intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

Chia sẻ: Cẩm Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:214

88
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án khảo sát thực tế, nghiên cứu, làm rõ thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Xây dựng các dự báo về tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian tới, đƣa ra các định hƣớng cho hoạt động phòng ngừa và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN CÔNG PHÒNG NGỪA TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN CÔNG PHÒNG NGỪA TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 9380105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Võ Khánh Vinh Hà Nội - 2018
  3. LỜI C M ĐO N Tôi xin cam đoan đ y công tr nh nghi n c u c a ri ng tôi C c s i uđ s ng trong u n n trung th c Nh ng t u n n u trong u n n ch a c công ở t công tr nh hoa h c n o TÁC GIẢ LUẬN ÁN LÊ VĂN CÔNG
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 7 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ........................................................................... 20 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................... 23 1.4. Câu hỏi và giả thuyết nguyên cứu ...................................................................... 23 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐINH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG ....... 27 2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng....................................................................................... 27 2.2. Cơ sở lý luận và pháp lý của phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng....................................................................................... 33 2.3. Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ........................................................................................................... 34 2.4. Chủ thể phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng....................................................................................................................... 40 2.5. Biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ................................................................................................................ 45 2.6. Mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể tham gia phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ................................................... 50 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN ................................................................................... 54 3.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ................. 54 3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ...................................................................................................................... 75
  5. 3.3. Thực trạng thực hiện mối quan hệ phối hợp trong phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng giữa các chủ thể trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ............................................................................................... 935 3.4. Đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ............................................. 99 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN ................................................... 112 4.1. Dự báo tình hình và định hƣớng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian tới ..... 112 4.2. Các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian tới ..... 117 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ............................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 PHỤ LỤC .....................................................................................................................
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự BLHS Bộ luật hình sự BQL Ban quản lý BVVPTR Bảo vệ và phát triển rừng BĐBP Bộ đội biên phòng CAND Công an nhân dân CSKT Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tử quản lý kinh tế và chức vụ CSMTr Cảnh sát môi trƣờng CSGT Cảnh sát giao thông CQĐT Cơ quan điều tra HĐND Hội đồng nhân dân GĐGR Giao đất giao rừng NCS Nghiên cứu sinh NNVPTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nxb Nhà xuất bản NVCB Nghiệp vụ cơ bản QLNN Quản lý nhà nƣớc QPAN Quốc phòng an ninh TAND Tòa án nhân dân TTQLKT Trật tự quản lý kinh tế TTHS Tố tụng hình sự UBND Ủy ban nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân VPCQĐ Vi phạm các quy định KTVBVR Khai thác và bảo vệ rừng KTBVR và QLLS Khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản VQG Vƣờn Quốc gia XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê số vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 2008 đến 2017 Bảng 1.2. Thống kê số vụ và đối tƣợng vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đƣợc khởi tố, truy tố và xét xử trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 2008 đến 2017 Bảng 1.3. Thống kê số vụ án và đối tƣợng vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đƣợc khởi tố, truy tố và xét xử trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 2008 đến 2017 theo địa bàn từng tỉnh Bảng 1.4. Thống kê số vụ và đối tƣợng vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đƣợc xét xử trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 2008 đến 2017 theo từng hành vi Bảng 1.5. Hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên gây ra từ 2008 đến 2017 Bảng 1.6. Thống kê thời gian gây án của tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên gây ra từ 2008 đến 2017 Bảng 1.7. Đặc điểm nhân thân của bị cáo phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra trên địa bàn Tây Nguyên từ 2008 đến 2017 Bảng 1.8. Cơ cấu tổng sản phẩm theo giá hiện hành của khu vực Tây Nguyên năm 2015 phân theo ngành Bảng 1.9. Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp khu của vực Tây Nguyên theo giá hiện hành năm 2015 Bảng 1.10. Thống kê số lƣợng lao động khu vực Tây Nguyên năm 2015 Bảng 1.11. Thống kê số lƣợng chƣơng trình truyền hình, giờ phát sóng, hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa khu vực Tây Nguyên năm 2015 Bảng 1.12. Thống kê số lƣợng trƣờng học, học sinh và giáo viên khu vực Tây Nguyên năm 2015
  8. Bảng 1.13. Thống kê số lƣợng tốt nghiệp các cấp học phổ thông của dân số đủ 5 tuổi trở lên khu vực Tây Nguyên năm 2015 Bảng 1.14. Thống kê tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên theo các vùng kinh tế năm 2015 Bảng 1.15. Thống kê diện tích rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giao cho các chủ rừng quản lý tính đến hết năm 2016 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Diễn biến tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2008 - 2017 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2008 - 2017 theo từng tỉnh
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đƣợc xem là “lá phổi” của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống, đảm bảo sự cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Rừng cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá cung cấp nguồn lợi cả về thực vật lẫn động vật đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con ngƣời và sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Chính vì vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng khỏi sự tàn phá của con ngƣời và thiên nhiên là vấn đề luôn luôn đƣợc tất cả các Nhà nƣớc trên thế giới quan tâm. Liên hợp quốc – Tổ chức liên quốc gia đã ban hành nhiều Công ƣớc quy định trách nhiệm của các quốc gia và tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung, trong đó có công tác bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời đã tổ chức nhiều hội nghị có tính toàn cầu và khu vực để triển khai thực hiện các Công ƣớc đã ban hành cũng nhƣ đầu tƣ kinh phí để các quốc gia có điều kiện bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá này. Có thể khẳng định, bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý tài nguyên rừng là một nhân tố hết sức quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Việt Nam, một đất nƣớc có khí hậu nhiệt đới, diện tích rừng chiếm đa phần diện tích tự nhiên. Chính vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển rừng đã đƣợc khẳng định trong các Nghị quyết qua các thời kỳ Đại hội Đảng và đƣợc thể chế bằng các văn bản pháp luật quy định trong lĩnh vực quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển rừng, cũng nhƣ xử lý các hành vi làm tổn hại đến tài nguyên rừng, nhƣ: Bộ luật hình sự năm 1999 (Bộ luật hình sự năm 2015), Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (Luật Lâm nghiệp 2017), cùng nhiều Nghị định, Chỉ thị và Thông tƣ khác nhau. Tuy vậy, trong những năm qua tình hình tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng, đặc biệt là tội VPCQĐ về KTVBVR vẫn diễn ra hết sức nghiêm trọng, phức tạp ở hầu khắp các địa phƣơng có rừng. Đây là vấn đề bức xúc và thách thức lớn đối với toàn xã hội. Các cấp, các ngành đặc biệt là lực lƣợng Kiểm Lâm và lực lƣợng Công an đã có nhiều cố gắng trong công tác đấu tranh phòng, chống tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đây là vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Tây Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 5.464.106 ha, hiện 1
  10. còn khoảng 2.499.800 ha rừng các loại, độ che phủ 51,3%; trong đó, rừng có trữ lƣợng là 1.993.251 ha, đạt độ che phủ là 32,4% (s li u theo k t quả c a D án Tổng điều tra kiểm kê rừng toàn qu c giai đoạn 2013 – 2016), còn lại là rừng trồng chƣa có trữ lƣợng và rừng tự nhiên phục hồi. Tuy nhiên rừng ở Tây Nguyên đã và đang tiếp tục suy giảm, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVVPTR diễn biến phức tạp, trong đó đặc biệt là tình trạng VPCQĐ về KTVBVR. Thực tế trong những năm gần đây tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR ở Tây Nguyên đang diễn ra hết sức phổ biến, phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Thủ đoạn khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản diễn ra ngày càng tinh vi, công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh của cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, từ năm 2008 đến năm 2017 trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã xử lý 49.246 vụ VPCQĐ về KTVBVR; trong đó khởi tố, điều tra, xử lý hình sự 1.158 vụ với 2.077 bị can (xem Bảng 1.1 – Ph l c 1). Đây chỉ là những con số đã đƣợc phát hiện và đƣợc các cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra, thống kê, trong thực tế còn có rất nhiều vụ chƣa đƣợc phát hiện, chƣa đƣợc thống kê vì nhiều lý do khác nhau. Trƣớc diễn biến phức tạp của tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành nhiều biện pháp đấu tranh, phòng ngừa và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Từ năm 2008 – 2017, các lực lƣợng chức năng đã làm rõ nhiều vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép nghiêm trọng xảy ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR của các cơ quan chức năng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót. Trong thực tế, tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng khai thác, chặt phá, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra phổ biến. Những vụ việc khai thác, vận chuyển gỗ trái phép quy mô lớn xảy ra trong những tháng đầu năm 2018 tại Tiểu khu 408, Vƣờn Quốc gia Yok Đôn phát hiện ngày 26/01/2018; xảy ra tại tiểu khu 789, thuộc lâm phần do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp M’Đrắc quản lý nằm trên địa bàn xã Krông Á, huyện M’Đrắc phát hiện ngày 27/02/2018… là sự báo động về tình hình tội tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Những hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một 2
  11. trong những nguyên nhân cơ bản là chƣa có một cơ quan nào của từng địa phƣơng hoặc đại diện cho khu vực Tây Nguyên tổ chức nghiên cứu, đánh giá về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối với tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, từ đó hoàn thiện lý luận phòng ngừa tình hình loại tội này. Đồng thời qua đó giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh về công tác phòng ngừa hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót của các giải pháp phòng ngừa loại tội này đã đƣợc áp dụng trong những năm qua. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR và thực trạng phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nhằm bổ sung, hoàn thiện lý luận và xây dựng các giải pháp tăng cƣờng chất lƣợng, hiệu quả của công tác phòng ngừa tình hình loại tội này là một đòi hỏi hết sức cấp bách hiện nay. Từ những luận giải trên, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài:“Phòng ngừa tội vi phạm c c quy định về khai thác và bảo v rừng tr n địa bàn các tỉnh Tây Nguyên” làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, mã số: 9380105 là đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan hiện nay. 2. Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng các giải pháp nhằm tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn Tây Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích nêu trên, luận án đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Khảo cứu, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến vấn đề phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, từ đó xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong đề tài luận án, xây dựng giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa và thống nhất nhận thức những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm, trên cơ sở đó làm rõ và hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. - Khảo sát thực tế, nghiên cứu, làm rõ thực trạng phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, đánh giá 3
  12. những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Xây dựng các dự báo về tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR xảy ra trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian tới, đƣa ra các định hƣớng cho hoạt động phòng ngừa và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận, những quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR và thực tiễn phòng ngừa tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Tại địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến 2017. - Về nội dung: Nghiên cứu lý luận, quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR và thực tiễn phòng ngừa tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận tội phạm học nói chung, lý luận phòng ngừa tình hình tội phạm nói riêng và những quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu đặc trƣng của Tội phạm học. Tùy thuộc đối tƣợng nghiên cứu trong từng chƣơng, mục mà luận án lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp trong các phƣơng pháp sau: - Ph ơng ph p ph n tích t i i u: + Sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các công trình, tài liệu nhằm đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở chƣơng 1 4
  13. và thống nhất nhận thức những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm, hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR ở chƣơng 2. + Sử dụng để nghiên cứu, đánh giá, xử lý hệ thống tài liệu phản ánh về tình hình, đặc điểm có liên quan đến phòng ngừa loại tội này trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong chƣơng 3. - Ph ơng ph p th ng kê, phân tích, so sánh s li u th ng kê, th ng kê tội phạm: Sử dụng để điều tra, khảo sát thực tế; thống kê, nghiên cứu, đánh giá và xử lý các số liệu về thực trạng phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong chƣơng 3. - Ph ơng ph p tổng k t th c tiễn: Sử dụng để nghiên cứu, đánh giá những kết quả, tài liệu thu thập từ thực tiễn tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ở chƣơng 3. - Ph ơng pháp chuyên gia: Sử dụng để tham khảo ý kiến của các cán bộ thực tiễn, các chuyên gia nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nhằm xây dựng lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR ở chƣơng 2; đánh giá thực trạng hệ thống lý luận, pháp lý, thực trạng tổ chức lực lƣợng phòng ngừa và thực trạng thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ở chƣơng 3; xây dựng các dự báo, đƣa ra các định hƣớng phòng ngừa và đề xuất các giải pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong chƣơng 4. - Ph ơng ph p điều tra điển hình: Sử dụng để thu thập thông tin và đánh giá một số vụ án điển hình và kết quả tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa hình tội tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên một số địa bàn thuộc các tỉnh Tây Nguyên gắn với các chủ thể, gắn với từng địa bàn cụ thể nhằm làm rõ thực trạng phòng ngừa loại tội phạm này ở chƣơng 3. - Ph ơng ph p điều tra xã hội h c: Sử dụng phiếu điều tra để thăm dò về nhận thức của một số chủ thể chủ yếu trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, cũng nhƣ đánh giá một số nội dung trong thực tiễn tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ở chƣơng 3. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Th nh t, luận án làm rõ và hoàn thiện những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. 5
  14. Th hai, luận án phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, làm rõ những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân. Th ba, luận án xây dựng các dự báo về tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và đƣa ra các giải pháp có tính tổng thể, đồng bộ nhằm tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả phòng ngừa loại tội này trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt khoa học - Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. - Luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực tội phạm học. 6.2. Về mặt thực tiễn - Là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật có liên quan đến tội VPCQĐ về KTVBVR và phòng ngừa tình hình loại tội này. - Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nghiên cứu, xây dựng, áp dụng có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian tới. 7. Cơ cấu của luận án Kết cấu đề tài luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án đƣợc kết cấu thành 04 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng Chƣơng 3: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên Chƣơng 4: Giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 6
  15. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên c u đề c p nh ng v n đề có liên quan tới lý lu n phòng ngừa tình hình tội phạm và lý lu n về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR - Các công trình nghiên c u đề c p nh ng v n đề có liên quan tới lý lu n phòng ngừa tình hình tội phạm Thuộc về nhóm này có các công trình điển hình sau: + “Giáo trình tội phạm h c”, Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân, năm 2009. Công trình này tác giả đã nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản của tội phạm học Việt Nam, trong đó có nhiều vấn đề lý luận làm nền tảng nghiên cứu của luận án, nhƣ lý luận về tình hình tội phạm, lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội và đặc biệt là lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm [79]. + “Giáo trình Tội phạm h c”, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2008. Công trình này nhóm tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của tội phạm học. Luận án có thể sử dụng những lý luận này nhƣ là cơ sở lý luận của luận án. Cụ thể, giáo trình đã làm rõ lý luận về tình hình tội phạm, lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội cũng nhƣ lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm [64]. + Cuốn sách “Tội phạm h c Vi t Nam - Một s v n đề lý lu n và th c tiễn”, Viện nghiên cứu Nhà nƣớc và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, năm 2000. Công trình này nhóm tác giả nghiên cứu đánh giá tình hình tội phạm học Việt Nam, nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tội phạm học Việt Nam. Nghiên cứu một số học thuyết của các nhà nghiên cứu tội phạm học của Việt Nam và thế giới. Từ đó vận dụng vào Việt Nam [80]. + Cuốn sách “Tội phạm h c Vi t Nam”, Nguyễn Xuân Yêm, Nxb Công an nhân dân, 2010. Cuốn sách này, tác giả nghiên cứu những học thuyết về những quan điểm của tội phạm cổ điển, từ đó đánh giá và đƣa ra quan điểm của tội phạm học hiện đại và vấn đề phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và nhóm tội phạm học nói riêng [81]. 7
  16. + Cuốn sách “Một s v n đề lý lu n về tình hình tội phạm ở Vi t Nam”, Phạm Văn Tỉnh, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội, năm 2007. Công trình này tác giả cũng nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm nói chung, cũng nhƣ những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm học Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó tác giả đƣa ra những quan điểm của mình về những vấn đề lý luận tình hình tội phạm ở Việt Nam [61]. Các công trình mà NCS tiếp cận nêu trên là những công trình nghiên cứu chuyên biệt về lý luận Tội phạm học, trong đó hầu hết các công trình đều đề cập chuyên sâu tới lý luận về tình hình tội phạm, lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội và lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm. Do đó, những công trình nghiên cứu này là cơ sở lý luận vững chắc để NCS xây dựng lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. - Các công trình nghiên c u c đề c p tới lý lu n về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR Lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR hầu nhƣ chƣa đƣợc các tác giả, nhà khoa học trong nƣớc quan tâm nghiên cứu. Trong hệ thống giáo trình đƣợc sử dụng giảng dạy về nghiệp vụ điều tra, phòng ngừa tội phạm tại các trƣờng, học viện Công an nhân dân hoặc một số giáo trình Tội phạm học đƣợc sử dụng giảng dạy trong các trƣờng Công an nhân dân và một số trƣờng, học viện có chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm thì cũng chỉ đề cập tới lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung hoặc là phòng ngừa tình hình tội phạm trên một lĩnh vực nhất định. Ngay cả cuốn sách Tội phạm h c Vi t Nam (2010), một công trình nghiên cứu khá đồ sộ của Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân do GS.TS Nguyễn Xuân Yêm chủ biên có đề cập tới phòng ngừa tội phạm xâm hại tài nguyên rừng nhƣng cũng không đề cập riêng về lý luận phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. Hiện nay chỉ có một vài Luận văn Thạc sĩ có đề cập tới lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. Trong đó phải kể đến luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Hà “Hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm VPCQĐ về KTVBVR c a l c ợng CSKT Công an tỉnh Quảng Nam” thực hiện tại Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân (2010). Trong luận văn mặc dù tác giả chƣa trình bày một cách đầy đủ về lý luận phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, tuy nhiên tác giả cũng đã nêu các vấn đề: Khái niệm phòng ngừa tội phạm VPCQĐ về KTVBVR và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. 8
  17. Đối với khái niệm phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, tác giả Nguyễn Thị Hà nêu ra nhƣ sau: “Phòng ngừa tình hình tội phạm VPCQĐ về KTVBVR là vi c ti n h nh đồng bộ các bi n pháp nhằm nghiên c u cải thi n c c điều ki n kinh t , xã hội, phát hi n ngăn chặn, xóa bỏ c c nguy n nh n, điều ki n làm nảy sinh tội phạm VPCQĐ về KTVBVR, từng ớc kiềm ch , đẩy lùi ti n tới loại bỏ tội phạm này ra khỏi đời s ng xã hội” [33, tr.16]. Theo NCS, khái niệm đƣợc tác giả Nguyễn Thị Hà đƣa ra chƣa thực sự đầy đủ và có những yếu tố chƣa chuẩn xác: Th nh t, nội dung khái niệm chƣa đề cập tới chủ thể phòng ngừa bao gồm những cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào; Th hai, việc tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm nghiên cứu cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội là chƣa chuẩn xác. Trong phòng ngừa tình hình tội phạm, việc tiến hành đồng bộ các giải pháp là nhằm mục đích cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội chứ không phải là để nghiên cứu phục vụ cho việc cải thiện chúng. Đối với các biện pháp phòng ngừa, gắn với phạm vi nghiên cứu đƣợc giới hạn về mặt chủ thể là lực lƣợng CSKT nên trong mục lý luận về các biện pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR tác giả đƣa ra chỉ tập trung vào các biện pháp nghiệp vụ chuyên biệt gắn với lực lƣợng này. Nhƣ vậy, những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR của tác giả Nguyễn Thị Hà nêu ra trong luận văn của mình là chƣa đầy đủ và còn có những vấn đề chƣa thật sự chuẩn xác. Mặc dù vậy, đây cũng sẽ là cơ sở để NCS nghiên cứu, phản biện từ đó bổ sung và xây dựng hoàn chỉnh lý luận phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR cho đầy đủ, làm cơ sở lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về thực trạng phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên c u đề c p nh ng v n đề có liên quan tới th c tiễn phòng ngừa tình hình các tội xâm hại tài nguyên rừng và tội VPCQĐ về KTVBVR - Các công trình nghiên c u đề c p tới t nh h nh, đặc điểm, nguy n nh n v điều ki n c a tình hình tội phạm trong ĩnh v c BVVPTR + Bản báo cáo: “Đ nh gi c c chính s ch c i n quan đ n quản lý rừng t nhiên giao cho hộ gia đ nh ở vùng miền núi Bắc bộ” năm 2011 của Viện Nghiên cứu lâm nghiệp Nhiệt đới. Trong bản báo cáo đã nêu ra những bất cập hạn chế về cơ chế chính sách có liên quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình ở vùng miền núi Bắc bộ là nguyên nhân dẫn tới việc thu hút nguồn lực vào công tác bảo vệ rừng gặp khó 9
  18. khăn, làm giảm hiệu quả của công tác phòng ngừa và điều này dẫn tới tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng diễn biến phức tạp [78]. + Luận án Tiến sĩ “QLNN bằng pháp lu t trong ĩnh v c BVVPTR ở Vi t Nam hi n nay” của tác giả Hà Công Tuấn thực hiện tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2006, trong phần phản ánh về thực trạng hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, tác giả Hà Công Tuấn đã phản ánh một số tình hình vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và quán lý lâm sản trên cả nƣớc trong 08 năm từ 1997 – 2004. Trên cơ sở phân tích số liệu tác giả nhận thấy rằng tính chất, mức độ và hậu quả của các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng nghiêm trọng. Trong luận án, tác giả Hà Công Tuấn đã nêu ra những hạn chế trong thực thi pháp luật bảo vệ rừng, trong hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng là nguyên nhân làm cho tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng diễn ra phổ biến với mức độ nghiêm trọng [63]. + Bài báo “Phân tích nguyên nhân m t rừng, suy thoái rừng m cơ sở đề xu t giải pháp quản lý bảo v rừng tỉnh Đắk Nông” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Dƣơng, Lã Nguyên Khang, Lê Công Trƣờng, Phùng Văn Kiên, Nguyễn Văn Hòa đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp số 6-2016. Trong bài báo nhóm tác giả đã nêu ra các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Trong đó, có đề cập đến những nguyên nhân làm cho tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ diễn biến phức tạp và nghiêm trọng [30]. + Trong cuốn “Tội phạm h c Vi t Nam” (2010), tại chƣơng XII “Đặc điểm tội phạm h c và phòng ngừa các tội phạm xâm phạm pháp lu t về rừng” tác giả đã phản tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về rừng. Theo đó, từ năm 2007 – 2012 các lực lƣợng chức năng đã phát hiện và xử lý hơn 130.000 vụ vi phạm quy định của Nhà nƣớc về quản lý, bảo vệ rừng, tình hình vi phạm pháp luật về rừng xảy ra nhiều nhất tại các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Nam, Gia Lai, Tây Ninh. Tác giả cũng nêu và phân tích các đặc điểm của tình hình tội phạm xâm phạm pháp luật về rừng đồng thời đƣa ra một số nguyên nhân và điều kiện khách quan và chủ quan của tình hình tội phạm xâm phạm pháp luật về rừng. + Bài báo khoa học “Nâng cao hi u quả công t c đ u tranh phòng, ch ng vi phạm pháp lu t về quản lý, bảo v tài nguyên rừng và lâm sản tr n địa bàn tỉnh Đồng Nai” của Tiến sĩ Phan Tiến Dũng đăng trên tạp chí Khoa học công nghệ và môi trƣờng 10
  19. Công an, số 54 tháng 12/2014, tác giả đã nêu ra những nguyên nhân của những vƣớng mắc trong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và lâm sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây cũng đƣợc xem nhƣ là một trong những nhóm những nguyên nhân và điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVVPTR [29]. Những công trình nghiên cứu nêu trên đề cập tới tình hình, đặc điểm và nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm hại tài nguyên rừng. Đây cũng là những vấn đề mà khi nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội phạm có liên quan tới lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng cần phải quan tâm. Mặt khác, ở một khía cạnh nào đó những vấn đề mà các công trình nghiên cứu trên đề cập cũng đã hàm chứa phần nào đó về tình hình, đặc điểm và nguyên nhân, điều kiện của tội VPCQĐ về KTVBVR. Do đó, những kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên là tiền đề để NCS tiếp tục phân tích làm rõ về tình hình, đặc điểm và nguyên nhân và điều kiện của tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Đây là những vấn đề hết sức quan trọng khi phân tích thực trạng phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Các công trình nghiên c u c đề c p tr c ti p tới t nh h nh, đặc điểm, nguyên nh n v điều ki n c a tội VPCQĐ về KTVBVR + Các Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Minh Thắng “Điều tra các v án VPCQĐ về KTVBVR c a l c ợng CSKT Công an tỉnh Đắk Lắk”, thực hiện tại trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân (2010) và Nguyễn Bá Minh “Hỏi cung bị can trong điều tra v án VPCQĐ về KTVBVR c a l c ợng CSKT Công an tỉnh Kon Tum”, thực hiện tại Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân (2011). Theo tác giả Phạm Minh Thắng, từ năm 2005 – 2009, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xảy ra 520 vụ với 739 đối tƣợng, trung bình mỗi năm xảy ra 104 vụ. Diễn biến tình hình tội phạm này có xu hƣớng gia tăng qua từng năm. Với 520 vụ VPCQĐ về KTVBVR đã gây thiệt hại 66,9 ha rừng các loại; lâm sản tịch thu 5373,90 m3 gỗ các loại (quy tròn), 16,5 tấn gốc, rễ gỗ Trắc (Nhóm IIA), tổng giá trị tài sản thiệt hại ƣớc tính 25,832 tỉ đồng [50]. Theo tác giả Nguyễn Bá Minh, từ năm 2007 đến năm 2011, lực lƣợng CSKT Công an tỉnh Kon Tum đã khởi tố điều tra có 126 vụ VPCQĐ về KTVBVR, với 151 bị can. Số vụ phạm tội VPCQĐ về KTVBVR diễn biến tăng giảm thất thƣờng, trong đó cao nhất là năm 2010 với 34 vụ [40]. 11
  20. Trong luận văn của mình, các tác giả cũng làm rõ một số đặc điểm hình sự của tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2009 và Kon Tum giai đoạn từ 2006 – 2010 nhƣ: Thời gian, địa điểm gây án; đặc điểm đối tƣợng bị xâm hại; đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội; phƣơng thức, thủ đoạn gây án. Công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Thắng và Nguyễn Bá Minh nêu trên mặc dù chƣa phân tích một cách đầy đủ các đặc điểm của tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên các tỉnh Đắk Lắk (2005 – 2009) và Kon Tum (2007 – 2011). Tuy vậy, những đặc điểm hình sự mà hai công trình này tiếp cận nghiên cứu thì các tác giả cũng đã phân tích khá rõ với những số liệu minh chứng cụ thể. Đây cũng là hai tỉnh nằm trong khu vực Tây Nguyên, thuộc phạm vi nghiên cứu về mặt không gian của đề tài Luận án mà NCS đang thực hiện. Do đó, những kết quả nghiên cứu của hai công trình này NCS có thể kế thừa và phát triển thêm trong quá trình thực hiện Luận án. + Luận văn Thạc sĩ Luật học của các tác giả Nguyễn Thị Hải “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo v rừng trong lu t hình s vi t nam - Một s v n đề lý lu n và th c tiễn”, Vũ Thị Huyền “Tội vi phạm c c quy định về khai thác và bảo v rừng trong lu t hình s vi t nam” thực hiện tại trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội các năm 2009 và năm 2010 và Trần Cao Đại Kỳ Quân “Tội vi phạm c c quy định về khai thác, bảo v rừng và quản lý lâm sản theo pháp lu t hình s vi t nam từ th c tiễn các tỉnh Tây Nguyên” thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội năm 2017. Trong luận văn của mình, các tác giả Nguyễn Thị Hải, Vũ Thị Huyền đều đề cập tới thực trạng tội VPCQĐ về KTVBVR trong cả nƣớc giai đoạn 2005 – 2009, phân tích một số quy định pháp luật về phòng chống loại tội này và đƣa ra một số nguyên nhân thuộc về chính sách pháp luật dẫn tới hiệu quả phòng chống loại tội này chƣa đạt hiệu quả cao. Trong đó, các tác giả đã đi đến một số kết luận đáng lƣu ý sau: Tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR diễn ra ở mức độ nghiêm trọng, luôn có chiều hƣớng gia tăng tăng cả về số lƣợng và mức độ vi phạm, tình hình tội phạm ẩn cao; hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng còn chƣa đầy đủ và hoàn thiện [34],[38]. Với luận văn của tác giả Trần Cao Đại Kỳ Quân, tác giả có đề cập tới một số vấn đề về tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2012 – 2016. Tuy vậy tác giả không phân tích làm rõ đặc điểm của tình hình hay nguyên nhân, điều kiện của loại tội này mà đi sâu làm rõ thực trạng việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội này vào thực tiễn xét xử ở các tỉnh Tây Nguyên. [45] 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0