Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm luận giải cơ sở lý luận dưới góc độ của khoa học luật về nguồn nhân lực đối với nguồn nhân lực công nghiệp, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực đối với ở tỉnh Vĩnh Phúc để đề xuất các giải pháp bảo đảm quản lý nguồn nhân lực đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc tác giả sẽ khái quát bài học kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực đối với nguồn nhân lực công nghiệp cho các địa phương trên phạm vi cả nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Vĩnh Phúc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI MỸ LINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯƠNG THANH CƯỜNG HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận án này là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Mỹ Linh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................ 9 1.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................... 9 1.2. Kết quả nghiên cứu và khoảng trống của công trình nghiên cứu .................... 23 1.3. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu ............................................................... 29 Kết luận Chương 1 ......................................................................................... 32 Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP ................... 33 2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp........................................................................................................... 33 2.2. Chủ thể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ................................................................................................... 48 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp........................................................................................................... 59 2.4. Điều chỉnh của pháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp........................................................................................................... 64 Kết luận Chương 2 ......................................................................................... 73 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH PHÚC................................... 74 3.1. Điều chỉnh của pháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam hiện nay ............................................................................ 74 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................. 87 3.3. Thực trạng chủ thể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................ 96
- 3.4. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc ...............................113 Kết luận Chương 3 ........................................................................................120 Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC.................................................................................... 121 4.1. Định hướng chung bảo đảm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp..........................................................................................................121 4.2. Một số giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................................123 4.3. Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................146 KẾT LUẬN ............................................................................................... 149 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 152 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 1
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ TỪ VIẾT TẮT (TIẾNG VIỆT) BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học CNH, HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu DN Doanh nghiệp DNCN Doanh nghiệp công nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDĐT Giáo dục – Đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KT-XH Kinh tế - xã hội LATS Luận án tiến sĩ LĐ-TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội LLLĐ Lực lượng lao động NCS Nghiên cứu sinh NNL Nguồn nhân lực NNLCLC Nguồn nhân lực chất lượng cao NNLCN Nguồn nhân lực công nghiệp NXB Nhà xuất bản QLNN Quản lý nhà nước SXCN Sản xuất công nghiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND UBND XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BIỂU TT NỘI DUNG TRANG Phân bố các khu công nghiêp trên địa bàn tỉnh Biểu 3.1. 89 Vĩnh Phúc Kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nhân Biểu 3.2. 92 lực công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Biểu 3.3. Cơ quan có chức năng QLNN đối với NNLCN 104 Kết quả rà soát văn bản liên quan đến QLNN đối Biểu 3.4. với NNLCN do UBND tỉnh Vĩnh Phúc phát hành 109 giai đoạn 2006 - 2016
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp” [35, tr.24]. Để CNH, HĐH đất nước yếu tố con người luôn được coi trọng là trung tâm và quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ CNH, HĐH”. Vì vậy các địa phương trong cả nước đồng thời với việc đẩy mạnh thu hút một lượng lớn vốn đầu tư (nhất là vốn đầu tư nước ngoài – FDI) luôn quan tâm, đẩy mạnh phát triển NNL với số lượng và chất lượng đáp ứng cho yêu cầu CNH, HĐH của địa phương. Thực tế những năm qua trên địa bàn cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng đã và đang đẩy mạnh các giải pháp phát triển NNL cho yêu cầu CNH, HĐH của địa phương. Tuy nhiên, đến nay NNL phục vụ phát triển công nghiệp thực tiễn ở địa phương tỉnh Vĩnh Phúc cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều DN trong quá trình đầu tư và sản xuất đã phản ánh tình trạng NNLCN của tỉnh vừa thiếu hụt về số lượng, vừa không đảm bảo về chất lượng và do đó ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch đầu tư, sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp cũng như yêu cầu CNH, HĐH của địa phương. Thực tế này đặt ra một số những vấn đề cần được giải quyết, như: các cơ quan QLNN cần làm gì, cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển NNLCN của tỉnh, phát huy hết tiềm năng, hiệu quả quản lý và sử dụng NNLCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc…. Những khó khăn, hạn chế đó do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân cơ bản là công tác QLNN đối với 1
- NNL phát triển công nghiệp còn nhiều bất cập, gây ra là những lực cản to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp, cản trở sự phát triển NNLCN của địa phương, đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể nhằm tìm ra giải pháp để công tác QLNN đối với NNLCN hữu hiệu hơn thúc đẩy phát triển NNLCN một cách có hiệu quả. Tính cấp thiết của đề tài cũng được khẳng định thêm khi hoạt động nghiên cứu khoa học xoay quanh chủ đề QLNN đối với NNLCN ở Việt Nam đến nay còn khá mới mẻ và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Liên quan đến đề tài, còn nhiều vấn đề chưa được đề cập hoặc nhiều câu hỏi nghiên cứu chưa được giải mã thấu đáo. Để góp phần giải quyết yêu cầu đó, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận án tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính tại Học viện Khoa học xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm luận giải cơ sở lý luận dưới góc độ của khoa học luật về QLNN đối với NNLCN, đánh giá thực trạng QLNN đối với ở tỉnh Vĩnh Phúc để đề xuất các giải pháp bảo đảm QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc tác giả sẽ khái quát bài học kinh nghiệm QLNN đối với NNLCN cho các địa phương trên phạm vi cả nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Một là, thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu về QLNN đối với NNLCN, cụ thể là tổng hợp và đánh giá các công trình khoa học đã được công bố, có nội dung đề cập đến vấn đề QLNN đối với NNLCN. Thực hiện 2
- nhiệm vụ này, giúp tác giả luận án có được cái nhìn tổng quan, đa diện, đa chiều về vấn đề nghiên cứu, kế thừa và phát triển tri thức đã được công bố về vấn đề QLNN đối với NNLCN và xây dựng lên những vấn đề mới về mặt lý luận, giải đáp những vấn đề còn đang đặt ra dưới góc độ thực tiễn. Hai là, tìm hiểu, xây dựng và phân tích những vấn đề lý luận về QLNN đối với NNLCN như: khái niệm NNLCN, QLNN đối với NNLCN; những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với NNLCN; mục tiêu, nội dung, phương thức QLNN đối với NNLCN; điều chỉnh của pháp luật về QLNN đối với NNLCN …. Ba là, tìm hiểu phân tích và đánh giá: các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về QLNN đối với NNLCN ở địa phương; Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc; thực trạng thực hiện pháp luật về QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Bốn là, trên cơ sở đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc; đồng thời từ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả luận án đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và khái quát trong phạm vi cả nước nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án được NCS xác định bao gồm những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn của QLNN đối với NNLCN. Phạm vi nghiên cứu: QLNN đối với NNLCN là vấn đề rộng và mang tính liên ngành, đa ngành. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: 3
- Một là, phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về QLNN đối với NNLCN theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Bao gồm quy định của: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Bộ Luật lao động năm 2012, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật Thanh tra năm 2011, ..... và các văn bản hướng dẫn thi hành). Luận án nghiên cứu về điều chỉnh pháp luật, thực thi pháp luật, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về NNLCN và đánh giá thực trạng về chủ thể và nội dung QLNN đối với NNLCN xác định trên 02 nhóm bộ phận dân cư tại địa phương, gồm: (i) Nhóm học sinh, sinh viên, người đang theo học tại các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và (ii) người lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp trong các KCN. Hai là, phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: Luận án giới hạn nghiên cứu thực tiễn QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2017. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án * Về phương pháp luận Đề tài luận án có cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hệ tư tưởng lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận án được nghiên cứu theo cách tiếp cận theo chức năng quản lý nhà nước: bao gồm chức năng xây dựng chính sách (chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển NNL); chức năng dự báo; chức năng tổ chức, điều hành nhằm tác động, tổ chức, điều chỉnh quá trình quản lý và phát triển nguồn nhân lực công nghiệp. 4
- * Về phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục đích của đề tài, luận án sử dụng hợp lý và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu, gồm: Phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp hệ thống; Phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp trao đổi, toạ đàm và phỏng vấn chuyên gia ... Cụ thể: (1) Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tài liệu thứ cấp; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học được sử dụng để làm rõ cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu chủ yếu được áp dụng ở Chương 2 và Chương 3 của luận án. (2) Phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua khảo sát thực tế; phỏng vấn, tiếp xúc trao đổi, tọa đàm với các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực chính trị, pháp luật, lao động, an ninh; phương pháp xã hội học .... Các phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở Chương 3 của luận án. Nghiên cứu sinh thực hiện điều tra (theo mẫu phiếu điều tra) và phỏng vấn sâu trên 03 nhóm đối tượng gồm: (i) Nhóm đối tượng là lãnh đạo các cơ quan thực thi nhiệm QLNN đối với NNLCN và cán bộ công chức, người thực thi nhiệm vụ trong một số cơ quan QLNN đối với NNLCN - chủ thể QLNN đối với NNLCN (Các cơ quan được NCS tiến hành điều tra, bao gồm: Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý và KCN tỉnh Vĩnh Phúc; một số cơ sở dạy nghề và trường THPT); (ii) Nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên đang hoặc đã theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề và cán bộ, giáo viên đang công tác, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; (iii) Nhóm đối tượng là lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp công nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp trong các KCN địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, xác định ưu 5
- điểm, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc. (3) Phương pháp phân tích - dự báo khoa học và phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành và liên ngành luật học được áp dụng ở chương 4 của luận án nhằm định hướng và kiến nghị những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc. * Về hướng tiếp cận của luận án - Hướng tiếp cận mang tính lịch sử, hệ thống: Trên cơ sở tập hợp, hệ thống các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài của luận án mà tác giả thu thập được, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể để xác định vấn đề nghiên cứu và định hướng tiếp tục nghiên cứu của luận án. - Hướng tiếp cận mang tính liên ngành: Trên cơ sở vận dụng kiến thức và hiểu biết của NCS về các ngành khoa học xã hội và nhân văn như quản lý học, chính trị học, luật học, khoa học lịch sử để xây dựng cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu. - Hướng tiếp cận mang tính dự báo: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận án sẽ chỉ ra những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó rút ra kết luận khoa học về QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Những điểm mới của luận án Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên biệt về NNLCN cũng như QLNN đối với NNLCN trong phạm vi một quốc gia hoặc một địa phương. Vì thế, đây là một công trình nghiên cứu mới. Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng những luận cứ khoa học có độ tin cậy, khách quan dựa trên sự nghiên cứu về mặt lý thuyết và kiểm 6
- chứng, phân tích, so sánh về mặt thực tiễn QLNN đối với NNLCN từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Do vậy, những đóng góp mới của luận án có thể được ghi nhận dưới những điểm sau: Một là, trên cơ sở kế thừa các quan điểm, các luận điểm khoa học của những công trình nghiên cứu đi trước, luận án đã phân tích, làm rõ khái niệm “nguồn nhân lực”, khái niệm “nguồn nhân lực công nghiệp” và khái niệm “quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp”, chỉ ra và phân tích những đặc điểm của NNLCN; Hai là, luận án đã làm rõ lý luận về điều chỉnh của pháp luật về QLNN đối với NNLCN, chủ thể QLNN đối với NNLCN, nội dung QLNN đối với NNLCN, phương thức QLNN đối với NNLCN. Ba là, luận án phân tích thực trạng QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, trong đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của chúng. Bốn là, luận án đã đưa ra định hướng và đề xuất những nhóm giải pháp cần thực hiện đồng bộ nhằm bảo đảm QLNN đối với NNLCN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, với các nhóm giải pháp là: (i) Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp; (ii) Nhóm giải pháp hoàn thiện và phát huy lợi thế của các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp; (iii) Nhóm giải pháp về chủ thể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệpl; (iv) Nhóm các giải pháp khác. Năm là, từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, luận án đã khái quát những bài học kinh nghiệm trong QLNN đối với NNLCN có giá trị tham khảo cho các địa phương có cùng điều kiện với tỉnh Vĩnh Phúc. 7
- 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có tính hệ thống về QLNN đối với NNLCN. Luận án đã bổ sung và phát triển về mặt lý thuyết những vấn đề lý luận về QLNN đối với NNLCN. Sự đóng góp này tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật QLNN về NNLCN. Đồng thời, những luận cứ dựa trên sự phân tích, đánh giá của luận án còn là cơ sở đáng tin cậy để đối chiếu và điều chỉnh thực tiễn thực hiện pháp luật về QLNN đối với NNLCN từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu chuyên ngành luật học, lao động xã hội, quản lý công, chính sách công …. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích, cung cấp những tri thức khoa học, thiết thực, các số liệu cụ thể cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến QLNN đối với NNLCN. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến luận án Chương 2: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc Chương 4: Định hướng và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc 8
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực công nghiệp và quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp là vấn đề từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Cũng đã có nhiều nghiên cứu về quản lý nhà nước bằng pháp luật, về pháp luật lao động, quản lý lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam và ở các nước. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Một số công trình, tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về nguồn nhân lực công nghiệp nói riêng đã được công bố như: Sách “Quản lý và chiến lược nguồn nhân lực”, tái bản lần thứ 3 của tác giả Peter Boxall, Giáo sư Quản lý nguồn nhân lực, Đại học Auckland, New Zealand và John Purcell, Vương quốc Anh. Tác giả nghiên cứu đã đưa ra những phân tích về (1) Kết nối giữa chiến lược và công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sản xuất; (2) Xác định những nguyên tắc chung trong quản lý công việc và người lao động; (3) Quản lý nguồn nhân lực và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bài viết “Hội nhập kinh tế đem lại lợi ích gì cho Việt Nam và ASEAN” của ông Yoshiteru Uramoto, Giám đốc ILO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ông cho rằng, để đón được cơ hội của hội nhập quốc tế mang lại, Việt Nam có bốn vấn đề trọng tâm phải giải quyết: (i) Ưu tiên thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất lao động và chất lượng việc làm trong ngành nông nghiệp và đa dạng hóa công việc trong các ngành chế tạo mới. (ii) Cần 9
- mở rộng độ bao phủ phúc lợi xã hội, trong đó có cơ chế bảo hiểm thất nghiệp trên toàn quốc. (iii) Cần củng cố hệ thống đào tạo phát triển kỹ năng, tập trung cải thiện giáo dục trung học và đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với lao động có kỹ năng. (iv) Cần cải thiện công tác bảo vệ nhóm lao động di cư và các hệ thống phục vụ việc công nhận kỹ năng của họ. Bài viết “Hướng tới một mô hình quản trị nhân lực kiểu Châu Âu”, Tạp chí nghiên cứu Kinh doanh quốc tế, ấn bản số 26, xuất bản Quý 1, 1995 của tác giả Chris Brewster, Quản trị nguồn nhân lực Châu âu, Trường Đại học quản lý, Đại học Cranfield, Vương quốc Anh. Bài viết đã đưa ra, so sánh các khái niệm khác nhau về Quản lý nguồn nhân lực của các nhà nghiên cứu khác nhau; đánh giá tác động của văn hóa và pháp lý đến quản lý nguồn nhân lực. Bài viết “Giáo dục và dạy nghề ngày nay: thách thức và sự trả lời” của tác giả George Psacharopoulos (The world Bank, Washington, USA), (TS. Hoàng Ngọc Vinh đã dịch ra tiếng Việt Nam). Bài viết đã phân tích vai trò và sự tác động của giáo dục dạy nghề đối với sự phát triển của xã hội. Bài viết cũng luận giải và cho rằng các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến muốn dùng vốn khai thác lao động giá rẻ ở các quốc gia kém phát triển và chuyển vốn tới nơi có giá trị lao động thớp hơn sẽ có lợi hơn là nhập khẩu lao độngnhưng đòi hỏi hai đặc trưng chủ yếu của người lao động: (i) phải có kinh nghiệm các quá trình sản xuất nào đó mà hãng sẽ thuê; (ii) người lao động phải là người dễ đào tạo để phục vụ cho những quá trình mới mà hãng sẽ thay đổi. Do đó các quốc gia cần tạo ra một thị trường, nguồn lao động có chất lượng để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Bản tin tháng 9 năm 2014 do Văn phòng ILO tại Việt Nam thực hiện có bài viết “Lỗ hổng đào tạo – việc làm khiến chất lượng, năng suất lao động vốn thấp càng thêm tồi tệ”. Bài viết đánh giá chỉ có chưa đến một phần năm lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn, và những kỹ năng 10
- mà hệ thống giáo dục trang bị cho người học thường không phù hợp với những kỹ năng mà thị trường lao động đòi hỏi. Bản tin cũng đưa ra nhận xét của Ông Gyorgy Sxiraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam: “…. Để phát triển kỹ năng theo nhu cầu thị trường, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với khối tư nhân cũng như đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào hệ thống giáo dục và đào tạo đồng thời đánh giá sự chênh lệch giữa kỹ năng hệ thống giáo dục và đào tạo trang bị cho người lao động với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai”. Báo cáo đầy đủ “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung” do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) – Văn phòng Khu vực Châu Á Thái Bình Dương - thực hiện đã nhận định dự báo cho Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2025 nhu cầu đối với lao động có trình độ kỹ năng ở mức trung bình sẽ tăng 28%, so với mức tăng 23% ở lao động có trình độ kỹ năng thấp và 13% cho lao động có kỹ năng cao. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh các cơ sở đào tạo nghề và phát triển kỹ năng, nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở và đào tạo nghề cần phải dựa trên Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực 2011-2020 Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Chiến lược phát triển đào tạo nghề 2011-2020, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, và Luật Dạy nghề. Bài tham luận “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Trung Quốc” của tác giả Xiao Mingzheng -Trường Đại học Bắc Kinh trình bày tại Hội thảo “Cải cách hành chính dành cho các nước châu Á” do Bộ Thương mại Trung Quốc tổ chức từ ngày 03/4 – 22/4/2008 (được tác giả Nguyễn Diệu Tú - Viện Nghiên cứu hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh dịch và biên tập) đưa ra những phân tích và nhận định, đánh giá về Chiến lược của Chính phủ Trung Quốc trong phát triển nguồn nhân lực: (1). Thay đổi quan niệm và hiện thực hoá khái niệm nguồn 11
- nhân lực là nguồn lực hàng đầu; (2). Tiếp tục chiến lược “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc”, “Giáo dục kiến lập Trung Quốc” và xây dựng một xã hội học tập; (3). Mở rộng đầu tư và làm theo nhiều biện pháp để phát triển nguồn nhân lực; (4). Cải thiện cơ cấu thông qua phát triển nguồn nhân lực; (5). Cải tiến những hệ thống bất hợp lý, hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, tạo ra một môi trường phát triển và sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn; (6). Thành lập tổ chức phát triển nguồn nhân lực, tăng cường sự ủng hộ và bảo đảm của chính phủ trong phát triển nguồn nhân lực. Báo cáo SCANS ở Mỹ (Secretery’s Commission for Achieving Necessary Skill’s, United States Department ò Labor, 1991) đánh giá tầm quan trọng của kỹ năng cốt lõi hơn là kỹ năng chuyên sâu. Năng lực của những người tham gia thị trường lao động được báo cáo nêu ra (theo thứ tự ưu tiên), gồm: (i) Khả năng để phân bổ thời gian, phát triển và lựa chọn các mục tiêu ưu tiên, phân bổ tiền và lập kế hoạch dự toán; (ii) Khả năng để xác định nhu cầu về dữ liệu, khai thác các phương tiện để có được thông tin, dữ liệu, tổ chức và lưu trữ chúng; (iii) Khả năng được tham gia với tư cách thành viên của nhóm, giao tiếp tốt với mọi người; (iv) Hiểu biết về hoạt động hệ thống xã hội, tổ chức, công nghệ và vận hành chúng; (v) Khả năng lựa chọn công nghệ và áp dụng vào nhiệm vụ cụ thể. Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã khái quát được những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực sản xuất công nghiệp và yêu cầu, điều kiện ảnh hưởng và đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là thông qua hệ thống đào tạo nghề. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đây mới dừng lại ở nghiên cứu chung về nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô hoặc một số khía cạnh của phát triển nguồn nhân lực công nghiệp vì vậy nếu áp dụng cho nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng sẽ rất khó phát huy được hiệu quả vì vậy tác giả xem đây như là nguồn 12
- cung cấp tài liệu tham khảo, những ý tưởng mang tính định hướng gợi ý cho việc nghiên cứu của luận án này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã được nhiều nhà khoa học và quản lý quan tâm, nghiên cứu. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của những nhà quản lý, nhà giáo, học viên ... quan tâm thực hiện và công bố giới thiệu trên các ấn phẩm và diễn đàn khoa học. Các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, sách chuyên khảo, nhiệm vụ cấp bộ, hội thảo khoa học, bài tạp chí, luận văn, luận án... nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp đến NNLCN và QLNN đối với NNLCN. Tuỳ từng góc độ tiếp cận và nghiên cứu, các công trình đã làm rõ nhiều nội dung về QLNN, xác định mức độ can thiệp của nhà nước vào các quan hệ xã hội trong đó có lĩnh vực NNL và NNLCN, bao gồm: (i) nghiên cứu về QLNN; (ii) nghiên cứu về NNL và NNLCN; (iii) nghiên cứu về lý luận và thực tiễn QLNN đối với NNLCN. Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước Các nghiên cứu đã làm rõ được những nội dung cơ bản như: cơ sở lý luận của quản lý xã hội của nhà nước; nội dung, phương thức QLNN... Trước tiên có thể liệt kê ra một số nghiên cứu có tính chất cơ sở. Đó là tài liệu, công trình nghiên cứu của các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về quản lý, quản lý hành chính, nhà nước và pháp luật, như: Khoa Luật (Đại học quốc gia Hà Nội), Khoa Khoa học quản lý (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Nhà nước – Pháp luật (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)… Giáo trình “Quản lý xã hội” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội 2005) trình bày chi tiết nhiều vấn đề: xã hội và quản lý xã hội; chủ thể quản lý xã hội; thiết chế và 13
- vấn đề nhà nước cần quan tâm trong quản lý xã hội; biến đổi xã hội; nguyên tắc, phương pháp và hình thức quản lý xã hội của nhà nước; phương pháp và kỹ thuật trong quản lý xã hội… Giáo trình “Quản lý nhà nước” của Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2007), giáo trình “Luật hành chính Việt Nam” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2010), Giáo trình “Luật hành chính Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội (Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2005)… đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN; Các nghiên cứu ở cấp “giáo trình” chỉ có tính tham khảo cho những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. [102]. Đặc biệt là, có một số nghiên cứu có tính chuyên sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới, hoàn thiện và bảo đảm QLNN trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế được công bố thời gian qua. Đề tài khoa học trọng điểm cấp nhà nước (KX01.09) phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2001): “Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Đề tài đã tập trung làm rõ nội dung và đặc điểm của QLNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ thực trạng QLNN, đề tài đề xuất, kiến nghị về phương hướng, nội dung và giải pháp hoàn thiện quản lý của Nhà nước Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, công trình cũng đã phân tích những phương pháp, công cụ QLNN chủ yếu trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù đề tài không đề cập trực tiếp đến QLNN về lao động nhưng đã cung cấp hệ thống quan điểm mang tính định hướng về QLNN ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Hoàng Văn Hoan (năm 2002). Luận án đã luận giải cơ sở lý luận của nội dung quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về lao 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 636 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 480 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 399 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 247 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 158 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 81 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 198 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 135 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 59 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 26 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 55 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn