Luận án Tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện hoạt động phòng ngừa THTP nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, góp phần làm rõ thêm cũng như hoàn thiện lý luận về vấn đề này; trên cơ sở đó luận án có mục đích đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN SỸ DUYÊN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, năm 2024
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN SỸ DUYÊN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 9.38.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Văn Đệ Hà Nội, năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các thông tin, số liệu nêu trong luận án là trung thực; các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. Tác giả luận án Nguyễn Sỹ Duyên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................................. 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .......................................................... 20 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu .................................................................. 29 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................... 34 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN ... 35 2.1. Khái niệm, nội dung, mục đích của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện ...................................................... 35 2.2. Đặc điểm phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện ......................................................................................... 49 2.3. Cơ sở, nguyên tắc, chủ thể phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện ................................................................. 59 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................... 84 Chương 3: THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC ........................................................................................... 85 3.1. Thực trạng và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc ............... 85 3.2. Thực tiễn phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc ............................................ 106 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 138 Chương 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC ...... 139 4.1. Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong thời gian tới ........................................ 139
- 4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc ............. 147 Tiểu kết Chương 4 ................................................................................................. 177 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 178 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 180 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 181 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ANQG : An ninh quốc gia ANTT : An ninh, trật tự BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự CAND : Công an nhân dân CQĐT : Cơ quan điều tra CSHS : Cảnh sát hình sự ĐTV : Điều tra viên KSV : Kiểm sát viên NCTN : Người chưa thành niên PCTP : Phòng, chống tội phạm PNTP : Phòng ngừa tội phạm TAND : Tòa án nhân dân TCTS : Trộm cắp tài sản THTP : Tình hình tội phạm TNHS : Trách nhiệm hình sự TTATXH : Trật tự, an toàn xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa VKSND : Viện Kiểm sát nhân dân
- DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 1. Danh mục bảng Bảng 3.1. Tình hình tội phạm của cả nước và địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.2. Tình hình tội trộm cắp tài sản của cả nước và địa bàn miền Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.3. Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.4. Tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật của cả nước và địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.5. Tình hình người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.6. Thống kê số vụ và số người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản đã điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.7. Thống kê số vụ và số người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản đã điều tra, truy tố, xét xử của từng địa phương vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.8. Thống kê đặc điểm nhân thân của người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.9. Thống kê tình trạng nghiên game, nghiện ma túy; tình trạng gia đình của người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.10. Thống kê thời gian, địa điểm; tài sản, giá trị tài sản các vụ trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.11. Thống kê công cụ, phương tiện để người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.12. Thống kê đồng phạm, phạm tội đơn lẻ; mức độ thực hiện hành
- vi trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.13. Thống kê hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Bảng 3.14. Thống kê lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội các địa phương vùng Tây Bắc. Bảng 3.15. Thống kê lực lượng Viện Kiểm sát nhân dân các địa phương vùng Tây Bắc. Bảng 3.16. Thống kê lực lượng Tòa án nhân dân các địa phương vùng Tây Bắc. 2. Danh mục sơ đồ, biểu đồ Sơ đồ 3.1. Bản đồ hành chính các địa phương vùng Tây Bắc. Biểu đồ 3.2. So sánh số vụ trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện với số vụ phạm tội do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.3. So sánh số người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản với số người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.4. Diễn biến tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.5. Số bị cáo xét xử sơ thẩm là người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.6. Phân tích về đặc điểm nhân thân người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.7. Phân tích về tình trạng nghiện game, nghiện ma túy và tình trạng gia đình của người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.8. Phân tích về thời gian xảy ra các vụ trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022).
- Biểu đồ 3.9. Phân tích về địa điểm xảy ra các vụ trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.10. Phân tích về giá trị tài sản các vụ trộm cắp do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc từ năm 2013 đến năm 2022. Biểu đồ 3.11. Phân tích về tài sản các vụ trộm cắp do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.12. Phân tích về công cụ để người chưa thành niên thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.13. Phân tích về phương tiện để người chưa thành niên thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.14. Phân tích đồng phạm, phạm tội đơn lẻ thực hiện hành vi trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.15. Phân tích mức độ thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022). Biểu đồ 3.16. Phân tích hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn vùng Tây Bắc trong 10 năm (2013 - 2022).
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích tự nhiên trên 50.576 km2, chiếm 15% đất liền của cả nước, có đường biên giới tiếp giáp với Lào dài trên 650 km, tiếp giáp với Trung Quốc dài trên 520 km, với 04 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu chính và hàng trăm đường mòn, lối mở qua lại hai bên biên giới. Đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, được mệnh danh là “phên dậu”, “địa đầu” và “lá phổi xanh” của đất nước [106]. Với hơn 35 năm đổi mới, kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc tiếp tục có những bước phát triển; tuy nhiên, đây vẫn là khu vực kinh tế phát triển chậm, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống một bộ phận nhân dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo (317.798 hộ, chiếm 16% của cả nước), hộ cận nghèo (118.735 hộ, chiếm tỷ lệ 9,1% của cả nước), hộ tái nghèo (12.283 hộ, chiếm 39,4% của cả nước) trong vùng còn cao, đặc biệt như tỉnh Điện Biên tỷ lệ hộ nghèo đứng đầu cả nước (44,8%) [7]; vấn đề việc làm, chính sách xã hội, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã và đang làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp mới ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế, văn hóa, ANTT của các địa phương vùng Tây Bắc; ngoài ra, lợi dụng địa hình hiểm trở, đường biên giới trên bộ dài, dân cư thưa thớt, phong tục tập quán lạc hậu, các thế lực thù địch đã hoạt động, tuyên truyền đạo trái pháp luật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tội phạm về ma túy được đánh giá là phức tạp nhất cả nước cả về quy mô lẫn tính chất nguy hiểm; các tệ nạn xã hội, THTP, tội phạm TCTS cũng không ngừng hoạt động, với thủ đoạn phạm tội mới xuất hiện, tính chất ngày càng nguy hiểm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có lúc đã gây tâm lý lo lắng, hoang mang trong quần chúng nhân dân...; trong số các tội phạm xảy ra trên địa bàn, thì tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện chiếm tỷ lệ đáng kể. Theo số liệu thống kê, trong 10 năm (từ năm 2013 - 2022) trên địa bàn vùng Tây Bắc xảy ra 572 vụ TCTS do NCTN thực hiện (chiếm tỷ lệ 34,7%) số vụ NCTN vi phạm pháp luật của cả địa bàn (572 vụ/1.650 vụ) [Bảng 3.4, bảng 3.5]; thủ đoạn phạm tội không còn đơn giản là hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ, mà đã có sự 1
- tính toán, chuẩn bị tinh vi, cá biệt có vụ nhiều người cùng tham gia, thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, có sự cấu kết chặt chẽ từ hành vi trộm cắp đến việc tiêu thụ tài sản; đặc biệt các đối tượng thường lợi dụng những khu vực vắng người qua lại, các địa điểm gần các tuyến đường giao thông, tuyến đường không lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh để thực hiện hành vi và tẩu thoát thuận lợi... [105]; THTP này đã gây những thiệt hại lớn về tài sản, gây tâm lý hoang mang, lo lắng và bức xúc trong Nhân dân; ngoài ra, còn gây ảnh hưởng đến những thế hệ trẻ - thế hệ “rường cột” của tương lai nước nhà, những người nếu làm tốt công tác phòng ngừa sẽ không trở thành nạn nhân, trở thành tội phạm mà sẽ là nguồn lực quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước tình hình đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng Tây Bắc đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh PCTP nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót, như: công tác nắm tình hình về ANTT tại các địa bàn, tuyến trọng điểm chưa thật sự hiệu quả; hoạt động phòng ngừa xã hội còn chưa được triển khai đồng bộ ở nhiều địa phương cũng như địa bàn dân cư; công tác tham mưu, hướng dẫn tuyên truyền chưa phát huy hiệu quả dẫn tới nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật ở một bộ phận quần chúng nhân dân còn thấp; công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở còn nhiều hạn chế; ngoài ra, một số quy định trong hệ thống pháp luật liên quan đến công tác PNTP vẫn còn bất cập, nhiều hành vi TCTS chỉ bị xử lý về hành chính, thiếu tính răn đe, giáo dục, trong khi đây là tội phạm xảy ra khá phổ biến. Về lý luận, đấu tranh PCTP TCTS do NCTN thực hiện đã có một số công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, đặc biệt là các công trình khoa học trong lĩnh vực tội phạm học; tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc để có những giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP này thời gian tới. Từ những vấn đề trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc” làm đề tài luận án tiến sĩ là hoàn toàn cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 2
- (Theo quy định của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã thay thế thuật ngữ “người chưa thành niên” bằng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi”; về mặt lý luận, hai thuật ngữ này có ý nghĩa đồng nhất với nhau và không làm thay đổi bản chất của nhau; do vậy, trong phạm vi đề tài, nghiên cứu sinh sử dụng thuật ngữ “người chưa thành niên” theo như tên đề tài Luận án đã được duyệt). 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện hoạt động phòng ngừa THTP nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, góp phần làm rõ thêm cũng như hoàn thiện lý luận về vấn đề này; trên cơ sở đó luận án có mục đích đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan về tình hình nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện; đánh giá khái quát phạm vi và mức độ nghiên cứu của các công trình này nhằm xác định những nội dung được kế thừa và làm rõ những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án. - Nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, như: khái niệm, đặc điểm, mục đích, cơ sở, nguyên tắc, chủ thể, nội dung phòng ngừa THTP này. - Phân tích, đánh giá về thực tiễn phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022, chỉ ra những hạn chế trong tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng ngừa THTP này và nguyên nhân của các hạn chế đó. - Tiến hành dự báo tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP này trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian tới. 3
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận pháp lý và thực tiễn hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện dưới góc độ tội phạm học và PNTP. - Phạm vi về chủ thể phòng ngừa: Các cấp ủy, chính quyền; các cơ quan tiến hành tố tụng; các cơ quan, tổ chức có liên quan và quần chúng nhân dân các địa phương vùng Tây Bắc. - Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Các địa phương vùng Tây Bắc, gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 đến năm 2022. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành Công an về công tác đấu tranh PCTP nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp hệ thống, nghiên cứu tài liệu, phân tích, bình luận, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch: Thu thập, hệ thống, nghiên cứu các văn bản pháp lý, giáo trình, tài liệu, đề tài khoa học, các luận án, luận văn, sách tham khảo, các tư liệu khoa học khác trong, ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án và các chương trình, kế hoạch, báo cáo tổng kết, các bản án, số liệu thống kê của các cơ quan tố tụng trên địa bàn vùng Tây Bắc để làm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng nhiều nhất tại chương 1, 2, 3 của luận án. 4
- - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, bình luận, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch: Được sử dụng để phân tích, đánh giá tình hình, thực tiễn, nguyên nhân, điều kiện của THTP và hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc để đưa ra các đánh giá, luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp phòng ngừa. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại chương 3, 4 của luận án. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng nhằm đánh giá những biến động về tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022; so sánh THTP này giữa các địa phương vùng Tây Bắc để làm cơ sở, căn cứ đánh giá thực tiễn tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc tại chương 3 của luận án. - Phương pháp nghiên cứu án điển hình: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện, nhân thân NCTN phạm tội TCTS trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022 thông qua một số bản án điển hình tại chương 3 của luận án. - Phương pháp khảo sát thực tế: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại chương 3 của luận án nhằm khảo sát về thực trạng tổ chức lực lượng và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện đã được triển khai, áp dụng trên địa bàn vùng Tây Bắc; từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân ở từng chủ thể và các biện pháp phòng ngừa. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, mô hình: Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm, mô hình về hoạt động PNTP nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng của các lực lượng, cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn vùng Tây Bắc để nghiên cứu, đưa ra các đánh giá, nhận định, luận cứ khoa học trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP này trong thời gian tới; được sử dụng ở chương 3, 4 của luận án. - Phương pháp trao đổi, tọa đàm, tham vấn chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng nhằm trao đổi, tham vấn ý kiến của các ĐTV, trinh sát viên, KSV, thẩm phán, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và các chuyên gia, nhà khoa 5
- học về những vấn đề có liên quan đến hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện để làm rõ những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động phòng ngừa THTP này. Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 của luận án. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác của tội phạm học, như: phương pháp quy nạp, diễn dịch; phương pháp mô tả; phương pháp suy luận logic; phương pháp dự báo để làm rõ đặc điểm nhân thân, tình hình, thực tiễn, nguyên nhân và điều kiện của hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học, như sau: - Một là, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022. - Hai là, luận án làm sâu sắc, bổ sung thêm lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, như: khái niệm, đặc điểm, mục đích, cơ sở, nguyên tắc, chủ thể, nội dung phòng ngừa THTP này. Luận án góp phần hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói chung và THTP này tại một địa bàn cấp độ khu vực nói riêng. - Ba là, luận án cung cấp những thông số mới nhất về tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022, đặc biệt là những số liệu đánh giá, phân tích về cơ cấu, đặc điểm nhân thân, phương thức, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ gây án của THTP này và các yếu tố mang tính đặc thù của vùng Tây Bắc, như: đặc điểm địa lý, dân cư, phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng. - Bốn là, luận án phân tích, làm rõ thực tiễn phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc, bao gồm: thực trạng và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc; thực tiễn phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. Luận án sẽ đánh giá về thực tiễn tổ chức các biện pháp phòng ngừa, những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong phòng ngừa tình hình tội 6
- TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc từ năm 2013 đến năm 2022. - Năm là, luận án sẽ đưa ra các dự báo về tình hình, tính chất, nhân thân, phương thức, địa bàn, thời gian, về lực lượng phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Kết quả nghiên cứu của luận án là những đóng góp quan trọng góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, cũng như góp phần xây dựng mô hình lý luận về phòng ngừa THTP này trong thực tiễn. - Luận án có thể là một tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong lĩnh vực PNTP nói chung và tội phạm cụ thể. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc, do vậy các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là hệ thống các giải pháp sẽ giúp các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn vùng Tây Bắc nghiên cứu, vận dụng trong công tác PNTP góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn; đồng thời, sẽ là cơ sở để các địa phương, cơ quan, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, tham khảo trong quá trình xây dựng, ban hành các chủ trương, quan điểm, mục tiêu, định hướng về PNTP, đặc biệt là phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả trong phạm vi vùng, miền, địa phương mình. - Kết quả nghiên cứu của luận án là những căn cứ khoa học, tài liệu để giúp các cơ quan, tổ chức các địa phương vùng Tây Bắc tham khảo, vận dụng vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho Nhân dân, đoàn viên, hội viên, học sinh về các phương thức, thủ đoạn, hoạt động, tính chất mức độ nguy hiểm, hậu quả tác hại do tội phạm này gây ra, góp phần phục vụ cho công tác PNTP nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng. 7
- 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục các bảng biểu, sơ đồ. Luận án được kết cấu thành 04 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện. Chương 3. Thực tiễn phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. Chương 4. Dự báo và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. 8
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.1.1. Nhóm một số công trình nghiên cứu về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm - Sách tham khảo “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”, tác giả GS. TS Nguyễn Xuân Yêm, Nxb. CAND, 2001 [79]. Cuốn sách không nghiên cứu riêng về tội TCTS, nhưng một số nhận xét về tội TCTS có ý nghĩa tội phạm học, giúp cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với tội phạm này. Tác giả đưa ra các biện pháp phòng ngừa, gồm: cần thống nhất nhận thức về tội phạm để từ đó có cách phân loại nhằm đưa ra các giải pháp phòng ngừa phù hợp với mỗi loại tội phạm; cần thành lập lực lượng chuyên trách để phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm chuyên nghiệp; làm tốt công tác quản lý hành chính và tham mưu cho các tổ chức chính quyền, đặc biệt Công an các cấp cơ sở phải quản lý tốt các đối tượng lưu trú trên địa bàn và số đối tượng lưu trú từ nơi khác đến hoạt động câu kết với đối tượng ở địa phương, lôi kéo nhau vào các băng nhóm phạm tội chuyên nghiệp. Đây là cơ sở nghiên cứu quan trọng về THTP và tội TCTS do NCTN thực hiện. - Giáo trình “Tội phạm học”, tác giả PGS. TS Trịnh Tiến Việt và TS Nguyễn Khắc Hải đồng chủ biên, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020 [74]. Giáo trình có 9 chương, trong đó chương 4 trình bày về THTP, chương 5 trình bày về nguyên nhân của tội phạm, chương 8 trình bày về PNTP, gồm: khái niệm, đối tượng, phân loại, chủ thể, thiết chế PNTP; phòng ngừa các tình huống phạm tội và PNTP thông qua thiết kế môi trường vật chất; PNTP thông qua sự phát triển xã hội và PNTP trên nền tảng cộng đồng. Những vấn đề này, sẽ giúp nghiên cứu sinh có thêm những lý luận quan trọng trong nghiên cứu về tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. - Giáo trình “Tội phạm học”, tác giả GS. TS Võ Khánh Vinh, Nxb. CAND, 2013 [78]. Cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề lý luận về tội phạm học, như: khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, vị trí của tội phạm học với các ngành khoa học khác; về THTP, nguyên nhân điều kiện của THTP nói chung và của 9
- tội phạm cụ thể. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phòng ngừa, dự báo THTP và nêu ra các quan điểm, giải pháp phòng ngừa. Điều này có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. - Giáo trình “Tội phạm học”, của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, 2022 [72]. Nội dung giáo trình có 10 chương, gồm: khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học; quá trình hình thành và phát triển của tội phạm học; phương pháp nghiên cứu của tội phạm học; THTP; nguyên nhân của tội phạm; nhân thân người phạm tội; nạn nhân của tội phạm; dự báo tội phạm; kiểm soát xã hội và kiểm soát tội phạm; PNTP. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu sinh trong thực hiện luận án. - Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới”, mã số: KHXH 07-08, tác giả Nguyễn Phùng Hồng, Hồ Trọng Ngũ, 2008 [29]. Đề tài đã luận giải xác định những căn cứ lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược PCTP ở cấp quốc gia trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các tác giả đã đề cập đến những vấn đề chung về PNTP và được phân thành hai nhóm, đó là phòng ngừa chung và phòng ngừa cá biệt. Những giải pháp trên, nghiên cứu sinh có thể vận dụng, đề xuất các giải pháp phòng ngừa trong luận án. - Luận án tiến sĩ luật học “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân ở cơ sở hiện nay và những giải pháp hoàn thiện”, tác giả Vũ Xuân Trường, 2002 [70]. Luận án đã đề cập một cách cơ bản, toàn diện thực trạng tổ chức hoạt động phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát nhân dân, các hình thức PNTP, các biện pháp mà lực lượng Cảnh sát nhân dân ở cơ sở tiến hành và những kết quả đã đạt được; đồng thời, chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả PNTP của lực lượng Cảnh sát nhân dân ở cơ sở. Nội dung nghiên cứu trên có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện luận án của mình. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khác như: luận án, luận văn, đề tài khoa học, sách chuyên khảo khác đã giải quyết được những nhiệm vụ của tội phạm học và PNTP trong từng lĩnh vực, thời điểm cụ thể: đề tài “Tội phạm ở Việt Nam, 10
- thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, tác giả TS Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp, Nxb. CAND, 1994; giáo trình “Tội phạm học, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam”, tác giả GS. TS Đào Trí Úc, Nxb. Chính trị quốc gia, 1994; giáo trình “Tội phạm học”, tác giả GS. TS Đỗ Ngọc Quang, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999; sách “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam”, tác giả PGS. TS Phạm Văn Tỉnh, Nxb. Tư pháp, 2007; giáo trình “Tội phạm học”, tác giả PGS. TS Dương Tuyết Miên, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2010; giáo trình “Tội phạm học” tác giả PGS. TS Lê Thị Sơn, Nxb. CAND, 2015; bài viết “Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học”, tác giả GS. TS Nguyễn Ngọc Hoà, Tạp chí Luật học, số 6/2007, tr. 25 - 32; bài viết “Tọa đàm về một số thuật ngữ tội phạm học”, tác giả PGS. TS Trần Hữu Tráng, Tạp chí Luật học, số 7/2009, tr.75 - 85; bài viết “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm: khái niệm, bản chất và các mối liên hệ”, tác giả PGS. TS Hồ Sỹ Sơn, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 7/2021, tr.3 - 10;… 1.1.2. Nhóm một số công trình nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội - Sách “Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội”, tập thể tác giả Vũ Đức Khiển, Bùi Hữu Hùng, Phạm Xuân Chiến, Đỗ Văn Hãn, Trần Phàn, Nxb. Pháp lý, 1987 [36]. Cuốn sách đã trình bày ba nội dung chính: gia đình với vấn đề NCTN phạm tội; nhà trường với vấn đề NCTN phạm tội; xã hội với vấn đề NCTN phạm tội. Tập thể tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp, gồm: giáo dục từ gia đình; hoạt động của nhà trường; những biện pháp của Nhà nước; những biện pháp tác động của cơ quan bảo vệ pháp luật. Cuốn sách là tài liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh tham khảo về nội dung phòng ngừa NCTN phạm tội. - Sách “Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp”, tác giả Trịnh Quốc Toản, Nxb. CAND, 2007 [65]. Cuốn sách đã trình bày về TNHS của NCTN phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam và ở một số nước trên thế giới, đồng thời chỉ ra nguyên nhân phạm tội của NCTN, gồm: từ phía gia đình, nhà trường, xã hội, pháp luật. Tác giả đã đưa ra các giải pháp, gồm: giải pháp hoàn thiện pháp luật; giải pháp tăng cường vai trò và trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong đấu tranh PCTP do NCTN thực hiện; giải 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 640 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 227 | 71
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam
29 p | 270 | 59
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 92 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 206 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 66 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 29 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 32 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Người lao động cao tuổi theo pháp luật Việt Nam hiện nay
183 p | 17 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
169 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 40 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam
14 p | 143 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn