dụng công chức 80 3.2 Quy trình đánh giá công chức 86 3.3 Quy trình thực hiện công tác khen thưởng công chức 94 3.4 Quy trình thực hiện công tác kỷ luật công chức 95
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật về chế độ công vụ là cơ sở pháp lý để hình thành đội ngũ công chức, thiết lập các quan hệ công vụ, góp phần xây dựng chế độ công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Pháp luật về chế độ công vụ ở Việt Nam từ năm 1945 tới nay luôn được sửa đổi, bổ sung qua các giai đoạn lịch sử, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chế độ công vụ của nước ta trong thời gian vừa qua dựa trên nền tảng chế độ chức nghiệp. Chế độ chức nghiệp có tính ổn định, coi trọng bằng cấp chưa coi trọng năng lực - giá trị cốt lõi của công chức. Vì vậy, có một bộ phận không nhỏ công chức có biểu hiện quan liêu, tham nhũng; thiếu tính năng động, linh hoạt và khả năng thích ứng với cơ chế thị trường. Trong chế độ công vụ chức nghiệp: "Công chức cũng dễ có tư tưởng "an phận", ít phấn đấu vươn lên vì họ được làm việc suốt đời (trừ những trường hợp vi phạm kỷ luật buộc thôi việc) và vì căn cứ chính để nâng bậc lương là thâm niên công tác" [28, tr. 12], từ đó dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch, khách quan trong khâu tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, khen thưởng công chức… Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tiến hành xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ trong giai đoạn mới. Từ khi Luật Cán bộ, công chức (CBCC) năm 2008 có hiệu lực, pháp luật về chế độ công vụ của nước ta đã chuyển dần từ chế độ công vụ chức nghiệp sang chế độ công vụ theo vị trí việc làm (VTVL). Pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL có tác dụng xóa bỏ "cơ chế xin - cho" trong quản lý công chức; xóa bỏ tình trạng vừa thừa vừa thiếu trong đội ngũ công chức... Pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL góp phần đề cao tính công khai, minh bạch, thực tài trong việc tuyển dụng công chức theo VTVL, nâng ngạch công 1
  9. chức theo VTVL; tuyển dụng, đề bạt không phân biệt người trong bộ máy HCNN hay từ bên ngoài; đào tạo công chức theo VTVL… Với việc đánh giá kết quả thực hiện 10 năm cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2001 - 2010, Chính phủ đã ban hành chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó, cải cách chế độ công vụ được ưu tiên hàng đầu. Nội dung của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa X về "Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước" là tiếp tục cải cách chế độ công vụ: "Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng cơ quan của nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí sử dụng cán bộ, công chức" [13, tr. 174]. Ngày 18 tháng 10 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức". Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ công vụ của nước ta còn tồn tại một số bất cập, gây bức xúc trong nhân dân như việc thi tuyển công chức ở Bộ Công thương; bổ nhiệm người nhà ở Hà Giang; bổ nhiệm cán bộ ở Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Hải Dương, vụ việc kê khai tài sản ở Yên Bái, vụ việc Trịnh Xuân Thanh, vụ việc bổ nhiệm thần tốc ở Thanh Hóa... Trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh các hiện tượng về "chạy chức", "chạy quyền", "chạy quy hoạch", "chạy bằng cấp", "chạy luân chuyển", "chạy tuổi"… diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương. Như vậy, có nhiều sai sót, bất cập diễn ra ở tất cả các khâu như tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, đặc biệt là việc đánh giá không phản ánh được chính xác hiệu quả làm việc thực tế của công chức. Từ đó dẫn đến hàng loạt các hậu quả như hiện tượng "chảy máu chất xám" của những công chức có năng lực chuyển từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân ở Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… Tại sao những sinh viên, học viên tốt nghiệp đại học, cao học, tiễn sĩ loại ưu ở nước ngoài thường không chọn vào nhà nước để làm việc? Ngoài nguyên nhân là do đồng lương quá thấp hay là do họ không được đánh giá đúng kết quả cống hiến và môi trường làm việc. 2
  10. Các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Canađa… cũng như các nước đang phát triển như Thái Lan… đã áp dụng thành công chế độ công vụ theo VTVL. Xu thế chuyển đổi từ nền hành chính truyền thống sang phục vụ, kiến tạo, đề cao tính minh bạch, năng động đã và đang diễn ra hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứu nghiêm túc để có nhận thức đúng đắn những thành tựu của các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là ứng dụng những ưu điểm của pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân là một điều tất yếu. Từ yêu cầu của thực tiễn và để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ, tác giả chọn đề tài: "Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ, ngành Luật học. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích tổng quát Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nước ta trong giai đoạn mới, trên cơ sở phân tích, làm rõ về phương diện lý luận và thực tiễn các vấn đề xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới. Mục đích cụ thể Đánh giá được những công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL, xác định được câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học. 3
  11. Đưa ra được khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL, chỉ ra được những yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối với pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL. Chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL ở Việt Nam. Đưa ra những quan điểm, giải pháp khắc phục hạn chế của pháp luật, thực hiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt mục tiêu nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề sau: Khảo cứu các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu, chỉ ra những kết quả, nội dung cần kế thừa phát triển, những khoảng còn trống của các công trình đó, những nội dung mới luận án cần giải quyết. Nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu thực trạng pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu đưa ra quan điểm, giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, cụ thể bao gồm nội dung của pháp luật, thực hiện pháp luật, những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
  12. Thời gian: từ năm 1945 đến nay (năm 2016). Không gian và phạm vi nghiên cứu: Do pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL là một vấn đề rất rộng, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung chủ yếu vào hệ thống các quy định về tuyển dụng, sử dụng; đánh giá công chức; đào tạo, bồi dưỡng công chức; quản lý công chức; tiền lương công chức; khen thưởng, kỷ luật công chức, quyền lợi và nghĩa vụ của công chức, trách nhiệm công vụ của công chức trong phạm vi cả nước ở các cơ quan HCNN, không nghiên cứu đối với công chức làm việc ở các cơ quan khác của nhà nước, trong tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp và lực lượng vũ trang. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nội dung luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ sau: Phương pháp phân tích, diễn giải được sử dụng để phân tích và tìm hiểu các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, các quan điểm của việc hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như những đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL tại chương 3 và chương 4 của luận án. Phương pháp tổng hợp, được sử dụng chủ yếu trong việc rút ra những nhận định, ý kiến đánh giá sau quá trình phân tích ở từng ý, từng tiểu mục, đặc biệt được sử dụng để kết luận các chương và kết luận chung của luận án tại chương 1, chương 2, chương 3, chương 4. Phương pháp so sánh luật học được sử dụng nhằm đối chiếu các mô hình chế độ công vụ đặc biệt là chế độ công vụ chức nghiệp và chế độ công vụ theo VTVL, các quan điểm khác nhau giữa các nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu; giữa quy định của pháp luật hiện hành với quy định của pháp luật các giai đoạn trước đây; giữa quy định của pháp luật Việt Nam 5
  13. với quy định pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL ở các quốc gia khác trên thế giới nhằm sáng tỏ những điểm chung, sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài về chế độ công vụ tại chương 2. Phương pháp phân tích logic quy phạm, được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật, xem xét về tính thống nhất pháp luật về chế độ công vụ. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được dùng khi khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam hiện nay, cụ thể ở chương 3 của luận án. Đối tượng phỏng vấn chuyên gia đó là các nhà quản lý là lãnh đạo các vụ, trường, viện nghiên cứu có uy tín ở Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận án Ý nghĩa khoa học Luận án là công trình khoa học chuyên khảo, góp phần làm phong phú, rõ thêm những vấn đề lý luận pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL, đồng thời là cơ sở lý luận cho việc xây dựng đội ngũ công chức, hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL, xây dựng đội ngũ công chức ngày một chính quy, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cải cách hành chính, hội nhập, mở cửa trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL và áp dụng pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, đồng thời là tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập ở các cơ sở đào tạo các chuyên gia pháp luật, chuyên gia hành chính. 6. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước 6
  14. pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Luận án đưa ra một số khái niệm khoa học, một số kết luận mang tính khoa học, góp phần hoàn thiện lý luận và là cơ sở để xây dựng và thực thi pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL. Thứ hai, luận án đánh giá thực trạng pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN (khu vực các cơ quan HCNN) ở nước ta hiện nay. Phân tích và luận giải các quy định của pháp luật hiện hành, tình hình áp dụng pháp luật chỉ ra được những điểm phù hợp cũng như những tồn tại, hạn chế và các đòi hỏi phải hoàn thiện. Thứ ba, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay và sự phù hợp với thông lệ quốc tế. Đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những tồn tại về pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL. Thứ tư, luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có giá trị về lý luận cũng như thực tiễn là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận của pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Thực trạng pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương 4: Quan điểm và giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 7
  15. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm Những nghiên cứu về cơ sở lý luận về chế độ công vụ theo vị trí việc làm Quan niệm chế độ công vụ theo vị trí việc làm và pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm Pháp luật về công vụ, công chức đã có nhiều công trình khoa học được công bố ở trong nước, trước hết là các công trình khoa học có tính giáo khoa ở các cơ sở đào tạo cử nhân luật học, cử nhân hành chính đã giành một chương viết về "địa vị pháp lý của công chức" hay "công vụ, công chức", trong đó tập trung làm rõ khái niệm công vụ, công chức, sự điểu chỉnh của pháp luật về công vụ, công chức, nhưng không có bất kỳ công trình nào đề cập đến pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu được công bố ở trong nước liên quan đến chủ đề luận án, trước hết cần kể tới các công trình nghiên cứu sau: Đề tài: "Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam" do Bộ Nội vụ chủ trì, Nguyễn Trọng Điều làm chủ nhiệm, năm 2006. Các tác giả tập trung vào nghiên cứu lý luận về công vụ và công chức; cơ sở của nền công vụ và công vụ trong mối quan hệ với các thiết chế và lĩnh vực khác; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng Cộng sản Việt Nam về công chức, công vụ và xây dựng nền công vụ trong thời kỳ mới. Các tác giả đã phân tích chế độ công vụ theo VTVL tại một số quốc gia. Tuy nhiên, 8
  16. đề tài không tập trung phân tích pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay", của Lương Thanh Cường, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2008. Tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công vụ, công chức, làm rõ các khái niệm công vụ, CBCC, viên chức, chế định pháp luật về công vụ, công chức, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của chế định pháp luật về công vụ, công chức. Tác giả đã phân tích mối quan hệ của chế định pháp luật về công vụ, công chức với một số chế định pháp luật khác trong quá trình cải cách nền HCNN. Luận án nghiên cứu pháp luật về chế độ công vụ dưới góc độ chế định luật hành chính nhưng chưa tiếp cận dưới góc độ pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL. Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam", của Chu Xuân Khánh, Học viện Hành chính, bảo vệ năm 2010. Luận án đã phân tích, tổng hợp những quan niệm về công chức nhà nước của một số quốc gia khác nhau theo mô hình chức nghiệp và mô hình việc làm, từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, so sánh với thực tiễn ở Việt Nam. Luận án có đóng góp một số vấn đề về lý thuyết quản lý nguồn nhân lực hành chính và việc ứng dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Cuốn sách: "Công vụ, công chức nhà nước" của Phạm Hồng Thái, Nxb Tư pháp, năm 2004. Tác giả đã phân tích, bình luận những vấn đề liên quan đến quan niệm về công vụ, công chức, pháp luật về công vụ, công chức và xu hướng điều chỉnh của pháp luật về công vụ, công chức qua các thời kỳ lịch sử. Đây cũng là một trong những ưu điểm mà tác giả kế thừa nghiên cứu ở phần những vấn đề lý luận của pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Kỷ yếu hội thảo: "Khoa học tổ chức nhà nước và công vụ", Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, năm 2010. Các tác giả đã nêu được những 9
  17. quan điểm chung về chế độ công vụ, công chức của Việt Nam. Pháp luật về chế định công vụ được quy định trong Luật CBCC năm 2008. Với các bài viết của các tác giả như: Trần Anh Tuấn, Nguyễn Minh Phương, Trần Nghị… Kỷ yếu hội thảo chỉ dừng lại ở những vấn đề chung về công vụ, tuy nhiên chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá các vấn về quan niệm công vụ, các đặc trưng của chế độ công vụ… Phạm Hồng Thái: "Thầu công vụ - Tư tưởng có tính thời đại", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2006. Trong bài viết này, tác giả đã luận giải vấn đề về thầu công vụ, nghĩa là coi công vụ như là một việc làm cũng giống như những công việc khác trong xã hội. Tác giả cũng đã nhấn mạnh rằng, chỉ khi thầu công vụ thì mới tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh của đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ. Do vậy, CBCC phải hoàn thiện bản thân để hoàn thành nhiệm vụ. Tạ Ngọc Hải: "Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu của cải cách công vụ, công chức", Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ. Với mục tiêu xây dựng nền công vụ "Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả". Nghiên cứu quan niệm về VTVL là nội dung cốt lõi, xuyên suốt các nhiệm vụ của cải cách công vụ, công chức. Thực hiện các quy định của pháp luật về VTVL góp phần, hỗ trợ hoạt động triển khai thực hiện chính sách về cải cách công vụ. Tạ Ngọc Hải: "Vị trí việc làm theo Luật Cán bộ, công chức", Tạp chí Tổ chức nhà nước, Luật CBCC năm 2008 có nhiều quy định mới trong đó có quy định về VTVL. Tác giả đã đề cập đến khái niệm VTVL dưới góc độ pháp luật, phương pháp xác định VTVL, nghiên cứu khoa học VTVL về mặt lý luận, nghiên cứu ứng dụng, điều tra, khảo sát thực tế việc áp dụng VTVL trong các cơ quan nhà nước. Bài viết đã góp phần xây dựng những vấn đề lý luận của pháp luật về VTVL ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã luận giải thế nào là VTVL; có những tương đồng, khác biệt nào về nội dung giữa VTVL 10
  18. với ngạch công chức và vị trí công tác; cần nghiên cứu làm sáng tỏ thêm những vấn đề gì về VTVL theo quy định của luật. Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế", của Trần Anh Tuấn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007. Tác giả đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về công chức, các nội dung quản lý công chức và hệ thống thể chế quản lý đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế. Trong đó tác giả đã nêu ra các mô hình công vụ điển hình trên thế giới là mô hình công vụ chức nghiệp và mô hình công vụ việc làm, và một số quốc gia kết hợp cả hai mô hình công vụ chức nghiệp và mô hình việc làm. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đưa ra được những vấn đề mang tính thời sự của pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL hiện nay của Việt Nam. Bài viết của Nguyễn Hoàng Anh: "Xu hướng cận hóa giữa hai hệ thống công vụ trên thế giới", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 10(69), 2001. Trong bài viết trên tác giả đã giới thiệu hệ thống công vụ chức nghiệp, hệ thống công vụ việc làm và sự kết hợp những ưu điểm của hai mô hình. Tác giả đã nêu lên ảnh hưởng của hệ thống công vụ việc làm tới hệ thống công vụ chức nghiệp như mở rộng phạm vi ứng cử viên vào công vụ, khắc phục tính khép kín của hệ thống công vụ chức nghiệp, thay đổi phương thức đề bạt công chức khắc phục tình trạng thăng tiến tuần tự của hệ thống công vụ chức nghiệp. Đồng thời, tác giả đã nêu lên ảnh hưởng của hệ thống công vụ chức nghiệp đối với hệ thống công vụ việc làm đó là thiết lập một số chức vị hành chính riêng biệt nhằm khắc phục tính cứng nhắc của phân loại việc làm, tăng cường sự bảo đảm về an toàn chức nghiệp cho công chức, xây dựng tinh thần đồng đội cho công chức ở hệ thống công vụ việc làm, xây dựng nguồn nhân lực từ đầu. Đó cũng chính là những bài học để Việt Nam áp dụng trong việc xây dựng pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL hiện nay. 11
  19. Bài viết của Trần Quốc Hải: "Ưu điểm của mô hình công vụ việc làm và hoàn thiện thể chế công vụ", Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 1, 2 năm 2008; theo tác giả thì chế độ công chức theo VTVL có các ưu điểm nổi trội hơn chế độ công vụ chức nghiệp. Ưu điểm của chế độ công vụ theo VTVL cho phép cá thể hóa và lượng hóa các tiêu chí của quy trình công vụ như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thành tích công tác, trả lương... của công chức trong thực thi công vụ vì tất cả xuất phát từ việc phân tích, mô tả các vị trí công việc trong nền công vụ. Ðiều này ngày càng tỏ ra thích ứng với nền công vụ hiện đại ngày nay vì mô hình công vụ việc làm bám sát với thực tiễn công vụ và đáp ứng một cách nhanh chóng với các thay đổi của nền KTTT. Nội dung pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm Đề tài: "Cơ sở khoa học của việc đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm đối với công chức ngành Nội vụ" do Bộ Nội vụ chủ trì, Vũ Thanh Xuân làm chủ nhiệm đề tài, năm 2012. Tác giả đã đề cập đến những vấn đề chung về đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL; hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức; đặc điểm của đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL và có sự khác biệt giữa đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL với việc đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch, bậc; theo chức danh lãnh đạo, quản lý. Tác giả đã nêu được kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp; Nhật Bản, Australia, Đông Nam Á và Trung Quốc. Đề tài: "Cơ sở khoa học xây dựng chương trình bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn chuyên ngành Nội vụ" do Bộ Nội vụ chủ trì, Đàm Bích Hiên làm chủ nhiệm, năm 2016. Đề tài đã nêu được sự cần thiết về lý luận cũng như thực tiễn đòi hỏi phải xây dựng một chương trình bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn chuyên ngành Nội vụ. Đề tài đã có đóng góp về mặt lý luận cho luận án đó là tác giả đã so sánh, phân tích sự giống và khác nhau giữa đào tạo, bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn chuyên ngành với đào tạo, bồi dưỡng công chức theo VTVL. 12
  20. Đề tài: "Phương pháp xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước" do Bộ Nội vụ chủ trì, Tạ Ngọc Hải làm chủ nhiệm, năm 2016. Đề tài đã hệ thống, chi tiết một số vấn đề lý luận liên quan đến phương pháp xác định VTVL cụ thể đã làm rõ vai trò, ý nghĩa, các yêu cầu, điều kiện và các phương pháp phổ biến trong xác định VTVL; xác định được các yếu tố tác động và kinh nghiệm áp dụng phương pháp xác định VTVL ở một số quốc gia trên thế giới. Bài viết của Hoàng Thị Kim Quế: "Quan chế dưới triều vua Lê Thánh Tông và giá trị kế thừa trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam hiện nay", Tạp chí Khoa học (Luật học), Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 29, số 2, năm 2013. Tác giả bài viết đã phân tích những nội dung tiến bộ, nhân văn, hợp lý về quan chế dưới triều vua Lê Thánh Tông. Nhà Lê đã ban hành các chế định pháp luật cơ bản là: chế độ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, sát hạch, chế độ trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức, chế độ đãi ngộ, xử phạt và khen thưởng. Có những giá trị tiến bộ đáng được học tập như đổi mới việc tuyển chọn công chức theo yêu cầu của từng vị trí công việc đã được mô tả cụ thể; và xây dựng các tiêu chí rõ ràng, minh bạch về yêu cầu công việc đối với từng VTVL làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân; xác định trách nhiệm công vụ của công chức. Đây là những vấn đề cần được kế thừa trong việc xây dựng pháp luật về chế độ công vụ, đặc biệt là chế độ công vụ theo VTVL hiện nay ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước", của Tạ Ngọc Hải, Học viện Khoa học xã hội, bảo vệ năm 2011. Tác giả đã phân tích những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến pháp luật công chức, công vụ; quá trình xây dựng, phát triển pháp luật công chức, công vụ Việt Nam từ năm 1945 đến nay. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2