Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam
lượt xem 31
download
Luận án phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về bình đẳng, BĐGCDN, quyền BĐGCDN và đánh giá ý nghĩa của việc bảo đảm quyền BĐGCDN. Luận án cũng đồng thời đánh giá vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền BĐGCDN và xác định các yếu tố chi phối quyền BĐGCDN. Rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam, đưa ra những đánh giá khách quan về ưu điểm và hạn chế của của pháp luật quy định về quyền BĐGCDN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam
- 1 Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o bé t− ph¸p tr−êng ®¹i häc luËt hµ néi ®ç thÞ kim tiªn Ph¸p luËt vÒ quyÒn b×nh ®¼ng gi÷a c¸c doanh nghiÖp ë ViÖt Nam luËn ¸n tiÕn sÜ luËt häc Hµ néi - 2014
- 2 Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o bé t− ph¸p tr−êng ®¹i häc luËt hµ néi ®ç thÞ kim tiªn Ph¸p luËt vÒ quyÒn b×nh ®¼ng gi÷a c¸c doanh nghiÖp ë ViÖt Nam Chuyªn ngµnh : LuËt kinh tÕ M· sè : 62 38 01 07 luËn ¸n tiÕn sÜ luËt häc Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS D−¬ng §¨ng HuÖ Hµ néi - 2014
- 3 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn ¸n ch−a tõng ®−îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn ¸n §ç ThÞ Kim Tiªn
- 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9 1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về bình đẳng, quyền bình đẳng giữa các 9 doanh nghiệp và pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về 13 quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 1.3. Các công trình nghiên cứu đề cập giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng 23 giữa các doanh nghiệp 1.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu các công trình liên quan đến 28 luận án Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA 32 CÁC DOANH NGHIỆP 2.1. Quan niệm về bình đẳng giữa các doanh nghiệp 32 2.2. Quan niệm về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 45 2.3. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 53 2.4. Vai trò của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 57 2.5. Những yếu tố chi phối hệ thống pháp luật và quá trình thực thi pháp 64 luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT 74 VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP 3.1. Thực trạng pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 74 3.2. Thực trạng thực thi pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh 106 nghiệp ở Việt Nam 3.3. Nguyên nhân gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam 116
- 5 3.4. Hệ quả của bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp 123 Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN 128 BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 4.1. Hoàn thiện nội dung quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 129 4.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thiết chế bảo đảm quyền bình 149 đẳng giữa các doanh nghiệp KẾT LUẬN 159 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ 162 TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
- 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐGCDN : Bình đẳng giữa các doanh nghiệp CBXH : Công bằng xã hội DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân ĐKDN : Đăng ký doanh nghiệp ĐKKD : Đăng ký kinh doanh KTTT : Kinh tế thị trường TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 3.1 Báo cáo các vụ vi phạm theo Điều 159 - chương xâm phạm 108 trật tự quản lý kinh tế 3.2 Báo cáo các vụ vi phạm theo Điều 279, 289 về tội đưa, nhận 109 hối lộ DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1 Mô phỏng các mối quan hệ tạo ra bình đẳng hoặc bất 39 BĐGCDN
- 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Doanh nghiệp là một trong những yếu tố cấu thành của mọi hệ thống kinh tế. Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp là chủ thể cơ bản của thị trường, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhà nước, bổ sung nguồn dự trữ quốc gia và khai thác nâng cao giá trị của tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam, khi thừa nhận phát triển kinh tế nhiều thành phần, doanh nghiệp chính là hoạt động sống của các thành phần kinh tế, tạo ra tăng trưởng. Với hoạt động sản xuất, kinh doanh đa dạng, doanh nghiệp có mặt trong nhiều ngành, nghề, lĩnh vực và tác động đến sự hình thành các loại thị trường. Vì lẽ đó, một quốc gia chỉ có thể kiểm soát được nền kinh tế bắt đầu từ hệ thống doanh nghiệp. Để phát triển kinh tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã lựa chọn mô hình kinh tế thị trường (KTTT), nhằm sử dụng sức mạnh của quy luật cạnh tranh làm động lực phát triển. Cơ sở để quy luật cạnh tranh được vận hành là quyền tự do kinh doanh và quyền BĐGCDN được bảo đảm. Chỉ trong điều kiện kinh doanh bình đẳng, doanh nghiệp mới có cơ hội kinh doanh bằng chính thực lực của mình và cạnh tranh được vận hành đúng với bản chất của nó. Từ đây, những doanh nghiệp yếu kém được loại bỏ, lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì thế, đảm bảo môi trường kinh doanh BĐGCDN vừa là nguyên tắc, vừa là giá trị phổ biến của KTTT. Việc nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên, bảo trợ về vốn, đất đai, tài nguyên cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và sử dụng DNNN làm công cụ điều tiết nền kinh tế trong nhiều năm qua là mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng, đi ngược KTTT. Đồng thời, tính không hiệu quả của DNNN cũng chưa giải thích được tác dụng thực tế của những chính sách ưu tiên đó. Vấn đề vướng mắc hiện nay cả về lý luận và thực tiễn trong phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam là làm thế nào để kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo nhưng vẫn bảo đảm sự bình đẳng giữa DNNN với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Ngày 7/11/2006, cùng với việc ký kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đồng thời phải ký vào bản cam kết chấp nhận bị coi là nền
- 9 kinh tế phi thị trường (non - market economy, hay NME) trong 12 năm, kể từ ngày gia nhập. Trong các quy định của GATT và WTO không có quy định về tiêu chí NME hay KTTT. Tuy nhiên, các quy định này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thị trường. Hệ thống nguyên tắc này đòi hỏi các nước gia nhập WTO phải cam kết cải cách kinh tế theo hướng thị trường, tuân thủ yêu cầu về thương mại không phân biệt đối xử, đảm bảo quyền BĐGCDN. Do đó, để trở thành nền KTTT không muộn hơn năm 2019, đáp ứng yêu cầu hội nhập, Việt Nam cần phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng tuân thủ các quy luật thị trường, đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp. Cùng với điều này, trong các đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng coi quyền BĐGCDN là vấn đề cần được bảo đảm. Trong thực tế, quan điểm về bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), được triển khai trong Hiến pháp 1992 và trong các đạo luật. Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án 1715/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 nhằm đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu. Tuy nhiên, đi ngược với mục tiêu của nhà nước, trên thực tế, bất BĐGCDN không giảm mà đang có xu hướng gia tăng, với tính chất ngày càng đa dạng và phức tạp. Vẫn tồn tại nhiều sự phân biệt, đối xử doanh nghiệp ngay từ khi gia nhập thị trường, trong quá trình kinh doanh và trong giải thể, phá sản doanh nghiệp. Các DNNN kinh doanh độc quyền trong nhiều lĩnh vực, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc thị trường. Một số tập đoàn kinh tế nhà nước được ưu tiên, bảo lãnh, khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ. Có những DNNN kinh doanh thua lỗ được sáp nhập vào tổng công ty nhà nước, giao trách nhiệm cứu vớt cho các thành viên khác mà không bị phá sản. Việc tiếp cận các dịch vụ công, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, tiếp cận nguồn tài nguyên, đất đai của DNNN có nhiều thuận lợi, trong khi các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn tiếp tục gặp phải những rào cản về điều kiện kinh doanh, vay vốn, thuê đất,... Không chỉ tồn tại những bất bình đẳng do chính sách của nhà nước tạo ra, thực trạng các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, trốn
- 10 thuế đang ngày càng gia tăng, vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà nước cũng tạo ra bất bình đẳng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Theo nghĩa khách quan, doanh nghiệp nào quản lý kinh doanh yếu kém, không cạnh tranh được tất yếu bị thanh lọc khỏi thị trường do chính sự vận động của quy luật cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế có những doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt, tôn trọng pháp luật chưa hẳn đã chiến thắng trên thương trường. Trong khi đó, doanh nghiệp quản trị yếu kém, thậm chí thua lỗ, vi phạm pháp luật nghiêm trọng vẫn có thể không bị giải thể hay phá sản. Lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn có thể đạt được bằng những ưu tiên của nhà nước, bằng trốn thuế, kinh doanh trái phép. Trong môi trường kinh doanh đòi hỏi nhiều chi phí bất hợp pháp, tham nhũng, hối lộ để nhận được ưu tiên, hoặc làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà không bị xử lý đều là những hành vi gây ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Với môi trường kinh doanh bất bình đẳng, lợi nhuận không phản ánh được giá trị đích thực của hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó làm nản lòng các nhà đầu tư, giảm động lực kinh doanh của doanh nghiệp và suy giảm tăng trưởng kinh tế. Sự nỗ lực của nhà nước Việt Nam trong những năm qua mới chỉ tập trung vào việc làm giảm bớt những ưu tiên, đặc quyền đối với DNNN mà chưa có giải pháp tổng thể, do đó chưa đem lại hiệu quả thực tế. Trước những đòi hỏi từ nội tại nền kinh tế và yêu cầu của những cam kết quốc tế, việc nghiên cứu các quy định pháp luật, đánh giá quá trình thực thi nhằm xác định đúng nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp, đảm bảo quyền BĐGCDN là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Chính vì lẽ đó, tác giả luận án đã chọn vấn đề "Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật về quyền BĐGCDN ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Luận án nghiên cứu một cách toàn diện về hệ thống pháp luật Việt Nam, đánh giá đầy đủ, khách quan, nhận định chính xác pháp luật về quyền BĐGCDN ở Việt Nam hiện nay.
- 11 + Luận án nghiên cứu pháp luật về quyền BĐGCDN ở Việt Nam chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005, không bao gồm các chủ thể kinh doanh khác (hợp tác xã hay hộ kinh doanh cá thể,...) + Luận án nghiên cứu quyền BDDGCDN gắn với quá trình: (i) thành lập doanh nghiệp; (ii) hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; và (iii) trong giải thể, phá sản doanh nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN ở Việt Nam. Nhiệm vụ của luận án là: - Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về bình đẳng, BĐGCDN, quyền BĐGCDN và đánh giá ý nghĩa của việc bảo đảm quyền BĐGCDN. Luận án cũng đồng thời đánh giá vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền BĐGCDN và xác định các yếu tố chi phối quyền BĐGCDN. - Rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam, đưa ra những đánh giá khách quan về ưu điểm và hạn chế của của pháp luật quy định về quyền BĐGCDN. - Thu thập thông tin, tài liệu về thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền BĐGCDN ở Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá những mặt đạt được và hạn chế. Từ đó xác định các nguyên nhân cơ bản tạo ra bất BĐGCDN và hệ quả của nó. - Đưa ra các giải pháp tổng thể nhằm hoàn thiện nội dung pháp luật về quyền BĐGCDN và hoàn thiện thiết chế bảo đảm quyền BĐGCDN ở Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học 4.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài Luận án nghiên cứu pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của nhà nước về công bằng, bình đẳng, về nhà nước pháp quyền, về kinh tế với thị trường, về quan hệ giữa nhà nước với thị trường và doanh nghiệp, về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế. Ngoài ra, luận án cũng chú ý các học thuyết và
- 12 quan điểm của các nhà kinh tế, chính trị, luật học, xã hội học trong nước và nước ngoài về chế độ kinh tế, thể chế KTTT, về quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học và dự kiến kết quả nghiên cứu Đề tài pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam được tiến hành dựa trên các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu như sau: Câu hỏi nghiên cứu 1 - Bình đẳng là gì và bình đẳng giữa các doanh nghiệp là gì? - Giả thuyết nghiên cứu: Có sự nhầm lẫn giữa bình đẳng của các doanh nghiệp với bình đẳng của thành phần kinh tế. - Dự kiến kết quả nghiên cứu: Luận án sẽ làm rõ bản chất của BĐGCDN. Theo đó, BĐGCDN phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện: (i) đảm bảo sự tương thích giữa đóng góp với hưởng thụ của doanh nghiệp, giữa vi phạm và trừng phạt; và (ii) mọi doanh nghiệp khi ở vào những điều kiện như nhau đều phải áp dụng quy định pháp luật như nhau, không có ngoại lệ. Câu hỏi nghiên cứu 2 - Quyền BĐGCDN là gì? - Giả thuyết nghiên cứu: Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều chủ thể kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp. Để tồn tại và hoạt động, các doanh nghiệp cần được bình đẳng về mặt pháp lý trong các giao dịch với đối tác và quan hệ với nhà nước (qua các điều kiện ngang bằng và tiêu chuẩn giống nhau trong việc vay vốn, hưởng các ưu đãi và thực hiện nghĩa vụ thuế,..). Như vậy, BĐGCDN là thuộc tính vốn có và là yêu cầu không thể thiếu được của nền KTTT. - Dự kiến kết quả nghiên cứu: Luận án làm rõ và phân biệt khái niệm quyền BDDGCDN về mặt pháp lý và về mặt thực tế. Câu hỏi nghiên cứu 3 - Tại sao lại phải đặt vấn đề BĐGCDN? và tại sao phải bảo đảm quyền BĐGCDN? - Giả thuyết nghiên cứu: Tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh và BĐGCDN là nguyên tắc của thị trường, là cơ sở để vận hành quy luật cạnh tranh, tạo động lực phát triển kinh tế.
- 13 - Dự kiến kết quả nghiên cứu: Chứng minh mối liên hệ giữa bảo đảm quyền BĐGCDN với hoàn thiện thể chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng. Đồng thời đánh giá được ý nghĩa của việc bảo đảm quyền BĐGCDN. Câu hỏi nghiên cứu 4 - Thực tế có tình trạng bất BĐGCDN ở Việt Nam hay không? - Giả thuyết nghiên cứu: Có tình trạng bất BĐGCDN ở Việt Nam, để lại những hậu quả tiêu cực đối với kinh tế, xã hội. - Dự kiến kết quả nghiên cứu: Rà soát, đánh giá pháp luật và quá trình thực thi pháp luật để chứng minh có sự tồn tại của bất BĐGCDN ở Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu 5 - Nguyên nhân nào gây ra bất BĐGCDN ở Việt Nam hiện nay? - Giả thuyết nghiên cứu: Có các quy định pháp luật mang tính phân biệt đối xử doanh nghiệp và quá trình thực thi vi phạm quyền BĐGCDN bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa khác nhau. - Dự kiến kết quả kiến cứu: Luận án chỉ rõ những quy định pháp luật tạo ra bất BĐGCDN và các nguyên nhân gây ra bất BĐGCDN. Câu hỏi nghiên cứu 6 - Những giải pháp nào có thể đem lại hiệu quả cho việc bảo đảm quyền BĐGCDN ở Việt Nam? - Giả thuyết nghiên cứu: Hoàn thiện chế định pháp luật về quyền BĐGCDN và bảo đảm thiết chế thực thi pháp luật về quyền BĐGCDN có thể giúp cho các doanh nghiệp vận hành và thực hiện mọi giao dịch được bình đẳng. - Dự kiến kết quả nghiên cứu: (i) Đề xuất xóa bỏ những quy định pháp luật có nội dung phân biệt đối xử doanh nghiệp, sửa đổi, bổ sung một số quy định chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, minh bạch hóa các chính sách ưu tiên, miễn trừ và hạn chế đầu tư, đổi mới chính sách đối với DNNN; và (ii) hoàn thiện cơ quan quản lý, tăng cường năng lực, đạo đức công vụ, văn hóa doanh nghiệp, thay đổi thái độ của con người để tôn trọng pháp luật và thực thi quyền BĐGCDN ở Việt Nam có hiệu quả.
- 14 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sử dụng phương pháp tiếp cận về sự vận động và phát triển của nền KTTT trong điều kiện mới, luận án kết hợp với một số nghiên cứu phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu: Chương 1: Thu thập thông tin và phân tích, so sánh, đánh giá những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, những vấn đề đã được giải quyết, những vấn đề còn bỏ ngỏ để định hướng tiếp tục nghiên cứu. Chương 2: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp. Các phân tích, nhận định quan niệm về bình đẳng, bình đẳng doanh nghiệp, quyền BĐGCDN được gắn vào những điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể. Chương 3: Áp dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp hệ thống nhằm kế thừa và tổng hợp kết quả nghiên cứu đã công bố. Chương này cũng sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật, nguyên nhân tạo ra bất BĐGCDN. Chương 4: Chủ yếu áp dụng phương pháp phân tích, dự báo, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp xác đáng nhằm đảm bảo quyền BĐGCDN ở Việt Nam. 6. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học của luận án Kết quả của việc nghiên cứu luận án đối với đề tài: "Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam" đem lại những điểm mới sau đây: Thứ nhất, luận án làm rõ bản chất của bình đẳng, BĐGCDN và quyền BĐGCDN. Đồng thời, phân tích làm rõ vấn đề bảo đảm quyền BĐGCDN không mâu thuẫn với chính sách ưu tiên hay hạn chế trong đầu tư, kinh doanh. Thứ hai, luận án xây dựng khái niệm, xác định nội dung, tiêu chí đánh giá về bình đẳng, BĐGCDN, quyền BĐGCDN, pháp luật về quyền BĐGCDN. Trên cơ sở đó, luận án đánh giá vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền BĐGCDN và xác định các yếu tố chi phối quyền BĐGCDN. Thứ ba, luận án nghiên cứu toàn diện hệ thống pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, đưa ra những nhận định về hạn chế của pháp luật về quyền BĐGCDN và nguyên nhân chủ yếu gây ra bất BĐGCDN ở Việt Nam.
- 15 Thứ tư, luận án đưa ra giải pháp tổng thể, nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của nước ngoài, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả đạt được của luận án góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận trong khoa học pháp lý về quyền BĐGCDN. Cụ thể là: xây dựng được khái niệm, xác định nội dung và đưa ra tiêu chí xác định thế nào là bình đẳng doanh nghiệp, quyền BĐGCDN, phân tích thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến quyền bình đẳng doanh nghiệp, chỉ ra những bất cập của lĩnh vực pháp luật này và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Những tình huống cụ thể cùng những lập luận khoa học sẽ chứng minh cho các luận điểm mà luận án đưa ra. Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về quyền BĐGCDN là cơ sở để các cơ quan chức năng, trong phạm vi thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng. Bên cạnh đó, luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy mà còn đối với cán bộ đang làm công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, 15 tiết.
- 16 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả luận án sẽ đánh giá các công trình khoa học trong nước, quốc tế về những vấn đề liên quan đến nội dung luận án. Luận án sẽ kiểm chứng, kế thừa những vấn đề đã được làm rõ, tiếp tục giải quyết những vấn đề còn bỏ ngỏ. Trong chương này, những vấn đề có liên quan đến nội dung luận án được trình bày theo lôgic từ lý luận đến thực trạng và giải pháp. 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG, QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.1. Nghiên cứu các quan niệm về bình đẳng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp và quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 1.1.1.1. Các quan niệm về bình đẳng Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, phần chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 có định hướng: "Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế" [16, tr. 108]. Tuy nhiên, trong toàn nội dung văn kiện đều không tìm thấy bất kỳ định nghĩa hay giải thích nào về cạnh tranh bình đẳng hay BĐGCDN. Pháp luật Việt Nam triển khai chính sách của Đảng về bảo đảm quyền BĐGCDN cũng không có quy định nào đưa ra khái niệm hay giải thích thế nào là BĐGCDN. Một số công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến khái niệm bình đẳng ở những góc nhìn khác nhau và gián tiếp đề cập đến những khía cạnh nhất định về BĐGCDN. Trong Đại Từ điển tiếng Việt, tác giả Nguyễn Như Ý có ghi: "bình đẳng là ngang nhau về nghĩa vụ và quyền lợi" [93]. Cuốn sách Quan niệm tự do bình đẳng của tư bản và vô sản, do Tô Hồng Quân biên dịch không đề cập đến bình đẳng doanh nghiệp nhưng đã nêu ra các quan điểm và những tranh luận về bình đẳng. Trong cuốn sách này, quan điểm mác-xít thể hiện rõ trong những lập luận, phản biện của Mác - Ăngghen, Lênin và sau này là Stalin trước những chỉ trích của chủ
- 17 nghĩa tư bản về bình đẳng của các nước theo mô hình XHCN. Chủ nghĩa Mác - Lênin nhận định bình đẳng không có nghĩa là cào bằng trong mọi điều kiện mà trên cơ sở phù hợp với những đóng góp là quyền lợi mà một chủ thể được hưởng [35]. Luận án tiến sĩ của Vũ Anh Tuấn nghiên cứu về công bằng xã hội (CBXH) cũng có những luận giải liên quan đến bình đẳng. Khi phân tích CBXH, tác giả viết: "tuy có những điểm tương đồng song công bằng xã hội không phải là khái niệm đồng nghĩa với bình đẳng xã hội" [86, tr. 31]. Theo tác giả thì, CBXH là khái niệm chỉ sự tương xứng giữa vai trò và vị thế của các thành viên xã hội (cá nhân, giai cấp, nhóm xã hội), giữa cái mà họ tạo ra được cho xã hội với cái mà họ nhận lại từ xã hội (cái tạo ra và cái nhận lại có thể là điều tốt lành hoặc ngược lại) như cống hiến và hưởng thụ, lao động và sự trả công, quyền và nghĩa vụ, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý... Không có sự tương xứng nói trên là bất công xã hội [86, tr. 27]. Tác giả quan niệm bình đẳng xã hội có phạm vi rộng hơn và bao quát hơn cả CBXH. Cùng quan điểm với tác giả Vũ Anh Tuấn, trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Đề tài cấp nhà nước KX04/19/06-10, GS.TS Phạm Quang Phan nhận định: "Công bằng được hiểu là sự phù hợp và tương xứng giữa cái đóng góp và cống hiến của cá nhân cho xã hội với cái mà cá nhân thụ hưởng và nhận lại từ xã hội xét về tất cả các khía cạnh". Để làm rõ hơn, tác giả viết: "Công bằng xã hội dù được thực hiện trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc cân bằng, tương xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi, cống hiến và hưởng thụ". CBXH là công bằng trong mọi lĩnh vực: chính trị, pháp lý, kinh tế, văn hóa, xã hội,...". Thực hiện công bằng xã hội về mặt kinh tế thể hiện ở cả khâu phân phối tư liệu sản xuất và khâu phân phối kết quả sản xuất, thành quả về đầu tư phát triển kinh tế". Như thế, tác giả của hai công trình nghiên cứu trên đây đều thống nhất cho rằng, công bằng không phải là cào bằng. Điều này cũng có nghĩa bình đẳng cũng không phải là luôn bằng nhau mà phải đảm bảo sự tương thích về cả quyền, nghĩa vụ cũng như yêu cầu quản lý nền kinh tế hiệu quả. Khi xem xét ở khía cạnh địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp hiện nay, nghiên cứu của Tô Nguyễn Cẩm Anh lại cho rằng: "Quy định không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản chỉ áp dụng riêng đối với doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh vô hình chung là một sự phân biệt đối xử giữa các
- 18 loại hình doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục phá sản, tạo nên sự bất bình đẳng về tương lai kinh tế của các chủ thể kinh doanh" [1, tr. 34]. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có quan điểm trái chiều hay đồng thuận nào được công bố chính thức về nhận định này. 1.1.1.2. Các quan điểm về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp Quyền BĐGCDN ít được đề cập trong các công trình nghiên cứu. Ngay tại các cơ sở đào tạo, giảng dạy về Luật thương mại cũng đề cập rất khái quát về quyền BĐGCDN. Trong Giáo trình Luật thương mại của Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), các quyền của doanh nghiệp được nêu cụ thể. Các chương II, chương III và chương IV của giáo trình nghiên cứu vào các nhóm đối tượng như: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), các công ty và DNNN. Khi đề cập đến quyền của DNTN, giáo trình viết: Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp 1999, chính về thế nó được hưởng những quyền chung giống mọi doanh nghiệp khác như: Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tuy nhiên, mỗi một quyền chung ấy, khi xét ở từng góc độ của từng doanh nghiệp lại có những đóng góp đặc thù cho sự phát triển của từng loại hình doanh nghiệp cụ thể [94, tr. 89]. Sau bình luận này, giáo trình chưa làm rõ được sự khác nhau này có cần thiết, có đảm bảo quyền BĐGCDN hay không. Khác với Giáo trình Luật thương mại (2006), khi nghiên cứu về quyền của DNTN, giáo trình Luật kinh tế (2003) cũng của Trường Đại học Luật Hà Nội viết: Doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế với tư cách là một chủ thể kinh doanh độc lập, nhà nước không chỉ thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp tư nhân mà còn thừa nhận là một chủ thể pháp lý độc lập. Điều đó được thể hiện một cách rõ rệt trong các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân [83, tr. 143]. Theo đó, các quyền của doanh nghiệp này gồm: (i) Quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của doanh nghiệp; (ii) Quyền bình đẳng trước pháp luật của DNTN với các doanh nghiệp khác;
- 19 (iii) Quyền của DNTN trong việc tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Giáo trình đã đi từ nội dung khái quát đến cụ thể. Giáo trình Luật kinh tế (2003) chỉ đề cập đến vấn đề các quyền cụ thể của doanh nghiệp sau khi vấn đề (i) và (ii) đã được giải quyết. Một trong những phân tích quan trọng được nêu ra là sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp luôn đồng hành với các quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau. Các quan hệ này nảy sinh không chỉ giữa các doanh nghiệp trong một thành phần kinh tế mà cả giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Sự hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chỉ có thể phát triển một cách lành mạnh trong điều kiện các doanh nghiệp đều bình đẳng với nhau trước pháp luật. Quyền bình đẳng trước pháp luật giữa DNTN với các doanh nghiệp khác trước hết thể hiện ngay trong việc thành lập doanh nghiệp [83, tr. 145]. Giáo trình cũng chỉ ra rằng: "Các doanh nghiệp có quyền bình đẳng trước pháp luật còn có nghĩa là các doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế". Giáo trình này cũng đề cập sâu hơn để giải thích về mức thuế đóng góp giữa các doanh nghiệp ở mức độ khác nhau là sự hợp lý. Điều này hoàn toàn phù hợp với các quan niệm về công bằng, bình đẳng. Trong luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Bùi Ngọc Cường (2002) về Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta không đề cập trực tiếp đến quyền BĐGCDN nhưng đã gợi mở về phương pháp tiếp cận nghiên cứu các quyền của doanh nghiệp nói chung, trong đó có quyền tự do kinh doanh, quyền BĐGCDN là các quyền được xây dựng trên nền tảng kinh tế, chính trị - xã hội nhất định. 1.1.2. Những công trình liên quan đến xác định vai trò của pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp Không có công trình nào được biết đến đã từng nhận định trực tiếp về vai trò của pháp luật đối với việc bảo đảm quyền BĐGCDN. Tuy nhiên, ở khía cạnh nhất định, về mặt lý luận, vai trò của pháp luật nói chung đã được viết khá kỹ trong giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (2003) của Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình khẳng định pháp luật là phương tiện để các chủ thể trong xã hội quyết định những hoạt động của tổ chức, cá nhân [82, tr. 377]. Đồng thời, với tư
- 20 cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội. Giáo trình viết: "Sự tác động và ảnh hưởng của pháp luật thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng loại đối tượng và từng loại quan hệ cụ thể cần có sự điều chỉnh của pháp luật" [82, tr. 337]. Pháp luật được đặt ra nhằm thực hiện những mục đích đã được xác định. Những mục đích đó luôn xuất phát từ những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và nhu cầu cần thiết phải có sự điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội trong thời kỳ quá độ, cũng như trong mỗi giai đoạn cụ thể. Đối với Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định một trong ba khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010 - 2020 là: ''Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính" [16, tr. 46] đã thực sự đặt công tác xây dựng và thực thi pháp luật vào một yêu cầu mới. Tác giả Vũ Anh Tuấn khi viết về vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo CBXH cũng xuất phát từ vai trò của pháp luật nói chung nhưng không đồng nhất chúng, tác giả cho rằng: "Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội được thể hiện bằng việc pháp luật thể chế hóa và bảo đảm hiệu quả thực hiện đối với các quan điểm, chính sách công bằng xã hội của nhà nước thông qua những hình thức, phạm vi, nội dung và thuộc tính của pháp luật" [86, tr. 44]. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP 1.2.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến thực trạng pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp Thực trạng pháp luật về quyền BĐGCDN đã được phân tích và đề cập trong khá nhiều tài liệu. Trong bài Góp ý dự thảo Luật Doanh nghiệp (thống nhất) PGS.TS Nguyễn Như Phát cho rằng thực chất Luật Doanh nghiệp 2005 mới chỉ đặt cơ sở cho sự bình đẳng doanh nghiệp ở khâu đăng ký kinh doanh (ĐKKD) để gia nhập thị trường [32, tr. 24]. Như vậy, để có môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp, nhà nước không thể xây dựng một đạo luật riêng mà thực tế nó được quy định trong nhiều đạo luật và các văn bản hướng dẫn khác nhau khi điều chỉnh các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với các chủ thể
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 639 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 402 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 171 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 87 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 199 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 135 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 62 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 57 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn